Báo chí và vấn đề tự do trong hoạt động báo chí
ở Việt Nam cũng như một số lĩnh vực khác suốt ngày bị các thế lực bên ngoài
xuyên tạc như cơm bữa với mục đích làm sai lệch bản chất và cái nhìn về báo chí
ở trong nước. Phải nói, xuyên tạc Việt Nam mất tự do báo chí hay nhà nước bóp
nghẹt báo chí là chuyện thường niên của những tổ chức xấu ở bên ngoài. Freedom
House mới đây lại diễu tiếp bài đó với chiêu trò và luận điệu chẳng có gì mới
như: “Trong nhiều năm, Việt Nam liên tục đứng trong hàng ngũ
cuối cùng trên thế giới về tự do báo chí; phải vượt tường lửa để đọc
báo…”; rồi tự cho mình cái quyền xếp hạng các nước theo đó luôn dìm hàng Việt
Nam ở top cuối.
Câu chuyện cũng chẳng có gì mới, chỉ là nói đi
nói lại kịch bản cũ rồi cuối cùng là liệt kê một loạt con rận ra như những minh
chứng rõ nét cho những “nhà báo độc lập” và lấy phát ngôn của những con rận đó
để xuyên tạc hoạt động báo chí trong nước. Và đương nhiên, nó sẽ theo chiều
hướng xấu.
Freedom House thường xuyên xuyên tạc vấn đề báo chí ở Việt Nam
Bị xuyên tạc và bóp méo nhưng hãy tin rằng, với
sự công khai thông tin truyền thông và trình độ dân trí ngày càng cao của người
dân, những luận điệu của đám rận và các tổ chức xấu bên ngoài khó có thể tác
động tới họ. Ngồi ở một chỗ bây giờ cũng có thể theo dõi được tình hình cả nước
và khắp nơi trên thế giới; người dân được tiếp cận thông tin đa chiều nhưng
không đồng nghĩa với việc đa chiều là tuyên truyền, xuyên tạc. Điều mà đám rận
chủ và số tổ chức xấu như Freedom House vẫn thường đánh lận con đen để mục đích lừa dối dư luận.
Báo chí ở Việt Nam ngày càng được quan tâm và tốc độ phát triển, sự đa dạng và tính minh bạch ngày càng cao; ngày càng đáp ứng được nhu cầu rất lớn của người dân trong mọi lĩnh vực, góc cạnh của đời sống xa hội. Báo chí đã khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Điều này bất kỳ ai cũng đều thừa nhận trong khi chỉ có những thứ như Freedom House mới xuyên tạc ngược lại.
Quang Thuận
Báo chí ở Việt Nam ngày càng được quan tâm và tốc độ phát triển, sự đa dạng và tính minh bạch ngày càng cao; ngày càng đáp ứng được nhu cầu rất lớn của người dân trong mọi lĩnh vực, góc cạnh của đời sống xa hội. Báo chí đã khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Điều này bất kỳ ai cũng đều thừa nhận trong khi chỉ có những thứ như Freedom House mới xuyên tạc ngược lại.
Trả lờiXóaBáo chí ở Việt Nam ngày càng được quan tâm và tốc độ phát triển, sự đa dạng và tính minh bạch ngày càng cao; ngày càng đáp ứng được nhu cầu rất lớn của người dân trong mọi lĩnh vực, góc cạnh của đời sống xa hội. Báo chí đã khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Điều này bất kỳ ai cũng đều thừa nhận trong khi chỉ có những thứ như Freedom House mới xuyên tạc ngược lại.
Trả lờiXóaBáo chí và vấn đề tự do trong hoạt động báo chí ở Việt Nam cũng như một số lĩnh vực khác suốt ngày bị các thế lực bên ngoài xuyên tạc như cơm bữa với mục đích làm sai lệch bản chất và cái nhìn về báo chí ở trong nước. Phải nói, xuyên tạc Việt Nam mất tự do báo chí hay nhà nước bóp nghẹt báo chí là chuyện thường niên của những tổ chức xấu ở bên ngoài. Freedom House mới đây lại diễu tiếp bài đó với chiêu trò và luận điệu chẳng có gì mới như: “Trong nhiều năm, Việt Nam liên tục đứng trong hàng ngũ cuối cùng trên thế giới về tự do báo chí; phải vượt tường lửa để đọc báo…”; rồi tự cho mình cái quyền xếp hạng các nước theo đó luôn dìm hàng Việt Nam ở top cuối.
Trả lờiXóaBạn đọc hãy tỉnh táo, nhận thức đầy đủ về cái RFS này và đừng để bị lừa bởi những hành động giả dạng tự do báo chí để chống phá Việt Nam của tổ chức này. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm, thúc đẩy quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, không cần đến cái tổ chức rẻ mạt không biên giới này can thiệp.
Trả lờiXóaKhông chỉ “bảo vệ tự do báo chí trên toàn thế giới”, RFS ngày càng đá chéo sân sang nhiều lĩnh vực khác nhau, lúc nào cũng tỏ ra nguy hiểm khi ra thông cáo báo chí về vấn đề dân chủ, nhân quyền đối với rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đang là mối quan tâm gần đây. Cũng phải thôi, vì nhận tiền từ NED thì phải làm theo NED thôi. Mà không ai còn xa lạ bởi NED luôn có nhiệm vụ chính là gây bất ổn ở các nước xã hội chủ nghĩa, tài trợ cho các chiến dịch chống cộng của Mỹ…
Trả lờiXóaBiết rằng báo chí Việt Nam thời gian gần đây có 1 số vấn đề nhưng không có nghĩa là tổ chức Freedom House có quyền xen vào để rồi xuyên tạc vớ vản về báo chí Việt Nam như vậy. Mọi người cũng thừa biết đứng sau tổ chức này là ai rồi cho nên việc xuyên tạc về Việt Nam là điều dễ hiểu, sẽ chẳng có ai bị mắc lừa chiêu trò này đâu.
Trả lờiXóaCho dù chỉ là đánh giá phiến diện mang tính áp đặt lối suy nghĩ tiêu cực, cố tình hiểu sai lệch quyền con người ở Việt Nam của những người lập ra tổ chức Freedom House, nhưng như vậy cũng làm xấu hình ảnh của đất nước Việt Nam ta với thế giới, thực sự là không thể chấp nhận nổi. Càng ngày, những báo cáo, nhận định của Freedom House càng lạc lõng trong con mắt của bạn bè quốc tế và người dân Việt Nam.
Trả lờiXóaNhà nước và nhân dân Việt Nam có quyền tự hào về những kết quả đã đạt được trong việc thúc đẩy và bảo vệ tự do báo chí, tự do Internet, đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam, gắn liền với quyền bày tỏ chính kiến, quyền tự do thông tin trên cơ sở các quy định của luật pháp quốc tế, xứng đáng với những đánh giá cao của dư luận quốc tế. Những trò mèo này xa xưa lắm rồi, cũ rích, ai mà chả biết, nếu đã là nhân quyền sao tổ chức Freedom House không nhắc đến tình hình nhân quyền ở Mỹ hay các quốc gia khác đi? Liệu đằng sau chuyện này có gì uẩn khúc chăng?
Trả lờiXóaDưới sự tài trợ, thao túng của Mỹ và các nhà tài phiệt phương Tây dường như hoạt động của tổ chức này đã méo mó đi rất nhiều so với tôn chỉ, mục đích khi nó được ra đời. Mặc dù, đã tự khoác lên mình cái nhãn hiệu bảo vệ quyền lợi của các nhà báo, nhưng trên thực tế, FH không hề bảo vệ các nhà báo chân chính mà chỉ chăm chăm tiếp tay một số blogger và nhà báo giả danh để hoạt động chống phá. Hằng năm, Tổ chức “Freedom House” đều tiến hành nhận xét, đánh giá về tình hình báo chí quốc tế, rồi tổ chức xếp hạng về mức độ “tự do” báo chí của một quốc gia (trong đó có Việt Nam) theo cảm nhận chủ quan của họ. Rõ ràng, sự định kiến, thù địch đã ăn sâu vào não trạng của các thành viên FH. Qua đây cũng thấy một điều rằng, dường như họ chẳng còn chiêu trò nào khác ngoài cái luận điệu cũ rích này.
Trả lờiXóaCó 1 sự thật về tự do báo chí, thông tin ở Việt Nam trái ngược hẳn với những lập luận, cáo buộc mà Freedom House đơn phương đưa ra. Với một đất nước gần 100 triệu dân như Việt Nam, nhưng có tới gần 1000 cơ quan báo chí, khoảng 20.000 nhà báo được cấp thẻ, có hàng trăm báo, tạp chí điện tử, 250 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí được cấp phép, hơn 70% người dân sử dụng mạng Internet, hơn 40 triệu người sử dụng mạng xã hội Facebook. Thế nhưng, với Freedom House Việt Nam lúc nào cũng nằm trong danh sách các nước “vi phạm quyền tự do báo chí nghiêm trọng”. Chả có lẽ qua những con số biết nói này các nhà báo, phóng viên của RSF không biết xử lý, phân tích, đánh giá. Rõ ràng, Freedom House đã đưa ra những kết luận mang nặng tính suy diễn chủ quan và ý đồ chính trị, mà không hề mảy may tới những nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do Internet.
Trả lờiXóaĐây rõ ràng là những đánh giá thiếu căn cứ, thiếu khách quan, định kiến và hoàn toàn sai lệch về tình hình tự do tại Việt Nam. Vẫn là “lộng giả thành ngôn”, “vở cũ soạn lại”, vẫn là sự sao chép, cóp nhặt từ các bản “phúc trình” của họ trong những năm trước đó. Xin thưa, lý do mà tổ chức Freedom House cho rằng Việt Nam tích cực dập tắt tiếng nói của các nhà báo hoặc các blogger hay việc bắt bớ, bỏ tù những blogger là vi phạm tự do Internet chỉ là những nhận định thiếu khách quan, vô căn cứ. Không thể đồng tình tự do với những hành vi vi phạm pháp luật được. Không phải nói nhiều nữa, xuyên tạc và vu cáo là bản chất của Freedom House.
Trả lờiXóa