Kể từ khi lên nắm quyền,
Tổng thống Philippines đã thay đổi căn bản chính sách so với người tiền nhiệm.
Dưới thời của Tổng thống Duterte người ta thấy một Philippines khó đoán hơn rất
nhiều; trong chính sách mới của ông Duterte dường như có xu hướng xích lại gần
Trung Quốc hơn. Điều đó thể hiện rất rõ trong việc ông Duterte có nhiều phát
ngôn và hành động nhún nhường Trung Quốc rất nhiều trong vấn đề chủ quyền. Bên
cạnh đó, ông Duterte lại tìm cách tăng cường hợp tác với Trung Quốc; ông còn
tuyên bố sẽ xem xét lại những quan hệ với Mỹ (nước được xem là đồng minh quan
trọng). Có thể đánh giá rằng, người Trung Quốc đã gây ảnh hưởng khá lớn tới chính
quyền mới của Phillippines. Họ đã thành công khi hướng lái Philippines theo ý đồ
của họ.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines ngày càng trở nên sâu sắc
Mới đây nhất, trong cuộc
họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo ASEAN tại Manila với tư cách là chủ tịch
ASEAN nhiệm kỳ này, Philippines đã tác động đáng kể tới bản tuyên bố chung mà
ASEAN đưa ra về biển Đông. Theo đó, trong tuyên bố chung đã không nêu ra hoạt động quân sự hóa và xây dựng đạo của
Trung Quốc tại Biển Đông. Theo reuters, trước đó,
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã cố gắng tác động đến nội dung của tuyên bố
chung thông qua việc vận động các quan chức Philippines, hai nguồn ngoại giao của
ASEAN nói với Reuters.
Một sự kiện khác cũng đáng phải chú ý nữa đó là bài phát biểu
của ông Duterte sau Hội nghị thượng đỉnh liên quan đến vấn đề Triều Tiên. Chúng
ta nhớ rằng, trước đó có thông tin rằng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã gửi
thư tới ASEAN. Trong lá thư gửi tổng thư ký
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Bình Nhưỡng cảnh báo về tình hình
căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên "đang tiến tới bờ vực chiến
tranh". Bộ trưởng Ngoại giao Triều
Tiên Ri Yong-Ho thúc giục người đứng đầu ASEAN thông báo tới 10 nước trong khối
về "tình hình nghiêm trọng" hiện nay. Trong lá thư đề ngày 23.3, bộ
trưởng Ri cũng chỉ trích mạnh mẽ việc Mỹ và Hàn Quốc tăng cường các hoạt động tập
trận chung.
"Tôi bày tỏ mong muốn ASEAN, với thái độ coi trọng việc
gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực, sẽ đứng ở vị trí khách quan để lên
tiếng về các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc tại hội nghị của ASEAN, đồng
thời đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ hòa bình và an toàn trên bán đảo
Triều Tiên".
Ngay sau đó, Tổng thống Philippines đã phát biểu rất lạ rằng Kim Jong-un muốn 'kết liễu thế giới'. Cụ thể: "Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đơn giản chỉ muốn kết
liễu thế giới. Đó là lý do khiến ông Kim hạnh phúc. Ông ấy luôn mỉm cười nhưng
thực tế lại đang muốn kết liễu và nhấn chìm mọi thứ". Theo ông Duterte, các nước Đông Nam Á hiện rất lo ngại về tình trạng căng
thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên, nơi một bước đi sai lầm sẽ trở thành thảm họa và
biến châu Á thành nạn nhân đầu tiên của chiến tranh hạt nhân.
Tại sao Bình Nhưỡng lại
gửi bức thư kỳ lạ này tới ASEAN và cầu cứu ASEAN? Mối quan hệ hai bên là như thế
nào? ASEAN có liên quan gì tới chuyện này? Dường như, bài phát biểu của ông
Duterte là một lời đe doạ thế giới hộ Triều Tiên chứ không phải một lời khuyến
cáo. Từ lời phát biểu này và câu chuyện bức thư có thể nghĩ, tác giả chính của
câu chuyện này có lẽ là Bắc Kinh. Họ đã khéo léo muốn tác động ASEAN (mà ở đây
trực tiếp là Philippines) để gây áp lực với Mỹ không sử dụng vũ lực giải quyết
vấn đề Triều Tiên. Vì thế mà thấy rằng, Trung Quốc đang thực sự có ảnh hưởng
quá lớn tới chính sách của Philippines và tới tư tưởng của Tổng thống Duterte.
Quang Thuận
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét