Chiều nay 3/10, Hội nghị Trung ương 8 làm việc tại Hội trường
về công tác nhân sự. Ban chấp hành Trung ương Đảng thống nhất 100% việc giới
thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước.
Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao
(100%) giới thiệu Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng để
Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ
họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV khai mạc vào ngày 22/10 tới đây.
Cũng tại phiên họp này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu
bổ sung hai ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XII là các ông Võ Thái
Nguyên và Trần Đức Thắng. Cùng ngày, hội nghị thảo luận về tình hình kinh tế -
xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và
dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào ngày 21/9,
bà Đặng Thị Ngọc Thịnh được phân công giữ quyền Chủ tịch nước. Theo quy định của
Hiến pháp, bà Thịnh giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch
nước mới. Việc này dự kiến được Quốc hội tiến hành tại kỳ họp thứ 6 (Quốc hội
khóa XIV) khai mạc vào ngày 22/10.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944, quê xã Đông
Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội; là giáo sư, tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành
xây dựng Đảng). Ông là Ủy viên Trung ương 6 khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII; Ủy
viên Bộ Chính trị 5 khóa VIII, IX, X, XI, XII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị
(8/1999-4/2001); đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII.
Từ năm 1963 đến 1967, ông là sinh viên khoa Ngữ văn Trường Đại
học Tổng hợp Hà Nội, sau đó công tác nhiều năm ở Tạp chí Cộng sản và giữ chức Tổng
biên tập từ tháng 8/1991 đến tháng 8/1996. Từ tháng 1/2000 đến tháng 6/2006,
ông là Bí thư Thành ủy Hà Nội và sau đó giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XI,
XII. Tháng 1/2011, ông được bầu làm Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương khóa
XI, Bí thư Quân ủy Trung ương. Đến tháng 1/2016, tại Đại hội XII của Đảng, ông
tiếp tục được bầu giữ chức Tổng bí thư.
Có lẽ, vào thời điểm này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là
phương án tốt nhất, hội đủ điều kiện, uy tín và được đảng viên, cán bộ, nhân
dân ủng hộ làm Chủ tịch nước. Bởi lẽ, qua nửa nhiệm kỳ vừa qua, Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng để lại trong lòng dân với hình ảnh tâm huyết với đất nước, đặt
lợi ích chung lên trên. Đặc biệt trong đó là chống tham nhũng và lợi ích nhóm,
được cán bộ, đảng viên đồng tình ủng hộ. Tìm được ứng viên đủ điều kiện, đủ
trình độ, năng lực, phẩm chất để làm Tổng Bí thư thì đó là hạnh phúc cho Đảng,
cho nhân dân. Và nếu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước thì sẽ là phương án tốt nhất,
hợp lòng dân nhất.
Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu giữ Chủ tịch nước
là việc hết sức bình thường. Bởi bản chất ở đây là một người được phân công hai
nhiệm vụ vừa là đứng đầu Đảng, vừa là đứng đầu Nhà nước, chứ không phải là nhất
thể hóa, hay dập khuôn như phía Trung Quốc như đám rận chủ cuội tuyên truyền,
xuyên tạc. Nhìn lại trước đây, Bác Hồ đã làm Chủ tịch Đảng đồng thời là Chủ tịch
nước.
Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 6
về thu gọn bộ máy, nếu phương án Tổng Bí thư – Chủ tịch nước được thực hiện sẽ
làm gương cho các địa phương thực hiện mô hình Bí thư kiêm Chủ tịch UBND.
Trên hết, tất cả những việc Tổng Bí thư đã làm đều lấy dân
làm thước đo, lấy dân làm chuẩn mực, vì lợi ích và quyền lực của dân làm mục
tiêu phấn đấu và hành động. Nếu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước sẽ được toàn dân ủng
hộ, đồng tình. Chúng ta hãy cùng tin tưởng và chờ xem.
Vương Thanh Tâm
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét