Mưu đồ của Trung Quốc từ xưa đến nay là muốn xâm chiếm lãnh
thổ Việt Nam. Đó là điều không phải bàn. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã nhìn thấy
vai trò vô cùng to lớn của Biển Đông, Biển Đông cũng là nơi quyết định đến vai
trò bá chủ thế giới của họ, bởi vậy họ luôn tìm cách nắm và độc chiếm Biển Đông
để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” của mình. Những hành động thô thiển thời gian
qua của Trung Quốc ngày càng làm họ trở nên đáng ghét trong mắt các quốc gia
khác.
Lệnh cấm đánh
bắt cá của Trung Quốc ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác hải sản của ngư
dân Việt, dù nó vi phạm chủ quyền Việt Nam
Mới đây, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc lại thông báo điều chỉnh
quy chế cấm đánh bắt cá trên biển bao gồm một số vùng biển thuộc chủ quyền của
Việt Nam, có hiệu lực từ 12h ngày 1/5/2018 đến 12h ngày 16/8/2018. “Lệnh cấm
đánh bắt” này tuy không mới, nhưng đáng nói là nó xâm phạm chủ quyền biển đảo của
Việt Nam.
Phải nói rằng, trong nhiều năm qua, Trung Quốc thường xuyên
huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Từng ngày, từng giờ, tiến
hành các hoạt động bồi đắp, xây dựng và quân sự hoá trên 7 đá mà Trung Quốc
đang chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa – chủ quyền của Việt Nam đó
là: đá Gaven, đá Tư nghĩa, đá Gạc Ma, đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đá Subi và đá
Vành khăn.
Thế nhưng, một lần nữa chúng ta cần khẳng định rõ lại một lần
nữa rằng, các bãi đá ngầm ấy thuộc chủ quyền của Việt Nam mà người Trung đã
đánh chiếm trái phép bằng vũ lực, điều mà luật pháp quốc tế nghiêm cấm. Chính
vì sự chiếm đóng bất hợp pháp như thế, nên đã hơn 40 năm qua, không một quốc
gia nào công nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.
Nếu chỉ xét riêng khía cạnh pháp lý, Việt Nam có đầy đủ bằng
chứng, luận chứng để kiện “người bạn tốt” ra Tóa quốc tế. Bởi vì, các hành động
của Trung Quốc đã vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam, vi phạm luật
pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và các
văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại với tinh thần và lời văn của
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc
năm 2002.
Trở lại với vấn đề “lệnh cấm đánh bắt cá” của Trung Quốc, hơn
ai hết và bất kỳ lúc nào, Việt Nam cần phải tự đấu tranh để chống lại luận điệu
“khai thác chung” theo kiểu Trung Quốc là “gác tranh chấp cùng khai thác trên
biển đảo” vốn là một thông lệ quốc tế. Tư tưởng đó của người Trung chẳng khác
nào việc “họ” nhảy vào sân nhà riêng của chúng ta, rồi bảo đó là sân của “họ”
và đề nghị “khai thác chung”. Đó là trò “đánh lận con đen” về chủ quyền của
Trung Quốc, chúng ta không bao giờ chấp nhận điều đó.
Trung Quốc bấy lâu nay luôn âm mưu và hành động độc chiếm biển
Đông nhằm hợp thức hóa việc cai quản các quần đảo cưỡng chiếm và tiến dần đến
việc chế ngự toàn bộ những gì gọi là các đảo và bãi cạn trên Biển Đông. Suy cho
cùng thì “lệnh cấm đánh bắt cá” cũng chính là hình thức gián tiếp tuyên bố chủ
quyền bất hợp pháp của người Trung trên biển Đông mà thôi.
Xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam là mưu đồ của Trung Quốc từ ngàn
đời xưa đến nay. Đó là điều mà chúng ta lúc nào cũng phải ghi nhớ để cảnh giác.
Vương
Thanh Tâm
Trung Quốc chắc chắn sẽ phải hứng chịu những làn sóng phản đối của không chỉ Việt Nam mà của cả cộng đồng quốc tế. Không thể có chuyện đơn phương xâm chiếm trắng trợn lãnh thổ nước ta như vậy. Đến này nhơ có sự lãnh đjao của Đảng, Nhà nước rất hợp lý mà chúng ta vẫn hoàn toàn kiểm soát được ổn định vấn đề biển Đông.
Trả lờiXóaTrung Quốc cũng đã từng tuyên bố về việc đàm phán hòa bình nhằm giải quyết những căng thẳng tại khu vực Biển Đông nhưng thực tế hộ lại vẫn tiến hành các hoạt động làm gia tăng căng thẳng. Có thời điểm, uy tín của Trung Quốc đã giảm sút mạnh trên trường quốc tế. Do vậy, nếu đã “thiếu lý” thì đã đến lúc Trung Quốc cần thiết phải chấm dứt ngay các hành động vi phạm tại khu vực Biển Đông.
Trả lờiXóaTrung Quốc đang tự làm khó mình rồi, từ tham vọng chiếm đoạt Biển Đông, thì bây giờ Biển Đông chính là nơi chôn chân Trung Quốc. VÌ cái đường lưỡi bò của Trung Quốc mà giờ đất nước này bị cả thế giới nhìn với con mắt khinh bị, bao nhiêu nguồn đầu tư, ủng hộ vào Trung Quốc giảm hẳn kể từ khi đường lưỡi bò ra đời.
Trả lờiXóaBiển Đông là một khu vực không những giàu tài nguyên mà còn có một vị trí chiến lược quan trọng khiến cho tranh chấp giữa các nước xung quanh luôn nóng bỏng. Cả thế giới đều đang hướng về Biên Đông và đang quan ngại sự bành trướng ngang ngược của Trung Quốc. Nhiều nước không ưa gì Trung Quốc. Và nếu chiến tranh xảy ra nhất định Trung Quốc sẽ bị phản đối lên án kịch liệt. Mặc cho Trung Quốc có làm gì đi chăng nữa, Việt Nam ta phải luôn luôn giữ vững lập trường bảo vệ chủ quyền dân tộc cho dù phải đổ máu.
Trả lờiXóaNhững việc làm của mang tính xâm chiếm của Trung Quốc thật là trướng mắt và không thể chấp nhận được khi ngang nhiên nói rằng Trường Sa, Hoàng Sa là của mình để có cơ hội tiếp quản cả vùng biển Đông của Việt Nam. Chúng ta cần lên tiếng khẳng định chủ quyền của mình với hai đảo và vùng biển Đông của ta. Dù vậy cũng cần khôn khéo, không nên quá cứng nhắc, chú trọng vào việc ngoại giao để giải quyết vấn đề không nên để phải dùng đến các biện pháp quân sự. Đảng và Nhà nước cần chú trọng vấn đề này.
Trả lờiXóaĐảng và nhà nước ta vẫn đang có những chính sách vô cùng hợp lí nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp về biển đảo! mặc dù thời gian gần đây, Trung Quốc luôn có những hoạt động mang tính chất khiêu khích không chỉ Việt Nam mà còn cả các nước liên quan nhưng chúng ta vẫn đang đứng vững trên lập trường quan điểm của mình! Trung Quốc có những tham vọng rất lớn và để thực hiện tham vọng ấy chúng không từ thủ đoạn nào, chính vì vậy mà chúng ta cũng cần đề cao cảnh giác với những hoạt động của chúng để có những biện pháp ứng phó kịp thời!
Trả lờiXóaHành động của Trung Quốc ngày càng ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Bên cạnh việc sử dụng sức mạnh quân sự để uy hiếp các nước khác mà còn ngang nhiên đưa nhiều tàu đánh cá vào hoạt động ở ngư trường truyền thống của Việt Nam. Có thể thấy âm mưu của Trung Quốc là cực kỳ thâm độc
Trả lờiXóa