NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CHÂU Á AIIB - NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015
Với quan điểm và cách các quốc gia hợp tác như hiện nay thì thế giới đang trở thành một thị trường kinh tế hết sức đa dạng. Bên cạnh đó, sự chi phối của chính trị cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế đối với mỗi quốc gia cũng như các khu vực; trong đó châu Á đang là cái tên đầy tiềm năng.
Châu Á, nơi được cho là nền kinh tế đang lên của thế giới đang thể hiện những bước đi rất đáng chú ý. Vừa qua, dự án thành lập ngân hàng phát triển hạ tầng châu Á đã được đưa ra. Có thể nói, đây là một sự kiện có tầm ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế đang lên này cũng như với thế giới. Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank, AIIB); là một tổ chức tài chính quốc tế được chính phủ Trung Quốc đề xuất và tài trợ với vốn bàn đầu là 50 tỷ Dollars. Mục đích của ngân hàng phát triển đa phương này là cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực châu Á. Liên Hợp quốc coi sự ra mắt của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á là "mở rộng quy mô tài chính cho phát triển bền vững" cho các mối quan tâm của quản trị Kinh tế toàn cầu. Tính đến nay, có đến 21 quốc gia trên thế giới được công nhận là thành viên sáng lập của ngân hàng phát triển hạ tầng Châu Á.
Có thể nói, thành lập ngân hàng phát triển hạ tầng châu Á về cơ bản sẽ mang lại nhiều động lực cho sự phát triển nền kinh tế đang lên ở khu vực này. Với việc tạo ra một ngân hàng có hệ thống cung cấp nguồn tài chính riêng độc lập với WB, ADB và nguồn vốn đó chủ yếu từ chính các quốc gia châu Á có thể xem là cơ hội lớn đem lại sự đầu tư có chủ đích và hiệu quả cho sự phát triển chung của châu Á; ngày càng cân bằng cán cân về sự phát triển kinh tế giữa châu Âu và châu Á; sự phát triển của châu Á sẽ giảm bớt sự lệ thuộc của các quốc gia châu Âu hay Mỹ.
Tuy nhiên, với tình hình phức tạp và căng thẳng của thế giới hiện nay, bất kỳ một nước đi nào, một sự kiện nào cũng được người ta đặt dưới một lăng kính tổng quan bao gồm việc bị chi phối bới các yếu tố chính trị và việc thành lập ngân hàng phát triển hạ tầng châu Á cũng không ngoại lệ.
Thực tế cho thấy, tuy kế hoạch này đang được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều quốc gia nhưng chủ yếu là những quốc gia vừa và nhỏ; đứng đầu là Trung Quốc; còn các các nền kinh tế lớn khác thì không tham gia hoặc còn do dự như Nhật Bản, Hàn Quốc. Lo ngại của những quốc gia này là việc các chính phủ nghi ngờ về sự thâu tóm nền kinh tế châu Á của Trung Quốc thông qua ngân hàng này nều nó được thành lập; với việc trở thành nhà cung cấp vốn chính thì Trung Quốc hoàn toàn có khả năng làm được điều đó.
Đối với Mỹ và châu Âu, sự lo ngại đến với việc tin rằng rất có thể Trung Quốc muốn thành lập ngân hàng phát triển hạ tầng châu Á để làm đối trọng với WB để tranh giành ảnh hưởng kinh tế ở châu Á đối với Mỹ và châu Âu.
Đối với Việt Nam, là một trong những quốc gia tham gia thành lập ngân hàng phát triển hạ tầng châu Á Việt Nam có nhiều lợi thế và lợi ích khi tham gia dự án này. Vẫn biết đằng sau kinh tế là những toan tính chính trị nhưng đôi khi thế giới ngày nay là như vậy. Chúng ta cần coi đây là một cơ hội tốt để tranh thủ nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển quốc gia; bởi vì, những thành viên tham gia thành lập chủ yếu là những quốc gia châu Á, và khu vực Đông Nam Á… vì thế đầu tư vào bất kỳ đâu, trong đó có Việt Nam đều mang lại lợi ích thiết thực và sát sườn đối với họ.
Tuy nhiên, cũng cần phải có sự tính toán hợp lý, khéo léo, khi đằng sau các dự án lớn, các hợp tác thương mại khu vực và quốc tế là sự cạnh tranh của các quốc gia lớn, khi mà chúng ta cần phải tranh thủ cả hai bên, khi cùng một lúc chúng ta tham gia những dự án, hợp tác khác nhau thì chiến lược quốc gia cần có sự tính toán một cách hợp lý.
Cụ thể nhất là việc bên cạnh việc Việt Nam tham gia thành lập ngân hàng phát triển hạ tầng châu Á do Trung Quốc khởi xướng thì chúng ta cũng đang trong quá trình đàm phán để tham gia TPP (hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương) nơi mà Mỹ là người sáng lập và đang có những mục đích rất rõ ràng là tranh giành tầm ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Vì vậy, xét cho cùng là những quốc gia lớn như Mỹ và Trung Quốc đều sử dụng kinh tế làm công cụ tiếp cận và thực hiện những chiến lược quốc gia. Do đó, những nước nhỏ như Việt Nam trong sân chơi quốc tế cũng sẽ có những cơ hội và những thách thức. Tranh thủ để có tạo điều kiện cho sự phát triển trong nước thời gian qua chúng ta đã làm khá tốt; nhưng trong thời gian tới, với sự phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, Việt Nam cần phải khôn khéo để tranh thủ tối đa các cơ hội nhưng trên cơ sở dung hòa được lợi ích các bên và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực.
Quang Thuận
Tags:
Bộ sưu tập,
CHUYÊN MỤC KHÁC
Lợi ích luôn đi kèm với nó là những giàng buộc, những hệ lụy, mà giàng buộc nhau về kinh tế ắt sẽ dẫn tới chính trị. Vì vậy mà trước những thuận lợi ban đầu hay bày ra các nhà lãnh đạo cũng cần nhìn xa hơn thấy được những nguy cơ mà nó gây ra để tránh những hệ lụy không đáng có.
Trả lờiXóaMọi vấn đề đều có hai mặt của nó, tiêu cực và tích cực, lợi ích và những khó khăn. Vấn đề của mỗi quốc gia là làm sao để khai thác tối đa lợi ích và hạn chế tối thiểu khó khăn vì sự phát triển chung và phát triển quốc gia
Trả lờiXóakhông có cái gì là hoàn hảo 100% có lợi ích tất nhiên sẽ có khó khăn và những thách thức vì thế mong các nhà lãnh đạo hãy khắc phục những khó khăn để đem lại cái lợi ích cho nhân dân ta
Trả lờiXóaLợi ích là tạm thời còn khó khăn nó còn ở tương lai về lâu về dài nên tôi mong các nhà lãnh đạo có một sự chọn lựa đúng đắn để đưa đất nước đi lên chứ không phải vì cái lợi trước mắt mà đưa đất nước đến các bờ vực khác
Trả lờiXóađương nhiên là trong thời buồi kinh tế thị trường hiện nay thì cả thế giới là một thị trường kinh tế lớn và đa dạng, sẽ là điều kiện tốt cho tất cả các quốc gia có thể tham gia và phát triển kinh tế! tuy nhiên thì đi kèm với lợi ích luôn luôn là một khó khăn nhất định là việc thích nghi và có thể tiếp tục theo đuổi hay không
Trả lờiXóangân hàng luôn là một ngành có cơ hội phát triển rất lớn, tuy nhiên thì đi cùng nó cũng là độ rủi ro rất cao nếu không biết bắt kịp tình hình kinh tế thị trường trên thế giới! ngân hàng phát triển hạ tầng châu á AIIB cũng vậy, họ chắc chắn có nhiều cơ hội bởi môi trường họ làm là rất đa dạng và có nhiều thuận lợi song cũng cần phải tiếp cận một cách cẩn thận!
Trả lờiXóakhông phải cái gì cũng tồn tại một cách viên mãn được, sẽ có những thử thách, những thách thức mà buộc con người ta phải vượt qua để vươn tới những cái cao hơn! một ngành kinh tế nào cũng vậy thôi, chắc chắn khi tham gia vào thị trường kinh tế thế giới sẽ có những cơ hội phát triển mạnh mẽ, nhưng chắc chắn cũng sẽ có những thách thức không thể lường trước được!
Trả lờiXóacái gì cũng có những mặt lợi và mặt hại của nó thôi, muốn phát triển hơn, muốn có tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn và ra một thị trường có tiềm năng hơn, chắc chắn sẽ phải đầu tư nhiều hơn nữa! và đương nhiên như thế thì chắc chắn sẽ có những khó khăn trước mắt thôi!
Trả lờiXóaNgân hàng là một ngành đem lại lợi ích kinh tế rất lớn tuy nhiên cũng là rất rủi ro và mạo hiểm. Cái gì cũng có hai mặt của nó. Phải nhìn nhận trên nhiều góc độ để các nhà lãnh đạo có những hướng đi đúng đắn, đem lại nhiều lợi ích mà giảm thiểu được nhiều rủi ro hơn nữa.
Trả lờiXóaHài , đúng là chuyện gì nó cũng có hai mặt của nó mà , có cơ hội thì cũng sẽ có thách thức , quan trọng là bản thân mình phải vượt qua được những thách thức , vượt qua được những khó khăn , tận dụng tốt cơ hội đó , mang lại những điều có lợi những điều tốt đẹp cho mình
Trả lờiXóaĐúng rồi đấy , không phải là tự nhiên mà những nước đó họ lại đổ vốn vào đâu , không có lợi cho họ thì họ không làm đâu , quan hệ giữa các nước trên thế giới thì ít có cái chuyện những nước lớn nghĩ cho những nước nhỏ , quan tâm đến những nước nhỏ đâu mà
Trả lờiXóaLợi ích về mặt kinh tế thì không cần phải bàn cãi nhiều rồi , đây cũng là một trong những cái công cụ của những nước lớn nhằm tiếp cận , gây tầm ảnh hưởng đối với những nước nhỏ mà , cho nên mặt có lợi thì chúng ta có thể thấy rất rõ , tuy nhiên những yếu tố đi kèm là điều không thể tránh khỏi
Trả lờiXóakhi đã tham gia vào sân chơi đó , chúng ta có những cơ hội tốt để nhận được những điều kiện thuận lợi cho mình , nhưng tất nhiên sân chơi nào cũng có những thách thức đặt ra , có bạn bè , cũng như có những đối thủ cạnh tranh , quan trọng là ta cần làm chủ được bản thân mình , không bị xoáy vào đó!
Trả lờiXóa