CHIẾN LƯỢC HƯỚNG ĐÔNG CỦA NGA

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017
Tags: , ,

37 nhận xét:

  1. Chính sách “Hướng Đông” của Nga nhằm mục tiêu giảm bớt sự phụ thuộc về kinh tế của nước này vào phương Tây và lợi dụng các nền kinh tế đang lớn mạnh của châu Á. Chính sách này sẽ được thúc đẩy hơn nữa do giá dầu sụt giảm và những biện pháp trừng phạt của phương Tây mà đã đẩy nền kinh tế Nga vào khủng hoảng.

    Trả lờiXóa
  2. Lý do chủ yếu cho chính sách hướng Đông của Nga đó là: mong muốn giảm bớt sự phụ thuộc về kinh tế của nước này vào phương Tây (và đặc biệt là châu Âu) sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc khủng hoảng Khu vực đồng euro

    Trả lờiXóa
  3. Với các mối quan hệ của Nga với phương Tây và nền kinh tế của cả hai bên đều trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, Nga đã nhìn sang châu Á để tìm kiếm sự giúp đỡ của các nước tại đây. Giúp đỡ ở đây là hai bên cùng có lợi để từ đó đa dạng hóa các quan hệ

    Trả lờiXóa
  4. Nhiều năm qua, bất cứ khi nào Nga gặp khó khăn trong quan hệ với phương Tây, Moscow sẽ chuyển hướng bằng cách mở rộng quan hệ với các quốc gia thuộc khu vực châu Á- Thái Bình Dương để tìm sự cân bằng ở đó nên các mối quan hệ luôn không được bền chặt. Với nước ta cũng như vậy

    Trả lờiXóa
  5. những điều mà tất cả các nước lớn đều hướng vào một trong những khu vực có nhiều tiềm năng như biển đông đấy chính là những thứ mà các nước đang cố gắng chiếm lấy nó và thực sự không bao giờ làm được đâu vì nước việt nam làm chủ bao đời nay mà

    Trả lờiXóa
  6. Trong mối quan hệ với các nước ở khu vực Châu Á trong chính sách hướng Đông của tổng thống Putin chủ yếu tập trung vào mối quan hệ với Trung Quốc mà hầu như bỏ qua các nước khác, may chăng chỉ có Việt Nam ngoài Trung Quốc là có quan hệ tốt với Nga mà thôi

    Trả lờiXóa
  7. Kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước ông xoay sang hướng Đông trong năm 2010, chính sách của Putin đã bị chỉ trích vì tập trung quá nhiều vào Trung Quốc mà không chú ý nhiều đến Đông Nam Á. Có lẽ ông thấy Đông Nam Á chưa đủ tầm chăng?

    Trả lờiXóa
  8. Trong các mối quan hệ quốc tế thì chủ yếu là thay đổi chạy theo lợi ích mà thôi. Có một câu khá hay đó là "Không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn". Putin đã thực hiện câu nói này một cách quá xuất sắc.

    Trả lờiXóa
  9. Đây là lời cảnh tỉnh cho những ai đã, đang và sẽ đặc niềm tin vào chú gấu Nga đang bị đói, cần thức ăn, chú có thể ăn bất cứ thứ gì chú ta gặp.Những ai tuyệt đối hóa quan hệ với Nga ắt sẽ bị trả giá, nên thức tỉnh nếu không sẽ muộn

    Trả lờiXóa
  10. Theo tôi, Nga giờ lo cho mình còn chưa xong nói gì đến hướng đông với tây. giờ chỉ biết chạy theo Trung quốc để cứu vớt nền kinh tế suy sụp. Việt Nam ta về lâu dài ko nên trông cậy vào Nga

    Trả lờiXóa
  11. Rõ ràng sức mua vũ khí Nga của Trung quốc lớn hơn nhiều các nước Đông Nam Á, hai nước họ cần có nhau. Còn các nước Đông Nam Á có quyền lợi mâu thuẫn với Trung quốc ở Biển Đông không lọt mắt xanh của người Nga vì tiềm năng nhỏ bé và không ai muốn đứng vào " chiến hào chống Mỹ " cùng với Trung quốc và Nga cả. Hy vọng rằng Nga không đi tiếp một bước nữa là giúp Trung quốc độc chiếm Biển Đông. Vì nếu chiếm đươc xong rồi thì sẽ đến lượt nước bạn

    Trả lờiXóa
  12. Không có tình bạn vĩnh viễn - chỉ có lợi ích vĩnh viễn mà thôi. Khi nào tìm được lợi ích chung - thành bạn bè. Khi nào không tìm được lợi ích chung - bỏ qua nhau, khi nào có xung đột - thành thù. Trong quan hệ quốc tế đơn giản vậy thôi mà

    Trả lờiXóa
  13. Các nước đều đổ xô vào biển Đông, tầm ảnh hưởng của VN có lẽ sẽ được nâng lên. Anh bạn Nga cũng đã nhảy vào cuộc, Mỹ muốn xác lập sự ảnh hưởng của mình sâu sắc hơn trong khu vực để kiềm hãm sự phát triển của anh TQ. Nhưng cuộc đấu đá giữa mấy ông lớn này có lẽ Việt Nam nên ở ngoài cuộc, khéo léo ngoại giao chứ không nên ngả về bên nào.

    Trả lờiXóa
  14. Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng mà Mỹ, Nga, TQ đều muốn chiếm lĩnh, gây ảnh hưởng ở đó. Giờ Nga cũng chuyển hướng chiến lược sang Đông Nam A rồi, bắt đầu bằng việc tăng cường mối quan hệ với các nước. Nếu tận dụng tốt, Việt Nam có thể có nhiều lợi ích.

    Trả lờiXóa
  15. Trong ba anh thì vẫn tin tưởng anh Nga nhất vì người Nga họ yêu hòa bình, luôn giúp đỡ Việt Nam dù có sự khác nhau vè chế độ. Nga chuyển hướng sang biển ĐÔng mong răng khu vực này sẽ ổn định hơn, TQ sẽ không dám có những động thái ngang ngược trên biển.

    Trả lờiXóa
  16. việc biển đông ngày càng được nhiều người chú ý đến thức sự không có nhiều lợi ích với việt nam. những căng thẳng trên biển đông với trung quốc đã là quá đủ, nhưng nếu có sự tham gia của các nước với sự hiện diện quân sự thì không biết chủ quyền của việt nam có có thể giữ được bao lâu.

    Trả lờiXóa
  17. Biển Đông càng ngày càng được nhiều ông lớn quan tâm đến, cũng chẳ biết nó là tốt hay xấu nữa, nhiều người thì tình hình nó càng hỗn độn, nhưng mà cũng là cơ hội để kìm hãm sự bành trướng của ông Tàu.

    Trả lờiXóa
  18. Theo giới quan sát, hệ quả của việc Mỹ và phương Tây cấm vận kinh tế, không coi trọng vị thế và lợi ích của Nga trong khu vực và toàn cầu, khiến quan hệ Nga - phương Tây ngày càng xấu đi, thì Nga đã quyết định điều chỉnh chiến lược đẩy mạnh hướng Đông. Tuy vậy, trong từng chính sách của mình, họ cũng không muốn ra mặt đối đầu với Mỹ, nước cũng đang xoay trục của mình sang châu Á, đặc biệt là khu vực phía đông.

    Trả lờiXóa
  19. Nga khẳng định sẽ tiếp tục duy trì đường lối đối ngoại theo hướng nỗ lực bảo đảm lợi ích quốc gia bằng các giải pháp hòa bình, tránh đối đầu với Mỹ, NATO và tập trung vào việc tìm kiếm đối tác nhằm phát triển nội lực, tăng cường vị thế của mình trong khu vực và trên trường quốc tế. Điều cần làm lúc này có lẽ là tạo cân bằng trong quan hệ với ca phương tây và châu Á.

    Trả lờiXóa
  20. Sự điều chỉnh chiến lược của Nga đối với Mỹ và phương Tây liên quan đến khủng hoảng Ucraina được thực hiện tương đối toàn diện trên các mặt từ chính trị, quân sự, kinh tế và ngoại giao. Những điều chỉnh này của Nga đang phát huy được những hiệu quả nhất định. Nó được hy vọng sẽ giảm bớt tình trạng bị cô lập hiện nay do Mỹ và phương Tây tạo ra cho nước này.

    Trả lờiXóa
  21. Một năm trước khi Chính quyền Obama công bố chiến lược tái cân bằng sang châu Á, thì Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố Nga sẽ “hướng Đông”. Đây được xem là một hành động khôn ngoan của nước này trong nỗ lực phá bỏ thế cô lập đã được Mỹ và phương tây tạo ra xung quanh nước này.

    Trả lờiXóa
  22. Với chính sách đối ngoại mềm dẻo nhưng cương quyết thời gian qua tuy chưa mang lại hiệu quả trực tiếp đối với các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU, nhưng đã khẳng định được vị thế của Nga trên trường quốc tế. Qua đó, họ cũng muốn khẳng định rằng, Mỹ và phương Tây không thể nào một tay che trời được.

    Trả lờiXóa
  23. Kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin nắm quyền vào năm 2000, chính sách châu Á của Nga là lấy Trung Quốc làm trung tâm. Nhưng nỗi lo sợ của Moskva về việc bị hạ thấp vị thế trở thành đối tác phụ thuộc cấp thấp và kinh tế Trung Quốc giảm tốc đã buộc Điện Kremlin phải tìm kiếm những cơ hội mới ở châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á.

    Trả lờiXóa
  24. Cùng với chính sách đẩy mạnh hướng Đông của Nga, sự cạnh tranh địa - chiến lược giữa các nước lớn cũng tác động không nhỏ đến tình hình chính trị - an ninh tại khu vực. Dưới góc độ tích cực, trước hết nó giúp tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước lớn với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra hệ lụy khó lường trong quan hệ khu vực và thế giới.

    Trả lờiXóa
  25. Phó đô đốc Mikhailov cho biết Nga đang muốn tăng ảnh hưởng trên Biển Đông. Ông khẳng định nước này sẽ tham gia nhiều cuộc diễn tập chung cùng Trung Quốc và Malaysia, chứ không chỉ giới hạn với Philippines. Điều đó đã cho thấy sự xuay trục sang châu Á của Nga.

    Trả lờiXóa
  26. Những điều chỉnh về mặt đối ngoại của Nga đang phát huy được những hiệu quả nhất định. Mặc dù Nga vẫn đang bị cô lập về chính trị và chịu ảnh hưởng nặng nề từ các lệnh trừng phạt về kinh tế, nhưng nước này cho thấy được khả năng thích ứng và phát triển của mình.

    Trả lờiXóa
  27. Cũng như Trung Quốc không công khai ủng hộ Nga về vấn đề Ukraine (nước này bỏ phiếu trắng trong một cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc hồi tháng 3/2014), Moskva đã không công khai ủng hộ Bắc Kinh ở Biển Đông – mặc dù Ngoại trưởng Lavrov đã nhắc lại quan điểm của Trung Quốc rằng vấn đề phải do chính các bên tuyên bố chủ quyền tự giải quyết mà không có “sự can thiệp của nước ngoài”, ngầm ám chỉ đến Mỹ - vì điều này có thể gây tổn hại đến mối quan hệ với Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  28. Philippines là đồng minh lâu năm của Mỹ, nhưng quan hệ giữa hai nước đã trở nên căng thẳng kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền. Ông Duterte cho biết Philippines có thể tìm tới Nga để mua vũ khí và nhận hỗ trợ quân sự khi quan hệ với Mỹ trở nên xấu đi. Năm 2017 sẽ đánh dấu việc các nước đồng minh của Mỹ sẽ xích lại gần Nga-một điều mà người Mỹ không hề mong muốn.

    Trả lờiXóa
  29. Trừng phạt kinh tế của Mỹ và phương Tây đã làm cho Nga phải đối mặt với những khó khăn nhất định như: lạm phát, thất nghiệp gia tăng, đồng rúp mất giá, đời sống người dân khó khăn… những khó khăn trên có thể sẽ làm cho kinh tế Nga chậm phát triển chứ khó có thể dẫn đến sự đổ vỡ.

    Trả lờiXóa
  30. Với các mối quan hệ của Nga với phương Tây và nền kinh tế của cả hai bên đều trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, Điện Kremlin đã nhìn sang châu Á để tìm kiếm sự giúp đỡ. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và với lòng ham muốn đến khát khao nguồn tài nguyên thiên nhiên, không có gì ngạc nhiên khi chính sách châu Á của Putin đã tập trung vào Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  31. Một năm trước khi Chính quyền Obama công bố chiến lược tái cân bằng sang châu Á, thì Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố Nga sẽ “hướng Đông”. Điều gì thúc đẩy chính sách Hướng Đông của Putin và liệu kết quả có như mong đợi? Lập trường của Nga và tác động như thế nào đến tình hình Biển Đông? Với các mối quan hệ của Nga với phương Tây và nền kinh tế của cả hai bên đều trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, Điện Kremlin đã nhìn sang châu Á để tìm kiếm sự giúp đỡ. CHúng ta cần hết sức cảnh giác trước những biến động mau lẹ này của tình hình thế giới

    Trả lờiXóa
  32. Mặc dù Nga thấy họ là một sức mạnh vĩ đại và đòi hỏi một vị thế xứng đáng, họ có rất ít thời gian cho các tổ chức đa phương. Trong đó Nga thiếu ảnh hưởng đáng kể tại các diễn đàn của ASEAN, bao gồm hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Thấy rõ được bản chất cục diện và xu hướng diễn biến tình hình Biển Đông để tính toán những giải pháp phù hợp, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc thiết nghĩ là điều vô cùng cần thiết.

    Trả lờiXóa
  33. Trong bối cảnh nước Nga đang chịu áp lực lớn từ lệnh trừng phạt của phương Tây, vấn đề kinh tế được nhà lãnh đạo Nga đặt lên hàng đầu trong cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Trung Quốc. Đó là những nỗ lực để tích hợp sáng kiến Vành đai kinh tế, Con đường tơ lụa do Trung Quốc phác thảo với Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU) do Nga khởi xướng và việc Nga xuất khẩu năng lượng tới Trung Quốc cũng như Trung Quốc đầu tư cơ sở hạ tầng tại Nga. Hiện nay, Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Mátxcơva, trong khi Nga là thị trường cung cấp năng lượng, sản phẩm kỹ thuật cao quan trọng nhất cho Trung Quốc. Bên cạnh đó chính sách xoay trục gần đây của Putin chắc chắn sẽ làm tình hình quan hệ quốc tế giữa các siêu cường trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết

    Trả lờiXóa
  34. Thế giới hiện nay đang chuyển từ trật tự đơn cực sang cấu trúc đa trung tâm, mà nòng cốt là sự tương tác của các trung tâm sức mạnh hàng đầu, nhằm cùng nhau phối hợp để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Vì thế, tương lai của thế giới không thể do một nhóm nhỏ quốc gia và càng không thể do một quốc gia nào đó định đoạt. Thực tiễn các cuộc chiến tranh, xung đột gần đây ở Áp-ga-ni-xtan, I-rắc, Li-bi,… và Xy-ri cho thấy, một số thế lực quốc tế theo đuổi tham vọng sử dụng sức mạnh của mình để áp đặt ý chí chính trị cùng “tiêu chuẩn kép” cho các quốc gia khác. Như vậy, chiến lược đối ngoại mới của Liên bang Nga được xây dựng và thực thi trong một giai đoạn lịch sử có tính bước ngoặt của thế giới đương đại; trong đó, nước Nga muốn đóng vai trò là một trong những trụ cột của nền hòa bình và an ninh quốc tế.

    Trả lờiXóa
  35. Trước đây Nga đã chủ trương trung lập, cẩn thận không làm mất lòng 2 đối tác gần gũi nhất của mình ở châu Á, đó là Trung Quốc và Việt Nam, trong đó có yêu sách chồng lấn ở Biển Đông (do Trung Quốc đơn phương tạo ra tranh chấp). Trước khi Tòa Trọng tài Thường trực công bố phán quyết vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, Bắc Kinh dựa vào Mowcow để xác nhận lập trường của mình rằng: vụ kiện, phiên tòa và phán quyết này là bất hợp pháp. Lập trường của Nga ngược hẳn với Mỹ, Nhật Bản và Australia, ba nước đã kêu gọi các bên tranh chấp tuân thủ Phán quyết Trọng tài. Trung Quốc đã và sẽ vô cùng biết ơn Nga vì sự "đoàn kết và ủng hộ" trong vấn đề Biển Đông. Thật sự là các bên chơi với nhau chỉ vì lợi ích mà thôi

    Trả lờiXóa
  36. Trên hướng châu Á - Thái Bình Dương, Nga đẩy mạnh tham gia các quá trình liên kết khu vực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước, nhất là xúc tiến phát triển thương mại và đầu tư tại vùng Viễn Đông của nước này. Với vị thế là một cường quốc lâu năm, Nga tích cực đề xuất các sáng kiến nhằm kiến tạo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương một cơ cấu an ninh và hợp tác mới, dựa trên cơ sở nguyên tắc tập thể, không tham gia các khối liên minh, thực hiện nguyên tắc an ninh công bằng và không thể tách rời giữa các nước. Trong đó, Nga chủ trương củng cố và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác chiến lược với Trung Quốc; đối tác chiến lược với Ấn Độ và phấn đấu đưa quan hệ giữa nước này với Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lên tầm đối tác chiến lược vào năm 2020. Đồng thời, thúc đẩy phát triển hợp tác hai bên cùng có lợi với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a,… và các quốc gia có vai trò then chốt khác ở khu vực.

    Trả lờiXóa
  37. Theo giới phân tích quốc tế, trong bối cảnh hiện nay, việc Nga điều chỉnh chính sách đối ngoại là bước đi cần thiết của nước này, nhằm ổn định và thích nghi trong hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, việc Nga có đạt được các mục tiêu đối ngoại của mình hay không và đạt được ở mức độ nào, còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố cả về nội lực, ngoại lực, trong khi nền kinh tế của nước này vẫn chưa sáng sủa. Vì thế, dư luận cho rằng, hiệu lực và hiệu quả chính sách đối ngoại mới của Nga vẫn đang là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

    Trả lờiXóa