HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP Ở MỸ TIÊU CỰC
ĐẾN MỨC ĐỘ NÀO
Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014
Ba Sáu
Ở Việt Nam việc một cơ quan hành chính Nhà nước làm việc kém hiệu quả, hoặc có dấu hiệu tham nhũng, hạch sách nhân dân lập tức bị đưa lên tố cáo trên các mặt báo. Thậm chí, không chỉ dừng lại ở đây, ngay lập tức nhiều tờ báo lá cải sẵn sàng quy kết đây là bản chất lạc hậu, yếu kém của chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa v.v là v.v. Vậy thì những tiêu cực trong hoạt động của cá cơ quan hành chính sự nghiệp của các quốc gia phát triển đang ở mức độ như thế nào, và liệu rằng có hoàn toàn tốt đẹp, hiệu quả như những gì lâu nay nhiều người đi “một ngày đàng” vẫn thường xuyên ca ngợi hay không? Mời quý độc giả hãy theo dõi diễn biến mới nhất của một vụ việc tiêu cực được đánh giá hiện chỉ là phần nổi trong tảng băng chìm ở quý quốc gia giàu “đẹp” nhất trên thế giới (theo đánh giá của một số nhà trí thức “giả” Việt kiều).
Một đơn vị của chính phủ Hoa Kỳ, cơ quan phụ trách cấp bằng sáng chế và nhãn hiệu, còn gọi tắt là USPTO, mới đây bị truyền thông cáo buộc là để cho nhân viên gian lận chế độ 'teleworking' tức là làm việc ở nhà.
Theo đó, khoảng 3.800 trong số 8.300 giám định viên sáng chế hầu hết đều làm việc toàn thời gian ở nhà. Thêm 2.700 nhân viên khác làm việc bán thời gian ở nhà.
Nhân viên điều tra đã xem xét các báo cáo, sau đó đã phát hiện nhân viên ở cơ quan này làm việc rất ít; hoặc không làm gì cả mà vẫn lãnh lương đầy đủ. Và, theo tố cáo, thì các cấp trên không những biết chuyện này mà còn có các hành động bao che, dung túng cho cấp dưới để có thể nhận được những phần thưởng, bằng khen từ chính phủ.
Bài báo nói: “Cuộc điều tra của chúng tôi phát hiện việc lãng phí đáng kể và phổ biến tại Hội đồng vừa kể kéo dài hơn 4 năm và đưa đến hậu quả là lạm dụng các nguồn lực của liên bang lên tới ít nhất là 5.09 triệu đôla.”
Còn theo báo WashingtonPost, các nhân viên kiểm toán đã 'nhiều lần nói dối về giờ giấc báo cáo, và nhiều người đã nhận tiền thưởng về những việc mà họ không làm. Trong một trường hợp, một giám định viên lãnh lương đầy đủ mặc dù thiếu tới 304 giờ công tác. Nhân viên này bị bắt gặp 2 lần về tội gian lận mà không bị đuổi việc. Một nhân viên khác lãnh lương tới 12.533 đôla trong khi không có bằng chứng nào về công việc đã làm.”
Bức thư tiếp tục dẫn chứng: “Theo một quản đốc, một giám định viên đã sử dụng một chương trình 'làm cho con chuột trên máy vi tính chạy' để làm ra vẻ là anh ta đang làm việc. Mặc dù viên quản đốc báo cáo sự việc với một giới chức cấp cao, vẫn không có biện pháp kỷ luật nào được thi hành”. “Các giới chức của USPTO đã gạch bỏ thông tin tiêu cực trong báo cáo nội bộ để tránh việc tiết lộ những vụ lạm dụng chương trình làm việc ở nhà. Báo cáo nội bộ mô tả một thói quen gian lận bị các lãnh đạo cấp cao bỏ qua, thực thi lơi là các luật lệ, và kết quả là sự bất bình của nhiều cấp trên."
Còn theo thông cáo mới nhất của cơ quan điều tra cấp liên bang USPTO hiện có 19 'chuyên gia tư vấn pháp lý' mới được tuyển dụng vào năm 2009 mặc dù có báo cáo là không có đủ việc cho họ làm. Báo cáo của ông Zinser nói rằng ban giám đốc biết việc này, nhưng đã chỉ thị cho các chuyên gia này cứ ghi giờ xem TV và các hoạt động cá nhân khác là 'giờ làm việc khác' để được lãnh lương đầy đủ.
Vụ việc này đang làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách quản lý hành chính công của quốc hội Mỹ trong phiên họp cấp hạ viện xắp tới.
Tags:
Bộ sưu tập,
Thế Giới
Các con rận đâu rồi, vào đây mà chém gió đi này.
Trả lờiXóaĐể xem một nước luôn tự coi mình là "nhất" sẽ xử lý vụ này như thế nào nhé.
Trả lờiXóathì đã nói rồi mà , ở đâu cũng vậy thôi mà , chẳng có điều này điều kia chứ , cuộc sống nó vẫn thế mà , chẳng có nơi đâu , chỗ nào là tốt hết hoặc xấu hết cả , nó mà như vậy thì có lẽ đã không còn là cuộc sống nữa rồi còn gì nữa , nước Mỹ thì cũng thế thôi chứ , khác gì đâu mà!
Trả lờiXóaĐây cũng chỉ là một trong số rất nhiều vụ bê bối , những sự kiện làm bôi nhọ hình ảnh của nước Mỹ thôi , còn vô số những chuyện khác nữa mà chúng ta cũng biết rồi đó , nước Mỹ không phải là cái gì đó mà theo một số người nói là " thiên đường" mà phải theo nước Mỹ đâu
Trả lờiXóatốt xấu gì thì cũng chỉ là tương đối thôi , theo ý kiến chủ quan của một số người , hoặc là do những nhận định sai lầm , không nhìn xa mà đánh giá , chỉ biết đánh giá một điều gì đó qua cái bộ phận của nó thôi , mà không nhìn vào toàn thể của nó , chỉ biết ít mà không biết nhiều là sao ??
Trả lờiXóa