ẢNH "CHẾ" PHIM "SỐNG CHUNG VỚI MẸ CHỒNG" KHIẾN NGƯỜI XEM CƯỜI RA NƯỚC MẮT

tháng 4 30, 2017 |


Dù mới phát sóng 6 tập đầu nhưng bộ phim "Sống chung với mẹ chồng" của đạo diễn Vũ Trường Khoa đã và đang gây "bão" cả màn ảnh nhỏ lẫn mạng xã hội. Những mâu thuẫn tưởng chừng ngày càng khó lòng hóa giải trong mối quan hệ giữa bà Phương (mẹ chồng) và cô con dâu Minh Vân (Bảo Thanh) trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trên khắp các diễn đàn kèm theo nhiều bức ảnh "chế" về mối quan hệ éo le này khiến người xem "cười ra nước mắt".
Trải qua 6 tập đầu tiên, cô con dâu Minh Vân và mẹ chồng - bà Phương đã liên tục "va" nhau khi cả hai không tìm được tiếng nói chung trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bà Phương tỏ ra là một người phụ nữ sống rất chi li và nguyên tắc, vẫn chăm sóc cậu con trai của mình từng miếng ăn giấc ngủ như một đứa trẻ mới lớn. Trong khi đó, Minh Vân dù đã cố gắng làm quen với những quy tắc sống mà mẹ chồng đặt ra cũng như tính cách hà khắc của bà nhưng vẫn không thể chịu nổi cảnh sống ở gia đình nhà chồng. Vốn cũng là một cô gái được bố mẹ chiều chuộng và sống khá cá tính nên Minh Vân thường xuyên phản ứng lại những suy nghĩ và cách sống của mẹ chồng.
Ở cuối tập 6 của phim, giữa bà Phương và Minh Vân đã nổ ra cuộc tranh luận nảy lửa. Kết quả là Minh Vân ép chồng ra ở riêng nhưng không được. Bù lại, Thanh đồng ý thuyết phục mẹ mình làm tất cả những yêu cầu mà Vân đặt ra như: mẹ chồng không được tự ý vào phòng ngũ của con dâu, dù phòng có bẩn cũng không được dọn dẹp giúp, mẹ chồng không được mang quần đùi vào nhà vệ sinh cho chống, mẹ chồng không được gọi Vân dậy sớm vào sáng Chủ nhật, mẹ chống không được nhắc đến tiền một cách thiếu tế nhị... 

Cùng xem những bức ảnh "chế" độc đáo lấy cảm hứng từ câu chuyện mẹ chồng - nàng dâu trong phim "Sống chung với mẹ chồng":



Ngay cả nhân vật Phan Quân trong phim "Người phán xử" cũng được "lôi" vào những bức ảnh "chế". Phan Quân trở thành "người phán xử" trong "phiên tòa" xét xử về mối quan hệ giữa mẹ chồng - nàng dâu trong "Sống chung với mẹ chồng"...






Theo An ninh thủ đô


Read more…

BÀI DIỄN THUYẾT NHÂN VĂN CỦA GIÁO HOÀNG TRÊN DIỄN ĐÀN TED

tháng 4 30, 2017 |

Lần đầu tiên Giáo hoàng Francis xuất hiện trên diễn đàn TED với một bài diễn thuyết được phát đi trực tiếp từ thành phố Vatican. 
Trong thông điệp tràn đầy hy vọng mà ông gửi tới người dân thuộc mọi tôn giáo, tới những người nắm giữ quyền lực và thường dân, nhà lãnh đạo tinh thần này đã đưa ra những bình luận sáng tỏ về thế giới mà chúng ta đang tìm kiếm, đồng thời kêu gọi sự bình đẳng, đoàn kết và cư xử nhã nhặn.
Dưới đây là nguyên văn bài diễn thuyết của Giáo hoàng Francis:
Chào buổi tối – hoặc buổi sáng, tôi không chắc bạn đang ở múi giờ nào. Bất kể bạn đang ở múi giờ nào thì tôi cũng rất vui mừng khi được tham gia vào diễn đàn của các bạn. Tôi thực sự thích cái tiêu đề - “Bạn của tương lai” – bởi vì, nó vừa nhìn về tương lai, lại vừa mở ra cho chúng ta một cuộc đối thoại vào ngày hôm nay để hướng về tương lai qua một phiên bản của “bạn”. 
“Bạn của tương lai” là tương lai được tạo nên bởi các bạn, được tạo nên bởi những cuộc gặp gỡ, bởi lẽ cuộc sống này bắt nguồn từ các mối quan hệ của chúng ta với người khác. Tôi thực sự tin rằng sự tồn tại của mỗi người và của mọi người có sự gắn kết vô cùng sâu sắc với sự tồn tại của những người khác: cuộc sống không chỉ đơn thuần là sự trôi qua của thời gian, mà còn là sự tương tác.
Khi tôi gặp gỡ hay lắng nghe những người đau ốm, những người nhập cư đang phải đối mặt với những khó khăn khủng khiếp để tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn, những tù nhân đang mang trong tim mình những nỗi đau, những người trẻ không có việc làm, tôi thường tự hỏi chính mình: “Tại sao lại là họ mà không phải là tôi?”. 
Bản thân tôi sinh ra trong một gia đình nhập cư. Bố tôi, ông bà tôi cũng giống như nhiều người Italia khác, rời quê hương để tới Argentina với hai bàn tay trắng. Tôi có thể cũng đã trở thành một trong số những kẻ bị xã hội ngày nay ngó lơ như thế. Và đó là lý do tại sao tôi luôn hỏi bản thân mình, trong sâu thẳm trái tim mình, rằng: “Tại sao lại là họ mà không phải là tôi?”.
Trước hết, tôi sẽ rất vui nếu cuộc gặp gỡ này có thể giúp nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều cần người khác, không ai trong chúng ta cô độc.
Không ai là một “tôi” tách biệt và độc lập với người khác, và chúng ta chỉ có thể gây dựng tương lai nếu đứng cùng nhau, cùng tất cả mọi người. 
Chúng ta không hay nghĩ về điều đó, nhưng tất cả mọi thứ đều có sự kết nối, và chúng ta cần khôi phục lại những kết nối đó ở một trạng thái khỏe mạnh. Ngay cả khi sự phán xét tàn nhẫn mà tôi giữ trong tim mình chống lại anh chị em tôi, thì vết thương mở không bao giờ được chữa lành, sự xúc phạm không bao giờ được tha thứ, sự bất bình chỉ làm tổn thương tôi. 
Tất cả là những ví dụ của một cuộc đấu tranh mà tôi mang theo mình, một ngọn lửa sâu thẳm trong trái tim tôi cần được dập tắt trước khi nó bốc cháy và để lại phía sau một đống tro tàn.

"Hạnh phúc chỉ có thể được phát hiện như một món quà của sự hài hòa giữa toàn bộ xã hội và mỗi cá thể..."
Ngày nay, nhiều người trong số chúng ta dường như tin rằng một tương lai hạnh phúc là điều không thể đạt được. Trong khi những lo ngại này cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc, thì chúng cũng không nên từ bỏ hy vọng. Chúng ta có thể vượt qua nếu chúng ta không khóa mình với thế giới bên ngoài. Hạnh phúc chỉ có thể được phát hiện như một món quà của sự hài hòa giữa toàn bộ xã hội và mỗi cá thể. Thậm chí, cả khoa học – lĩnh vực mà các bạn biết rõ hơn tôi – cũng chỉ ra rằng hiểu biết thực tế là nơi mà mỗi thứ được kết nối và tương tác với nhiều thứ khác.
Và điều này đưa tôi đến thông điệp thứ hai: Thật tuyệt vời biết bao nếu như sự phát triển của đổi mới khoa học và công nghệ sẽ đi cùng với sự bình đẳng và hòa nhập xã hội. 
Tuyệt vời biết bao nếu như tình đoàn kết, những ngôn từ đẹp đẽ và đôi khi là không thoải mái không chỉ đơn giản là được nói ra vì công việc. Mà thay vì trở thành thái độ mặc định trong các lựa chọn chính trị, kinh tế và khoa học, thì nó cũng được sử dụng trong các mối quan hệ giữa người với người, giữa các dân tộc và quốc gia. 
Chỉ cần giáo dục con người về sự đoàn kết thực sự, thì chúng ta có thể đánh bại “rác thải văn hóa” – thứ không chỉ liên quan đến thực phẩm và hàng hóa, mà trước tiên và trên hết, liên quan tới những con người bị bỏ quên bởi hệ thống kinh tế - công nghệ của chúng ta. Đó là thứ mà chúng ta thậm chí còn không nhận ra, những hệ thống kinh tế - xã hội đang đặt hàng hóa làm cốt lõi, thay vì con người.
Sự đoàn kết là một khái niệm mà nhiều người muốn xóa bỏ khỏi từ điển. Tuy nhiên, đoàn kết không phải là một cơ chế tự động. Nó không thể được lập trình hay kiểm soát. Nó là một phản ứng tự do được sinh ra từ trái tim của mỗi người và của mọi người. Vâng, một phản ứng tự do! 
Khi một người nhận ra rằng cuộc sống, thậm chí là với quá nhiều mâu thuẫn, vẫn là một món quà, rằng tình yêu là sự khởi nguồn và là ý nghĩa của cuộc sống, thì họ có thể hối thúc bản thân bằng cách nào đó để làm điều tốt cho người khác?
Để làm điều tốt, chúng ta cần ký ức, chúng ta cần sự can đảm và sự sáng tạo. Và tôi biết rằng TED là nơi tụ họp của nhiều tư tưởng sáng tạo. Vâng, tình yêu đòi hỏi một thái độ sáng tạo, vững chãi và khéo léo. Ý tưởng tốt và cách làm thông thường – thứ thường được sử dụng để xoa dịu lương tâm chúng ta – là chưa đủ. Hãy để chúng ta giúp đỡ người khác, cùng nhau, để nhớ rằng người khác không phải là một con số hay một số liệu thống kê. Người khác có một khuôn mặt. “Bạn” luôn là một sự hiện hữu, một con người cần được quan tâm.
Có một dụ ngôn mà Chúa Giê-su đã kể để giúp chúng ta hiểu về sự khác biệt giữa những người không muốn bị làm phiền và những người quan tâm tới người khác. Tôi chắc rằng các bạn đã từng nghe nó. Đó là Dụ ngôn Người Samari nhân lành (Parable of the Good Samaritan). 
Khi Chúa Giê-su được hỏi: “Ai là người lân cận tôi?”, “Tôi nên quan tâm tới ai?” – Người đã kể câu chuyện này, câu chuyện về một người đàn ông bị tấn công, cướp giật, đánh đập và bị bỏ rơi trên một con đường đất. 

"Hãy để chúng ta giúp đỡ người khác, cùng nhau, để nhớ rằng người khác không phải là một con số hay một số liệu thống kê..."
Khi nhìn thấy người đàn ông, một linh mục và một người Lê-vi – hai người rất có ảnh hưởng ở thời điểm đó – đã bước qua mà không hề dừng lại giúp đỡ. Một lúc sau, một người Samari – một dân tộc bị coi thường vào thời điểm đó – đã bước tới. Nhìn thấy người đàn ông bị thương nằm trên đất, anh ta không hề lờ đi. Thay vào đó, anh ta cảm thấy thương cảm với người đàn ông này và được thôi thúc phải làm điều gì đó. Anh ta đã đổ dầu và rượu vang vào vết thương, đưa người đàn ông tới một quán trọ và dốc hết túi tiền để giúp đỡ.
Câu chuyện về người Samari chính là câu chuyện về nhân loại ngày nay. Con đường của nhân loại đang bị rạn nứt vì những đau khổ, khi mà mọi thứ đều tập trung quanh tiền bạc, vật chất, thay vì con người. Và những người tự gọi mình là “đáng kính” thường có thói quen không quan tâm tới người khác. Họ bỏ lại hàng nghìn người, hoặc toàn bộ cư dân ở phía bên đường. May mắn thay, cũng có những người đang tạo nên một thế giới mới bằng cách quan tâm tới người khác, thậm chí là dốc hết túi của mình. Mẹ Teresa từng nói: “Người ta không thể yêu thương, trừ khi họ phải bỏ tiền túi”.
Chúng ta có rất nhiều việc phải làm, và chúng ta phải làm cùng nhau. Nhưng chúng ta phải làm như thế nào với tất cả những tội ác mà chúng ta đang hít thở hằng ngày? Tạ ơn Chúa vì không có hệ thống nào có thể làm mất đi mong muốn được mở rộng lòng tốt, lòng từ bi và khả năng phản ứng để chống lại cái ác, tất cả những cái đó đều bắt nguồn từ sâu thẳm trong trái tim chúng ta. 
Bây giờ các bạn có thể nói với tôi rằng, “Chắc chắn rồi, đây là những lời nói tốt đẹp, nhưng tôi không phải là người Samari nhân lành, cũng không phải mẹ Teresa của Calcutta”. Ngược lại, chúng ta là duy nhất, mỗi người và tất cả mọi người trong chúng ta. Mỗi người và tất cả mọi người trong chúng ta là không thể thay thế được trong mắt Chúa. Thông qua bóng tối của những xung đột ngày hôm nay, mỗi người và mọi người trong số chúng ta có thể trở thành một ngọn nến sáng, một lời nhắc nhở rằng ánh sáng sẽ vượt lên bóng tối, và không bao giờ theo một cách khác.
Với những người theo đạo Cơ đốc, tương lai có một cái tên. Tên của nó là Hy vọng. Hy vọng không có nghĩa là thiếu niềm tin một cách lạc quan và lờ đi những thảm kịch mà con người đang phải đối mặt. Hy vọng là đức tính của một trái tim không tự khóa mình trong bóng tối, không chỉ chăm chăm nhìn vào quá khứ, không đơn thuần chỉ xoay quanh hiện tại, mà có thể nhìn vào tương lai. Hy vọng là cánh cửa mở ra tương lai. Hy vọng là hạt giống ẩn giấu khiêm nhường của cuộc sống, cùng với thời gian sẽ phát triển thành một cái cây lớn. Nó giống như thứ men vô hình giúp cả phần bột nhào nở ra, mang hương vị tới mọi khía cạnh của cuộc sống. Và nó có thể làm được nhiều điều, bởi vì chỉ một tia sáng nhỏ xíu cũng có thể nuôi hi vọng đủ đề phá vỡ lá chắn của bóng tối. 
Một người cũng đủ để hy vọng tồn tại, và người đó có thể là bạn. Và rồi sẽ có một “bạn” khác”, rồi một “bạn” khác nữa, và rồi nó sẽ trở thành “chúng ta”. Vì thế, hy vọng chỉ bắt đầu khi có “chúng ta”? Không. Hy vọng bắt đầu chỉ bằng một “bạn”. Khi có “chúng ta”, nó đã bắt đầu một cuộc cách mạng.
Thông điệp thứ ba mà tôi muốn chia sẻ ngày hôm nay là về cách mạng: cuộc cách mạng của sự nhã nhặn. 
Nhã nhặn là gì? Là tình yêu thương. Nó bắt nguồn từ trái tim chúng ta, đến với con mắt, đôi tai và bàn tay. Nhã nhặn nghĩa là sử dụng đôi mắt của chúng ta để nhìn người khác, đôi tai của chúng ta để nghe người khác, lắng nghe trẻ em, những người nghèo, những người e ngại tương lai, để lắng nghe tiếng khóc câm lặng của ngôi nhà chung là Trái Đất đang ô nhiễm và ốm yếu. Nhã nhặn là dùng đôi tay và trái tim của mình để an ủi người khác, để quan tâm người khác.

"Bạn càng mạnh mẽ, hành động của bạn càng có ảnh hưởng tới mọi người, thì bạn càng có trách nhiệm hành xử khiêm nhường..."
Nhã nhặn, dịu dàng là ngôn ngữ của trẻ nhỏ, của những người đang cần sự quan tâm của người khác. Tình yêu của một đứa trẻ dành cho bố mẹ lớn lên nhờ sự tiếp xúc, nhờ ánh nhìn, giọng nói và sự dịu dàng. Tôi cảm thấy thích thú khi được nghe những ông bố bà mẹ nói chuyện với con mình, Họ thích nghi với đứa trẻ, sử dụng cách giao tiếp của đứa trẻ đó. Sự nhã nhặn chính là việc ở cùng mức độ, đẳng cấp với người khác. Đây là con đường mà người Samari nhân lành đã đi. Đây cũng là con đường mà Giê-su đã đi. Ngài hạ thấp chính mình, Ngài sống cuộc sống của con người để thực hành ngôn ngữ thực và cụ thể của tình yêu thương.
Đúng thế, sự nhã nhặn chính là lựa chọn của những người đàn ông và phụ nữ mạnh mẽ nhất, can đảm nhất. Nhã nhặn không phải là yếu đuối, mà là sự dũng cảm. Đó là con đường của đoàn kết, của sự khiêm nhường. 
Hãy cho phép tôi nói điều này thật to và rõ ràng: Bạn càng mạnh mẽ, hành động của bạn càng có ảnh hưởng tới mọi người, thì bạn càng có trách nhiệm hành xử khiêm nhường. Nếu không, quyền lực của bạn sẽ hủy hoại bạn, và bạn sẽ hủy hoại những người khác. 
Người Argentina có một câu nói rằng: “Sức mạnh giống như uống rượu gin với cái bụng rỗng”. Bạn cảm thấy chóng mặt, bạn say, bạn mất cân bằng, và bạn sẽ kết thúc bằng việc làm đau chính mình và những người xung quanh, nếu bạn không kết nối quyền lực với sự khiêm nhường và nhã nhặn. Mặt khác, với sự khiêm nhường và tình yêu thương, quyền lực của những người mạnh nhất và cao cấp nhất sẽ trở thành một dịch vụ, một nguồn lực cho cái tốt.
Tương lai của nhân loại không chỉ nằm trong tay các chính trị gia, các nhà lãnh đạo vĩ đại, những doanh nghiệp lớn. Đúng vậy, họ nắm giữ một trách nhiệm lớn lao. Nhưng tương lai nằm trong tay những người nhận ra người khác chính là “bạn” và bản thân mỗi người là một phần của “chúng ta”. 
Tất cả chúng ta đều cần người khác. Vì thế, hãy nghĩ về tôi với sự nhã nhặn, để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ mà tôi đã được trao vì những điều tốt đẹp của người khác, của mỗi người và của tất cả mọi người, của tất cả các bạn, của tất cả chúng ta. Cảm ơn các bạn.
·         Nguyễn Thảo (Theo TED)

Read more…

CUỘC CHIẾN MỸ - TRIỀU TIÊN CÓ XẢY RA

tháng 4 29, 2017 |

Sự thật là cuộc chiến rất có khả năng sẽ xảy ra. Điều này xuất phát từ một số dấu hiệu sau đây:
Thứ nhất, chưa bao giờ vấn đề hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên lại được quan tâm như hiện nay. Trong các diễn đàn chính trị khu vực và thế giới, nước Mỹ luôn nhắc về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên là mối đe doạ lớn đối với hoà bình tại khu vực Đông Bắc Á. Bên cạnh đó, các nước láng giềng như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng thể hiện sự quan ngại sâu sắc về vấn đề này và mới đây là cuộc họp thượng đỉnh ASEAN tại Philippines.
Thứ hai, Triều Tiên ngày càng làm gia tăng mối lo ngại khi liên tục có những hành động và phát ngôn gây sốc. Họ đã hai lần thử tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân nhưng đều không thành công. Bên cạnh đó là các hoạt động diễn tập quân sự trong nước, những tuyên bố cứng rắn hướng về Mỹ của ông Kim Jong Un.
Nhưng bên cạnh các dấu hiệu trên, việc Mỹ thời gian gần đây dưới thời của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump cũng gia tăng các hoạt động thể hiện sự cứng rắn nhằm vào Triều Tiên như: Mỹ đã điều hạm đội tàu sân bay tới gần bán đảo Triều Tiên; triển khai giai đoạn cuối hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD và đi kèm với nó là cảnh báo của chính Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cảnh báo Bắc Hàn chớ 'thử thách' Tổng thống Donald Trump. Đồng thời, Tổng thống Donald Trump cũng đã yêu cầu Bắc Kinh có biện pháp cứng rắn hơn đối với chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng nếu không Mỹ sẽ có biện pháp can thiệp sâu hơn. Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence còn nói rằng nước Mỹ đã sẵn sàng rút gươm ra khỏi vỏ, cho thấy nếu cần thiết, Washington sẵn sàng mở cuộc chiến với Bắc Hàn. Mới đây nhất, Tổng thống Donald Trump đã có bài báo cáo xin ý kiến trước Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ về phương án của quân đội Hoa Kỳ trước vấn đề Triều Tiên và đã được các Nghị sĩ đồng thuận cao.
Tất cả những dấu hiệu trên cho thấy, Tổng thống Donald Trump không nói đùa trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và Mỹ sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề Triều Tiên nếu các bên không thể tìm ra lối thoát.
Đằng sau hành động cứng rắn này là gì?
Rõ ràng, việc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Triều Tiên có khả năng rất cao sẽ xảy ra. Tuy nhiên, điều này cho thấy rằng chính quyền mới của Mỹ đang muốn tập trung vào giải quyết tình hình ở Châu Á mà gián tiếp là tấn công vào sự trỗi dậy của Trung Quốc. Không thế mà ông Trump luôn thúc dục và gây sức ép với Bắc Kinh về giải quyết vấn đề Triều Tiên. Một minh chứng nữa cho giả thuyết này đó là kể từ khi ông Trump lên nắm quyền, khác hẳn với người tiền nhiệm ông Trump tạm thời không chĩa mũi nhọn vào Nga (vấn đề Crime) mà tập trung hơn vào khu vực Châu Á nơi có sự hiện diện của Trung Quốc.
Nếu chiến tranh xảy ra, Mỹ sẽ sử dụng các hạm đội của mình và các căn cứ quân sự, các hệ thống tên lửa của của mình đóng tại các nước láng giềng của Triều Tiên. Và đương nhiên, các nước đó như Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ trực tiếp gánh hậu quả. Nếu chiến tranh xảy ra, các nước ở gần Triều Tiên sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chứ không phải Mỹ. Đó cũng là lý do vì sao các quốc gia đó luôn muốn giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp ngoại giao.

Quang Thuận  






Read more…

TRUNG QUỐC ĐÃ GÂY ẢNH HƯỞNG LỚN TỚI PHILIPPINES

tháng 4 29, 2017 |
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Philippines đã thay đổi căn bản chính sách so với người tiền nhiệm. Dưới thời của Tổng thống Duterte người ta thấy một Philippines khó đoán hơn rất nhiều; trong chính sách mới của ông Duterte dường như có xu hướng xích lại gần Trung Quốc hơn. Điều đó thể hiện rất rõ trong việc ông Duterte có nhiều phát ngôn và hành động nhún nhường Trung Quốc rất nhiều trong vấn đề chủ quyền. Bên cạnh đó, ông Duterte lại tìm cách tăng cường hợp tác với Trung Quốc; ông còn tuyên bố sẽ xem xét lại những quan hệ với Mỹ (nước được xem là đồng minh quan trọng). Có thể đánh giá rằng, người Trung Quốc đã gây ảnh hưởng khá lớn tới chính quyền mới của Phillippines. Họ đã thành công khi hướng lái Philippines theo ý đồ của họ.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines ngày càng trở nên sâu sắc 

Mới đây nhất, trong cuộc họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo ASEAN tại Manila với tư cách là chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ này, Philippines đã tác động đáng kể tới bản tuyên bố chung mà ASEAN đưa ra về biển Đông. Theo đó, trong tuyên bố chung đã không nêu ra hoạt động quân sự hóa và xây dựng đạo của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo reuters, trước đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã cố gắng tác động đến nội dung của tuyên bố chung thông qua việc vận động các quan chức Philippines, hai nguồn ngoại giao của ASEAN nói với Reuters.
Một sự kiện khác cũng đáng phải chú ý nữa đó là bài phát biểu của ông Duterte sau Hội nghị thượng đỉnh liên quan đến vấn đề Triều Tiên. Chúng ta nhớ rằng, trước đó có thông tin rằng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã gửi thư tới ASEAN. Trong lá thư gửi tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Bình Nhưỡng cảnh báo về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên "đang tiến tới bờ vực chiến tranh". Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-Ho thúc giục người đứng đầu ASEAN thông báo tới 10 nước trong khối về "tình hình nghiêm trọng" hiện nay. Trong lá thư đề ngày 23.3, bộ trưởng Ri cũng chỉ trích mạnh mẽ việc Mỹ và Hàn Quốc tăng cường các hoạt động tập trận chung.
"Tôi bày tỏ mong muốn ASEAN, với thái độ coi trọng việc gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực, sẽ đứng ở vị trí khách quan để lên tiếng về các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc tại hội nghị của ASEAN, đồng thời đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ hòa bình và an toàn trên bán đảo Triều Tiên".
Ngay sau đó, Tổng thống Philippines đã phát biểu rất lạ rằng Kim Jong-un muốn 'kết liễu thế giới'. Cụ thể: "Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đơn giản chỉ muốn kết liễu thế giới. Đó là lý do khiến ông Kim hạnh phúc. Ông ấy luôn mỉm cười nhưng thực tế lại đang muốn kết liễu và nhấn chìm mọi thứ". Theo ông Duterte, các nước Đông Nam Á hiện rất lo ngại về tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên, nơi một bước đi sai lầm sẽ trở thành thảm họa và biến châu Á thành nạn nhân đầu tiên của chiến tranh hạt nhân.
Tại sao Bình Nhưỡng lại gửi bức thư kỳ lạ này tới ASEAN và cầu cứu ASEAN? Mối quan hệ hai bên là như thế nào? ASEAN có liên quan gì tới chuyện này? Dường như, bài phát biểu của ông Duterte là một lời đe doạ thế giới hộ Triều Tiên chứ không phải một lời khuyến cáo. Từ lời phát biểu này và câu chuyện bức thư có thể nghĩ, tác giả chính của câu chuyện này có lẽ là Bắc Kinh. Họ đã khéo léo muốn tác động ASEAN (mà ở đây trực tiếp là Philippines) để gây áp lực với Mỹ không sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề Triều Tiên. Vì thế mà thấy rằng, Trung Quốc đang thực sự có ảnh hưởng quá lớn tới chính sách của Philippines và tới tư tưởng của Tổng thống Duterte.

Quang Thuận
Read more…

KHI NGƯỜI TA… ĐÒI… “TỔ QUỐC GHI CÔNG”

tháng 4 28, 2017 |
Có lẽ từ khi tôi đẻ ra đến bây giờ, tôi chỉ biết tới từ “Tổ quốc ghi công” là cụm từ cao quý nhất mà dân tộc Việt Nam dành cho những người đã hy sinh, đã ngã xuống để bảo vệ, giải phóng và thống nhất đất nước này. Những người con đất Việt đó, khi tuổi đôi mươi đã tự nguyện cầm xúng lên đường đánh giặc; người còn, người mất, có người để lại một phần máu thịt của mình nơi chiến trường chỉ đơn giản thực hiện một mong muốn của dân tộc đó là giải phóng, là thống nhất, non song thu về một mối. Ước mơ đó mặc dù giản dị thế nhưng cũng phải hai mươi năm những người anh hùng mới thực hiện được. Thế nhưng, họ lại rất giản dị!!!
Khi cầm súng lên đường đánh giặc mặc dù biết cái chết cận kề thế nhưng chẳng một ai đòi hỏi điều gì. Họ ra đi đơn giản vì vì dân tộc, vì lý tưởng. Và họ là những người được “Tổ quốc ghi công” chứ không phải là đám rận chủ cuội ngoài kia.
Đọc bài viết: “Những sự hy sinh không được công nhận” những ngày gần cuối tháng tư, cảm xúc trong tôi dâng trào khó tả.

Đám rận chủ đòi ghi công trên RFA Tiếng Việt

Những kẻ ngày ngày tìm cách phá hoại đất nước, giả danh những “tri thức”, “nhà dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá lại đang tự đánh bóng cho chính mình. Trong đó, chúng tự cho mình là những người có công với đất nước và tự nói với nhau rằng:
“Những người phụ nữ bất đồng chính kiến hay những người đấu tranh vì dân chủ nhân quyền ở Việt Nam phải hi sinh rất nhiều trong đời tư và có những đóng góp lớn lao cho cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên, những đóng góp của họ chỉ được một bộ phận xã hội nhất định công nhận, còn ngoài ra bị tảng lờ trong các sự kiện trao giải, vinh danh của nhà cầm quyền”.
Những người nữ đó là ai? Là Cấn Thị Thêu (người chuyên lợi dụng khiếu kiện để kích động gây rối); là Bùi Thị Minh Hằng, là Trần Thị Nga (những người chuyên lợi dụng vấn đề biển Đông kích động gây rối)… và một số cái tên khác nữa tương tự như vậy.
Những kẻ đang ngày ngày tìm cách phá hoại đất nước, chúng có tội lớn lắm; tội với đất nước với dân tộc với cả những người đã ngã xuống để mang độc lập về cho chúng nó. Đúng!!! Ít nhiều thì chúng nó cũng đã đóng góp chút ít nhưng là đóng góp công sức vào việc phá hoại thôi. Vì thế mà chúng nó đáng bị trừng phạt thật nghiêm khắc mới phải. Chúng nó nên cảm thấy xấu hổ với non song, đất nước vậy mà ngày ngày vẫn rêu rao, vẫn to mồm. Tổ quốc sẽ không ghi “công” mà sẽ ghi “tội” chúng nó.
Khánh Việt

Read more…

42 NĂM GIẢI PHÓNG

tháng 4 28, 2017 |

Cứ mỗi khi thời điểm này đến là cả nước ta đều tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30.4 lịch sử. Một chiến thắng đập tan xiềng xích nô lệ, một chiến thắng vì chính nghĩa, giải phóng non sông, dành lại độc lập, thống nhất đất nước. Chiến thắng đó đã làm rạng danh non sông, đất nước ta và đã khiến bạn bè quốc tế phải cúi đầu khâm phục. Tới ngày hôm nay, thế hệ con cháu vẫn luôn tự hào mỗi khi kỷ niệm ngày lễ độc lập; điều đó luôn khắc ghi trong tâm khảm mỗi chúng ta.
Năm nay, chúng ta kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ở một khía cạnh nào đó, 42 năm vừa qua là một quãng thời gian không quá dài nhưng có lẽ cũng không ngắn để những người từng lầm lỡ một thời, làm tay sai cho giặc đối đầu với nhân dân trở nên thức tỉnh. Chính nghĩa đã khoan dung, độ lượng như vậy thế nhưng 42 năm sau vẫn còn có những kẻ không chịu thức tỉnh, cố hoài niệm về một thời kỳ đen tối của chính mình.
Trong bài: “Kỷ niệm 30/4/1975: Hòa giải phải trên cơ sở của sự thật” của Trần Mai Hạnh nói với BBC Tiếng Việt khiến thế hệ trẻ Việt Nam cần phải lên tiếng.  
Chúng ta không còn lạ gì với những thứ độc hại trên mạng Internet; đặc biệt là chuyện nhiều kẻ đã lợi dụng Internet để tiêm nhiễm vào tư tưởng của những người trẻ tuổi hiện nay; đầu độc những thông tin xuyên tạc lịch sử về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
"Người ta rất dễ giải thích theo cái quan điểm của mình, hoặc đề cao quá mức, hoặc là thanh minh, hoặc là giải thích lại theo ý của mình những sự kiện lịch sử. Tôi quan niệm rằng cái quan trọng nhất của lịch sử chính là sự thật. Sự thật là món quà vô giá của Thượng đế trao cho con người. Nhìn từ phía nào cũng thế, phía người chiến thắng là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày ấy hay phía bại trận là phía Việt Nam Cộng hòa và phía Hoa Kỳ, nhìn ở góc độ nào cũng được, nhưng cuối cùng nó phải là sự thật."
Vậy, theo ông Hạnh này thì sự thật của cuộc chiến này là gì? Là cái gì mà trong những lời nói ông không giải thích được; chỉ là một sự ấp úng, lẫn lộn chẳng qua chỉ với hàm ý lồng ghép những hoài niệm về thời kỳ đen tối của ông giống nhiều người vẫn đang nghĩ mà thôi.
Cuộc chiến này rất rõ ràng, chiến thắng đã trở về với chính nghĩa, với nhân dân. Chính những gì ông nói trong cuốn sách này mới là những điều làm người ta hiểu sai sự thật. Với người dân Việt Nam, đó là cuộc chiến giải phóng dân tộc, dành độc lập và thống nhất đất nước. Sau 42 năm, cũng như nhiều người khác có lẽ ông vẫn chưa ngộ ra phải trái, đúng sai. Vì vậy, tôi chỉ khuyên ông một điều đơn giản như thế này thôi:
“Đằng sau cách mạng là cả dân tộc, là nhân dân; còn chiều ngược lại thì sao?” Vì vậy chiến thắng cho nhân dân, cho cách mạng, cho chính nghĩa là một điều tất yếu.   

Người dân Sài Gòn hân hoan chào đón quân giải phóng vào sáng 30.4.1975

Có lẽ cũng cần phải nhấn mạnh với ông và nhiều người khác như ông một điều rằng thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay có sự hiểu biết rất rõ ràng về vấn đề này; chẳng lời lẽ xuyên tạc nào lừa bịp được họ. 
Nghe ông nói như vậy, tôi cũng gửi ông và những người còn hoài niệm, cố gắng chống phá đất nước từ bên ngoài xem một đoạn clip. Hãy xem rồi suy ngẫm về chính mình.

Bài phát biểu của ông Nguyễn Phương Hùng tại đảo Song Tử Tây
Quang Thuận  

   
Read more…

PHẢN ĐÒN

tháng 4 27, 2017 |


“Biết rồi, khổ lắm, biểu tình mãi” là câu nói giành cho mấy tên linh cẩu cực đoan trong đạo Công giáo ở giáo phận Vinh, cụ thể là linh cẩu Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam. Hai tên phản loạn đội lốt thầy tu này chính la cơ sở nội địa của Việt Tân, họ được trả lương hẫu hĩnh để chống phá đất nước. Bản thân hai con người này không thể tự gây nhiễu loạn được mà họ đã lợi dụng tấm áo thầy tu, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của những con chiên ngoan đạo, thậm chí một số người còn mê muội đến mức cuồng tín không phân biệt được thật giả trắng đen để rồi đi theo biến mình thành công cụ giúp Thục – Nam chống phá chính quyền nhân dân như chúng ta thấy rõ trong thời gian qua.
Nếu nói về scandal thì cả hai linh mục này chở mấy contener chắc không hết. Thục thể hiện rõ bản chất bán nước khi công khai gặp gỡ, tiếp xúc với các thành viên của Việt Tân, ngang nhiên ăn chặn đồng tiền từ mồ hôi nước mắt của con chiên giữa đám đông người… Còn Đặng Hữu Nam với bản chất lưu manh từ khi còn bé, bạn bè cùng khóa học tiết lộ thông tin hồi đi học Nam luôn đi chép bài của bạn, rồi những chuyện ăn chơi nhậu nhẹt, gái gú chác táng cho nên giờ đây Nam chẳng khác nào con heo đúng nghĩa. Nhìn tướng cách của y chẳng có chút nào thể hiện một nhà tu hành, mà Hữu Nam trong mắt mọi người là một tên lưu manh, chẳng thế mà y đã có hành động con đồ với cháu học sinh tiểu học…

Hàng loạt những scandal đó cùng với thành tích gây nhiễu loạn xã hội đã giúp cho hai người này nhanh chóng nổi tiếng. Vậy nhưng giáo hội Công giáo vẫn tỏ ra làm ngơ trước hàng loạt các vi phạm giáo luật, vi phạm đạo đức con người, nhất là giám mục Nguyễn Thái Hợp là người phụ trách cao nhất của giáo phận Vinh, ông chẳng những can ngăn, dạy bảo mà còn chống lưng cho những kẻ phản loạn này.
Với nhiều hành động quấy rối như vậy, chính quyền đã nhiều lần làm việc với hai người này nhưng với bản chất ngông cuồng, coi thường kỷ cương, pháp luật, lại được bọn phản loạn ở nước ngoài hậu thuẫn cả kinh tế và tinh thần nên cả Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục đã thể hiện rõ ý đồ chống đối, minh chứng bằng việc họ tanh tưởi tới mức bắc loa thách thức chính quyền, dọa sẽ huy động giáo dân làm loạn.
Nhưng xin thưa hai anh Thục – Nam, từ xưa đến nay cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác. Việc các vị đã và đang làm đã gây ra những tội lỗi thật đáng phải xử phạt. Nhưng trước khi bị pháp luật trừng trị thì hãy để người dân Nghệ An, Hà Tĩnh hỏi tội trước đã. Với những việc gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, sự bình an trên địa bàn hai tỉnh vừa qua, đại đa số người dân vô cùng bức xúc và phẫn nộ. Dù rất đồng cảm với những người bị ảnh hưởng của sự cố môi trường nhưng sẽ không thể nào chấp nhận được việc họ suốt ngày la ó, tuần hành biểu tình gây mất trật tự trị an, ảnh hưởng đến lao động, sản xuất của mọi người xung quanh. Hơn nữa, họ cũng muốn đấu tranh vạch trần bộ mặt bẩn thỉu của Thục – Nam để đòi lại công lý cho những tín đồ Công giáo, đem lại sự bình yên cho xã hội.
Chính vì vậy, ngày 26/4 đã có rất đông người dân, gồm các cựu chiến binh, các đoàn viên thanh niên và những người dân đã công khai ủng hộ chính quyền, sẵn sàng dẹp loạn. Khi hành vi quá khích của nhóm lưu manh chính trị mang danh linh mục đã vượt qua giới hạn của pháp luật, đạo đức và luân thường đạo lý, trong khi chính quyền còn quá nhân văn, thì người dân đã lên tiếng mạnh mẽ. Trước khí thế của quần chúng, đám cặn bã nhà thờ đã rúc váy nằm im.

Các thành viên của hội cựu chiến binh sẵn sàng cùng chính quyền dẹp loạn đám tà ác


Qua đây có thể thấy rõ một sự thật không thể thay đổi được, đó là một chính quyền của dân, do dân và vì dân sẽ không bao giờ đơn độc, hơn nữa những hành động vì mục đích vụ lợi cá nhân sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng. Thật phấn khởi khi người dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã phát huy được tinh thần quật khởi của Khởi nghĩa Xô Viết Nghệ Tĩnh, đây mới thực sự là hình ảnh anh hùng của những con người trên mảnh đất giàu truyền thống yêu nước. Với sức mạnh của quần chúng nhân dân như vậy, chắc chắn đám phản loạn Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục sẽ chẳng thể nào có thể tiếp tục thực hiện mưu đồ của mình. Đồng tình, ủng hộ là những từ dành riêng cho người dân Nghệ – Tĩnh đoàn kết cùng chính quyền dẹp loạn.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử nào cũng thế, các cuộc khởi nghĩa, các cuộc cách mạng chính nghĩa sẽ luôn được người dân ủng hộ và chắc chắn nó sẽ đi đến thắng lợi. Sự việc trên cũng sẽ không nằm ngoài quy luật đó, đã đến lúc cần cho những kẻ phản loạn đội lốt thầy tu trong đạo Công giáo thấy được sự đoàn kết, đâu mới là sức mạnh của quần chúng, đâu mới là cách mạng chân chính.
Mã Phi Long


Read more…