Tổng thống Mỹ Donald Trump
đã khiến cả thế giới ngỡ ngàng khi bất ngờ cùng đồng minh tấn công quân sự, không
kích bằng tên lửa nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Syria vào sáng 14/4 vừa
qua (giờ Việt Nam). Vì vậy, đây là quyết định đang khiến cho dư luận quốc tế phẫn
nộ, không những vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế mà còn
làm cho tình hình ở quốc gia này thêm phần hỗn loạn.
Trung tâm nghiên cứu khoa học
ở quận Barzeh, phía bắc thủ đô Damascus, Syria, nơi được cho là sản xuất và lưu
trữ vũ khí hóa học, bị phá hủy sau cuộc không kích của liên quân Mỹ - Anh -
Pháp
Tổng thống Donald Trump nói
đây là hành động đáp trả vụ việc mà Washington cáo buộc cáo buộc chính quyền của
Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thường
tại khu đông Ghouta, thị trấn ở Douma của Syria khiến ít nhất 60 người chết và
hơn 1.000 người khác bị thương hôm 7/4. "Một cuộc tấn công được thực hiện
hoàn hảo vào đêm qua. Cảm ơn Pháp và Anh vì sự khôn ngoan cũng như sức mạnh của
quân đội tinh nhuệ của họ", Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter
ngày 14/4. "Không thể nào có kết quả tốt hơn được. Nhiệm vụ đã hoàn thành",
ông nói thêm về vụ tấn công được tiến hành rạng sáng 14/4 ở Syria.
Việc Mỹ lấy lý do “chính quyền
của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thường”
để tấn công quân sự vào các mục tiêu sản xuất vũ khí hóa học của Syria để bảo vệ
“dân thường”, nhưng dường như họ đã quên mất rằng, Syria là một quốc gia có chủ
quyền và mọi hành động tấn công một quốc gia có chủ quyền chưa được Hội đồng Bảo
an Liên Hợp quốc thông qua là vi phạm Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc
tế.
Sự can thiệp mạnh tay, và “có
chủ ý, được tính toán kĩ” của Nga, Mỹ, phương Tây vào nội tình Syria khiến quốc
gia này rơi vào tình trạng bị lệ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài. Từ chỗ là một
quốc gia tự chủ, giờ đây Syria đang phải ngồi nhìn các thế lực trên sắp xếp lại
mọi thứ. Chưa bao giờ những quyết sách của quốc gia này được thế giới tôn trọng,
và dĩ nhiên tình trạng loạn lạc, chiến tranh ở Syria vẫn chưa có hồi kết.
Nhiều chuyên gia cho rằng, mục
đích thực sự của cuộc không kích Syria mà Mỹ và đồng minh phát động là: Vẫn tiếp
tục các biện pháp quân sự nhằm làm sụp đổ chính quyền Tổng thống Assad; tiếp tục
các biện pháp nhằm chống phá cô lập Nga sau khi Putin thắng cử. Lâu nay, chính
quyền Bashar al-Assad là đồng minh thân cận lâu năm với Nga, vì vậy, kiểm chứng
hệ thống phòng không của Nga và khả năng ứng biến với cuộc tấn công của quân đội
Syria; xem sự phản ứng của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, của dư luận quốc tế…
Mục tiêu phản đối “vũ khí
hóa học” hay “bảo vệ thường dân” thực sự chỉ là bình phong để Mỹ thực hiện cái
gọi là “nhân quyền cao hơn chủ quyền” mà thôi. Chắc chắn, thời gian tới, Mỹ
cùng đồng minh sẽ bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ vụ tấn công mới đây, và "hành
động khiêu khích" của Mỹ và đồng minh chống lại một quốc gia có chủ quyền...
nước đi đầu trong cuộc chiến chống khủng bố" chỉ thêm lần nữa làm cho quốc
tế nhận rõ hơn bản chất của Mỹ mà thôi.
Thiết nghĩ, Mỹ và đồng minh
đang vi phạm luật quốc tế, "làm trầm trọng thêm thảm họa nhân đạo" tại
Syria. Chúng ta hãy chờ xem câu chuyện này sẽ tiếp diễn thế nào nhé!
Bông Lau
Mỹ, Anh, Pháp có thể nói là đang đơn phương gấy chiến khi mà chưa có những kết quả chính xác về việc Syria sử dụng vũ khí hóa học. Dường như họ muốn tấn công Syria với những hàm ý thâm sâu hơn nữa mà cụ thể ở đây là nhắm vào Nga trước những mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Nga và EU, Mỹ.
Trả lờiXóaTôi cũng nghĩ thế. Mỹ và đồng minh cụ thế là Anh, Pháp đang có những bước đi quá sai lầm rồi. Để rồi xem liên quốc quốc sẽ làm gì với tội ác này đây. Nếu không có sự trợ giúp của Nga không biết syria giờ này sẽ ra sao nữa.
XóaĐây chỉ là cái cớ được cho là "hợp lý nhất" để Mỹ và đồng minh có quyền can thiệp vào nôi bộ của Syria. Giờ đây khi mà chiêu trò bịa đặt về vũ khí hóa học của Anh, Mỹ bị lộ tẩy thì có lẽ những uy tín,tầm ảnh hưởng của 2 nước sẽ giảm sut rõ rệt trong khi đó Nga càng thể hiện được vị thế của mình trên trường quốc tế.
Trả lờiXóaVụ không kích SYria của Mỹ, Pháp, Anh chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối của cả thế giới khi mà chỉ đưa ra lý do chưa hề xác thực đã đám dùng vũ lực để đàn áp. Tôi không nghĩ toàn án quốc tế sẽ để yên cho Donald Trummp sẽ co thể yên ổn trong thời gian tiếp theo.
Xóa“Chúng ta đã tham chiến ở Afghanistan 17 năm, Iraq là 15 năm. Kết quả thu được chỉ là một mớ hỗn độn và sự bất ổn ở khu vực Cận Đông với những thiệt hại đáng kể về nhân lực và vật lực đối với nước Mỹ. Nếu Tổng thống Donald Trump cho rằng việc can thiệp quân sự vào Syria là cần thiết để mang lại ổn định cho khu vực và bảo vệ lợi ích của nước Mỹ thì ông ấy nên đưa vấn đề này ra bàn thảo tại Quốc hội Mỹ”, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders nhấn mạnh.
Trả lờiXóaTrước tình hình tại Syria, Tổng Cục trưởng Tổng Cục tác chiến Bộ Tham mưu các lực lượng vũ trang Nga, Thượng tướng Sergei Rudskoi tuyên bố Moskva có thể quay lại xem xét vấn đề cung cấp các hệ thống tên lửa cao xạ S - 300 cho Syria sau khi bị liên quân do Mỹ đứng đầu không kích. Phát biểu với báo giới, Thượng tướng Rudscoi cho biết mấy năm trước sau khi cân nhắc đề nghị khẩn thiết của một số đối tác phương Tây Nga đã từ chối cung S - 300 cho Syria. Tuy nhiên, với những gì vừa xảy ra rất có thể Nga sẽ quay lại xem xét vấn đề này. Theo Thượng tướng Rudscoi, trong năm rưỡi qua, Nga đã khôi phục hoàn toàn hệ thống phòng không của Syria, chủ yếu được sản xuất thời Liên Xô, và đang hoạt động hiệu quả. Chúng ta hãy chờ xem
Trả lờiXóaNgày 14-4, Malaysia bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về hành động tấn công quân sự vào Syria của Mỹ, Pháp và Anh, đồng thời kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, tránh mọi hành động có thể dẫn đến leo thang căng thẳng hơn nữa. Ngoài việc khẳng định sẽ không có giải pháp quân sự nào có thể chấm dứt được xung đột, trong tuyên bố mới nhất, Bộ Ngoại giao Malaysia kêu gọi tất cả các bên cùng tìm kiếm một giải pháp chính trị thông qua đàm phán và đối thoại.
Trả lờiXóaĐối với Syria, với sự tự tin được nâng lên sau khi trụ vững trước cuộc không kích của Mỹ và đồng minh, nhiều khả năng lực lượng chính phủ sẽ tiếp tục chiến lược đánh lấn từng bước trong cuộc đối đầu với phe đối lập. Phía Syria sẽ tiếp tục các nỗ lực phá thế da báo trên chiến trường, buộc các binh sỹ phe đối lập rời khỏi các đô thị để tận dụng ưu thế hỏa lực, hạn chế giao tranh đô thị, nơi mà các vũ khí hạng nặng phát huy hiệu quả thấp. Chính quyền Assad nhiều khả năng sẽ từng bước vô hiệu hóa cơ chế hòa đàm Geneva để buộc các nhóm đối lập phải tham gia cơ chế hòa đàm Sochi, nơi mà Syria và Nga đang nắm thế chủ động. Với tình hình chính trị nội bộ và đang sa lầy ở Yemen, nhiều khả năng Arab Saudi và các đồng minh Sunni sẽ không gia tăng, thậm chí giảm mức độ can thiệp vào Syria trong thời gian tới, điều rõ ràng đang tạo lợi thế cho chính quyền Assad. Tuy nhiên, để có những nhận định chính xác thì vẫn cần quan sát thêm những diễn biến tiếp theo trong quan hệ giữa các bên có liên quan.
Trả lờiXóaCó thể nói trong cuộc chiến không tiếng súng này người Mỹ tỏ ra có sức mạnh không kém những cuộc chiến bằng bom đạn trước đó. Họ đã nhìn thấy một thứ nguy cơ đến với nước Nga trong lần tham chiến tại Syria này. Hy vọng rằng tình hình ở Syria sẽ sớm được giải quyết ổn thỏa. Các nước lớn nên cùng nhau ngồi lại để tìm ra những giải pháp chung nhất chứ đừng coi đó như một con bài chính trị để thể hiện quan điểm của mình nếu cứ duy tri sự căng thẳng như thế này giữa Mỹ và Nga thì SYria còn lâu mới được yên bình
Trả lờiXóa