NƯỚC MỸ VÀ ĐIỆP KHÚC CỐ TÍNH KHÔNG HIỂU
Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015
Tôn giáo là gì? Tôn giáo quan trọng như thế nào trong đời sống xã hội thì ai cũng biết. Đó có lẽ không phải là vấn đề đáng phải bận tâm. Điều mà chúng ta cần quan tâm ở đây đó là quan điểm và cách nghĩ về tôn giáo của mỗi quốc gia dẫn đến những bất đồng đang hiện hữu. Kinh khủng hơn, những bất đồng đó lại được đem ra để cân, đo, đong, đếm và trở thành thứ để mặc cả với nhau trong quan hệ giữa các quốc gia.
Từ lâu nay, việc Mỹ và chỉ có Mỹ lúc nào cũng theo dõi tình hình tôn giáo ở Việt Nam đã trở thành câu chuyện hết sức bình thường; thậm chí, nếu mỗi năm chính phủ Mỹ và một số nghị sĩ cực đoan trong lưỡng viện không có một vài bài báo cáo láo, xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam thì không yên.
Sự thừa nhận về vai trò của tôn giáo đối với đời sống xã hội thì ở đâu cũng vậy cho dù đó là Việt Nam hay Mỹ; thậm chí ở Việt Nam, tôn giáo đôi khi còn được ưu ái hơn rất nhiều. Có chăng, điểm khác biệt là quan điểm của thể chế chính trị của quốc gia đó về tôn giáo. Đối với Việt Nam, đứng trên nền tảng cơ sở tư tưởng Mác xít duy vật thì vẫn xác định tôn giáo là một “sản phẩm của con người” và bản thân nó quay lại chi phối xã hội loài người. Nhưng trong bối cảnh các điều kiện tồn tại của nó vẫn còn thì sự tồn tại của tôn giáo lại là điều cần thiết. Cho dù tôn giáo có những mặt tiêu cực của mình như siêu nhiên, huyền bí, thậm chí là cuồng tín, lạc hậu… nhưng ngược lại các tôn giáo lớn trên thế giới đều có có trong giáo lý phần “đạo”. Đó là phần đạo đức nhân văn của mỗi tôn giáo; là điều cần thiết đối với việc góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp.
Việc hòa hợp 14 tôn giáo và nhiều hệ phái trong Tin lành, Cao Đài cùng với việc duy trì các truyền thống văn hóa, tín ngưỡng bản địa người Việt Nam đã tạo nên một bức tranh tôn giáo đa màu sắc và rất riêng. Cùng với sự phát triển của đất nước về kinh tế, văn hóa, chính trị thì đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Nam đã được đáp ứng một cách căn bản. Thế nhưng, những thành quả của một quá trình cố gắng của cả Nhà nước và người dân đều không được thừa nhận dưới lăng kính của một số nhân vật trong chính giới Mỹ.
Như đã nói ở trên, nếu mỗi năm, những nhân vật cực đoan, phiến diện này không có những bài phát biểu, những báo cáo láo, xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam thì có lẽ đó là điều hiếm. Không ít thì nhiều, những bản báo cáo và những lời nhận xét đó tô vẽ bức tranh tôn giáo Việt Nam thành một màu đen kịt. Đen ở đây theo cái nghĩa cố tình tạo nên những mâu thuẫn dựa trên những lời dối trá, bịp bợm nhằm chian rẽ các tôn giáo với nhau; giữa các tôn giáo với Nhà nước…
Đã có rất nhiều chuyên gia đã phân tích vấn đề này, về cái nhìn phiến diện và cố ý của những nhân vật trong chính giới Mỹ. Họ không hiểu hay cố tình không hiểu chuyện đó??? Có lẽ đó là một sự cố tình; một sự cố tình trở thành bản chất. “Việt Nam vẫn chưa có tự do tôn giáo” là một nội dung quen thuộc trong cái mà “họ” gọi là “báo cáo thường niên về tự do tôn giáo trên thế giới” do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra một lần nữa cho thấy cái điệp khúc cũ rích vẫn được nhai đi nhai lại mà không biết chán.
Chẳng cần ví von đâu xa xôi; ngay thực tế xã hội Việt Nam thì chúng ta cũng đã kiểm chứng được điều đó. Nếu Việt Nam không có “tự do tôn giáo” như Mỹ nói thì tại sao ở Việt Nam chẳng bao giờ xảy ra xung đột, hay chiến tranh tôn giáo như ở Mỹ. Điều này thì giải thích sao đây??? Đó chỉ là một trong rất nhiều dẫn chứng để chỉ ra rằng: “nước Mỹ đang cố tình không hiểu tôn giáo ở Việt Nam”
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt các sư sãi Nam tông Khmer
Đạo Việt
Tags:
Bộ sưu tập,
CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Đúng là có làm gì thì một khi họ đã cù nhầy không chịu thừa nhận thì cũng chả thể làm gì được. Biết làm sao, họ to họ có quyền mà, cũng đâu phải chỉ mình nước ta bị họ làm thế đâu, còn khá nhiều nước khác cũng cùng chung cảnh ngộ.
Trả lờiXóaMỹ giả vờ ngu ngơ hay giả vờ không nhìn thấy. Nhưng dù có giả vờ thì hiện thực vẫn đang diễn ra hằng ngày rồi. Vì thế mà cũng chẳng cần cố gắng giải thích hay chứng minh một điều gì
Trả lờiXóanhiệm vụ của một số nghị sĩ ở mỹ là mỗi năm phải có nhiều báo cáo về tình hình ở VIệt Nam sao cho nó càng xuyên tạc bịa đặt càng tốt.những báo cáo đó hoàn toàn đi ngược lại với những gì diễn ra ở VIệt Nam ,ở VIệt Nam luôn có sự đảm bảo và tôn trọng các quyền tự do tôn giáo,tự do tín ngưỡng.chính vì thế những báo cáo của mỹ chẳng có tác dụng gì cả.
Trả lờiXóaNhững gì Mỹ đưa ra nhận xét về vấn đề tôn giáo của Việt Nam là hoàn toàn không khách quan, dù đã nghi nhận được những thành tích Việt Nam đạt được song vẫn có cái nhìn phiếm diện về vấn đề tự do tôn giáo, những điều Mỹ yêu cầu ở Việt Nam liệu đã thực hiện được ngay trên nước Mỹ chưa
Trả lờiXóaViệt nam vẫn luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, Đảng nhận định rằng tôn giáo sẽ vẫn luôn song hành cùng với nước ta trong quá trình tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Nhà nước ta không muốn loại bỏ tôn giáo vì nhận thức được khách quan được dự tồn tại của tôn giáo và những tín đồ tôn giáo sẽ đóng góp sức lực to lớn của mình trong công cuộc xây dựng đất nước. Mỹ chúng lợi dụng tôn giáo để chống lại Việt nam, tuyên truyền những điều sai lệch, đi ngược lại đường lối chính sách của Đảng.
Trả lờiXóaViệt Nam có tự do tôn giáo, có chăm lo đến đời sống tôn giáo hay không thì nhân dân Việt Nam đã ghi nhận, chứ không thể dựa vào những sự đánh giá phiếm diện như vậy được, liệu rằng ở Mỹ đã làm được những gì họ đặt ra hay chưa hay chỉ là việc yêu cầu với nước khác mà thôi
Trả lờiXóaTừ xưa đến nay Mỹ vẫn có cái nhìn cực đoan đối với Việt Nam mà. Chắc do nuốt không trôi thất bại năm xưa nên đến nay dù bên ngoài Mỹ tỏ ra thân thiện, hợp tác nhưng đằng sau vẫn ngấm ngầm tìm mọi cách phá hoại Việt Nam. Đâu chỉ riêng vấn đề tôn giáo, còn nhiều vấn đề khác Mỹ cũng đang “hiểu nhầm” Việt Nam, như dân chủ nhân quyền chẳng hạn.
Trả lờiXóaThực sự những năm qua việc Bộ Ngoại giao Mỹ thường xuyên đưa ra những báo cáo về thực trạng dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam một cách thiếu khách quan, phiến diện như là một hoạt động thường niên và rõ ràng đây là cách để Mỹ dùng sức ép dân chủ, nhân quyền và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong đó có Việt Nam. Vậy nên không lạ gì với cái chiêu trò này của Mỹ
Trả lờiXóaViệt Nam là quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Mỗi dân tộc Việt Nam lại có một phong tục, tín ngưỡng riêng. Tuy vậy, dưới sự quản lí của pháp luật, tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn được đảm bảo, giáo dân vẫn được đảm bảo các quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường, hoàn toàn không giống như những gì báo cáo của các tổ chức này nọ vẫn nói. Việt Nam cũng không phải là quốc gia duy nhất bị các báo cáo của Mỹ vu khống như vậy.
Trả lờiXóaTôn giáo là một phần của đời sống nhân dân, đã tồn tại từ rất lâu và sẽ không thể xóa bỏ. Thật là sai lầm nếu như xóa bỏ tôn giáo và đó cũng là điều không thể vì thể Việt Nam cũng như bao quốc gia khác đã chọn cách hòa hợp các tôn giáo bằng cách luôn đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho người dân. Không có việc nhà nước bắt người này phải theo một tôn giáo này hay phải theo một tôn giáo khác mà người dân được quyền tự quyết định việc theo hoặc không theo tôn giáo, theo tôn giáo này hoặc tôn giáo khác.
Trả lờiXóaLúc nào chả thế, Mỹ cơ mà, chính phủ của họ không bao giờ thiếu tiền, ngân sách chi tiêu cho việc chọc ngoáy các nước khác, đi soi mói là bản tính của họ mà. Dưới góc nhìn của người Mỹ thì Việt Nam không bao giờ và sẽ không bao giờ có cái họ goi là tự do tôn giáo, thước ngắm của họ ghê lắm, cao siêu lắm. Rốt cuộc thì tự do tôn giáo bị xâm hại luôn là cái cớ để Mỹ có cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam mà thôi.
Trả lờiXóaTôn giáo tín ngưỡng ở nước ta lúc nào mà chả được quan tâm, được tạo điều kiện phát triển, mọi người có thể tự do theo hoặc không theo tôn giáo. Người Mỹ phải hiểu chuyện là như thế. Họ chỉ làm cho tình hình chính trị trở nên phức tạp, họ luôn lôi các luận điệu tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo cách đánh giá chủ quan của họ. Tâm địa của người Mỹ cũng như chính quyền Mỹ thế nào chắc không nói ta cũng hiểu họ muốn chuyển hóa bằng được thể chế chính trị ở nước ta, mà con đường ngắn nhất chắc chỉ có tôn giáo thôi
Trả lờiXóaThực tế ở Việt Nam, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, không một tôn giáo nào hoạt động đúng pháp luật mà bị ngăn cấm. Với những nỗ lực về nhân quyền mà Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong thời gian qua có một phần đóng góp không nhỏ từ kết quả của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Đây là những minh chứng rõ ràng nhất để đập tan mọi luận điệu xuyên tạc của Mỹ vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Trả lờiXóaĐời sống tôn giáo ở Việt Nam trong những năm qua đã thể hiện rất rõ sự đổi mới, cởi mở, ghi nhận và sự tạo điều kiện khuyến khích của Nhà nước trên các hoạt động của chức sắc, tín đồ và tổ chức cá nhân để góp phần trong việc phát triển xã hội, đó là đổi mới căn bản. Trước đây, ta coi tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của bộ phận người dân thì nay tỷ lệ này là khá cao, phải coi đó là một nhu cầu của đông đảo người dân. Những luận điệu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt Nam trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền của Mỹ đều là mưu hèn kế bẩn mà thôi.
Trả lờiXóaMỹ vẫn có cái nhìn cực đoan đối với Việt Nam mà. Chắc do nuốt không trôi thất bại năm xưa nên đến nay dù bên ngoài Mỹ tỏ ra thân thiện, hợp tác nhưng đằng sau vẫn ngấm ngầm tìm mọi cách phá hoại Việt Nam
Trả lờiXóaVới những nỗ lực về nhân quyền mà Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong thời gian qua có một phần đóng góp không nhỏ từ kết quả của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Đây là những minh chứng rõ ràng nhất để đập tan mọi luận điệu xuyên tạc của Mỹ vu cáo Việt Nam vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Trả lờiXóaMỹ thì Việt Nam không bao giờ và sẽ không bao giờ có cái họ goi là tự do tôn giáo, thước ngắm của họ ghê lắm, cao siêu lắm. Rốt cuộc thì tự do tôn giáo bị xâm hại luôn là cái cớ để Mỹ có cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam mà thôi.
Trả lờiXóa