TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG – TRUNG QUỐC ĐANG GẶP KHÓ
Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015
Những ngày vừa qua, dư luận đang hướng tới những diễn biến tại khu vực biển Đông khi lần đầu tiên, Mỹ đưa chiến hạm vào khu vực biển quốc tế cách đảo Vành Khăn của Việt Nam 12 Hải lý. Sự kiện trên đã khiến cho Trung Quốc, nước đang chiếm giữ trái phép khu vực này đứng ngồi không yên. Liên tiếp trong những ngày khu trục hạm USS Lassen tuần tra tại đây, phía Trung Quốc đã ngay lập tức phản ứng một cách dữ dội. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối hành động đó của Mỹ và cho đó là hành động làm phức tạp tình hình biển Đông, nước Mỹ đã xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc; cứng rắn rằng phía Trung Quốc sẽ có những động thái xứng đáng để đáp trả những hành động khiêu khích này. Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc cũng đã bị triệu tập để phản đối hành động đó của Mỹ. Nhưng ngược lại, thế giới đều ủng hộ và cho rằng hành động đó của Mỹ là không hề vi phạm pháp luật quốc tế.
USS Lassen tuần tra trên biển Đông
Ngay sau động thái can thiệp một cách cứng rắn trước những hành động ngang ngược và vi phạm trắng trợn của Trung Quốc tại biển Đông, Trung Quốc đã gặp thêm một bất lợi nữa đó là việc Tòa quốc tế đồng ý xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về “đường lưỡi bò”. Theo thông tin gần nhất, Toà Trọng tài thường trực hôm qua phán quyết rằng họ có thẩm quyền xét xử vụ kiện của Philippines về yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. "Sau khi xem xét các khiếu nại do Philippines nộp, tòa đã bác bỏ lập luận" của Trung Quốc rằng "tranh chấp thực ra là về chủ quyền đối với các đảo" ở Biển Đông và do đó, vượt quá thẩm quyền của tòa án.
Ngược lại, tòa cho rằng vụ kiện phản ánh "tranh chấp giữa hai quốc gia, liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS)", và điều này nằm trong thẩm quyền của tòa.
Ở biển Đông, Trung Quốc có sự tranh chấp với không chỉ một mà là một vài quốc gia trong đó có Việt Nam, Philippine, Indonesia… Hành động vi phạm của Trung Quốc không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của các quốc gia này, mà việc Trung Quốc quân sự hóa biển Đông còn làm quan ngại tình hình an ninh tại khu vực này (khu vực có số lượng giao thương hàng hải lớn nhất thế giới).
Trước thời điểm này, Trung Quốc vẫn tự tin cho mình giành ưu thế với việc áp dụng sức mạnh ngoại giao cộng với quân sự vào việc tranh giành với các quốc gia láng giềng.
Tòa án quốc tế khẳng định họ có thẩm quyền để xem xét 7 vấn đề chống lại Trung Quốc do Philippines đặt ra, trong đó có việc liệu bãi cạn Scarborough và bãi cạn nửa chìm nửa nổi như đá Vành Khăn có được coi là đảo hay không. Tuy nhiên, tòa nói thêm rằng thẩm quyền của mình đối với 7 điểm khác sẽ cần được xem xét thêm. Tòa yêu cầu Manila làm rõ một vấn đề khác.
Tuy nhiên, việc tòa án quốc tế đã đồng y chấp nhận xử ly vụ kiện này. Có thể nói, đây là một bất lợi cho những tham vọng của Trung Quốc. Khi mà đằng sau những sự việc này có bàn tay can thiệp sâu của Mỹ. Bên cạnh việc hoan nghênh quyết định của tòa án quốc tế khi đồng ý xử lý vụ này; Mỹ còn có hành động can thiệp cụ thể với việc đưa chiến hạm vào tuần tra sát với khu vực xây dựng trái phép của Trung Quốc ở biển Đông nhằm giám sát chặt chẽ những di biến động. Đây có thể coi là bước đi tổng hợp của Mỹ sau khi đã nghiên cứu khá ky các thủ đoạn của Trung Quốc trong hơn một năm qua và có lẽ những hành động trên sẽ phát huy hiện quả trong việc ngăn chặn một Trung Quốc đang bành trướng.
Bãi Vành Khăn thuộc chủ quyền Việt Nam-nơi mà Trung Quốc đang chiếm giữ và xây dựng trái phép
Nguyễn Nga
Tags:
Bộ sưu tập,
CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ
Trung Quốc đang gặp vấn đề rắc rối trong chuyện điều khiển binh tướng làm sao cho phù hợp giữa hải đảo và đất liền. Nếu một trong hai nơi mà lực lượng mỏng sẽ tạo ra sự vô cùng nguy hiểm cho quốc gia này
Trả lờiXóaBiết ngay là thể nào Trung Quốc cũng nhảy dựng lên vì khi Mỹ đã đưa chiếm hạm của mình vào khu vực 12 hải lý để tuần tra trên Biển Đông rồi. Vốn từ trước ngang nhiên, ra oai mình là nước lớn không nể nang gì các nước Đông Nam Á, bây giờ có Mỹ là đối thủ hàng đầu thế giới nên họ chỉ biết cách tung chiêu trên bàn ngoại giao với cái phát biểu chả khác nào bù nhìn cả
Trả lờiXóaTừ trước cứ áp dụng cái kiểu cá lớn bắt nạt cá bé, bây giờ nước lớn nhất hiện nay là Mỹ thì lại im de, không thấy hành động vũ lực nào mà lại mang lên phát ngôn. Thế mới thấy Trung Quốc cũng chẳng có cái mã gì cả, sai trái rồi nên không bao giờ dám dùng luật pháp quốc tế với chúng ta mà chỉ thằng thừng chiếm đóng bất hợp pháp các đảo như thế
Trả lờiXóaTrung Quốc trước kia có thể trắng trợn với nước nhỏ, coi thường nước nhỏ và có nhiều hành động vi phạm chủ quyền nước nhỏ. Thế nhưng đến bây giờ thì Trung Quốc không thể giữ thái độ đó với Mỹ và toàn thế giới. Việc Mỹ đưa chiến hạm vào khu vực biển quốc tế cách đảo Vành Khăn của Việt Nam 12 Hải lý không trái với pháp luật, vậy nên Trung Quốc không thể lấy pháp luật ra để đòi trả đũa với Mỹ, buộc Trung Quốc phải có những ứng xử mới phù hợp hơn.
Trả lờiXóaCon đường đến với tham vọng bá chủ thé giớ của bất kì nước lớn nào chưa bao giờ là dễ dàng, con đường trắng trợn của Trung Quốc từ trước đến giờ cũng chưa bao giờ suôn sẻ. Phi nghĩa không thể thắng chính nghĩa. Nước lớn như Trung Quốc thì sẽ có những nước lớn hơn can thiệp và hơn hết là sự đồng lòng hợp sức của cộng đồng thế giới. Trung Quốc tiếp tục làm càn thì chỉ khiến tự cô lập mình ra xa hơn mà thôi.
Trả lờiXóaNhững hành động nhằm khiêu khích chúng ta trên biển Đông của phía Trung Quốc ngày càng mạnh và mang tính trêu ngươi, và dư luận quốc tế càng vào cuôc bao nhiêu thì càng nằm trong dự tính của các lãnh đạo Trung Quốc bấy nhiêu, họ vẫn già mồm cãi lý hẳn hoi, vẫn hống hách như ngày nào. Trung Quốc sẽ chẳng từ bỏ những động thái trên biển Đông cho tới khi chúng thực hiện xong việc chiếm hết diện tích vùng biển thuộc đường lưỡi bò. Vì vậy chúng ta cần nhiều hơn sự vào cuộc của cộng đồng quốc tế, các nước lớn để duy trì sự ổn định, hòa bình tại vùng biển này, đồng thời kìm hãm sự tác oai tác quái của anh bạn Tàu khựa
Trả lờiXóaTrung Quốc tham lam, hống hách, ngang ngược như thế nào thì từ xưa đến nay chúng ta cũng đã rõ cả rồi. Trước những diễn biến mau lẹ của tình hình khi Mỹ điều tàu áp sát các đảo nhân tạo, vụ kiện của Philippin lên tòa án quốc tế... Việt Nam luôn ý thức được việc tranh chấp biển Đông là một vấn đề hết sức nhạy cảm nên việc giải quyết phải thật sự khéo léo để không ảnh hưởng tới chính trị cũng như chính sách đối ngoại của nước ta, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và chúng ta đang tôn trọng điều này. Chúng ta cùng hy vọng sự việc này sẽ nhanh chóng chấm dứt.
Trả lờiXóaTrung Quốc đang sợ trước điểm yếu nhất của mình trong vấn đề biển Đông đó là tính pháp lý, bởi khi Trung quốc càng ngang ngược càng bị cộng đồng quốc tế lên án và tẩy chay. Bây giờ thì đến lượt Mỹ vào cuộc tham chiến trong việc tranh giành ảnh hưởng tại Biển Đông, cùng việc đuối lý trong vụ kiện của Philippin lên tòa án quốc tế, cho thấy Trung Quốc đang rơi vào thế bí, bị dồn vào đến đường cùng, Trung Quốc đã sai thì nay lại càng sai khi mà không chỉ các nước có tranh chấp với Trung Quốc quay lưng với những hoạt động, chính sách của Trung Quốc tại vùng biển này động chạm tới nhiều vấn đề lớn của khu vực thế giới. Chúng ta phải cảnh giác với các luận điệu của chúng, tin tưởng vào đường hướng lãnh đạo của nhà nước Việt Nam
Trả lờiXóaHình ảnh của Trung Quốc giờ đây trong mắt bạn bè quốc thế thực sự đã mất đi rất nhiều. Chắc chắn Trung Quốc không bao giờ dễ dàng gì từ bỏ ý định tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông đâu, có chăng chúng sẽ tiếp tục hoạt động bành trướng nhưng có chăng chỉ dè dặt hơn khi ánh mắt của quốc tế, và đặc biệt Mỹ sẽ vào cuộc nữa, Mỹ cũng chẳng phải tay vừa, khi chỗ nào cũng xí vào được. Tình hình càng ngày càng phức tạp, Việt Nam vẫn nên kiên định với đường hướng ngoại giao mà chúng ta đã tiến hành những năm qua về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông
Trả lờiXóa