Mỹ là một cường quốc
trên thế giới, với vị thế đó Mỹ tự cho mình cái quyền can thiệp vào công việc nội
bộ của các quốc gia trên thế giới thông qua cái gọi là “diễn biến
hòa bình”, “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” nhằm tác động, can thiệp, lật
đổ chính quyền các quốc gia mà Mỹ coi là đối trọng, thù địch hoặc không thiện cảm.
Kịch bản đó được Mỹ thực hiện thành công ở một số quốc gia trên thế giới, có thể
kể tới một số nước như ở Bắc Phi và Trung Đông vừa qua.
Đặc biệt, với hệ tư
tưởng đối lập, Mỹ và các nước Tư bản phương Tây luôn nung náu, tìm mọi cách để
nhằm lật đổ chế độ ở các nước XHCN, trong đó có Việt Nam. Điều đó được
cụ thể hóa qua các phương thức, thủ đoạn, hoạt động trong chiến lược “Diễn biến
hòa bình” được họ đẩy mạnh trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên, với ưu
thế là cường quốc số 1 trên thế giới, người ta cho rằng các quốc gia khác luôn bị động trên mặt trận chính trị, chỉ tìm mọi cách để đối phó với các
chiêu bài lật đổ, can thiệp nội bộ của Mỹ, ít ai nghĩ rằng nước Mỹ cũng sẽ có
lúc bị tác động từ bên ngoài vào câu chuyện liên quan đến nội bộ.
Thế nhưng, ngày hôm
nay đây, chứng kiến cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo của cường quốc trên thế giới
Nga và Mỹ, người ta mới thấy bóng dáng một nước Mỹ yếu thế, một nước Mỹ thấp
kém so với bên đối lập. Rất nhiều các Nghị sĩ
Mỹ phê phán Trump “yếu mềm” và “hèn nhát” trong hội nghị thượng đỉnh, nhất là khi
Trump tuyên bố không tin các thông tin từ cơ quan tình báo Mỹ cho rằng Nga can
thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống. Chính điều này đã gây bức xúc và phẫn nộ ở
những chính khách Mỹ - những người có quan điểm cứng rắn với quan hệ Nga – Mỹ
đã chỉ trích rất nhiều về phát ngôn trên và cho rằng ông Trump “hèn nhát”.
Để xoa dịu sự bức xúc đó, Trong cuộc phỏng vấn với CBS được
công bố ngày 18/7, Trump cho biết đã nói với Putin tại Helsinki rằng Mỹ sẽ
không chấp nhận việc thế lực bên ngoài can thiệp vào các cuộc bầu cử ở nước
này. "Tôi
nói rõ cho ông ấy biết rằng biết chúng ta sẽ không để yên cho việc đó xảy
ra", ông nói.
Khi được hỏi liệu ông có cho rằng Putin phải chịu trách nhiệm trong vụ
cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2016 của Mỹ bị can thiệp hay không, Trump trả
lời: "Có, bởi vì ông ấy là người đứng đầu nước Nga, giống như tôi tự coi
mình phải chịu trách nhiệm cho những điều xảy ra ở đất nước này". Và ông
cũng tuyên bố rằng đã “nhầm” với những phát ngôn trước đó.
Nước Mỹ là vậy, họ
chuyên đi can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, thậm chí là gây
bạo loạn, lật đổ. Thế nhưng hôm nay đây, khi ông Trump dường như lờ đi câu
chuyện về việc có can thiệp hay không từ bên ngoài thì áp lực từ những nghị sĩ,
quan chức trong Nhà Trắng khiến ông cũng phải “giãy nảy” theo. Trump và các
nghị sĩ của Mỹ lộ rõ những mâu thuẫn trong nội bộ cho thế giới chứng kiến.
Mã Phi Long
Mỹ là một cường quốc trên thế giới, với vị thế đó Mỹ tự cho mình cái quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia trên thế giới. Các kịch bản thực hiện cái gọi là “diễn biến hòa bình”, “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” nhằm tác động, can thiệp, lật đổ chính quyền các quốc gia mà Mỹ coi là đối trọng, thù địch hoặc không thiện cảm. Kịch bản đó được Mỹ thực hiện thành công ở một số quốc gia trên thế giới, có thể kể tới một số nước như ở Bắc Phi và Trung Đông vừa qua.
Trả lờiXóaNgày hôm nay đây, chứng kiến cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo của cường quốc trên thế giới Nga và Mỹ, người ta mới thấy bóng dáng một nước Mỹ yếu thế, một nước Mỹ thấp kém so với bên đối lập. Rất nhiều các Nghị sĩ Mỹ phê phán Trump “yếu mềm” và “hèn nhát” trong hội nghị thượng đỉnh khi Trump tuyên bố không tin các thông tin từ cơ quan tình báo Mỹ cho rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Chính điều này đã gây bức xúc và phãn nộ ở những chính khách Mỹ - những người có quan điểm cứng rắn với quan hệ Nga – Mỹ đã chỉ trích rất nhiều về phát ngôn trên và cho rằng ông Trump “hèn nhát”.
Trả lờiXóaNước Mỹ là vậy, họ chuyên đi can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, thậm chí là gây bạo loạn, lật đổ. Thế nhưng hôm nay đây, khi ông Trump dường như lờ đi câu chuyện về việc có can thiệp hay không từ bên ngoài thì áp lực từ những nghị sĩ, quan chức trong Nhà Trắng khiến ông cũng phải “giãy nảy” theo. Trump và các nghị sĩ của Mỹ đã vừa diễn một trò hề cho thế giới chứng kiến về câu chuyện nội bộ.
Trả lờiXóaMỹ chuyên đi can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác trong khi chính bản thân mình thì đang loay hoay xử lí chưa xong. Đúng là việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng là đây
Trả lờiXóaViệc tổng thống Donald Trumpp đã quá bảo thủ chỉ quan tâm đến lợi ích của nước ông ấy đã khiến cho nhiều những chính sách, hướng đi hết sức sai lầm. Trong khi đó chiều ngược lại, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn nhưng ông Putin vẫn cho thấy sự tài tình trong việc lãnh đạo đất nước của mình. Giờ đây vị thế của Mỹ đã không còn như trước, người ta vẫn thấy bóng dáng nước lớn nhưng lại chỉ giỏi đi bắt nạt các nước yếu thế hơn mình mà thôi
Trả lờiXóavới ưu thế là cường quốc số 1 trên thế giới, người ta cho rằng các quốc gia khác luôn bị động trên mặt trận chính trị, chỉ tìm mọi cách để đối phó với các chiêu bài lật đổ, can thiệp nội bộ của Mỹ, ít ai nghĩ rằng nước Mỹ cũng sẽ có lúc bị tác động từ bên ngoài vào câu chuyện liên quan đến nội bộ
Trả lờiXóa