PHÓNG VIÊN LỘNG QUYỀN
Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016
XỨ THANH
Phóng viên – thuật ngữ để chỉ những người tác nghiệp về nghiệp vụ báo chí trong các tờ báo, đài truyền hình, đài phát thanh… Khi cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng nâng cao, nhu cầu tinh thần đòi hỏi con người ta được tiếp cận nhiều thông tin về mọi mặt của xã hội thì phóng viên ngày càng trở thành một lực lượng quan trọng trong quá trình cung cấp thông tin cho người dân. Thống kê tại Việt Nam cho thấy, hầu hết dân số Việt Nam đều có thói quen đọc tin, nghe đài, xem ti vi nhằm thu thập thông tin. Rõ ràng từ những nhu cầu thiết thực của con người dẫn đến vai trò quan trọng của phóng viên.
Thực tế thời gian qua cho thấy, vai trò của phóng viên đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho người dân, đặc biệt là các thông tin liên quan đến quyền và lợi ích của người dân. Điển hình như vấn đề xả thải của Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng hệ sinh thái 4 tỉnh miền trung Việt Nam, vấn đề thực phẩm bẩn như thịt lợn bẩn, rau bẩn, công nghệ bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, tình trạng tham ô, quan liêu… đã kịp thời giúp cho cơ quan chức năng có những thông tin hữu ích nhằm trấn áp, phòng ngừa có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật, kẽ hở trong công tác quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, vai trò của phóng viên càng lên cao thì đạo đức phóng viên lại cần phải xem xét. Thực tế cho thấy, không ít phóng viên (cả trong nước và nước ngoài) vì đảm bảo tính cạnh tranh, tính thời sự nhằm thu hút người xem, người đọc đã đưa tin sai sự thật, đưa tin chưa có kiểm chứng cho người đọc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính trị, thanh danh của cá nhân. Thậm chí có những phóng viên sử dụng thẻ nhà báo trực tiếp đe doạ cá nhân, tổ chức trong đó có cả những lực lượng chức năng như Công an, quân đội.
Sự việc tại Huyện Đông Anh, Hà Nội, phóng viên Quang Thế (báo Tuổi trẻ) cố gắng can thiệp vào quá trình bảo vệ hiện trường, quá trình điều tra vụ án mạng là một thực trạng tiêu biểu cho “sự lộng hành” của một số phóng viên hiện nay. Cố gắng tiếp cận hiện trường trước sự giải thích ngăn chặn của lực lượng chức năng, rồi đe doạ lực lượng chức năng là những mục đích mà phóng viên đó quan tâm, bỏ ngoài mục đích cao nhất là truy tìm, xử lý đúng tội phạm. Sự việc trên cho ta thấy lương tâm nhà báo đang là một vấn đề cần được xã hội quan tâm và lên án.
Ở nước ngoài, hoạt động báo chí được ra đời từ rất sớm và hoạt động rất mạnh, chuyên nghiệp nhưng người ta chưa bao giờ có những hành vi như phóng viên Quang Thế. Mọi người đều tôn trọng pháp luật, tôn trọng mục đích chung cao nhất. Đó mới chính hoạt động báo chí
Tags:
AN NINH QUỐC PHÒNG,
Bộ sưu tập
Ở nước ngoài, hoạt động báo chí được ra đời từ rất sớm và hoạt động rất mạnh, chuyên nghiệp nhưng người ta chưa bao giờ có những hành vi như phóng viên Quang Thế. Mọi người đều tôn trọng pháp luật, tôn trọng mục đích chung cao nhất. Đó mới chính hoạt động báo chí
Trả lờiXóaPhải công nhận là các chiến sỹ công an đánh phóng viên là việc làm sai, nhưng nói đi cũng phải nói lại, đã là phóng viên là phải đưa tin chính xác mà muốn có tin chính xác thì phải đợi công an điều tra xong rồi tự họ sẽ thông báo. Bên cạnh đó, qua phân tích của tác giả bài viết ta thấy đây thực sự là vụ việc đáng buồn cho đạo đức nghề báo. Vì sao ư? vì lợi nhuận mà gây sự rồi lợi dụng dựng chuyện công an đánh người nhằm bôi nhọ lực lượng công an. Có lẽ đã đến lúc các cơ quan chức năng nên vào cuộc để điều tra làm rõ chân tướng sự việc
Trả lờiXóaBáo chí cần phải thông tin một cách chuẩn xác chứ không phải suy diễn như vậy. Hành vi xông vào hiện trường vụ án của hai anh phóng viên khi chưa được sự đồng ý của cơ quan công an liệu chúng ta có thể hiểu là họ đang có ý đồ gì đây? Chỉ cần điều đó cũng đủ thấy sự dàn dựng của cái clip mà báo Thanh niên đưa lên là có ý muốn vu khống, bôi nhọ danh dự các chiến sỹ công an rồi. Cần xử lý thật nghiêm mấy cá nhân có liên quan để làm bài học cảnh tỉnh cho những phóng viên báo chí khác
Trả lờiXóaQua các clip cũng cho thấy, anh cảnh sát hình sự Nguyễn Danh Thắng đã giải thích nhẹ nhàng với phóng viên rằng, "đây là vụ trọng án, anh em đang tập trung điều tra như phóng viên đã thấy, mong anh hợp tác" và yêu cầu phóng viên ra khỏi khu vực hiện trường. Tuy nhiên hình ảnh trong clip cho thấy các phóng viên vẫn không chịu chấp hành mà cố tình gây sự, xông vào khu vực cấm. Vì vậy, thiết nghĩ, Bộ công an, Công an Hà Nội nên gấp rút, nhanh chóng làm rõ những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức quy trình làm báo của phóng viên Trần Quang Thế. Tránh để dư luận xấu
Trả lờiXóaThật buồn cười cho những người phóng viên này chỉ vì muốn đưa tin được nhanh (thực chất là để kiếm view cho bài báo của mình) đã cố tình phớt lờ điều đó, nhảy cả vào hiện trường đang được bảo vệ. Khi bị nhắc nhở còn chửi bới lại cảnh sát và đòi kiểm tra thẻ ngành. Hy vọng rằng các cơ quan chức năng sẽ có những cách xử lý dĩ hòa vi quý vừa có tính giáo dục, thiếu tính răn đe để tránh những sự việc tiếp theo xảy ra
Trả lờiXóaNhiệt tình và ngây thơ về chính trị đã khiến anh công an hình sự mắc bẫy truyền thông. Chuyện anh cảnh sát hình sự kia đá đít phóng viên là không đẹp và đáng bị lên án. Nhưng đáng nói hơn là chính các phóng viên báo chí đã vi phạm pháp luật và quy trình tác nghiệp, nhưng họ và ngay cả cơ quan quản lý họ cũng không nhận ra rằng mình đã sai và tiếp tục có những hành vi sai lầm. Có thể thấy với hành vi này, 2 anh phóng viên có thể đã vi phạm Điều 257 Bộ Luật Hình sự. Cho đáng đời
Trả lờiXóaTheo tôi nghĩ cần có những hình phạt thật mạnh tay, đủ sức răn đe, không thể để cho cái lũ kền kền lải nhải thêm nữa. Các cơ quan báo chí cần có những biện pháp quản lý hoạt động của cộng tác viên và các nhà báo, không để các thế lực thù địch lợi dụng làm xã hội thêm phức tạp. Hành động của phóng viên Trần Quang Thế và Phan Huy Trung này mà ở nước ngoài chắc là tù mọt gông rồi.
Trả lờiXóaBáo chí gánh vác vai trò quan trọng trong dẫn dắt dư luận tới những giá trị chân thực phản ánh muôn màu cuộc sống, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời nhanh chóng tới người dân góp phần phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Mong rằng các nhà báo phát huy bản lĩnh chính trị, vững vàng trước những cám dỗ tầm thường, nêu cao tinh thần, đạo đức nghề nghiệp. Chứ đừng như cái anh Trần Quang Thế và Phan Huy Trung vì tiền mà gây sự với lực lượng chức năng kiểu Chí phèo thời đại @ vậy. CHả đâu với đâu, sớm muộn gì cũng bị phạt vì cái tội ngu cho mà xem
Trả lờiXóaTrước một vụ (nghi) án mạng, công an đang vất vả tìm cách bảo vệ nguyên vẹn hiện trường để lực lượng kỹ thuật hình sự vào cuộc điều tra mà các bạn nhà báo này tác nghiệp chả khác gì hành vi hôi của. Nói cho đúng, chính các bạn báo đang cản trở công an tác nghiệp chứ không phải công an cản trở các bạn.
Trả lờiXóaChúng ta hãy xem lại clip và suy nghĩ đôi chút, anh nhà báo như vịt, băng qua đường như tranh như cướp, chả khác gì đám bán hàng rong chèo kéo du khách nơi lễ hội hay bờ hồ, ấy là chưa kể đến thái độ hống hách, xách nhiễu rất côn đồ. Hành vi của các nhà báo đã vô tình làm mất trật tự giao thông, tạo ra khung cảnh nhốn nháo, hỗn loạn làm ảnh hưởng tới sự tác nghiệp của cơ quan điều tra.
Trả lờiXóaChúng ta cũng nên hiểu, khu vực người nằm chết dưới gầm và cả khu vực chiếc taxi đỗ cũng đều là hiện trường vụ án. Khu vực này cần được phong tỏa để phục vụ khám nghiệm hiện trường. Khi chưa có dây căng, rào chắn để bảo vệ hiện trường thì công an sẽ phải cực chẳng đã sử dụng con người để bảo vệ vì không phải lúc nào cũng có đủ điều kiện để mà chăng dây
Trả lờiXóaThật là nực cười, không ai không thấy khi anh công an đã cực kỳ trách nhiệm khi phải yêu cầu thậm chí van xin các phóng viên không vào khu vực bảo vệ. Nhưng rất tiếc phóng viên này đã quá coi thường người khác, bỏ ngoài tai mọi yêu cầu của những người thi hành công vụ, thay vào đó là lý sự cùn kiểu đe dọa “tung lên mạng lên báo”, lăng mạ, bảo sao lại bị đánh
Trả lờiXóaCách hành xử của người phóng viên này là đúng sao, thực sự là thiếu văn minh, không hợp pháp và vô cùng tai hại bởi hành động của anh ta có thể làm mất đi hoặc thay đổi các dấu vết tại hiện trường vụ án. Không những thế còn có cả sự lăng mạ cảnh sát, nó thể hiện sự lì lợm của anh ta không xuất trình được giấy tờ và tất nhiên cái đá đít là cái giá phải trả.
Trả lờiXóaNếu ở phương Tây, tôi chắc anh phóng viên này sẽ bị còng tay vùi mặt xuống đất và còn có thể ăn kẹo đồng nữa cơ. Làm gì có thể loại phóng viên cản trở cả quá trình bảo vệ hiện trường của cơ quan công an, khi bị ngăn cản còn thể hiện giễu võ giương oai, lăng mạ người đang làm nhiệm vụ
Trả lờiXóaChúng ta thấy rõ rằng, đồng chí đội trưởng điều tra hình sự đã ra lệnh “Các đồng chí hãy trấn áp đối tượng này, đưa về trụ sở cho tôi”. Câu nói này diễn ra trong bối cảnh các phóng viên khác vẫn đã và đang được tạo điều kiện thuận lợi để tác nghiệp trong phạm vi cho phép, nó đã thể hiện được phần nào hành vi vi phạm của đối tượng phóng viên kia
Trả lờiXóaChúng ta cứ xem lại đoạn clip thì thấy rõ rằng anh công an thiếu kiềm chế (đây là một điều đáng trách trong công việc và anh đã phải nhận hình thức xứ lý thích đáng) trong khi tay phóng viên ra sức khiêu khích nên mới tới nông nỗi này. Vậy thì tại sao phóng viên bị xử lý lại kêu gào lên
Trả lờiXóaphóng viên ở Việt Nam bây giờ cũng như là một ông quan to vậy, đi tới đâu cũng lấy cái thẻ phóng viên ra như thể là cái lệnh bài vậy, dùng thẻ phóng viên để xin cũng có, làm việc cũng có rồi đe dọa người khác thì lại càng không thiếu! thế mới biết sức mạnh của thông tin nó lớn thế nào, kéo theo đó đương nhiên sẽ là những phóng viên ngông cuồng thôi!
Trả lờiXóadưới ngòi bút của những con người được mệnh danh là phóng viên thì chả biết là đúng sự thật hay sai sự thật thì trước hết cứ là kéo theo dư luận của cả nước, thậm chí là cả thế giới nữa nên mấy ông nhà báo tự cho mình nhiều cái quyền lắm! giờ ai gặp những người mang trong mình cái thẻ nhà báo cũng phải nể sợ đấy! nực cười thật!
Trả lờiXóa