MỸ SẼ CỨNG RẮN TẠI BIỂN ĐÔNG

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017
Tags:

54 nhận xét:

  1. Biển Đông là một khu vực rất quan trọng. Mặc dù Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động cải tạo, quân sự để thực hiện dã tâm độc chiếm nó thành ao nhà của mình. Thế nhưng, với tình hình hiện nay, Mỹ vẫn còn có thể thay đổi cục diện nếu tập trung hết mức. Mối quan hệ Nga-Trung về bản chất cũng chỉ là một hợp đồng mà thôi; tạm bắt tay nhau vì lợi ích chung là đối đầu với sức mạnh của Mỹ. Tuy nhiên, thế giới ngày nay không điều gì là không thể và nếu cần, Mỹ cũng có thể làm điều tương tự với một trong hai quốc gia còn lại.

    Trả lờiXóa
  2. Những tuyên bố cứng rắn và cương quyết của ông Donald Trump khi vừa nhậm chức; thời điểm mà người ta vẫn còn nghi ngờ về chủ trương của ông và cho rằng, ông yếu hèn trước Nga và Trung Quốc. Khẳng định này của chính phủ Mỹ cho thấy, ông Donald Trump đang muốn hướng sự quan tâm tới Trung Quốc, tới những tranh chấp ở biển Đông. Đó có thể được coi là một nước đi khá khôn ngoan trong bối cảnh tình hình chiến lược ở khu vực Trung Đông, Đông Âu, Bắc Phi gần như Nga đã chiếm ưu thế. Vì vậy, tính toán của ông Trump có vẻ như đang hướng tới cô lập sự vùng lên của Trung Quốc khi vẫn còn có thể.

    Trả lờiXóa
  3. Trump cũng hẳn phải nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của biển Đông, nếu để mất nó vào tay Trung Quốc thì Mỹ sẽ bị yếu thế và điều đó ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu "make america great again" của ông Trump. Mềm mỏng nhưng vẫn phải cứng rắn, ông Trump không muốn bị TQ vượt mặt thì tất phải có những động thái cứng rắn thôi. Hẳn là nước Mỹ sẽ không còn tuyệt vời nếu bị TQ vượt mặt.

    Trả lờiXóa
  4. Có thể ông Trump chỉ sử dụng vấn đề Biển Đông như một lá bài để mặc cả cho lợi ích của nước Mỹ hơn là tìm mọi cách để giữ vấn đề an ninh của nước Mỹ ở khu vực đó như quan điểm của nội các trước đây. Quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam dưới nội các của ông Trump có thể giống như hiện nay hoặc giảm xuống một chút, nhưng không hẳn là đi ngược lại. Vì vậy chúng ta nên đề cao cảnh giác trước những biến động khôn lường của tình hình thế giới và khu vực

    Trả lờiXóa
  5. Khi tranh cử, ông Trump cam kết sẽ tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ, nhất là hải quân, nhưng ông không cho biết chi tiết về cách tiếp cận của ông đối với hành động ngày càng táo bạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên người Mỹ vẫn là người Mỹ với những mưu mô chả biết được thế nào. Nhất là khi họ lại được đứng đầu bởi 1 con người tính khí bất ổn thì chả biết đâu mà lần được, cứ nhìn vụ TTP thì biết đó nhỉ

    Trả lờiXóa
  6. Chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump hôm nay cam kết Mỹ sẽ ngăn chặn Trung Quốc chiếm giữ các khu vực thuộc vùng biển quốc tế ở Biển Đông. Chính phủ mới của Mỹ được cho là sẽ “giã biệt” cách thức tiếp cận có phần thận trọng của Chính phủ tiền nhiệm đối với Trung Quốc trước tham vọng độc chiếm Biển Đông. Hơn bao giờ hết, trong bối cảnh tình hiện nay, nhìn nhận vấn đề thấu đáo mỗi người dân Việt Nam hãy đặt niềm tin vào chủ trương bảo vệ chủ quyền của Đảng, Nhà nước; cảnh giác tránh không để mắc mưu của các đối tượng phản động chia rẽ làm giảm sức mạnh của toàn dân tộc.

    Trả lờiXóa
  7. Chính sách châu Á – Thái Bình Dương sẽ không có sự thay đổi nhưng thế đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ dường như sẽ vẫn tiếp tục trên Biển Đông. Mỹ mở rộng hoạt động tuần tra nhằm vào Trung Quốc thông qua mạng lưới máy bay trinh sát tối tân, máy bay không người lái, tàu tuần tra điện tử, tàu ngầm hạt nhân và vệ tinh trinh sát. Hành động này không chỉ đe dọa an ninh quốc gia Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tới quyền hàng hải và các lợi ích liên quan của Trung Quốc cũng như làm xấu đi niềm tin chiến lược đôi bên Mỹ - Trung và làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột trên không và trên biển. Xem ra sắp có kịch hay để xem rồi bà con ơi,haha

    Trả lờiXóa
  8. Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, cũng như mấy ngày vừa qua ông Trump đều không nhắc đến Biển Đông. Dù Tổng thống Mỹ mới đắc cử không hề công bố chính sách nào của ông liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, nhưng cách tiếp cận vấn đề của ông chủ mới của Nhà Trắng có thể làm nhiều người bất ngờ. Những cuộc tuần tra của tàu chiến Mỹ gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông trong thời gian qua đa số xuất phát từ mong muốn của Quốc hội Mỹ thay vì từ Nhà Trắng. Có lẽ mưu đồ độc chiếm biển Đông của Tàu khựa khó mà thực hiện nhanh được với sự vào cuộc của Mỹ, chúng ta cần thời gian để kiểm chứng

    Trả lờiXóa
  9. Tổng thống mới đắc cử hiện vẫn chưa chính thức ra mắt chính sách của mình ở Biển Đông. Mỹ cũng không có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nhưng chính quyền của ông Obama từng cảnh báo Trung Quốc rằng nước này không được độc chiếm tuyến hàng hải quan trọng này vì như vậy là ảnh hưởng nghiêm trọng đến tự do hàng hải. Có lẽ đây cũng chỉ là cái cớ để Mỹ nhòm ngó biển ĐÔng mà thôi, chả liên quan cũng xỏ xiên vào, nhưng dù gì thì gì Việt Nam vẫn hoàn toàn có chủ quyền trên biển ĐÔng, tất cả các tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình

    Trả lờiXóa
  10. Cộng đồng quốc tế đều mong muốn duy trì môi trường hòa bình, ổn định trên biển Đông. Điều đó là hết sức cần thiết cho các nước có lợi ích liên quan. Hiện nay tình hình tranh chấp biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp. Trước tình hình đó quan điểm nhất quán của Nhà nước Việt Nam là kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Để thực hiện được mục tiêu đó, bằng một sự tính toán khôn khéo Nhà nước đã đề ra chủ trương giải quyết tranh chấp biển Đông là thông qua hòa bình, đối thoại dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới.

    Trả lờiXóa
  11. có thể nói, biển Đông là một vị trí vô cùng quan trọng cả về kinh tế lẫn quân sự, nó có ý nghĩa rất lớn đối với các nước, đặc biệt là các nước giáp với biển Đông, những động thái cứng rắn của Mỹ, sẽ có tác động rất lớn đối với các nước, và hy vọng sẽ giảm sự hống hách, bành trướng của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  12. Nếu các lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục suy nghĩ rằng Mỹ đang tăng cường nỗ lực thách thức họ, đặc biệt là vấn đề Biển Đông, nguy cơ nổ ra xung đột và chiến tranh trong khu vực và nó sẽ là không có lợi cho Việt Nam ta

    Trả lờiXóa
  13. Nếu Mỹ sử dụng biện pháp mạnh để ngăn Trung Quốc tiếp cận đảo nhân tạo ở Biển Đông như hàm ý của ngoại trưởng Mỹ, nguy cơ chiến tranh có thể tăng cao. Có thể nôm na nói rằng "Trâu bò, các nước mạnh mà xung đột với nhau thì ta là nước nhỏ sẽ bị thiệt"

    Trả lờiXóa
  14. Không chỉ tuyên bố bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Biển Đông, tân tổng thống Mỹ Donald Trump còn hứa sẽ đánh thuế 45% vào hàng Trung Quốc nhập vào thị trường Mỹ và sẽ khuyến khích các công ty Mỹ chuyển cơ sở sản xuất về nước. Quá cứng rắn với Tàu khựa rồi. Mong rằng các biện pháp này thành sự thật và phần nào kiềm chế Trung Quốc hống hách

    Trả lờiXóa
  15. Chẳng biết ai thắng nhưng gây chiến chắc chấn là Trung Quốc sẽ đi xuống và tan rã. Gì chứ các đại gia TQ là chuồn trước. Ngu gì mà các đại gia TQ hy sinh cho lòng tham của một đám lãnh đạo hiếu chiến.

    Trả lờiXóa
  16. Phải có nhiều tiếng nói phản đối Trung Quốc bắt nạt các nước nhỏ trong khu vực để độc chiếm biển đông thì lòng tham của họ mới giảm được? Mỹ đi đầu và các nước khác cũng phải lên tiếng mới được. Thằng Trung Quốc gian xảo lắm

    Trả lờiXóa
  17. Đô đốc Scott Swift, sĩ quan cấp cao thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Mỹ, từng khẳng định, đối với ông, tàu ngầm là một "tài sản cực kỳ giá trị". Khi căng thẳng ở Biển Đông liên tục gia tăng gần đây, nhiều nước đã tăng cường triển khai các loại tên lửa phòng không cùng những khí tài hiện đại khác nhằm phô trương sức mạnh, răn đe đối thủ cũng như củng cố năng lực phòng vệ. Tuy nhiên, các loại vũ khí trên lại không thể gây ảnh hưởng cho tàu ngầm bởi một lý do đơn giản: chúng luôn nằm sâu dưới lòng đại dương, Swift nhấn mạnh.

    Trả lờiXóa
  18. Ngày 6/12/2016, Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio đã trình dự thảo “Luật trừng phạt Biển Đông và Biển Hoa Đông”. Đối tượng trừng phạt mà Thượng nghị sĩ nêu ra là các cá nhân, tập đoàn, công ty của Trung Quốc liên quan đến hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, thậm chí dự luật còn đề nghị trừng phạt đối với cả các quốc gia ủng hộ chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.

    Trả lờiXóa
  19. Phản ứng của Trung Quốc đối với phán quyết Biển Đông của tòa trọng tài The Hague khá lẫn lộn và không rõ ràng. Mặc dù nước này có những lời phát biểu hết sức tiêu cực với báo chí và có một vài hành vi quân sự nhằm diễu võ dương oai nhưng vào thời điểm này, Trung Quốc vẫn tránh một số hành vi mang tính kích động hơn như tiến hành bồi lấp bãi cạn Scarborough và cho thấy các nhà lãnh đạo Bắc Kinh sẵn sàng cho một cuộc đối thoại mới với Manila. Mỹ nên hoan nghênh sự kiềm chế này của Trung Quốc, nhưng Mỹ cũng cần chuẩn bị cho những căng thẳng có thể leo thang bất cứ lúc nào.

    Trả lờiXóa
  20. Mỹ cần phải nhìn rõ ràng về triển vọng gia tăng căng thẳng trong khu vực trong trung hạn. Điều này đặt ra câu hỏi Mỹ nên phản ứng thế nào với những khiêu khích trong tương lai? Một quan điểm phổ biến là quan tâm đến việc áp đặt cái giá phải trả cho các hành vi liều lĩnh và bất hợp pháp.

    Trả lờiXóa
  21. Mọi pháp nhân của Trung Quốc tham gia vào hoạt động xây dựng hay các dự án phát triển, bao gồm hoạt động bồi đắp đất, xây đảo, công trình hải đăng, xây dựng các trạm phục vụ thông tin liên lạc di động, xây dựng các công trình tiếp nhiên liệu và phát điện, hay các dự án cơ sở hạ tầng dân sự tại các khu vực tranh chấp với môt hay nhiều hơn tranh chấp đối với các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông đều sẽ nhận sự trừng phạt của Mỹ.

    Trả lờiXóa
  22. Lầu Năm Góc vài năm tới dự kiến chi khoảng 97 tỷ USD cho chương trình thay thế 14 tàu ngầm tên lửa hạt nhân lớp Ohio bằng lớp tàu thế hệ mới tiên tiến hơn. Bộ Quốc phòng Mỹ từ năm 1998 đến nay đổ không ít tiền mua thêm các tàu ngầm tấn công lớp Virginia mới để thế chỗ các tàu ngầm tấn công cũ lớp Los Angeles và Seawolf. Bên cạnh đó, tàu ngầm không người lái cũng là một mục tiêu mà Washington đặt nhiều kỳ vọng. Có thể nói, trong thời gian tới, biển Đông sẽ lại "nóng" hơn bao giờ hết.

    Trả lờiXóa
  23. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng như Việt Nam, Malaysia, Philippines. Nước này gần đây còn bồi đắp trái phép đảo nhân tạo và xây dựng các công trình phi pháp như trạm radar và đường băng trên các bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Đây là điều hoàn toàn đi ngược lại với những quy định quốc tế về luật biển.

    Trả lờiXóa
  24. Một số quan điểm cho rằng Mỹ nên hợp tác với Trung Quốc để thể chế hóa các hành vi có lợi. Trong hai năm vừa qua, Trung Quốc đã đồng ý về bản ghi nhớ về nhận thức các nguy hiểm trên không và trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như Bộ quy tắc về các vụ va chạm bất ngờ trên biển (CUES). Một trong những điều mà Mỹ nên khuyến khích là sự mở rộng của những đồng thuận này. Do đó Mỹ sẽ không mạnh tay với những hành động của Trung Quốc tại biển Đông.

    Trả lờiXóa
  25. Một khi những áp lực quốc tế giảm đi, Trung Quốc có thể xoay hướng lại, tập trung mạnh hơn vào thực thi hàng hải và triển khai lực lượng. Kết luận của G20 sẽ làm dịu đi một số áp lực ngoại giao nhằm tránh leo thang căng thẳng. Trong khi đó, Trung Quốc đã đạt được mục tiêu ngắn hạn là tránh một tuyên bố chung của ASEAN về Biển Đông cho dù Trung Quốc có thể có những nỗ lực lớn hơn nhằm ổn định quan hệ với Philippines, Việt Nam và các bên khác trước khi có những hành động làm gia tăng căng thẳng.

    Trả lờiXóa
  26. Phản ứng hết sức lẫn lộn của Trung Quốc có thể được lý giải bằng hành vi cân bằng lớn hơn mà Bắc Kinh đang thực hiện trên Biển Đông. Một mặt, Trung Quốc cố tìm cách chỉ báo ý định thúc đẩy yêu sách lãnh hải trên biển và dần dần mở rộng sự kiểm soát hiệu quả trong khu vực. Đây là trung tâm của mục tiêu lâu dài trở thành cường quốc biển của Trung Quốc. Mỹ chắn chắn không thể đứng ngoài cuộc để điều này xảy ra được.

    Trả lờiXóa
  27. Bộ Chỉ huy Chiến lược và Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ tiết lộ tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu từ năm ngoái, nhưng Bắc Kinh không đưa ra thông báo chính thức về các lần tuần tra này.

    Trả lờiXóa
  28. Tướng hải quân Vincent Stewart, giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, tháng trước dự đoán, quân đội Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục các nỗ lực quân sự hóa ở Biển Đông, điều động trái phép vũ khí, khí tài mới tới vùng biển nhộn nhịp bậc nhất thế giới này. Khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực của Trung Quốc nhờ vậy cũng sẽ gia tăng, mang đến những nguy cơ khó lường. Mỹ sẽ phải có những hành động nếu như không muốn Trung Quốc ngang nhiên độc chiếm vùng biển chiến lược của khu vực.

    Trả lờiXóa
  29. Đã có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn làm dịu tình hình bằng biện pháp ngoại giao. Vào ngày 25/7, sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Lào, Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị đã nói rằng tình hình nên được làm dịu đi và khẳng định rằng Trung Quốc sẽ hợp tác với ASEAN để cùng bảo vệ hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Tuy nhiên, trái với những gì đã tuyên bố, Bắc Kinh vẫn ngày ngày có những hành động làm gia tăng căng thẳng tại biển Đông, khiến Mỹ không khỏi chột dạ.

    Trả lờiXóa
  30. Không chỉ tuyên bố bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Biển Đông, tân tổng thống Mỹ Donald Trump còn hứa sẽ đánh thuế 45% vào hàng Trung Quốc nhập vào thị trường Mỹ và sẽ khuyến khích các công ty Mỹ chuyển cơ sở sản xuất về nước.

    Trả lờiXóa
  31. Nếu Mỹ sử dụng biện pháp mạnh để ngăn Trung Quốc tiếp cận đảo nhân tạo ở Biển Đông như hàm ý của ngoại trưởng đề cử Rex Tillerson, nguy cơ chiến tranh có thể tăng đáng kể. Tuy vậy, cho dù xảy ra chuyện gì, chúng ta cũng nhất quyết không để một thế lực ngoại bang nào xâm phạm chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

    Trả lờiXóa
  32. Theo các chuyên gia, với tuyên bố trên, Chính phủ mới của Mỹ được cho là sẽ “giã biệt” cách thức tiếp cận có phần thận trọng của Chính phủ tiền nhiệm đối với Trung Quốc trước tham vọng độc chiếm Biển Đông.

    Trả lờiXóa
  33. Khi bị chất vấn rằng, liệu ông có ủng hộ một thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc hay không, ông Tillerson-Ngoại trưởng Mỹ nói: “Chúng tôi sẽ gửi đến Trung Quốc một thông điệp rõ ràng rằng, đầu tiên, họ cần dừng ngay việc xây dựng trái phép trên các đảo nhân tạo và thứ hai, họ không được phép tiếp cận các đảo nhân tạo đó”.

    Trả lờiXóa
  34. Ngoại trưởng được đề cử Mỹ Rex Tillerson trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm qua tuyên bố hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông là "cực kỳ đáng lo ngại" và ông muốn ngăn Trung Quốc tiếp cận với các đảo nhân tạo nước này bồi đắp phi pháp ở Biển Đông.

    Trả lờiXóa
  35. Khi tuyên bố rằng Mỹ sẽ bảo vệ các “lợi ích quốc tế” ở Biển Đông và trao đổi thương mại phải là một “con đường hai chiều”, chính quyền của tân tổng thống Donald Trump muốn tỏ thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc trên cả hai hồ sơ này.

    Trả lờiXóa
  36. Các chuyên gia phân tích cho rằng quan điểm này của ngoại trưởng Mỹ thể hiện sự thống nhất trong lập trường của Tổng thống đắc cử Donald Trump và các quan chức Nhà Trắng được ông bổ nhiệm đối với các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong cuộc họp báo diễn ra sau đó, ông Trump nói rằng Bắc Kinh đang "lấn lướt" Mỹ trên Biển Đông bằng cách xây dựng những "pháo đài khổng lồ".

    Trả lờiXóa
  37. Dù ngoại trưởng Mỹ, ông Tillerson không nêu rõ Mỹ sẽ làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo nói trên, các chuyên gia cho rằng, nhiều khả năng Mỹ sẽ tiến hành các biện pháp quân sự và thậm chí có thể sử dụng Hải quân để chặn các tàu Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, điều này có thể dẫn tới nguy cơ đối đầu Mỹ-Trung.

    Trả lờiXóa
  38. Các chuyên gia quân sự cho rằng, trong khi Hải quân Mỹ hoàn toàn có đủ khả năng thực hiện việc chặn các tàu chiến, tàu ngầm và máy bay của Trung Quốc tiếp cận các bãi đá mà nước này cải tạo phi pháp ở Biển Đông, động thái này có thể sẽ khiến quan hệ Mỹ-Trung leo thang căng thẳng.

    Trả lờiXóa
  39. Ankit Panda, chuyên gia phân tích của Diplomat, cho rằng những tuyên bố Ngoại trưởng được đề cử Tillerson đưa ra trong phiên điều trần về vấn đề Biển Đông là những gì mà ngay cả những quan chức Mỹ có lập trường cứng rắn nhất với Trung Quốc hiếm khi đề cập đến trước đây.

    Trả lờiXóa
  40. Theo giới phân tích, đúng là với quyết định rút Mỹ ra khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, ông Donald Trump đã mở đường cho Trung Quốc khẳng định vai trò của một lãnh đạo về kinh tế tại khu vực châu Á, đặc biệt là tạo thuận lợi cho dự án tự do mậu dịch do Bắc Kinh đề xướng là Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RECEP. Tuy vậy, những động thái trên biển Đông của Trung Quốc lại không được Oa Sinh Tơn ủng hộ.

    Trả lờiXóa
  41. Việc Trung Quốc triển khai vũ khí, đưa tàu chiến, máy bay tới các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông là hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế, trái với phán quyết mà Tòa Trọng tài đã đưa ra hồi tháng 7 năm ngoái. Tuy nhiên cho đến nay Mỹ chưa đưa ra được cơ sở pháp lý nào để ngăn cản các phương tiện quân sự của Trung Quốc đi lại trên Biển Đông.

    Trả lờiXóa
  42. Đáp lại những động thái cứng rắn của Mỹ đối với những hành động của Trung Quốc tại biển Đông, phía Trung Quốc đe dọa rằng, Mỹ sẽ phải “lao vào một cuộc chiến” nếu muốn ngăn cản Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo mà nước này đã xây dựng trên đó nhiều công trình quân sự, đường băng và đưa nhiều hệ thống vũ khí tới đây.

    Trả lờiXóa
  43. Những quan chức có lập trường cứng rắn với Trung Quốc ở Washington, chẳng hạn như thượng nghị sĩ Marco Rubio, cũng không đưa ra những đề xuất mạnh như vậy. Trong khi muốn thay đổi hoàn toàn cách chính quyền Obama phản ứng với Bắc Kinh, Rubio cũng chỉ dừng lại ở việc đề xuất các biện pháp cấm vận mang tính trừng phạt nhắm vào Trung Quốc và đưa ra lập trường về chủ quyền của các thực thể trên Biển Đông.

    Trả lờiXóa
  44. Tân tổng thống Mỹ cũng đã cam kết sẽ đánh thuế 45% vào hàng Trung Quốc nhập vào thị trường Mỹ và sẽ khuyến khích các công ty Mỹ chuyển cơ sở sản xuất về Mỹ. Theo AP, những biện pháp nói trên có thể sẽ làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nước láng giềng. Đây có thể coi là một trong những biện pháp mạnh mẽ của Mỹ nhằm vào Trung Quốc để nắn gân nước này trước những hành động ngang ngược trên biển Đông trong thời gian qua.

    Trả lờiXóa
  45. Căng thẳng giữa Tổng thống đắc cử Mỹ và chính phủ Trung Quốc tới nay vẫn chưa bùng phát một cách trực tiếp, nhưng giới lãnh đạo Bắc Kinh dường như ngày càng lo lắng với nguy cơ Trump hiện thực hóa những lời đe dọa về việc đánh thuế cao với hàng hóa Trung Quốc, từ bỏ chính sách Một Trung Quốc, và đến giờ là thay đổi hoàn toàn lập trường của Washington đối với những tranh chấp trên Biển Đông.

    Trả lờiXóa
  46. Nghị quyết S.RES.412 được thông qua của nước Mỹ đã khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.

    Trả lờiXóa
  47. Chính quyền Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn khu vực Biển Đông thông qua đường 9 đoạn, bất chấp Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng có khẳng định chủ quyền tại khu vực. Điều này đã khiến Mỹ không vừa mắt, muốn có những biện pháp để "nắn gân" Bắc Kinh.

    Trả lờiXóa
  48. Đối với Mỹ, tương lai của trật tự tại khu vực và an ninh của các đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ bị đe dọa nếu Trung Quốc kiểm soát Biển Đông. Để duy trì vị thế địa chính trị của mình ở tây Thái Bình Dương, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ hệ thống đồng minh trong khu vực, và trấn an các nước trong khu vực vốn quan ngại về những ý đồ của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  49. Về hồ sơ Biển Đông, ngay cả trước khi chính thức nhậm chức, tân ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tuyên bố là Mỹ phải có biện pháp để buộc Bắc Kinh dừng xây các đảo nhân tạo trái phép ở vùng biển này và phải ngăn cản Trung Quốc tiếp cận các đảo đó. Ngay lập tức, báo chí Trung Quốc đe dọa xung đột quân sự với Mỹ sẽ nổ ra nếu Washington có hành động như thế. Chính quyền Bắc Kinh lúc đó phản ứng chừng mực hơn, có lẽ vì muốn chờ xem chính quyền Trump sẽ chính thức tỏ thái độ như thế nào.

    Trả lờiXóa
  50. Ngày 23/1, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer đã tuyên bố là chính quyền Trump sẽ “bảo vệ các lợi ích quốc tế” ở vùng Biển Đông đang xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc với các nuớc láng giềng. Ngay ngày hôm sau, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã thẳng thừng tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền “không thể tranh cãi” trên các đảo ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh, và Bắc Kinh còn thề sẽ “kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích của Trung Quốc" (trái phép) ở vùng biển này.

    Trả lờiXóa
  51. Mỹ đã cam kết hỗ trợ các nước trong khu vực đảm bảo cường thịnh và độc lập, vì hoà bình và ổn định của khu vực; mở rộng và làm sâu sắc hơn các quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh và văn hoá với ASEAN và các quốc gia thành viên; ủng hộ tự do hàng hải, việc duy trì hoà bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm cả những giải pháp hoà bình đối với các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

    Trả lờiXóa
  52. Chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định sẽ ngăn chặn đến cùng mưu đồ chiếm đóng phi pháp các đảo và bãi đá ở Biển Đông của Trung Quốc. Đây được xem như là một động thái tích cực của nước Mỹ trong vai trò của một cường quốc.

    Trả lờiXóa
  53. Liên quan đến căng thẳng ở biển Hoa Đông, Nghị quyết S.RES.412 chỉ trích việc Trung Quốc đơn phương áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở vùng biển này từ ngày 23/11/2013, coi đây là hành động vi phạm công ước về hàng không dân dụng, gây căng thẳng quan hệ với các nước trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc.

    Trả lờiXóa
  54. Có thể thấy rằng, chính quyền Trump sẽ có lập trường cứng rắn hơn trên vấn đề Biển Đông. Theo bà Glaser, chính quyền mới của Mỹ cần phải gửi các tín hiệu rõ ràng và nhất quán đến Trung Quốc.

    Trả lờiXóa