CUỘC GẶP GIỮA ĐAI DIỆN TÒA THÁNH VATICAN VÀ VIỆT NAM
Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014
Ngày 10 - 11/9/2014 tại Hà Nội, cuộc họp giữa đại diện Việt Nam và đại diện Tòa Thánh Vatican nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican. Trong lịch sử và hiện tại, mối quan hệ ấy đã có nhiều sự phát triển và minh chứng rõ nét cho điều này là những cuộc viếng thăm giữa các vị lãnh đạo hai bên và các cuộc họp bàn về một số công việc nhằm thúc đẩy mối quan hệ đang phát triển đó.
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Trưởng đoàn, Đoàn Tòa thánh Vatican do Thứ trưởng Ngoại giao Antoine Camilleri làm Trưởng đoàn”./.
Về phía Việt Nam, những sự kiện như trên không chỉ thể hiện sự quan tâm đời sống tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của tín đồ đạo Thiên chúa; khi mà Tòa Thánh Vatican là cơ quan điều hành cao nhất của Thiên chúa giáo trên toàn thế giới. Ngược lại, về phía Tòa Thánh Vatiacan, đây là thể hiện thiện chí và sự đánh giá, ghi nhận những chính sách của Việt Nam đối với đời sống đạo của các tín đồ, chức sắc Thiên chúa; chính là minh chứng rõ nét nhất xua tan những luận điệu nói láo của những kẻ cực đoan về mối quan hệ giữa Việt Nam – Vatiacan cũng như giữa Nhà nước và đồng bào Công giáo.
Ngày 5/9/2014, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết thông tin về Cuộc họp Vòng V Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết: “Thực hiện thỏa thuận giữa hai bên tại Cuộc họp Vòng IV Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican tại Vatincan tháng 6/2013, cuộc họp Vòng V Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 11/9/2014 tại Hà Nội nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican.
Vậy mà, một số cái tên như VOA không biết có tình hay vô tình đã viết rằng: “Việt Nam, Điện Vatican gặp gỡ để cải thiện quan hệ”. VOA còn viết cuộc họp lần thứ 5 của nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican sẽ được thảo luận về các quan hệ ngoại giao toàn diện và “quyền tự do tín ngưỡng bị hạn chế nghiêm ngặt” ở Việt Nam. Cái từ “cải thiện” và “quyền tự do tín ngưỡng bị hạn chế nghiêm ngặt” ở Việt Nam nó mang bản chất hoàn toàn khác; nó hướng người ta tới cái suy nghĩ nó nằm trên một mối quan hệ thật tồi tệ mà sự thật không phải như vậy; một lần nữa lại thấy sự phóng bút vô lối của VOA.
Trước đây, ngày 10/01/2011, trong cuộc gặp gỡ với đại diện của 181 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ ngoại giao với Toà thánh Vatican, Giáo hoàng Benedicto XVI khi đề cập đến tình hình Việt Nam đã nói:
“Tôi muốn nêu lên và bày tỏ sự hài lòng với chính quyền Việt Nam đã đồng ý việc tôi chỉ định một vị đại diện qua những chuyến viếng thăm sẽ thể hiện mối quan tâm của đấng kế vị Thánh Phê-rô đối với cộng đoàn Công giáo thân yêu của đất nước này”.
Ngày 13/01/2011, Toà thánh đã chính thức bổ nhiệm Tổng giám mục Leopold Girelli, hiện đang là Khâm sứ Toà thánh tại Indonesia làm Đặc phái viên không thường trú (ĐPVKTT) của Vatican tại Việt Nam. Đây là kết quả của quá trình đối thoại giữa hai bên trong nhiều năm. Nhìn lại mối quan hệ Việt Nam – Vatican, kể từ năm 1990 của thế kỷ XX đến nay khẳng định quá trình đối thoại đã góp phần quan trọng từng bước phát triển mối quan hệ đó trên cơ sở tôn trọng những thỏa thuận có tính nguyên tắc giữa hai bên và tôn trọng những vấn đề hai bên cùng quan tâm đã được bàn bạc tại những lần gặp nhau; đồng thời cho thấy phương thức đối thoại được coi trọng nhằm tạo ra môi trường lành mạnh, hiểu biết lẫn nhau, cùng thể hiện thiện chí để tìm ra những điểm đồng thuận và cùng thúc đẩy quan hệ hai bên vì lợi ích chung và của mỗi bên.
Về phía Việt Nam, ông Vũ Quang - Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ đã dẫn đầu vào tháng 6/1992 và tiếp đến, ông Ngô Yên Thi - Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ cũng dẫn đầu đoàn vào tháng 6/2005 sang thăm và làm việc tại Vatican. Trong những chuyến công tác tại Italia, lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những vị lãnh đạo của Vatican. Ngày 27/5/2000, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã có buổi gặp gỡ với Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh J. Louis Tauran. Khi Giáo hoàng Jean Paul II qua đời và tân Giáo hoàng Benedicto XVI nhậm chức vào tháng 4/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đều có điện văn chia buồn và chúc mừng. Một dấu mốc quan trọng của mối quan hệ Việt Nam - Vatican là buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với Giáo hoàng Benedicto XVI vào ngày 25/01/2007 tại Tòa thánh Vatican. Cuộc gặp này đã khẳng định chính sách đối ngoại đúng đắn và rõ ràng của Nhà nước ta, đánh dấu kết quả của phương thức đối thoại mà hai bên đã cùng nhau thể hiện trách nhiệm kể từ năm 1990 trong lần gặp nhau đầu tiên và là sự chuyển biến về mối quan hệ, làm cho hai bên xích lại gần nhau hơn. Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã khẳng định: “Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ với Tòa thánh Vatican. Chính phủ Việt Nam chủ trương tiếp tục quá trình đối thoại trực tiếp với Tòa thánh Vatican dựa trên cơ sở những nguyên tắc đã được hai bên thỏa thuận là tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Việt Nam mong muốn Tòa thánh Vatican có tiếng nói khích lệ cộng đồng Công giáo Việt Nam luôn gắn bó với đất nước và dân tộc, làm nền tảng cho sự phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican”. Tiếp đó, ngày 11/12/2009 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có buổi hội kiến với Giáo hoàng Benedicto XVI tại Vatican. Đây là đỉnh cao và được coi là chuyến thăm lịch sử trong mối quan hệ giữa hai bên, được dư luận đánh giá cao. Thông cáo báo chí của Toà thánh nêu rõ: “Toà thánh bày tỏ hài lòng về cuộc viếng thăm. Đây là một bước có ý nghĩa đối với sự phát triển song phương giữa Việt Nam với Toà thánh. Cầu mong những vấn đề còn tồn đọng sớm được giải quyết. Trong các cuộc hội kiến thân mật, các vị đã đề cập đến những vấn đề liên hệ, tới sự cộng tác giữa giáo hội và nhà nước”.
Để thúc đẩy quan hệ song phương, Tổ chuyên gia hỗn hợp của mỗi bên do một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao làm Trưởng đoàn. Việt Nam - Vatican đã được thành lập và đã có hội nghị vòng 1 tại Hà Nội (tháng 02/2009), vòng 2 tại Vatican (tháng 10/2010) và những vòng đàm phán luân phiên sau này. Nhiều vấn đề đã được đưa ra thảo luận nhằm thúc đẩy quan hệ song phương. Phái đoàn ngoại giao Vatican do Thứ trưởng Ngoại giao Toà thánh Pietre Parolin dẫn đầu cũng đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam lần thứ 16 từ ngày 15 đến 22/02/2009. Sau chuyến thăm, hai bên đã ra thông cáo báo chí đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lộ trình thiết lập quan hệ song phương, trong đó có nội dung: “Hai bên ghi nhận chiều hướng phát triển đáng khích lệ của mối quan hệ giữa Việt Nam và Toà thánh từ năm 1990 tới nay. Hai bên cho rằng cuộc họp đầu tiên của Tổ chuyên gia hỗn hợp là một bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Toà thánh và nhất trí tiếp tục nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy quan hệ song phương”.
Nhiều người rất quan tâm đến mối quan hệ Việt Nam - Vatican và cho rằng vì lợi ích của không chỉ 6 triệu đồng bào Công giáo ở Việt Nam mà còn vì lợi ích của cả dân tộc cũng như góp phần vào hòa bình chung trên thế giới. Trong diễn văn của Hồng y Ivan Dias - Đặc sứ của Giáo hoàng Benedicto XVI trong Lễ bế mạc Năm thánh 2010 tại La Vang chiều 05/01/2011 đã nêu: “Tôi rất thích ý tưởng Giáo hội và Nhà nước như bậc cha và mẹ trong một gia đình. Khi họ sống thuận hoà thì con cái họ hạnh phúc hơn”.
Trong xu thế đó, Giáo hội Việt Nam cũng ngày càng có nhiều hoạt động đối ngoại. Nhiều giám mục đi tham dự các sinh hoạt quốc tế như Thượng Hội đồng Giám mục thế giới cũng như Liên Hội đồng Giám mục Á châu, ngày giới trẻ quốc tế, đi thăm các giáo hội Hoa Kỳ, Pháp, Philippines, Hàn Quốc…và cũng mời nhiều đoàn giám mục nước ngoài đến thăm Việt Nam như các Giáo hội Công giáo Pháp, Hoa Kỳ,… Thực tế, các hoạt động đối ngoại tôn giáo của Công giáo Việt Nam trong những năm qua được tạo điều kiện thuận lợi. Hội đồng Giám mục Việt Nam tham gia làm thành viên Hội đồng Giám mục á Châu. Ngày 02/4/2005, Giáo hoàng Jean Paul II từ trần, Đoàn giám mục Việt Nam đi dự lễ tang và dự lễ đăng quang của Giáo hoàng Benedicto XVI. Giáo hội Công giáo cử đoàn gồm hàng trăm chức sắc, tín đồ tham dự Đại hội giới trẻ Công giáo thế giới được tổ chức ở những khu vực khác nhau… Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, số linh mục, tu sĩ đi ra nước ngoài tu học ngày càng nhiều; chỉ tính từ năm 1993 đến nay đã có gần 500 người đi học ở các nước: Pháp, Italia, Philippines, Mỹ, Canada, Australia, Thụy sĩ, Anh, Đức, Trung Quốc, Ireland, áo, Bỉ, Tây Ban Nha, Slovakia… Ngoài ra, theo giáo luật, cứ 5 năm một lần, các giám mục đều phải về Rôma để viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phê-rô và Phao-lô và chầu Giáo hoàng (Ad Limina).
In God We Trust
Tags:
Bộ sưu tập,
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Những cuộc gặp gỡ như thế này sẽ không chỉ làm tăng thêm mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Vatican, mà còn minh chứng cho không chỉ người dân trong nước mà còn bạn bè quốc tế biết về những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tự do tôn giáo, đánh đổ những luận điệu vu khống bịa đặt của những tên phản động chuyên đặt điều nói xấu nước ta.
Trả lờiXóaHi vọng rằng những cuộc gặ gỡ ,trao đổi như thế này giữ nhà nước chúng ta và đại diện tòa thánh VATICAN sẽ làm cho lợi ích giữa chúng ta và cả tòa thánh vatican cũng như đồng bào công giáo của chúng ta ngày cang tốt đẹp hơn , phát huy được nhiều hơn những điểm tích cực của công giáo
Trả lờiXóađiều này thực sự là cần thiết , có lẽ cũng bởi vì trong cộng đồng thiên chúa giáo ở nước ta hiện nay bên cạnh những điều tốt đẹp , tích cực vẫn còn đó những tồn tại , những tiêu cực mà nếu không chú ý có thể sẽ gây ra nhiều điều không hay chút nào , đó là những điều chúng ta cần phải quan tâm và để ý , không những vậy biết được những điểm có lợi , tốt đẹp của công giáo để phát huy!
Trả lờiXóacuộc họp giữa đại diện Việt Nam và đại diện Tòa Thánh Vatican không chỉ nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican mà nó còn chứng minh những tín hiệu tích cực mà Tòa Thánh Vatican ghi nhận công lao của đất nước trong việc quan tâm đời sống tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của tín đồ đạo Thiên chúa chứ không phải như những kẻ xấu xa đồn đại bậy bạ về quyền tự do tín ngưỡng tại nước ta
Trả lờiXóaThiên Chúa giáo cũng như các tôn giáo chính thống khác đều mang những mục đích tốt đẹp đến với nhân loại thông qua tư tưởng của nó tuy rằng tôn giáo mang tính chất linh thiêng, cao cả, chưa ai có thể chứng minh được nó nhưng nó ra đời phục vụ đời sống tâm linh của con người, giúp con người sống tốt hơn, hướng đến cái thiện để làm đẹp cuộc đời. Thế nên nước ta luôn tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển với chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng
Trả lờiXóachúng ta không phủ nhận những mục tốt đẹp của tôn giáo nói chung và Thiên chúa giáo nói riêng và luôn luôn tạo điều kiện cho toàn thể dân chúng tự do theo tôn giáo. Thế nhưng có những kẻ xấu luôn lợi dụng quyền đó để lợi dụng đạo giáo vào mục đích chính trị, chúng muốn tôn giáo làm thêm cả nhiệm vụ chống phá đất nước nữa nên gây ra bao hiểu lầm về việc mâu thuẫn giữa chính quyền nhân dân và tôn giáo
Trả lờiXóabấy lâu nay chúng ta luôn nỗ lực hết mình để chính sách tự do tôn giáo luôn được thực hiện triệt để, giúp bà con nhân dân thoải mái với những tâm tư của mình. Và việc đó đã được ghi nhận bởi các chuyến thăm của tòa thánh Vatican đến chính phủ nước ta. Ấy thế mà những kẻ xấu xa luôn kích động, tuyên truyền để nói xấu nhà nước bằng những chủ trương, quan điểm sai lệch, chia rẽ nội bộ đất nước để thiên chúa giáo luôn có tư tưởng sai lệch với chính quyền
Trả lờiXóaThể nào chẳng có mấy cái luận điệu sai trái cho cuộc gặp này, mà nguồn gốc lại từ mấy nhà rận chủ thôi. Nhìn cho kỹ đi, hi vọng cuộc gặp sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp hơn nữa cho những chính sách, chủ trương của nhà nước ta về dân tộc và tôn giáo.
Trả lờiXóaHãy xem cách ứng xử của Trung quốc, Nhật Bản với Ca-tô Rô-ma giáo thế nào mà học hỏi. Làm khác là mắc mưu Vatican
Trả lờiXóarận chủ chắc chắn chúng sẽ vịn vào những chuyện như thế này để xuyên tạc, nói xấu về các nhà lãnh đạo cũng như Đảng và nhà nước ta đây mà! đối với các tôn giáo tín ngưỡng chính thống, Đảng và nhà nước ta luôn có những chính sách phát triển, nhằm tối ưu hóa các quyền lợi của các Tôn giáo, tín ngưỡng này! một mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo Đảng và nhà nước với các tôn giáo sẽ giúp đất nước ta phát triển mạnh mẽ hơn nữa!
Trả lờiXóacuộc gặp gỡ lần này của tòa thánh Vatican ở Việt Nam thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa nước ta với tòa thánh nói chung và thiên chúa giáo nước ta nói riêng! có thể nhiều đối tượng phản động sẽ lợi dụng vào cuộc gặp gỡ lần này để nói xấu Đảng và nhà nước ta, cố tình làm sai lệch ý nghĩa của cuộc gặp gỡ, nhưng đấy chỉ là những luận điệu ngu dốt của bọn xấu thôi!
Trả lờiXóagiờ mà cứ lên mạng tìm hiểu về cuộc gặp gỡ này, chắc chắn mọi người sẽ bắt gặp rất nhiều những bài viết xuyên tạc của các thế lực thù địch, rận chủ phản động, làm sai lệch ý nghĩa của cuộc gặp gỡ và qua đó thì nói xấu Đảng và nhà nước cũng như các lãnh đạo của nước ta! những chiêu trò này chúng cũng đã dùng nhiều và mong mọi người cũng đừng mắc lừa chúng!
Trả lờiXóanhững cuộc gặp gỡ kiểu này là rất cần thiết, nó chứng tỏ cho thế giới biết mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo Đảng và nhà nước ta với các tôn giáo tín ngưỡng nói chung và thiên chúa giáo nói riêng! mong rằng sau những cuộc gặp gỡ tốt đẹp như thế này, bà con giáo dân cũng sẽ nhận thấy những điều tốt đẹp và đừng để những thế lực xấu xa lợi dụng nữa!
Trả lờiXóatrên nhiều trang blog của bọn rận chủ phản động đang có cái nhìn sai lệch, làm xuyên tạc ý nghĩa của cuộc gặp gỡ lần này của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam chúng ta! qua đó chúng đang muốn kích động người dân, đặc biệt là bộ phận bà con giáo dân còn đang thiếu hiểu biết để phục vụ cho những mưu đồ, âm mưu đen tối của chúng, mọi người cần hết sức cảnh giác!
Trả lờiXóatrên thực tế thì mối quan hệ giữa các lãnh đạo nhà nước nói riêng cũng như Đảng và nhà nước ta nói chung với các tôn giáo tín ngưỡng là rất tốt! việc gặp gỡ giữa lãnh đạo Đảng và nhà nước với Tòa thánh Vatican là chuyện hết sức bình thường, và nó càng cho thấy rõ hơn mối quan hệ tốt đẹp giữa nước ta với thiên chúa giáo!
Trả lờiXóatrên nhiều trang phản động hay của bọn rận chủ đang có rất nhiều những ý kiến xuyên tạc về cuộc gặp gỡ lần này giữa đại diện tòa thánh Vatican với lãnh đạo nước ta! tuy nhiên thì đấy chỉ là những luận điệu ngu dốt của bọn rận chủ phản động trong và ngoài nước đang cố tình lợi dụng vấn đề tôn giáo tín ngưỡng ở nước ta thôi!
Trả lờiXóatừ ngàn đời này thì trong đời sống xã hội của người dân không thể thiếu được cái gọi là tự do tôn giáo tín ngưỡng! và cho tới nay thì Đảng và nhà nước ta vẫn đang cố gắng tạo điều kiện hết mức cho người dân sinh hoạt theo những tôn giáo tín ngưỡng của mình trong khuôn khổ pháp luật! chuyến gặp gỡ lần này đã cho thấy mối quan hệ tốt đẹp, cũng như sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và nhà nước ta!
Trả lờiXóaCuộc gặp giữa tòa thánh Vatican và Việt Nam cho thấy được sự hợp tác giữa Vatican và Việt Nam chúng ta về vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam cũng như vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo Việt Nam như vấn đề bổ nhiệm nhân sự cho các Tòa giám mục, thành lập giáo phận mới. Những đây cũng là lúc để Việt Nam chúng ta có được những thông báo cũng như những ràng buộc với Vatican về những vấn đề có liên quan đến công giáo ở Việt Nam.
Trả lờiXóaCuộc gặp giữa tòa thánh Vatican với Việt Nam chúng ta, nó là mốc đánh dấu quan trọng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và tòa thánh. Điều này cũng cho chúng ta thấy Việt Nam đang dần mở cửa cũng như mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước, tổ chức trên thế giới để đảm bảo sự công bằng trong đời sống tôn giáo của người dân cũng như góp phần tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Trả lờiXóaMối quan hệ giữa Việt Nam – Vatiacan cũng như giữa Nhà nước và đồng bào Công giáo là chúng ta luôn tạo điều kiện thuận lợi để những tín đồ tôn giáo trong nước được thực hiện đúng với tín ngưỡng của mình mà không bị lợi dụng bởi những kẻ xấu chính vì thế những tín đồ tôn giáo đều phải chấp hành nghiêm pháp luật Việt Nam
Trả lờiXóaNhững cuộc gặp gỡ kiểu này là rất cần thiết, nó chứng tỏ cho thế giới biết mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo Đảng và nhà nước ta với các tôn giáo tín ngưỡng và cho thấy Đảng và Nhà nước ta luôn tạo điều kiện để nhân dân có thể tự do tín ngưỡng mà không bị ai cản trở nhưng bên cạnh đó những tín đồ tôn giáo phải cẩn thận với những hành động của mình và vẫn phải tuân thủ đúng luật pháp Việt Nam
Trả lờiXóapháp luật nước ta luôn cho người dân quyền tự do tín ngưỡng tự do tôn giáo, và đấy là thể hiện sự bảo vệ và tôn trọng nhân quyền của nước ta, nhưng chúng ta cũng cần phải đấu tranh quyết liệt với những kẻ lợi dụng vào vấn đề dân tộc tôn giáo tín ngưỡng của người dân để rồi có những hành động kích động chống phá Đảng, Nhà nước
Trả lờiXóa