TUYỆT CHIÊU “CHỌC GẬY BÁNH XE” CỦA HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN
Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tính tới thời điểm hiện nay đã có 13 tôn giáo được Nhà nước ta công nhận tư cách pháp nhân, ngoài ra còn có các hiện tượng tôn giáo mới, một số hệ phái đang được Ban Tôn giáo Chỉnh phủ xem xét để công nhận tư cách pháp nhân.
Từ xưa đến nay, các tôn giáo ở Việt Nam đều sống hòa đồng trong nền văn hóa chung của dân tộc, không xảy ra xung đột tôn giáo và cũng không có tôn giáo nào được tôn lên hàng quốc đạo, mặc dù có thời ký Phật giáo rất hưng thịnh. Tất cả điều đó đã tạo nên một nét văn hóa chung của tôn giáo Việt Nam, đó là “Tam giáo đồng nguyên”, “Ngũ chi hợp nhất”.
Bên cạnh đó, với những chủ trương đúng đắn của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc tạo điều kiện đảm bảo công dân có quyền được tự do tín ngưỡng tôn giáo. Đồng thời, tạo dựng dựng một sự bình đẳng nhất định giữa các tôn giáo với nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo các tôn giáo ở Việt Nam được tự do hoạt động nhưng vẫn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành các quy định của Nhà nước để các tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, dù là người lương hay người theo đạo đều đoàn kết, chung tay xây dựng đất nước giàu và mạnh, tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Một thực tế cho thấy rằng, trên thế giới và ở Việt Nam cũng vậy, bất kỳ một cơ quan, tổ chức Nhà nước hay tư nhân trên đất nước Việt Nam đều phải tuân thủ Pháp luật Việt Nam cũng như các văn bản dưới luật quy định cụ thể vè chức năng, quyền hạn của các tổ chức đó khi hoạt động trên đất nước Việt Nam. Và các tổ chức tôn giáo cũng vậy, Nhà nước ta luôn tạo điều kiện để các tôn giáo hợp pháp hoạt động tôn giáo, cũng như để công dân có quyền bình đẳng lựa chọn tôn giáo mà mình theo; tuy vậy, để đảm bảo vai trò quản lý của nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo, bảo vệ lợi ích của quần chúng tín nước thì việc cần có một văn bản luật chính thức về tín ngưỡng, tôn giáo là điều cần thiết. Và việc xây dựng bộ luật này vẫn đang được các cơ quan chức năng gấp rút tiến hành trên cơ sở trưng cầu ý kiến của các ban ngành và của ca nhân những người theo tôn giáo.
Tuy vậy, khi các cơ quan chức năng đang cố gắng thực hiện thì đã có không ít một số chức sắc, tín đồ có tư tưởng tôn giáo cực đoan, nghe theo sự xúi giục, kích động của kẻ xấu đã có những lời nói, hành động với mục đích “chọc gậy bánh xe”, phá ngang tiến độ của các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ xây dựng văn bản luật.
Đặc biệt là phải kể đến nhón người tự xưng là “Hội đồng liên tôn”. Có thể giới thiệu qua về nhóm này, các thành viên của cái gọi là hội đồng liên tôn chủ yếu là các chức sắc cực đoan có tư tưởng chống lại Nhà nước và các chức sắc này hầu hết đều không còn vai trò hay nói cách khác họ hoàn toàn mất sự uy tín trong giáo hội cũng như tình cảm mà tín đồ giành cho họ. Hoạt động này cũng được tài trợ tiền như các nhà rận chủ trong nước được các thế lực như Vịt Tân ở Hải ngoại gửi tiền về trả lương cho chúng để làm một việc hết sức ngu xuẩn đó là phá rồi sự bình yên sẵn có và sự phát triển đi lên của Việt Nam.
Hội đồng liên tôn
Các thành viên của hội này thường tụ tập ăn chơi nhảy mua chán chê sau đó chụm mấy cái đầu cực đoan lại với nhau để ĐẺ ra cái gọi là “THƯ NGỎ” gửi lên các cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương với nội dụng phản đối việc ban hành luật tín ngưỡng, tôn giáo hoặc xuyên tạc, nhằm bôi xấu các chủ chương, chính sách tôn giáo ở Việt Nam.
Vấn đề chính mà các vị cực đoan này quan tâm đó là đòi hủy bỏ yêu cầu các hoạt động tôn giáo phải được đăng ký với các cấp có thẩm quyền và tuân thủ pháp luật. Sau đó họ còn bù lu bù loa vu cáo một cách trắng trợn khi nói rằng Việt Nam đưa ra dự thảo luật là việc vi phạm dân chủ nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo, bên cạnh đó họ còn xuyên tạc khi trả lời các đài báo nước ngoài rằng luật tín ngưỡng tôn giáo như một sợi dây thép gai trói buộc các tôn giáo ở Việt Nam, biến các tôn giáo ở Việt Nam thành một thứ công cụ của Đảng, Nhà nước…
Quả thực, đó là những lời xuyên tác hết sức cực đoan mà các thành viên của hội liên tôn này đưa ra. Bởi vì, như tôi đã nói trên, không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới, ngay cả Mỹ cũng đều có những văn bản luật cụ thể quy định về việc hoạt động của các tôn giáo, nếu không tuân thủ đúng họ còn bị phạt tù nặng. Việc xây dựng một văn bản luật chỉ với mục đích to lớn đó là để đảm bảo tốt nhất quyền tự do tín ngưỡng của công dân cũng như để thực hiện quản lý Nhà nước một cách tốt nhất trên lĩnh vực tôn giáo, không để cho các đối tượng xấu có điều kiện lợi dụng tôn giáo vào mục đích chính trị.
Ngoài ra, chúng ta cũng thấy sự xuyên tạc một cách mặt dầy của những người này. Thử hỏi cả 90 triệu người Việt Nam nói chung và hơn 20 triệu tín đồ xem ở Việt Nam có vi phạm tự do tôn giáo hay không, có đất nước nào các tôn giáo được sống hòa bình, đảm bảo sinh hoạt tôn giáo tốt như ở Việt Nam. Vậy họ còn kêu la gì nữa?
Bản chất việc làm của tổ chức liên tôn và một số chức sắc cực đoan khác đó là cố tình muốn làm phá vỡ tính nguyên tắc trong việc sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam, bởi vì những con người này đã bị tư tưởng cực đoan tôn giáo đầu độc đến lu mờ cả nhận thức, họ muốn tôn giáo được tư do theo kiểu không có kiểm soát, không có ai quản lý, và xin thưa rằng, với sự tự do kiểu vậy đã không ít các vụ việc đình đám xảy ra có liên quan đến tôn giáo ở một số nước trên thế giới, ngay cả ở Mỹ. Bên cạnh đó, họ còn muốn biến tôn giáo trở thành lực lượng đối trọi với Đảng ta, muốn sử dụng tôn giáo thành một công cụ để hoạt động chính trị, điều này đi ngược hoàn toàn với tôn chỉ mục đích của các tôn giáo.
Chính vì vậy, việc làm của các cá nhân trong hội đồng liên tôn đã và đang đi ngược lại với lợi ích của đất nước, của dân tộc Việt Nam cũng như cố tình làm xáo trộn hay gây bức xúc, thù ghét trong một bộ phận nhỏ quần chúng tín đồ, gián tiếp gây chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Đây là những việc làm cần phải được lên án và vạch trần trước ánh sáng của sự thật.
Mã Phi Long
Điển danh các thành viên của hội đồng liên tôn Việt Nam:
Công giáo:
–Phan Văn Lợi
–Đinh Hữu Thoại
–Lê Ngọc Thanh
–Lê Xuân Lộc
Phật Giáo:–Thích Không Tánh)
–Thích Viên Hỷ
–Thích Đồng Minh)
Tin Lành:–Nguyễn Hoàng Hoa
–Đinh Uỷ
–Đinh Thanh Trường
–Nguyễn Hồng Quang
–Phạm Ngọc Thạch
–Nguyễn Trung Tôn
–Nguyễn Mạnh Hùng
–Lê Quang Du
Cao Đài:–Hứa Phi
–Nguyễn Kim Lân
–Nguyễn Bạch Phụng
Phật giáo Hoà Hảo:–Lê Quang Liêm
– Ông Phan Tấn Hòa
– Ông Tống Văn Chính
– Ông Lê Văn Sóc
– Ông Tống Văn Chính
– Ông Bùi Văn Luốt
Tags:
Bộ sưu tập,
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Tôn giáo được công nhận ở Việt Nam đã là một điều để họ cảm thấy hài lòng rồi. Bởi theo những gì tôi hiểu tôn giáo là món ăn tinh thần của con người. Vậy tại sao tôn giáo Việt Nam cứ thể hiện lòng tham không đáy vậy
Trả lờiXóaĐiểm qua danh sách thấy toàn những kẻ cực đoan mang tư tưởng chống đối nhà nước có tiếng. Ăn không ngồi rồi lại để ra cái thư ngỏ vớ vẩn này. Toàn là những yêu cầu vô lý, không thể chấp nhận. Đừng tưởng tôn giáo được nhà nước quan tâm chăm lo mà lợi dụng nó để đòi hỏi những yêu cầu vô lý.
Trả lờiXóachúng ta tìm đến tôn giáo là để tĩnh tâm, là biết yêu thương và sống thiết thực hơn. Những hiện nay, nhiều chức sắc tôn giáo vì lợi ích cá nhân cùng ý đồ xấu xa đang biến tôn giáo trở thành một công cụ để chống Nhà nước Việt Nam
Trả lờiXóatôi không là người theo tôn giáo, nhưng tôi thấy ở Việt Nam có khi nào cấm đoán ai theo hoặc không theo tôn giáo đâu. Nhưng thời gian qua, có nhiều vụ việc lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu, ý đồ chống đối chính quyền nhân dân. Do vậy, để cho tôn giáo hoạt động theo đúng nghĩa và không để kẻ dấu lợi dụng thì việc đưa ra một bộ luật là hoàn toàn cần thiết
Trả lờiXóatìm đến tôn giáo là để tĩnh tâm, là biết yêu thương và sống thiết thực hơn. Những hiện nay, nhiều chức sắc tôn giáo vì lợi ích cá nhân cùng ý đồ xấu xa đang biến tôn giáo trở thành một công cụ để chống Nhà nước Việt Nam
Trả lờiXóaĂn không ngồi rồi lại để ra cái thư ngỏ vớ vẩn này. Toàn là những yêu cầu vô lý, không thể chấp nhận. Đừng tưởng tôn giáo được nhà nước quan tâm chăm lo mà lợi dụng nó để đòi hỏi những yêu cầu vô lý.
Trả lờiXóaNhưng thời gian qua, có nhiều vụ việc lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu, ý đồ chống đối chính quyền nhân dân. Do vậy, để cho tôn giáo hoạt động theo đúng nghĩa và không để kẻ dấu lợi dụng thì việc đưa ra một bộ luật là hoàn toàn cần thiết
Trả lờiXóa