Sự thật là cuộc
chiến rất có khả năng sẽ xảy ra. Điều này xuất phát từ một số dấu hiệu sau đây:
Thứ nhất, chưa bao giờ vấn đề hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên lại được quan
tâm như hiện nay. Trong các diễn đàn chính trị khu vực và thế giới, nước Mỹ
luôn nhắc về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên là mối đe doạ lớn đối với hoà bình
tại khu vực Đông Bắc Á. Bên cạnh đó, các nước láng giềng như Hàn Quốc, Nhật Bản
cũng thể hiện sự quan ngại sâu sắc về vấn đề này và mới đây là cuộc họp thượng
đỉnh ASEAN tại Philippines.
Thứ hai, Triều
Tiên ngày càng làm gia tăng mối lo ngại khi liên tục có những hành động và phát
ngôn gây sốc. Họ đã hai lần thử tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân nhưng đều
không thành công. Bên cạnh đó là các hoạt động diễn tập quân sự trong nước, những
tuyên bố cứng rắn hướng về Mỹ của ông Kim Jong Un.
Nhưng bên cạnh
các dấu hiệu trên, việc Mỹ thời gian gần đây dưới thời của Tổng thống mới đắc cử
Donald Trump cũng gia tăng các hoạt động thể hiện sự cứng rắn nhằm vào Triều
Tiên như: Mỹ đã điều hạm đội tàu sân bay tới gần bán đảo Triều Tiên; triển khai
giai đoạn cuối hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD và đi kèm với nó là cảnh
báo của chính Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cảnh báo Bắc Hàn chớ 'thử thách' Tổng
thống Donald Trump. Đồng thời, Tổng thống Donald Trump cũng đã yêu cầu Bắc Kinh
có biện pháp cứng rắn hơn đối với chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng nếu
không Mỹ sẽ có biện pháp can thiệp sâu hơn. Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike
Pence còn nói rằng nước Mỹ đã sẵn sàng rút gươm ra khỏi vỏ, cho thấy nếu cần
thiết, Washington sẵn sàng mở cuộc chiến với Bắc Hàn. Mới đây nhất, Tổng
thống Donald Trump đã có bài báo cáo xin ý kiến trước Thượng viện và Hạ viện
Hoa Kỳ về phương án của quân đội Hoa Kỳ trước vấn đề Triều Tiên và đã được các
Nghị sĩ đồng thuận cao.
Tất cả những dấu
hiệu trên cho thấy, Tổng thống Donald Trump không nói đùa trong vấn đề hạt nhân
của Triều Tiên và Mỹ sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề Triều
Tiên nếu các bên không thể tìm ra lối thoát.
Đằng sau hành
động cứng rắn này là gì?
Rõ ràng, việc
sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Triều Tiên có khả năng rất cao sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, điều này cho thấy rằng chính quyền mới của Mỹ đang muốn tập trung
vào giải quyết tình hình ở Châu Á mà gián tiếp là tấn công vào sự trỗi dậy của
Trung Quốc. Không thế mà ông Trump luôn thúc dục và gây sức ép với Bắc Kinh về
giải quyết vấn đề Triều Tiên. Một minh chứng nữa cho giả thuyết này đó là kể từ
khi ông Trump lên nắm quyền, khác hẳn với người tiền nhiệm ông Trump tạm thời
không chĩa mũi nhọn vào Nga (vấn đề Crime) mà tập trung hơn vào khu vực Châu Á
nơi có sự hiện diện của Trung Quốc.
Nếu chiến
tranh xảy ra, Mỹ sẽ sử dụng các hạm đội của mình và các căn cứ quân sự, các hệ
thống tên lửa của của mình đóng tại các nước láng giềng của Triều Tiên. Và
đương nhiên, các nước đó như Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ trực tiếp gánh hậu quả. Nếu
chiến tranh xảy ra, các nước ở gần Triều Tiên sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chứ
không phải Mỹ. Đó cũng là lý do vì sao các quốc gia đó luôn muốn giải quyết
căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp ngoại giao.
Quang Thuận
Nếu chiến tranh xảy ra, Mỹ sẽ sử dụng các hạm đội của mình và các căn cứ quân sự, các hệ thống tên lửa của của mình đóng tại các nước láng giềng của Triểu Tiên. Và đương nhiên, các nước đó như Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ trực tiếp gánh hậu quả. Nếu chiến tranh xảy ra, các nước ở gần Triều Tiên sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chứ không phải Mỹ. Đó cũng là lý do vì sao các quốc gia đó luôn muốn giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp ngoại giao.
Trả lờiXóa