(Thời sự) - Cục diện địa chính trị, quân sự khu vực biến chuyển mau lẹ từ sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981; cái bắt tay của Trung Quốc và Nga sau sự kiện Ukraine, cho đến việc xoay trục của Mỹ sang châu Á -Thái Bình Dương (trong chiến lược Mỹ, Việt Nam có một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, đặc biệt là quân cảng Cam Ranh)…đang đặt Việt Nam vào những thế ứng xử ngoại giao vô cùng tế nhị và khó khăn. Việt Nam phải làm gì để vừa bảo vệ được độc lập và các lợi ích dân tộc, vừa giữ vững được hòa bình để ổn định phát triển?
Theo dõi những diễn tiến xoay quanh mối quan hệ hai nước Việt – Mỹ thời gian qua, từ việc Mỹ cam kết nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam và để ngỏ khả năng dỡ bỏ hoàn toàn trong tương lai; Mỹ cũng đồng ý cung cấp tàu tuần tra hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lực an ninh hàng hải; cho đến việc đoàn Việt Nam do Đại tướng Trần Đại Quang dẫn đầu chọn ‘xông đất’ nước Mỹ, khởi động cho một loạt chuyến viếng thăm qua lại cấp cao, trong đó có chuyến thăm Mỹ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng… nói lên một điều rằng không có gì là không thể trong quan hệ Việt – Mỹ, như tuyên bố của đại sứ Mỹ.
Đến đây nhiều người sẽ nghĩ ‘thế thì tốt quá rồi!’, vì rõ ràng chúng ta đều có chung cảm nhận rằng trong sự kiện giàn khoan HD 981 đặt trái phép lúc đó Việt Nam mình rất ‘cô đơn’, rất cần tiếng nói của quốc tế, đặc biệt là của một cường quốc nào đó lên tiếng ủng hộ chủ quyền Việt Nam cũng làm chúng ta thấy an lòng, hoặc chí ít cũng có thể bán những loại vũ khí cần thiết để Việt Nam tự bảo vệ mình… Và rồi nhiều người sẽ đặt câu hỏi ‘sao mình không bỏ chính sách ‘ba không’ mà liên minh ngay đi?’.
Trước hết xin khẳng định rằng xưa nay Việt Nam không hề có khái niệm ‘liên minh quân sự’ để chống lại nước thứ ba, hoặc như là một giải pháp để bảo vệ chủ quyền! Chuyến thăm Mỹ lần này với tư cách là Ủy viên Bộ Chính trị, Đại tướng Trần Đại Quang một lần nữa tuyên bố rõ ràng với chính giới Mỹ rằng Việt Nam, trước sau như một luôn thiết tha muốn hòa bình, không theo nước này để chống nước kia bằng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương, muốn là bạn với các nước, bởi chiến tranh, Việt Nam quá hiểu nó như thế nào!
Thoạt nghe có vẻ như điều vị Trưởng đoàn Việt Nam nói không mới, chuyện ‘Việt Nam không hợp tác nước này để làm tổn hại nước khác’ đã là bài học vỡ lòng của thế giới sử. Kỳ thực thông điệp chính mà ông Trần Đại Quang muốn nhấn mạnh ở đây đó là Việt Nam trước sau như một vẫn kiên định với đường lối độc lập, tự chủ, huy động tổng nội lực đi đôi với việc tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Đồng thời thực thi một chính sách đối ngoại khôn khéo, linh hoạt, không để bị lợi dụng, bị lôi kéo đi với nước này để chống nước kia, hoặc rơi vào thế cô lập. Lịch sử và thực tiễn luôn nhắc nhở rằng, mỗi quốc gia đều có lợi ích và tính toán riêng, việc các nước lớn thỏa hiệp trên lưng nước nhỏ chẳng phải là câu chuyện lạ lẫm. Để không rơi vào tình thế này, đây là kế sách tối ưu.
Nói như vậy có nghĩa là Việt Nam sẽ không bao giờ làm đồng minh với nước lớn, không chấp nhận nền hòa bình viển vông chỉ có được chỉ bằng sự nhân nhượng, đổi chác lợi ích. Mà Việt Nam bằng cách của riêng mình, hợp tác với các nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Ngay từ cái bắt tay, dáng đi, ánh mắt của vị Trưởng đoàn Việt Nam trên đất Mỹ đã toát lên tư thế độc lập, tự cường của Việt Nam. Phía chính giới Mỹ cũng đối xử rất tôn trọng Việt Nam, điều này được thể hiện rõ nét qua từng bức hình ngoại giao trong chuyến thăm Mỹ vừa rồi.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì Việt Nam là quốc gia mạnh nhất Đông Nam Á, ít nhất về mặt quốc phòng và ý chí bản lĩnh trước vấn đề chủ quyền biển đảo với một tinh thần ‘thà hy sinh tất cả…’. Với các nhà chính trị gia lão thành ở Đông Nam Á như ông Lý Quang Diệu thì những tiết lộ về đánh giá của ông về Việt Nam rất cao. Những điều đó cho thấy rằng quan hệ Việt Nam với Mỹ ngày càng chặt chẽ hơn bởi vì những nhu cầu thuận lợi và song trùng lẫn nhau, chứ không phải Việt Nam chọn ngả theo bên này bên kia như đồn đoán.
Không một liên minh nào, hiệp ước nào, một quốc gia nào có thể bảo vệ được độc lập, toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam bằng chính bản lĩnh, trí tuệ và máu của người Việt Nam. Ông cha ta xưa, bằng sức mạnh dân tộc, đã từng một mình, đơn độc chống lại quân xâm lược đông mạnh, hết triều đại này đến triều đại khác để lại những chiến công hiển hách và các giá trị to lớn khác, thì ngày nay, sức mạnh dân tộc đó, kết với sức mạnh thời đại, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, thì Việt Nam đủ sức để bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước.
Nguồn: Nguyentandung.org
hay đấy , bài viết hết sức đúng đắn và có ý nghĩa , không biết có phải là trích dân hoàn toàn không nhưng để viết ra được những dòng như vậy thì thực sự là rất khâm phục người viết , để bảo vệ an ninh quốc phòng , nền hòa bình của Việt Nam thì thực sự không phải là chuyện dễ dàng , nhất là khi chúng ta luôn bị đe dọa bởi những kẻ thù bên ngoài
Trả lờiXóaNgười ta nói rồi mà , tiên trách kỉ , hậu trách nhân thôi , cũng phải công nhận và khẳng định một điều rằng chúng ta vẫn còn là một nước nhỏ , một nước yếu , chưa thực sự phát triển , chưa thực sự mạnh , nếu như bản thân chúng ta mạnh thì có lẽ sẽ chẳng có kẻ nào dám động vào chúng ta cả
Trả lờiXóaĐúng rồi đấy , dù biết rằng Việt Nam chúng ta không liên minh quân sự và Việt Nam không hợp tác nước này để làm tổn hại nước khác. Nhưng trong cuộc sống chúng ta không thể thiếu bạn bè được , cũng như Việt Nam muốn tồn tại phát triển thì không thể thiếu việc hợp tác , bạn bè với các nước khác trên thế giới cả
Trả lờiXóaTheo tôi thì quan trong nhất thì vẫn là bản thân mình thôi , dù cho hoàn cảnh bên ngoài như thế nào đi nữa , thì bản thân mình vẫn là yếu tố quan trọng nhất , yếu tố quyết định nhất , cho nên hoàn toàn đồng ý , nhất trí với việc Việt Nam không hợp tác nước này để làm tổn hại nước khác’!.
Trả lờiXóaBây giờ là thế giới đa cực rồi , chúng ta cần phải biết khôn khéo vận dụng các mối quan hệ , tình hình chính trị , quân sự xảy ra trên khu vực , thế giới , quan hệ giữa các nước lớn , làm sao mang lại lợi ích lớn nhất cho chúng ta , khôn khéo trong cách giải quyết mọi việc , nhất là trong vấn đề chính trị , quân sự!.
Trả lờiXóaMỹ muốn can thiệp vào vấn đề biển đông không phải vì mỹ muốn giúp đỡ một cách vô điều kiện cho việt nam đâu. Thực ra mỹ chỉ muốn lấy lại tầm ảnh hưởng của mình ở châu á thôi. Quan trọng nhất vẫn là phải ở chính chúng ta. Vì vậy đừng bao giờ mong chờ vào sự giúp đỡ của bất kì thế lực nào
Trả lờiXóađảng và nhà nước ta luôn xác định chúng ta vẫn phải tự dựa vào chính bản thân mình là chính. Sự giúp đỡ của các nước khác chúng ta chỉ tranh thủ sự ủng hộ thôi. Bởi vì trong thời đại ngày nay, chẳng nước nào chịu giúp nước nào một cách vô ích cả
Trả lờiXóamỹ giúp đỡ việt nam, đó là điều tốt. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng không phải mỹ giúp đỡ việt nam 1 cách tự nguyện và không có mục đích. Thực tế lịch sử đã chứng minh chúng ta không thể chống lại nước này bằng cách dựa vào một nước khác được
Trả lờiXóaViệt Nam đang làm rất tốt trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Việt Nam tranh thủ được rất tốt sự ủng hộ của các nước trên thế giới, trong đó có mỹ. Tuy nhiên chúng ta chỉ tranh thủ chứ không được phép dựa hẳn vào mỹ. Bởi vì mỹ cũng rất nguy hiểm không hề kém trung quốc
Trả lờiXóaViệt Nam bây giờ là nước rất coi trọng hòa bình và ổn định...là 1 nước xã hội chủ nghĩa không có mưu đồ gì trong việc tranh chấp chủ quyền cũng như xâm chiếm lãnh thổ nước khác ..
Trả lờiXóađây là chính sách lâu dài của Mĩ sau khi bị chúng ta đánh bại trở về nước, và chúng vẫn nuôi hi vọng 1 ngày nào đó có thể quay lại và trả thù mối hận ngày xưa... nhưng điều mà chúng mong muốn sẽ không bao giời có thể trở thành hiện thực được cả.
Trả lờiXóaBọn mĩ sẽ không bao giờ thực hiện được mưu đồ của chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước , cùng sự đồng lòng nhất chí của nhân dân thì không có kẻ thù nào có thể xâm chiếm việt Nam thêm 1 lần nữa dù ở bất kì hoàn cảnh nào.
Trả lờiXóaViệt Nam chúng ta không kiểu hợp tác để chống nước thứ ba,mà chỉ hợp tác để duy trì sự phát triển,chắc chắn không kiểu nhờ vả quân sự để đánh trung quốc được,từ trước đến nay đều như thế,nên không như những gì mà các vị rận chủ xuyên tạc.
Trả lờiXóaNếu như vì có mâu thuẫn với một nước mà kéo bè kết phái,nhờ vả lực lượng quân sự từ nước khác vào chẳng khác gì là rước hổ vào cả,nên việt nam chúng ta không bao giờ theo chính sách ấy,đây chỉ là quan hệ quốc tế duy trì hòa bình và phát triển mà thôi.
Trả lờiXóathời gian qua, từ việc Mỹ cam kết nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam và để ngỏ khả năng dỡ bỏ hoàn toàn trong tương lai; Mỹ cũng đồng ý cung cấp tàu tuần tra hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lực an ninh hàng hải , đó là cơ hội của chúng ta để tăng cường sức mạnh quân sự , quốc phòng ,
Trả lờiXóaViệt Nam, trước sau như một luôn thiết tha muốn hòa bình, không theo nước này để chống nước kia bằng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương, muốn là bạn với các nước, bởi chiến tranh, Việt Nam quá hiểu nó như thế nào , do đó chúng ta luôn tỉnh táo , tránh đến mức hết sức có thể việc tham gia chiến tranh
Trả lờiXóaViệt Nam, trước sau như một luôn thiết tha muốn hòa bình, không theo nước này để chống nước kia bằng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, muốn là bạn với các nước, bởi chiến tranh, Việt Nam quá hiểu nó như thế nào , do đó chúng ta luôn tỉnh táo , tránh đến mức hết sức có thể việc tham gia chiến tranh
Trả lờiXóakhông để bị lợi dụng, bị lôi kéo đi với nước này để chống nước kia, hoặc rơi vào thế cô lập. Lịch sử và thực tiễn luôn nhắc nhở rằng, mỗi quốc gia đều có lợi ích và tính toán riêng, việc các nước lớn thỏa hiệp trên lưng nước nhỏ chẳng phải là câu chuyện lạ lẫm. Để không rơi vào tình thế này, đây là kế sách tối ưu.
Trả lờiXóaViệt Nam là quốc gia chung lập, tôn trọng luât pháp quốc tế và chung sống hòa bình với các quốc gia khác trên thế giới. Chính sách ngoại giao của Việt Nam mang dậm bản sắc văn hóa, hòa bình và hữu nghị,
Trả lờiXóaViệt Nam chúng tôi luôn yêu chuộng hào bình và sẵn sàng làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới nhưng Việt Nam sẽ không bao giờ tham gia một liên minh nào hay đứng về một quốc gia nào mà luôn chung lập để duy trì hợp tác với các quốc gai và duy trì hòa bình trong khu vực và trên thế giời.
Trả lờiXóachúng ta là những người làm đúng thì chúng ta đâu lo sợ điều gì! điều đương nhiên là chúng ta vẫn đang cần sự ủng hộ của bạn bè quốc tế và đặc biệt là từ những nước lớn như Mỹ! tuy nhiên thì đấy là mong muốn, còn nếu không được thì Việt Nam vẫn đứng vững trên lập trường quan điểm của mình!
Trả lờiXóađã là pháp luật khi làm ra thì phải có người thực hiện, Việt Nam chúng ta luôn tôn trọng pháp luật quốc tế và cùng với đó, chúng ta luôn mong muốn sự hòa bình hợp tác cùng phát triển với các nước trong khu vực cũng như toàn thế giới! tuy nhiên, có vẻ như một số nước lại không thích luật pháp quốc tế cho lắm!
Trả lờiXóaViệt Nam là quốc gia ưa chuộng hòa bình và luôn mong muốn quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới! tuy nhiên như mọi người biết trong vụ dàn khoan HD981 của Trung Quốc thì Việt Nam chúng ta đã phải chịu thiệt thòi nhiều và pháp luật quốc tế có vẻ vẫn chưa có động thái cứng rắn gì với Trung Quốc!
Trả lờiXóaViệt Nam là một nước ưa chuộng hòa bình, chúng ta luôn coi trọng những mối quan hệ hợp tác với các nước bạn trên thế giới. Ngày nay chúng ta đã hội nhập với thế giới rồi, vì thế mà càng cần có những sự ngoại giao hợp tác như này, nhưng dù sao phải biết khôn khéo, để không bị phụ thuộc, bị ảnh hưởng.
Trả lờiXóaviệt nam là một nước ưa chuộng hòa bình bởi vì sau những mất mát những đau thương do chiến tranh để lại là quá lớn vì thế quan hệ của chúng ta với mỹ là chúng ta bỏ qua đau thương mất mát hướng tới hòa bình hữu nghị hợp tác quốc tế sâu rộng để cùng phát triển
Trả lờiXóa