Ngày mới giải phóng, Trường Sa lác đác có vài cây dừa, phong ba, bàng vuông và bạt ngàn chim hải âu, mòng biển làm bạn với những người lính giữ đảo
Từ ngày 14/4 đến 28/4/1975, quân đội nhân dân Việt Nam mà nòng cốt là Đoàn 126 đặc công hải quân tiến hành giải phóng 6 đảo: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa Lớn và An Bang thuộc quần đảo Trường Sa do quân lực Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.
Quân chủng Hải quân chọn đánh Song Tử Tây trước vì đây là chỗ yếu nhất và để thăm dò phản ứng của đối phương, làm bàn đạp tấn công các đảo còn lại. Sau khoảng 30 phút giao tranh vào sáng 14/4/1975, binh sĩ Việt Nam Cộng hòa trên đảo buông súng đầu hàng. Chiến sĩ Tống Văn Quang là người duy nhất hy sinh ngay trong trận đánh này. Đồng đội của anh là Ngô Công Quyền bị thương nặng ở bụng. Quyền mất trên tàu khi được đưa vào đất liền.
Tham gia giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, còn có đặc công của tiểu đoàn 471 (Quân khu 5). Sau khi tiếp cận và hoàn tất công tác trinh sát, sáng 25/4/1975, lệnh tấn công lên đảo Sơn Ca được đưa ra. Chỉ 30 phút sau khi nổ súng, lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đã tung bay trên hòn đảo này. Trường Sa thuở ban đầu sau giải phóng rất hoang sơ, ít cây cối, nhưng hải âu, mòng biển, ó biển... thì nhiều vô số, gặp người chúng chẳng buồn bay. Chúng đẻ trứng dày đặc trong lớp cỏ, bãi cát, các chiến sĩ đi tuần quanh đảo không còn chỗ đặt chân nếu không giẫm lên trứng và chim non mới nở. Trên đảo Song Tử Tây có mười cây dừa. Nam Yết có dừa, bàng vuông. An Bang, Sinh Tồn gần như không có cây cối.
Bộ đội luyện tập ở Trường Sa những ngày đầu sau giải phóng. Ảnh do nhà báo Nguyễn Khắc Xuể chụp tháng 5/1975.
Bộ đội hải quân ở đảo Nam Yết. Trong thư chúc Tết gửi cán bộ, chiến sĩ Trường Sa năm 1976, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh bảo vệ quần đảo là nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang của các chiến sĩ. "Tôi đã nhận được món quà Tết rất quý: san hô và các sản phẩm từ Trường Sa của các đồng chí do Bộ Tư lệnh Hải quân chuyển về. Rất cảm ơn. Thân gửi đến tất cả lời chúc quyết tâm bảo vệ quần đảo", thư viết.
Từ tháng 3/1976, Bộ Quốc phòng cùng Bộ Tư lệnh Hải quân giao cho Trung đoàn công binh 83 (nay là Lữ đoàn 83) làm nhiệm vụ xây dựng đảo. Hàng trăm tốp công binh và các lực lượng ra đảo cắm mốc chủ quyền, xây dựng đảo chìm, các hạng mục công trình chiến đấu, sinh hoạt cho bộ đội. Từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, lính công binh cho tập kết vật liệu lên các đảo vì các tháng còn lại thời tiết khắc nghiệt do áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc gây khó khăn cho việc vận chuyển.
Khi thủy triều cạn nước/ Đảo hiện hình Thuyền Chài/ Chỉ có nắng và gió/ Với đảo và con trai... Những câu thơ của đại tá Nguyễn Kiều Kinh, Trưởng phòng chính sách - Cục Chính trị Quân chủng Hải quân viết từ khi còn là khung trưởng đi xây đảo ở Trường Sa. Trong ảnh là đoàn công tác Bộ tư lệnh Công binh trên căn nhà thuộc thế hệ đầu ở đảo Thuyền Chài. Để xây được những công trình bề thế, chịu được muối mặn, sóng gió, bão tố Trường Sa, những người lính phải đổ cả mồ hôi lẫn máu, vác từng viên đá xây đảo trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Tháng 5/1988, Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh Hải quân chào cờ đầu tuần cùng các chiến sĩ trên pôngtông cạnh đảo Thuyền Chài. Sau lễ chào cờ này, ông có buổi nói chuyện cùng cán bộ, chiến sĩ và ra một quyết định mà bản thân ông cũng cho rằng "tàn nhẫn", đó là cắt phép của lính đảo. "Tớ đâu có muốn đày đọa các cậu. Giá trị gì mấy hòn đá cằn cỗi này mà phải gìn giữ. Nhưng đây là tổ quốc của mình, là máu thịt của mình. Chúng ta giữ gìn có phải giữ mấy hòn đá hoang dại này đâu mà là giữ biển đấy chứ. Mất đảo là mất biển, mà biển bao bọc suốt từ Bắc đến Nam. Tất cả kẻ thù đánh ta đều đi từ đường biển. Thế thì chúng ta phải giữ đảo, giữ biển thôi. Khổ mấy cũng phải giữ, có chết cũng phải giữ. Thế nên chúng mày mới phải chịu cảnh đọa đầy thế này. Tao già rồi, ngoài 70 rồi, lẽ ra phải được ở nhà an thú tuổi già, vậy mà vẫn phải lọ mọ lặn lội sóng gió ra đây với chúng mày, vẫn phải làm Tư lệnh", lời Đô đốc Giáp Văn Cương nói khi ấy sau này được nhiều lính đảo kể lại.
Cổng chào, trạm gác đơn sơ ở cuối cầu cảng đảo Trường Sa lớn - "thủ đô" của quần đảo Trường Sa hôm nay. Bữa cơm trưa vội vã bên mâm pháo của cán bộ, chiến sĩ đảo Phan Vinh. Đảo được đặt theo tên của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh - thuyền trưởng của nhiều con tàu không số trong kháng chiến chống Mỹ. Khi mới bước chân lên đảo, những người lính đã có ý thức xây dựng một Trường Sa xanh khi xin đất liền chở ra hàng trăm tấn đất phù sa, hạt rau và những giống hoa ra đảo. Từ những cây cổ thụ này, lính đảo đã chiết cành, ươm mầm để đảo hôm nay rợp bóng mát. Mỗi mùa công binh ra xây dựng đảo, thiếu tướng Hoàng Kiền, khi ấy là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh Hải quân 83 cùng anh em ra ngoại ô Đà Nẵng, chọn nơi đất tốt, đất màu xúc mang về. Một bộ phận khác còn đi nhặt phân trâu, phân bò nhào với đất rồi chuyển xuống tàu, chở ra các đảo để trồng cây. Ảnh tư liệu Nguyễn Khắc Xuể, Nguyễn Viết Thái, Bảo tàng Hải quân, Lữ đoàn công binh 83
nguồn: Vnexpress
Tấc đất tấc vàng. Mỗi tấc đất là một phần da thịt của Việt Nam nên chúng ta giải phóng tới cùng và triệt để., kể cả những vùng hải đảo xa xôi. Anh dũng và kiên cường là những điều được nhắc tới quân đội Việt Nam
Trả lờiXóaNgày mới giải phóng, Trường Sa lác đác có vài cây dừa, phong ba, bàng vuông và bạt ngàn chim hải âu, mòng biển làm bạn với những người lính giữ đảo. Thời gian qua đi, những vùng này được chúng ta phát triển, với những công trình dân sinh, các chốt gác, đó là một điều đáng mừng.
Trả lờiXóaViệc giải phóng, giành lại chủ quyền biển đảo nơi đây là một điều hết sức khó khăn, gian khổ. nhưng không có gì là không thể khi chúng ta đoàn kết một lòng. Đó là hành động thể hiện quyết tâm, thể hiện sự đồng lòng của dân tộc khi chúng ta đứng trước những gian nguy, thử thách đối với dân tộc.
Trả lờiXóaKhi mới bước chân lên đảo, những người lính đã có ý thức xây dựng một Trường Sa xanh khi xin đất liền chở ra hàng trăm tấn đất phù sa, hạt rau và những giống hoa ra đảo. Và hiện thực bây giờ, quần đảo nơi đây đã có những thành quả đáng kể, đóng góp hết sức quan trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước hết sức vững chắc.
Trả lờiXóaThật sung sướng khi được nhìn lại những bức ảnh này,có nhìn thấy nó thì chúng ta mới cảm nhận được hết không khí buổi đầu thống nhất của Đất nước,sự hi sinh,và khó khăn trong những ngày kháng chiến.Thế mới thấy được cuộc chiến của chúng ta nó phải vượt qua những gì.
Trả lờiXóaNhìn những lá cờ được giương lên,khuôn mặt thể hiện sự sung sướng của những người lính,Chúng ta những thế hệ sau lại càng phải gìn giữ nền hòa bình mà những người ngã xuống để bảo vệ cho chúng ta.Những ngày ấy,chúng tôi sẽ không bao giờ có thể quên.
Trả lờiXóaKhó khăn là thế,cô đơn là thế nhưng những con người ấy vẫn bám trụ nơi biển đảo,xa gia đình và sẵn sàng ngã xuống khi tổ quốc cần.Chúng ta là thế hệ kế tiếp,cần giữ vững từng tấc đất thuộc chủ quyền của đất nước.
Trả lờiXóaTrường Sa là một phần của Tổ quốc và quân và dân Việt Nam đã phải mất rất rất nhiều thời gian mới có thể giữ được mảnh đất thân yêu này! sau cuộc chiến thì dù là ở đất liền cũng còn hoang tàn chứ chả nói gì tới vùng biển đảo, tuy nhiên thì đất nước ta kể từ ngày giành được thống nhất cho tới giờ đã thay đổi hoàn toàn vùng đất ấy!
Trả lờiXóasau bao nhiêu năm đất nước ta đã không ngừng thay đổi, phát triển một cách mạnh mẽ và đương nhiên Trường Sa cũng không nằm ngoài kế hoạch phát triển đất nước của Đảng và nhà nước ta! từ một vùng đất hoang sơ mà giờ đây trên Trường Sa đã có rất nhiều cơ sở vật chất, hạ tầng đáp ứng được nhiều cho người dân cũng như người lính nơi này!
Trả lờiXóatrên quần đảo Trường Sa bây giờ có lẽ đã đầy đủ tất cả mọi thứ, từ những cái nhỏ nhặt nhất! với sự quan tâm chặt chẽ của Đảng và nhà nước ta mà quần đảo ngày càng phát triển hơn, với những cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cao hơn nữa! quần đảo Trường Sa- một phần của Tổ quốc chắc chắn sẽ còn phát triển hơn nữa
Trả lờiXóaTrường Sa những ngày đầu giải phóng đó vẫn là vùng đất thuộc chủ quyền của Tổ quốc, tuy còn rất hoang sơ, thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện công tác nhưng đối với mỗi người dân Việt Nam chúng ta thì Trường Sa, Hoàng Sa mãi là vùng đất thiêng liêng của dân tộc mà chúng ta cần phải ra sức bảo vệ, cho dù có phải hy sinh lại nơi ấy.
Trả lờiXóaTrường Sa những ngày đầu giải phóng so với Trường Sa bây giờ đã khác xa rất nhiều. Những ngày đầu khi quân và dân ta giải phóng những đảo trên Trường Sa thì bộ đội ta phải sinh hoạt với những điều kiện thiếu thốn, khó khăn. Nhưng hiện tại thì với sự phát triển của đất nước, Trường Sa ngày càng hiện đại và kiên cố. Điều đó tăng thêm sự cảnh báo đối với những kẻ xâm lược về chủ quyền, sự hiện diện của Việt Nam để chúng không thể thực hiện những âm mưu xâm chiếm Trường Sa được nữa.
Trả lờiXóaVới những công sức của mình bỏ ra, những anh bộ đội Cụ Hồ cùng với sự hỗ trợ của Đảng, nhà nước cũng như toàn thể nhân dân ta ở đất liền. Và giờ đây, Trường Sa bây giờ đã hiện đại, kiên cố cũng như vững chắc hơn xưa để giúp Việt Nam chúng ta khẳng định chủ quyền, khẳng định quyền làm chủ của dân tộc đối với vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Trả lờiXóa