Câu chuyện về cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử từ các nước đang có chiến tranh tại trung đông (chủ yếu là Syria) tới các quốc gia châu Âu đã trở thành vấn đề và trách nhiệm của quốc tế. Có nhiều ý kiến khác nhau của các thành viên EU về việc nhận hay không nhận những người nhập cư từ Syria. Bên cạnh những quốc gia có chủ trương ôn hòa, chấp nhận được thì cũng có những quốc gia có hành động cực đoan đối với người dân nhập cư. Trường hợp của Đan Mạch là một ví dụ, có thể nói đó là một hành động mất nhân quyền.
Tất nhiên rằng, khi xem xét vấn đề này dưới góc độ lãnh đạo các quốc gia có người nhập cư, người ta phải cân nhắc dưới nhiều góc độ, từ an sinh xã hội, việc làm, an ninh quốc gia đối với đất nước của họ; thế nhưng, cho dù là cân nhắc kỹ lưỡng đi chăng nữa, người ta chỉ chấp nhận những quyết định đồng ý hay không đồng ý. Nếu không đồng ý cho người dân Syria nhập cư tới, thì những biện pháp đặt ra cũng phải đảm bảo tính nhân văn và quyền con người.
Nhưng dường như, chính phủ Đan Mạch đã không để ý đến điều đó khi Quốc hội nước này đã thông qua “Luật tịch thu của cải của di dân” nhằm ngăn chặn người tị nạn tìm kiếm sự bảo hộ tị nạn tại đất nước Bắc Âu này. "Dự luật trang sức" cho phép tịch thu những tài sản có giá trị hơn 1.450 đôla của những người xin được bảo hộ tị nạn. Những vật có giá trị tình cảm đặc biệt như nhẫn cưới sẽ được miễn trừ. Một điều khoản khác kêu gọi để người tị nạn chờ đợi ba năm, thay vì một năm, trước khi họ có thể nộp đơn xin được đoàn tụ với gia đình của mình. Quyết định đã vấp phải sự đả kích từ dư luận quốc tế. Có người đã so sánh với quyết định của Đức quốc xã tịch thu những vật có giá trị từ người Do Thái trong cuộc diệt chủng Holocaust.
Suy cho cùng, nguyên nhân dẫn đến những cuộc di cư của người dân Syria cũng bắt nguồn từ những toan tính chính trị; mà trong đó có sự tham gia của một số nước EU. Đan Mạch tuy không phải là nước chịu trách nhiệm chính gây ra sự hoang tàn, đổ nát ở Syria, nhưng là một quốc gia thành viên EU, Đan Mạch cần có trách nhiệm hơn với cộng đồng chung này cũng như chia sẻ những khó khăn với người dân Syria. Việc Quốc hội Đan Mạch thông qua dự luật này không chỉ là một quyết định tàn nhẫn mà về phương diện quyền con người, nó còn xâm hại nghiêm trọng nhân quyền. Những người tị nạn, bởi vì họ gặp phải những hoàn cảnh không thể vượt qua nổi nên họ mới tìm đến sự trợ giúp từ quốc tế. Những gì họ mang theo được là những gì còn lại quý giá và thiết thực với họ và gia đình nhất. Nếu ngăn chặn họ bằng cách tịch thu tài sản của họ, thử hỏi rồi sau đó họ sẽ sống như thế nào? Chính phủ Đan Mạch có lẽ đã quyết định một cách vội vàng và sai lầm.
Hình ảnh người dân Syria vượt biển xin tị nạn
Khánh Việt
Việc Đan Mạch có những chính sách nhằm hạn chế người nhập cư tới quốc gia này có thể phần nào hiểu được khi những người đứng đầu đất nước còn phải đảm bảo cho cuộc sống của những người dân của đất nước họ. Song những chính sách cụ thể mà họ đưa ra thì thật khó có thể chấp nhận được.
Trả lờiXóaĐiều khiến dư luận hết sức phẫn nộ và bất bình đó là, trong bài viết này, nhạc sĩ Tuấn Khanh đã cố tình xuyên tạc và xúc phạm lịch sử dân tộc khi làm phép so sánh lực lượng hải quân Việt Nam cộng hòa với bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam. Theo đó, 64 liệt sĩ hy sinh tại trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988 không xứng đáng được tôn vinh bằng những lính ngụy chết trong vụ bán độ lịch sử của Mỹ ngụy ở Hoàng Sa năm 1974.Có thể nói việc nhạc sĩ Tuấn Khanh coi những chiến sĩ hi sinh ở Trường Sa năm 1988 như những người “bị giết chết uất ức vì theo lệnh của chỉ huy trên đất liền là không được đánh trả” là một sự xúc phạm không thể dung thứ đối với anh linh những người đã khuất.
Trả lờiXóaNhìn ở Đức thì người ta cũng đề phòng thôi, như thế mới giảm được di dân, coi như nạp tiền để đảm bảo các vấn đề an ninh xã hội. Tuy nhiên trước sức ép của nhân quyền thì chẳng bao giờ đạo luật này tồn tại được
Trả lờiXóaChính bởi EU cũng "đóng góp" một phần trong đống hoang tàn ở Syria hiện nay nẻn chính các quốc gia ở đây đang phải chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc di dân này. Đan Mạch cũng không phải ngoại lệ. Nhưng đến thời điểm này thì họ đang mắc phải những sai làm nghiêm trọng. Hỏi bên lề một chút là sao không thấy mấy con rận lên tiếng vì vấn đề này nhỉ.
Trả lờiXóaVới tình hình làn sóng di cư tự do diễn ra mạnh mẽ trong năm vừa qua đã gây ra những hậu quả vô cùng to lớn, đặc biệt là về con người. Rất nhiều gia đình rơi vào tình cảnh chia cắt, tình trạng nhập cư bất hợp pháp, những tệ nạn xã hội, dịch bệnh, chạy trốn chiến tranh, áp bức, khủng bố và nghèo đói… Những người tị nạn ở các quốc gia ở Bắc Phi chỉ mong muốn có 1 chỗ ăn ở, để họ làm việc, kiếm sống trong môi trường hòa bình. Vì vậy vấn đề này cần phải được giải quyết triệt để, là vấn đề lâu dài, các quốc gia EU nói chung cần có sự thống nhất về hướng giải quyết cho vấn đề người nhập cư; như vậy tình hình mới được đảm bảo được.
Trả lờiXóaVới mong muốn bằng mọi cách để đến châu Âu, hàng nghìn người đã di cư, mang theo con cái và gia đình của mình trải qua nhiều sóng gió, lênh đênh trên biển, xô lấn nhau để tìm đến miền đất mới. Tuy nhiên, nếu để tình trạng hỗn loạn này diễn ra như hiện nay thì thật sự rất khó kiểm soát, đơn giản bắt đầu từ văn hóa, ngôn ngữ, những yếu tố về kinh tế, xã hội. Chúng ta đồng cảm và chia sẻ những đau thương mất mát với những người xấu số đang phải lo sợ, đang phải chạy trốn trước những tội ác mà chính con người đã gây ra cho con người. Và việc làm của chính phủ Đan Mạch là việc làm hết sức đáng phê phán lên án.
Trả lờiXóaCó thể nói làn sóng di cư ở các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi (Lybia, Ai Cập, Syria, Iraq, Afghanistan…) là do những bất ổn chính trị – xã hội, tình trạng nghèo đói, kinh tế không thể phát triển, tình trạng bạo lực, chiến tranh bùng phát, vi phạm nhân quyền thêm vào đó là sự hoành hoành của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo tự xưng” (IS)… Mà nguyên xnhân của nó có thể là bắt nguồn từ những toan tính chính trị; mà trong đó có sự tham gia của một số nước EU. Đan Mạch là quốc gia trong EU, nhưng không nhất thiết họ phải làm như vậy, nền kinh tế của Đan Mạch cũng là dạng khá của châu ÂU, tuy nhiên ũng phải đảm bảo tính nhân văn và quyền con người. Chán thật.
Trả lờiXóaTrước hậu quả của làn sóng đi cư mạnh mẽ ở các nước châu Âu đang làm chấn động dư luận thế giới những ngày qua đã cho thấy những vấn đề còn tồn tại của các nước được nhiều người gọi là thiên đường. Bây giờ họ sang nước ngoài để di cư thì lại đóng cửa với lý do là không tiếp nhận những người mà không mang lại cho họ lợi ích và thẳng tay đàn áp những người di cư bất hợp pháp . Giá trị của dân chủ, tự do và nhân quyền của các nước phương Tây là thế sao? Và việc châu Âu có phải là miền đất hứa của những con người nghèo khổ hay không đó vẫn là dấu chấm hỏi lớn. Điều này, đặt ra những nỗi niềm trăn trở cho những nhà lãnh đạo các nước.
Trả lờiXóaViệc Quốc hội Đan Mạch thông qua dự luật “Luật tịch thu của cải của di dân” không chỉ là một quyết định tàn nhẫn mà về phương diện quyền con người, nó còn xâm hại nghiêm trọng nhân quyền. Những người tị nạn, bởi vì họ gặp phải những hoàn cảnh không thể vượt qua nổi nên họ mới tìm đến sự trợ giúp từ quốc tế. Những gì họ mang theo được là những gì còn lại quý giá và thiết thực với họ và gia đình nhất. Nếu ngăn chặn họ bằng cách tịch thu tài sản của họ, thử hỏi rồi sau đó họ sẽ sống như thế nào? Chính phủ Đan Mạch có lẽ đã quyết định một cách vội vàng và sai lầm. Mong rằng các nhà lãnh đạo có biện pháp hợp tình, hợp lý hơn!
Trả lờiXóa