Có thể nhận thấy sự
phát triển đáng kể của nước ta từ sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần VI năm
1986. Nền kinh tế của Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, điều này làm bộ
mặt đất nước có sự thay da đổi thịt, vị thế nước ta cũng được nâng lên với bạn
bè quốc tế. Các nước trong đó cả những nước trước đây từng tham gia cấm vận
Việt Nam đều phải thừa nhận và trân trọng sự phát triển đáng nể đó. Tuy nhiên,
xét về góc độ chính trị nước ta vẫn gặp phải những khó khăn nhất định trong các
mối quan hệ quốc tế. Con đường hội nhập của Việt Nam vẫn gặp phải rào cản “dân
chủ, nhân quyền” từ những nước thiếu thiện chí.
Mới đây, trong một cuộc
họp giữa Ủy ban Nghị viện EU với phái đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công thương
Trần Quốc Khánh làm trưởng đoàn một lần nữa, “dân chủ, nhân quyền” lại là vấn
đề được phía bên kia sử dụng để gây sức ép với chúng ta.
Nói theo cách của mấy
ông kẹ Châu Âu thì đó là “một cuộc điều trần công khai về Hiệp định Thương mại Tự do EU-Vietnam” do Ủy ban
thuộc Nghị viện châu Âu chuyên trách thương mại quốc tế (INTA) thực hiện buổi. Được hiểu như những rào cản họ
dành cho Việt Nam trong quá trình xâm nhập thương mại vào Châu Âu. Tuy nhiên,
điều đáng hổ thẹn đó là chiêu bài cũ rích lần này có vẻ đã được thực hiện quá
lố và hiệu quả của nó cũng không còn được như xưa nữa.
Bên cạnh những trao đổi thẳng
thắn về những cố gắng của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường lao động như
Quốc hội Việt Nam đang xem xét sửa đổi Luật Lao động cho phù hợp với các tiêu chuẩn
quốc tế, kể cả các quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế, dự kiến sẽ được thông
qua vào tháng 11/2019; quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ môi trường… thì Thứ trưởng Trần Quốc
Khánh khẳng định vấn đề thương mại không liên quan đến nhân quyền; như một câu trả lời cứng rắn với các anh bạn Châu Âu
thể hieneje vị thế ngày càng lên của Việt Nam, sẵn sàng đàm phán một cách song phẳng
với các nước trên thế giới và không dễ bị bắt nạt.
Nếu xem xét trong bối cảnh
quốc tế hiện nay, hợp tác đa phương kết hợp với song phương là xu thế mới, chủ
nghĩa quốc gia dân tộc ngày càng được đề cao nên không có cái gì là tuyệt đối.
Ngay với Châu Âu, sự kiện Brexit nước Anh tách ra khỏi Châu Âu cũng như Mỹ
không còn duy trì sự bảo hộ cho các nước đồng minh tại đây nhiều như trước cũng
cho thấy khối này cần phải mở rộng quan hệ phát triển thương mại với các nền
kinh tế mới, trong đó có Việt Nam. Vì thế, mặc dù vẫn sử dụng chiêu bài cũ “dân
chủ, nhân quyền” để gây sức ép trong quan hệ với nước ta nhưng hãy tin, với vị
thế ngày càng lên và bối cảnh quốc tế hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có đủ khả
năng vượt qua được những rào cản và sức ép từ bên ngoài.
Quang Thuận
Nhờ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam mà đất nước chúng ta đã có bước phát triển vượt bậc. Tôi tin rằng đất nước chúng ta sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa để đập tan luận điệu xuyên tạc của đám dân chủ!!!
Trả lờiXóaTừ sau cải cách đổi mới mà Đảng và nhà nước ta đã thực hiện năm 1986 đất nước ta đã gặt hái được rất nhiều thành công và từng bước phát triển mạnh mẽ! Chúng ta ngày càng phát triển và chứng minh cho cả thế giới thấy được con người Việt Nam không dễ bị khuất phục!!!
Trả lờiXóaNhờ có những bước đi đúng đắn và kịp thời mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra, đất nước Việt Nam đã tiến bộ vượt bậc. Là một người dân Việt Nam con cháu lạc hồng, tôi luôn tự hào về những gì mà dân tộc mình đã làm được!!!
Trả lờiXóaThật đúng là chúng đang quá xem thường Việt Nam rồi thì phải, chúng tưởng là lấy cái vấn đề " dân chủ , nhân quyển " ra để đi uy hiếp này nó là được sao .Tất nhiên quan hệ là quan hệ nhưng cái gì ra cái đó không phải thích làm gì thì làm . Và Việt Nam từ trước đến nay chưa bao giờ sợ điều gì !
Trả lờiXóaGì chứ Việt Nam chưa sợ một sức ép nào từ bên ngoài cả, bằng chứng là qua các vụ cấm vận của các nước thì nước ta vẫn luôn ổn định bình thường chứ chả làm sao cả. Vì thế mà sử dụng chiêu trò lợi dụng vấn đề về nhân quyền, dân chủ để uy hiếp thì đúng là chúng quá xem thường Việt Nam rồi .
Trả lờiXóa