ASEAN SẼ GẶP NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017
Tags: ,

90 nhận xét:

  1. có thể nói, vấn đề biển Đông luôn là một vấn đề nóng đối với những nước như Việt Nam Trung Quốc, Philipines,... bởi biển Đông ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng đặc biệt là về lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, chính vì vậy, các nước luôn thận trọng trong việc hợp tác về các vấn đề trên biển Đông.

    Trả lờiXóa
  2. như chúng ta đã thấy, trung quốc càng ngày càng lộ rõ âm mưu của mình, muốn bành trướng, xâm chiếm trái phép vùng biển Đông, chúng gia tăng các hoạt động đánh bắt, khai thác trên các đảo, cho nhiều tàu thuyền đánh bắt trên lãnh hải của các nước khác.

    Trả lờiXóa
  3. vấn đề biển Đông luôn là một trong những vấn đề nóng, phức tạp và nhạy cảm, không chỉ nước ta mà còn nhiều nước khác cũng rất quan tâm, với sự bành trướng của Trung Quốc, chúng ta cần phải có tuyên bố chung và bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông thật chặt chẽ để tránh sự bành trướng của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  4. Trung Quốc là một nước vô cùng nham hiểm, tham lam, thời gian qua, chúng đã vi phạm rất nhiều bởi những hành động, việc làm trái phép trên biển Đông, và chúng sẽ không ngừng các hoạt động vi phạm đó, chúng vẫn tiếp tục tìm đủ mọi cách để thực hiện được ý đồ của mình.

    Trả lờiXóa
  5. chúng ta luôn gặp khó khăn trong các vấn đề trên biển Đông bởi những hành động vi phạm pháp luật của Trung Quốc, chúng dùng những thủ đoạn, âm mưu đen tối để mua chuộc các nước nhỏ và có những hành động "bắt nạt" các nước nhỏ, thể hiện mình là nước lớn.

    Trả lờiXóa
  6. có thể thấy rằng, vấn đề biển Đông ngày càng nóng hơn bao giờ hết bởi sự can thiệp của nhiều nước trong đó có các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc,... trước những hành vi vi phạm, hoạt động trái phép trên biển Đông của Trung Quốc thì các nước cần có những đối sách hợp lý và cần phải có bộ quy tắc ứng xử thật phù hợp để tránh những xung đột trên vùng biển Đông.

    Trả lờiXóa
  7. Philippin ngả theo Trung quốc, các nước trong khu vực ASEAN nhất định gặp phải khó khăn trong việc đảm bảo các quyền lợi ở Biển Đông. Dưới sự ảnh hưởng ngày càng lớn của TQ, có thể Mỹ sẽ mất các đồng minh ở quanh TQ, kế hoạch cô lập Trung quốc liệu có thành công trước một TQ ngày càng lớn mạnh.

    Trả lờiXóa
  8. Các nhà ngoại giao đang muốn thay đổi những luật lệ cơ bản trong khâu ra quyết định của ASEAN trước một số vấn đề. Đây là chuyện không hề đơn giản, bởi hiện nay, các quốc gia luôn đặt lợi ích của mình lên trên, nếu không có lợi ích thì rất khó để đồng thuận với nhau trong hầu hết các vấn đề.

    Trả lờiXóa
  9. "Nếu không hợp tác với nhau như một bó đũa, thì chúng ta sẽ bị bẻ gãy như bẻ gãy từng chiếc đũa". Câu nói này hoàn toàn đúng với ASEAN trong bối cảnh an ninh trong khu vực đang có nhiều bất ổn, đặc biệt là sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông do các hành vi gây hấn của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  10. Ông Parameswaran, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường Luật Fletcher thuộc Đại học Tufts cho rằng ASEAN vẫn rất cần phải ra một tuyên bố riêng biệt, với tư cách là một hiệp hội của 10 quốc gia Đông Nam Á trước những vấn đề đang vô cùng nóng bỏng tại biển Đông.

    Trả lờiXóa
  11. Biển Đông là tâm điểm của các nước ASEAN. Ở vùng biển giàu tiềm năng bậc nhất thế giới này đang tồn tại tranh chấp chủ quyền giữa các nước trong khối ASEAN với nhau và giữa ASEAN với Trung Quốc do Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông. Nếu như không hợp tác lại với nhau, gạt bỏ lợi ích riêng thì rất khó để chúng ta có thể đối đầu lại với một Trung Quốc ngang ngược.

    Trả lờiXóa
  12. Với tư cách là một khối, ASEAN có lợi ích trong việc thể hiện tinh thần đoàn kết trước vấn đề mang tính quyết định này. Trong những năm qua, ASEAN đã thể hiện được sự trưởng thành vượt bậc của mình, với vai trò ngày càng lớn hơn trong việc định hình cấu trúc khu vực, thu hút được sự quan tâm của các cường quốc ở châu Á – Thái Bình Dương. Điều đó cũng cho thấy được trách nhiệm của ASEAN trong các vấn đề sẽ trở nên nặng nề hơn, đặc biệt là vấn đề biển Đông vốn đang vô cùng nóng hổi.

    Trả lờiXóa
  13. Một số nhà ngoại giao tiết lộ hầu hết các nhóm, dẫn đầu bởi Philippines, Việt Nam và Indonesia đều muốn ra tuyên bố thể hiện sự ủng hộ của ASEAN với phán quyết từ tòa quốc tế. Tuy vậy, hãy nhìn xem phản ứng của Campuchia, họ lại là quốc gia duy nhất ngăn cản ASEAN đi đến một tuyên bố chung về biển Đông. Điều này cho thấy rõ được lợi ích của quốc gia này đã gắn chặt với Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  14. Từ khi thành lập tới nay, ASEAN luôn tuân thủ quy tắc giải quyết tranh chấp chủ quyền dựa trên nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp, qua cơ chế song phương và thương lượng. ASEAN ít khi đưa tranh chấp ra Tòa án quốc tế mà thường giải quyết nội bộ với nhau. Tuy nhiên, vấn đề biển Đông lại rất khác, bởi nó liên quan tới quyền lợi của Trung Quốc, cường quốc của thế giới, đòi hỏi ở ASEAN sự đoàn kết giữa các quốc gia mới mong có thể giành quyền lợi về tay mình.

    Trả lờiXóa
  15. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã nhắc nhở các thành viên ASEAN rằng "Chúng ta cần một ASEAN thống nhất để nói lên tầm quan trọng trong việc bảo vệ ngôi nhà của chúng ta"

    Trả lờiXóa
  16. Trong một bài viết trên TodayOnline, ông Tang Siew Mun, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN ở Viện ISEAS-Yusof Ishak, thậm chí còn cho rằng ASEAN có thể xem xét phương án loại bỏ tư cách thành viên của Campuchia nếu tình hình vẫn tiếp diễn. Điều này là hoàn toàn có thể xảy ra bởi, trong một hiệp hội, các nước đều phải tuân thủ những nguyên tắc chung-điều mà Campuchia đã không làm được trong thời điểm hiện tại.

    Trả lờiXóa
  17. Trong tuyên bố về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, lãnh đạo các nước thành viên nhắc lại Tầm nhìn ASEAN về một cộng đồng thống nhất, hòa bình, ổn định và cùng chia sẻ sự phồn vinh... Trên ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội, ASEAN xác định, năm 2025 sẽ trở thành một cộng đồng đoàn kết, dung nạp và tự cường. Muốn như vậy, trước hết, ASEAN cần phải giải quyết tốt vấn đề tranh chấp trên biển Đông để thể rõ vai trò của mình trong các vấn đề của khu vực và thế giới.

    Trả lờiXóa
  18. Điều mà ASEAN cần lúc này đó là sự đoàn kết, thúc đẩy quan hệ với các đối tác, phát triển mạnh cơ chế đối thoại. Đối với vấn đề Biển Đông, ASEAN cần tăng cường các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Trung Quốc để sớm thúc đẩy ký Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

    Trả lờiXóa
  19. Khoản viện trợ 600 triệu USD của Trung Quốc dành cho Campuchia sau khi Tòa Trọng tài ra quán quyết là một "phần thưởng" mà Bắc Kinh dành cho Phnom Penh. Điều đó cũng lý giải tại sao chỉ có mình nước này ngăn cản ASEAN đi tới một tuyên bố chung về tranh chấp tại Biển Đông. Tuy nhiên, phía Trung Quốc lại phủ nhận mọi mối liên quan chính trị đằng sau động thái này.

    Trả lờiXóa
  20. Theo ông Các Thay-ơ - chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á, ASEAN cần áp dụng cách tiếp cận hai kênh để quản lý các căng thẳng ở Biển Đông. Thứ nhất, ASEAN phải tiếp tục tham vấn với Trung Quốc về COC. Thứ hai, trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường xây dựng công trình trên các đảo nhân tạo, ASEAN không nên chỉ giới hạn trong việc đàm phán COC mà cần thúc đẩy việc hình thành Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các đối tác chiến lược của khối.

    Trả lờiXóa
  21. Về đối ngoại, một trong những thách thức đang đặt ra với ASEAN là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh khác, thách thức này cũng có thể tạo nên cơ hội, động lực để các nước ASEAN đoàn kết hướng tới lợi ích chung của khối.

    Trả lờiXóa
  22. Thực tế, ASEAN và Trung Quốc đã có nhiều thỏa thuận hợp tác về kinh tế, văn hóa. Trung Quốc đang cố gắng xây dựng các mối liên kết về kinh tế và an ninh với các nước ASEAN, kêu gọi các nước hưởng ứng chiến lược "Nhất đới, nhất lộ" tức "Một vành đai, một con đường". Nhưng những hành động của Trung Quốc trong thời gian qua thì lại không thể hiện thiện chí đó.

    Trả lờiXóa
  23. Thách thức lớn nhất hiện nay đối với ASEAN chính là chiến lược của Trung Quốc với các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Cùng với yêu sách "đường lưỡi bò" hay "đường 9 đoạn", Trung Quốc liên tiếp cải tạo, xây dựng đảo trái phép trên các thực thể nửa chìm, nửa nổi ở Biển Đông, đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá... đe dọa tự do hàng hải và hàng không, ảnh hưởng đến an ninh trên Biển Đông.

    Trả lờiXóa
  24. "ASEAN là một hiệp hội, không phải là câu lạc bộ các quốc gia. Campuchia cần phải hiểu rằng việc cản trở ASEAN để làm hài lòng Trung Quốc sẽ phá hoại tính khả thi của khối như một phương tiện để giải quyết các nhu cầu và thách thức khu vực". Ông Tang Siew Mun, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN ở Viện ISEAS-Yusof Ishak đã đưa ra ý kiến của mình về việc Campuchia đơn phương ngăn cản ASEAN tiến tới một tuyên bố chung về ứng xử tại biển Đông.

    Trả lờiXóa
  25. Trung Quốc đang cố tình biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng biển tranh chấp. Vì lời nói và việc làm của Trung Quốc quá khác nhau khiến cho lòng tin của các nước trong khu vực đối với Trung Quốc bị xói mòn. Tuy vậy, để có thể làm thất bại âm mưu bành trướng của Trung Quốc, rất cần một ASEAN đoàn kết, có những bước đi sáng suốt trong vấn đề tranh chấp này.

    Trả lờiXóa
  26. Thách thức của ASEAN được thể hiện rõ ràng nhất trong vấn đề Biển Đông, nơi sức ép từ các thế lực bên ngoài đã khiến ASEAN bộc lộ một số chia rẽ, dẫn tới những sự cố không mong đợi như lần không ra được tuyên bố chung trong hội nghị ở Phnom Penh, Campuchia năm 2012.

    Trả lờiXóa
  27. Với yêu sách "đường lưỡi bò", Trung Quốc đòi chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông. Không nước nào có chủ quyền ở Biển Đông chấp nhận được yêu sách này. Thực tế, trong khối ASEAN, chỉ có 5 nước bị ảnh hưởng bởi yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây, Việt Nam và Ma-lai-xi-a. Còn lại các nước khác hoặc đứng trung lập hoặc ủng hộ quan điểm của Trung Quốc. Đây là một thái độ thờ ơ không thể chấp nhận được của các quốc gia này.

    Trả lờiXóa
  28. GS Đa-vít A-ra-sơ, Đại học Nam Kinh, Trung Quốc cho rằng: "ASEAN sẽ không thể đảm bảo an ninh của tất cả các nước thành viên. Các quốc gia trong khu vực phải hướng tới hợp tác đa phương tránh đối đầu nhiều hơn để duy trì quyền tự do hàng hải, hàng không và các quyền lợi khác ở Biển Đông; đồng thời cũng phải có sự phòng vệ một cách an toàn. Các quốc gia này cũng có thể xây dựng năng lực của mình để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc hoặc kiện ra Tòa án quốc tế".

    Trả lờiXóa
  29. Hiện nay Trung Quốc vẫn chỉ đồng ý tiếp tục quá trình tham vấn chứ chưa đồng ý chuyển sang giai đoạn đàm phán ký COC. Vậy liệu ASEAN và Trung Quốc có thể hoàn tất ràng buộc sau 13 năm 2 bên cam kết "hợp tác dựa trên cơ sở đồng thuận, cùng hướng tới mục tiêu này"?

    Trả lờiXóa
  30. Để có thể ngăn chặn những hành động bành trướng của Trung Quốc tại biển Đông, các thành viên ASEAN cần phải đoàn kết lại, sớm tìm ra các giải pháp phù hợp, gây sức ép lên Bắc Kinh, buộc họ phải đi tới một tuyên bố chung về ứng xử tại biển Đông, loại bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của nước này.

    Trả lờiXóa
  31. Ngoài nội dung của các bản tuyên bố, các nước ASEAN cũng cần phải chuẩn bị để đảm bảo rằng sự đồng thuận của khối không bị phá vỡ vào phút chót. ASEAN đơn giản là không thể chấp nhận một sự cố như ở Phnom Penh tái diễn ở Vientiane. Đây là sự kiện tiên quyết ảnh hưởng tới cục diện của các quốc gia có liên quan đến tranh chấp tại biển Đông.

    Trả lờiXóa
  32. Đấu tranh giành lại chủ quyền biển đảo với Trung Quốc là trận chiến mà ASEAN phải chiến đấu và giành chiến thắng. Việc cố gắng 'giữ thể diện' và vẻ ngoài đoàn kết sẽ khiến ASEAN đánh mất vai trò của mình. Sẽ không có chuyện Bắc Kinh dễ dàng từ bỏ nếu như không nhận được một đòn kết liễu từ một ASEAN đoàn kết.

    Trả lờiXóa
  33. Trung Quốc đang tận dụng truyền thông để tăng cường tuyên truyền bóp méo sự thật về chủ quyền ở biển Đông.

    Trả lờiXóa
  34. Bắc Kinh muốn tận dụng truyền thông để tăng cường tuyên truyền các hoạt động phi pháp cũng như tuyên bố chủ quyền phi lý ở biển Đông.

    Trả lờiXóa
  35. Tân Hoa xã cũng đã lập ra trang thông tin riêng về “Tam Sa” tại Hq.xinhuanet.com/sansha. Ngoài ra, Tập đoàn nhật báo Hải Nam cũng lập trang Sansha.hinews.cn chuyên phát tán thông tin xuyên tạc, vi phạm chủ quyền Việt Nam, càng khiến người dân Trung Quốc bị “đầu độc” về vấn đề biển Đông.

    Trả lờiXóa
  36. Nếu nguyên tắc đồng thuận bị lạm dụng nhiều lần, hậu quả có thể sẽ không dự đoán được, không chỉ đối với ASEAN mà còn đối với các nước lớn, bao gồm cả Trung Quốc. Một sự lặp lại những gì đã xảy ra trong năm 2012 có thể đưa ASEAN vào con đường nguy hiểm.

    Trả lờiXóa
  37. Việc không thể đạt được sự đồng thuận về vấn đề Biển Đông đã phơi bày những rạn nứt trong sự đoàn kết của ASEAN trước mắt công chúng.

    Trả lờiXóa
  38. Các nhà bình luận, các nhà báo, các đối tác đối thoại của ASEAN và thậm chí ngay cả một số nước thành viên của khối đang đặt câu hỏi về sự liên quan của ASEAN trong vấn đề này. Nếu không có một câu trả lời thích đáng cho câu hỏi này, ASEAN sẽ bị loại ra ngoài cuộc.

    Trả lờiXóa
  39. Không thể trốn tránh được thực tế là ASEAN đã bị chia rẽ về vấn đề Biển Đông. Các phương tiện truyền thông đã buộc tội Campuchia phải chịu trách nhiệm chính về việc ngăn cản sự đồng thuận của ASEAN vì nước này đã hành động theo yêu cầu của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  40. Campuchia đã hành động trong phạm vi quyền hạn của mình theo Hiến chương ASEAN, vốn quy định rằng tất cả các quyết định được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận.

    Trả lờiXóa
  41. Bất đồng của ASEAN về vấn đề Biển Đông đã khiến cho tính hiệu quả và phù hợp của nguyên tắc đồng thuận bị đặt câu hỏi.

    Trả lờiXóa
  42. Sự thất vọng với nguyên tắc đồng thuận là điều dễ hiểu, đặc biệt là tại thời điểm mà môi trường chiến lược ở Đông Á đang thay đổi nhanh chóng với việc Mỹ và Trung Quốc đang dò dẫm hướng tới một thỏa thuận mang tính tạm thời mới với nhau và với các nước khác trong khu vực.

    Trả lờiXóa
  43. Là một tổ chức liên kết với các thành viên rất đa dạng và có lợi ích quốc gia khác nhau, trong thực tế ASEAN chỉ có thể hoạt động bởi sự đồng thuận.

    Trả lờiXóa
  44. Bất kỳ hình thức nào khác của việc ra quyết định sẽ khiến những khác biệt nhỏ trở thành chia rẽ lớn và dẫn tới nguy cơ phá vỡ hoàn toàn khối. Quyết định theo nguyên tắc đồng thuận là chiếc cầu chì ngắt trong trường hợp sự khác biệt về lợi ích quốc gia tăng lên đến mức hệ thống trở nên quá tải khiến nó có thể bị tan rã.

    Trả lờiXóa
  45. Trước năm 2012, không có vấn đề nào khiến ASEAN bất đồng quyết liệt như vậy, các thành viên ASEAN đã quá câu nệ về việc đạt được sự đồng thuận. Sự đồng thuận cơ bản nhất của ASEAN là sự thống nhất về việc luôn có sự đồng thuận, ngay cả khi nó chỉ là đồng thuận về hình thức hay về lời nói để duy trì vẻ bề ngoài thống nhất.

    Trả lờiXóa
  46. Sự đồng thuận về việc luôn nhất trí duy trì mục đích cơ bản và lâu dài của ASEAN trong việc bảo đảm văn minh, trật tự trong mối quan hệ giữa các thành viên trong khu vực, nơi mà điều này không bị giả dối. Đây là một trách nhiệm quan trọng.

    Trả lờiXóa
  47. Ở Đông Nam Á, vấn đề chủ quyền tương đối mới và thường vẫn nhạy cảm; thù hằn lịch sử chưa được quên đi và khu vực này nằm ở giao điểm lợi ích của các nước lớn.

    Trả lờiXóa
  48. ASEAN được mong đợi sẽ cho phép các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á - quốc gia lớn nhất của khối vẫn nhỏ hơn so với các nước lớn - giữ lại một số lượng ít các quyền tự chủ thông qua việc duy trì sự gắn kết.

    Trả lờiXóa
  49. Hiện nay có những căng thẳng ở Biển Đông nhưng xét cả khu vực thì Đông Nam Á hòa bình với nhau, với thế giới và là một khối thịnh vượng.

    Trả lờiXóa
  50. Vấn đề Biển Đông cần được nhìn nhận trong toàn cảnh. Đó chỉ là một khía cạnh của quan hệ ASEAN-Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  51. Xung quanh Biển Đông là nơi diễn ra các mối quan hệ hành động và tương tác giữa Mỹ với Trung Quốc và giữa các nước ASEAN với Trung Quốc ở Đông Nam Á.

    Trả lờiXóa
  52. Nguyên nhân gốc rễ của sự chia rẽ trong ASEAN về vấn đề Biển Đông là những thay đổi trong cách thức một số thành viên hiện nay tính toán lợi ích quốc gia của mình.

    Trả lờiXóa
  53. Cái bóng của Trung Quốc đang lớn hơn trong những tính toán kinh tế với mỗi quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả các đồng minh chính thức của Mỹ

    Trả lờiXóa
  54. Các cơ sở hạ tầng và đầu tư khác hiện nay được thực hiện trong khuôn khổ rộng lớn của sáng kiến "Một vành đai, một con đường" nối liền phía Tây Nam Trung Quốc Đại lục và Đông Nam Á thành một không gian kinh tế. Điều này được chào đón trên cơ sở kinh tế, nhưng chắc chắn cũng sẽ mang lại cho Trung Quốc ảnh hưởng về mặt chính trị.

    Trả lờiXóa
  55. ASEAN phải cố gắng thay đổi tính toán của họ về lợi ích. Đây là ý nghĩa địa chính trị của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Nền tảng của sự phù hợp và tính trung tâm của ASEAN phải là kinh tế.

    Trả lờiXóa
  56. Những vấn đề quan trọng phải đối mặt trong giai đoạn tiếp theo của quá trình hội nhập kinh tế ASEAN – các rào cản phi thuế quan, dịch vụ và một số hình thức di chuyển lao động - là khó khăn thực chất.

    Trả lờiXóa
  57. Không thể đổ lỗi cho Bắc Kinh về việc tăng cường ảnh hưởng của mình. Không một quốc gia lớn nào trong lịch sử từ bỏ bất cứ công cụ nào để gây ảnh hưởng.

    Trả lờiXóa
  58. Các thành viên ASEAN rất khác nhau trong mức độ phát triển kinh tế, do đó khác nhau trong việc lựa chọn phát triển kinh tế. Đối với một số nước, đặc biệt là các thành viên mới và kém phát triển hơn, Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất

    Trả lờiXóa
  59. Nếu ASEAN không hành động, khối sẽ tiếp tục suy yếu và chia rẽ. ASEAN có nguy cơ trở thành một tổ chức khu vực “rỗng”, ngày càng trở nên không thích hợp và khi đó các thành viên sẽ buộc phải tìm kiếm nơi khác để bảo vệ lợi ích cho mình.

    Trả lờiXóa
  60. ASEAN phải đối mặt với ba thách thức đe dọa đến việc duy trì sự đoàn kết và vai trò trung tâm của khối: áp lực bên ngoài đặt lên sự thống nhất của ASEAN bởi những tham vọng của Trung Quốc và Mỹ, những căng thẳng nội bộ khi các quốc gia chủ chốt hoài nghi về vai trò của ASEAN và hình thức xây dựng cộng đồng, và sự hoài nghi rộng rãi về tính hợp pháp trong con mắt của người dân sống trong các quốc gia thành viên. ASEAN cần phải đạt được sự tiến bộ thực chất, chứ không phải tạo ra các tài liệu đầy đủ các mục tiêu đáng ngưỡng mộ nhưng lại có quá ít cam kết để thực hiện.

    Trả lờiXóa
  61. Quá nhiều cuộc thảo luận thường xuyên về những mối đe dọa bên ngoài đối với sự đoàn kết của ASEAN tập trung vào vấn đề Biển Đông.

    Trả lờiXóa
  62. Những tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN - và mặc dù ít được đề cập giữa các thành viên ASEAN với nhau - có tầm quan trọng rất lớn, vì chúng đại diện cho những thách thức mà ASEAN đang phải đối mặt khi đối phó với các cường quốc.

    Trả lờiXóa
  63. Sự chia rẽ giữa các nước thành viên ASEAN - một số đứng về phía Washington, số khác ủng hộ Bắc Kinh và cũng có nước chơi mạo hiểm, rủi ro với cả hai nước - cho thấy sự cạnh tranh giữa các cường quốc trong khu vực có thể gây trở ngại cho sự đoàn kết trong ASEAN.

    Trả lờiXóa
  64. Nguy hiểm hơn khi Mỹ hay Trung Quốc không coi sự thống nhất của ASEAN là mục tiêu chiến lược của mình, thay vào đó lợi dụng, khai thác ASEAN, dù đoàn kết hay không, cho những tham vọng riêng của họ.

    Trả lờiXóa
  65. Trung Quốc có mối quan hệ gần gũi với nhiều nước thành viên ASEAN, đặc biệt là Campuchia được mọi người biết đến như đại diện lợi ích cho Trung Quốc trong khu vực ASEAN.

    Trả lờiXóa
  66. Sự đoàn kết của ASEAN có ý nghĩa gì trong một thế giới nơi mà ASEAN và các nước thành viên của khối này có thể phải lựa chọn bên này hay bên kia?

    Trả lờiXóa
  67. Về vấn đề Biển Đông, ASEAN đã không thể hậu thuẫn Philippines trong phán quyết của Tòa Trọng tài do chia rẽ nội bộ, dẫn đến việc ASEAN không sẵn sàng bảo vệ chủ quyền quốc gia của nước thành viên của mình.

    Trả lờiXóa
  68. Việc Anh rời khỏi EU sẽ có những ảnh hưởng sâu sắc đến việc nhận thức, buộc ASEAN phải đánh giá lại các nỗ lực hội nhập châu Âu của mình. ASEAN sẽ nuôi dưỡng mối quan hệ với EU như thế nào?

    Trả lờiXóa
  69. EU luôn được coi là một thực thể kinh tế, khi can dự với ASEAN thường đặt thương mại và viện trợ lên hàng đầu.

    Trả lờiXóa
  70. Nếu ASEAN không hành động, khối sẽ tiếp tục suy yếu và chia rẽ. ASEAN có nguy cơ trở thành một tổ chức khu vực “rỗng”, ngày càng trở nên không thích hợp và khi đó các thành viên sẽ buộc phải tìm kiếm nơi khác để bảo vệ lợi ích cho mình.

    Trả lờiXóa
  71. Những tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN - và mặc dù ít được đề cập giữa các thành viên ASEAN với nhau - có tầm quan trọng rất lớn, vì chúng đại diện cho những thách thức mà ASEAN đang phải đối mặt khi đối phó với các cường quốc.

    Trả lờiXóa
  72. Những rào cản chính trị chia rẽ ASEAN ngày nay là hậu quả của những rào cản địa lý tồn tại trên khắp Đông Nam Á.

    Trả lờiXóa
  73. Do để mặc các nước thành viên thực hiện các chương trình nghị sự theo kiểu "đèn ai nấy rạng" nên ASEAN khó có thể có sự hợp tác trong các vấn đề an ninh và chính trị.

    Trả lờiXóa
  74. ASEAN không đặt mục tiêu xây dựng một khuôn khổ phòng thủ chung, hay an ninh khu vực. Tuy nhiên, các nước thành viên có thể đoàn kết trong các vấn đề quân sự đặc biệt hay hình thành các đơn vị đa phương riêng nằm ngoài phạm vi của khối.

    Trả lờiXóa
  75. Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã thành lập Đội tuần tra eo biển Malacca, bao gồm cả yếu tố không quân, hải quân và chia sẻ tình báo. Tương tự, Philippines và Indonesia đã nhất trí tiến hành tuần tra trên biển chung, còn Malaysia gần đây đã gia nhập nhóm này theo một chương trình chống khủng bố tập trung tại vùng biển Celebes.

    Trả lờiXóa
  76. Sợ rằng khi sự cạnh tranh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nóng lên trong những thập niên tới, những rạn nứt trong ASEAN có thể trở nên rõ rệt hơn.

    Trả lờiXóa
  77. Những thành viên ven biển - Philippines, Indonesia, Singapore, Malaysia, Việt Nam và Brunei - đều sẽ tìm cách củng cố quan hệ với những quốc gia có thể giúp họ đối phó với sự bành trướng của hải quân Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  78. Những nước nằm sâu trong lục địa - Campuchia, Lào và Myanmar - sẽ tiếp tục xích lại gần hơn Trung Quốc. Chủ trương "đồng thuận" của khối sẽ ngày càng khó có thể duy trì được.

    Trả lờiXóa
  79. Chừng nào mà các nước thành viên tiếp tục hành động theo lợi ích của bản thân, thì cơ hội có được một ASEAN đoàn kết hơn sẽ là mong manh.

    Trả lờiXóa
  80. Do Đông Nam Á nằm ở điểm giao nhau của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, các quốc gia bên ngoài khu vực thường quan tâm tới các eo biển của khu vực và những quốc gia kiểm soát những eo biển này.

    Trả lờiXóa
  81. Đồng thời, do tại ASEAN tồn tại quá nhiều sắc tộc, các cuộc xung đột và mối đe dọa, các quốc gia thành viên dễ trở thành mục tiêu chịu sự can thiệp của những cường quốc bên ngoài đang muốn gây ảnh hưởng lên khu vực.

    Trả lờiXóa
  82. Các nước thành viên có thể đoàn kết trong các vấn đề quân sự đặc biệt hay hình thành các đơn vị đa phương riêng nằm ngoài phạm vi của khối.

    Trả lờiXóa
  83. Những tranh chấp ở Biển Đông đã chứng minh là một trở ngại đặc biệt phức tạp đối với việc đạt được những mục tiêu này. ASEAN gặp khó khăn trong việc đạt được sự đồng thuận giữa các thành viên đa dạng về một chính sách thống nhất đối với Biển Đông.

    Trả lờiXóa
  84. Căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á những năm gần đây liên tục gia tăng vì vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế.

    Trả lờiXóa
  85. Trung Quốc tiến hành chia rẽ, phân hóa các nước ASEAN, nhất là chia rẽ ASEAN với Việt Nam, nhằm phân tán sức mạnh đoàn kết của ASEAN.

    Trả lờiXóa
  86. Một khi ASEAN bị chia rẽ, không coi Biển Đông là vấn đề chung của Hiệp hội mà chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc với một nước ASEAN thì Trung Quốc có thể dễ đạt được các thoả hiệp có lợi nhất về vấn đề Biển Đông.

    Trả lờiXóa
  87. Trung Quốc đã lợi dụng sự bất đồng về lợi ích, về quan điểm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông của các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền để gây chia rẽ, không để các nước này đoàn kết thành một khối để đối trọng với Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  88. Trung Quốc sử dụng con bài “viện trợ”1 để các nước này vì lợi ích quốc gia trước mắt mà không ủng hộ các nước ASEAN khác trong “hồ sơ Biển Đông”; chủ trương đàm phán riêng rẽ đối với các nước có liên quan trực tiếp đếntranh chấp ở Biển Đông để đạt lợi ích riêng, tạo nghi ngờ giữa các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

    Trả lờiXóa
  89. Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng đối với các nước ASEAN khác nhằm tách họ khỏi các vấn đề Biển Đông, tập trung bao vây, cô lập Việt Nam với các nước ASEAN, vì Trung Quốc cho rằng Việt Nam là lực cản lớn nhất đối với chiến lược độc chiếm Biển Đông của họ.

    Trả lờiXóa
  90. Trung Quốc chủ trương dùng sức mạnh tổng hợp để uy hiếp ASEAN, buộc các nước ASEAN phải nhượng bộ trong vấn đề Biển Đông; chủ trương kiểm soát thực tế trên biển, khiến thế giới phải thừa nhận Biển Đông nằm trong phạm vi lợi ích của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa