MỌI SỰ SO SÁNH LIỆU CÓ KHẬP KHIỄNG

tháng 12 31, 2018 |

Luật An ninh Mạng của Việt Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Vì vậy, trong tuần qua, hai tổ chức Human Rights Watch và Hate Change đã có một số hoạt động để tuyên truyền rằng Nhà nước Việt Nam đang vi phạm nhân quyền khi ban hành Luật An ninh Mạng. 


Cụ thể, Human Rights Watch tiếp tục kêu gọi EU hoãn bỏ phiếu về EVFTA cho đến khi Việt Nam có tiến bộ về mặt nhân quyền. 

Trong khi đó, nhóm Hate Change vẽ tranh tuyên truyền để phản đối Luật An ninh Mạng, đồng thời tuyên bố rằng đúng vào ngày 01/01/2019 tới đây, họ sẽ công bố một cuốn sách mới, dày 90 trang, mang tên "Luật An ninh mạng: Những điều cần biết". Ngoài ra, Hate Change cũng cho biết họ sẽ xuất bản cuốn "Cẩm nang Tham chính" vào ngày 31/01/2019, và hiện đang soạn cuốn "Cẩm nang Bảo mật trên Không gian Mạng". Họ sẽ đăng miễn phí bản mềm của cả 3 cuốn sách này để độc giả dễ tiếp cận. Họ cũng kêu gọi "các chuyên gia về công nghệ thông tin, bảo mật máy tính, và an toàn không gian mạng" liên lạc với Nguyễn Vi Yên, để giúp Hate Change soạn cuốn sách cuối. Ngoài ra, thành viên Ngọc Diệp của nhóm này cho biết trong năm 2019, Hate Change sẽ tham gia soạn một báo cáo về quyền tự do trên Internet ở Việt Nam.

Về mặt lập luận, cả Human Rights Watch lẫn Hate Change đều so sánh, để khẳng định rằng Luật An ninh Mạng của Việt Nam không phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, bao gồm công ước ICCPR. Qua đó, họ khẳng định rằng luật này sẽ vi phạm quyền riêng tư, quyền tự do ngôn luận, quyền sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet của dân chúng.

Bên cạnh đó, cuốn sách sắp ra mắt của Hate Change cũng công kích Luật An ninh Mạng của Việt Nam bằng 2 thông điệp khác. Thứ nhất, họ so sánh luật này với luật tương ứng của các nước khác trên thế giới, trên các vấn đề như mục đích của luật, giới hạn của luật để bảo vệ các quyền cá nhân..., để khẳng định rằng nó khác xa luật tương ứng của phương Tây, nhưng lại giống luật Trung Quốc. Thứ hai, họ khẳng định rằng Luật An ninh Mạng sẽ ảnh hưởng nặng đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng, qua đó ảnh hưởng đến nền kinh tế và công nghệ của Việt Nam.

Trong ba thông điệp vừa nêu, chúng tôi xin miễn bàn về việc Luật An ninh Mạng có phù hợp với công ước ICCPR hay không, và có gây hại cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng hay không. Nhà nước Việt Nam sẽ trả lời hai câu hỏi đó với Liên Hợp Quốc và với các doanh nghiệp, thông qua các cơ chế kiểm điểm nhân quyền và đối thoại xã hội. Ở đây, chỉ xin nói rằng chúng tôi không đồng ý với cách nghiên cứu của nhóm Hate Change, theo đó họ dùng luật an ninh mạng của Mỹ và Châu Âu làm chuẩn mực để đánh giá luật Việt Nam. Đây là cách làm phản khoa học, vì luật pháp của mỗi nước đều được xây dựng dựa trên điều kiện văn hóa, xã hội và nhu cầu mà nước đó đặt ra, thay vì dựa trên luật của nước khác.

Hãy lấy Malaysia, một nước đa đảng trong khu vực Đông Nam Á làm ví dụ. Chính quyền Malaysia kiểm duyệt báo chí rất nghiêm ngặt, để buộc báo chí tránh những ảnh hưởng quá đà từ văn hóa phương Tây và bảo vệ các giá trị Hồi giáo. Ngày 02/04/2018, Nghị viện Malaysia đã ban hành “Đạo luật Chống Tin Giả”, theo đó bất cứ ai làm ra hoặc chia sẻ thông tin sai sự thật trên Internet sẽ bị xem là phạm luật hình sự, với mức án tù lên đến 6 năm, và mức tiền phạt lên đến 128 nghìn dollar USD. Các quy định trên của Malaysia dễ bị xem là vi phạm quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, nếu nhìn từ thước đo của văn hóa Anh - Mỹ.

Malaysia làm luật dựa trên nhu cầu quốc gia của họ, và Việt Nam cũng vậy. Khác với Việt Nam, Anh và Mỹ không phải là một nước nhỏ, thường xuyên bị phá hủy bởi chiến tranh, đang ở trong giai đoạn giao thời, và đang phải cân bằng giữa văn hóa phương Đông với phương Tây, giữa quan hệ ngoại giao với hai cường quốc. Vì vậy, không nên lấy Anh - Mỹ làm thước đo duy nhất để đánh giá lựa chọn của Việt Nam.

Thêm nữa, chính phủ Mỹ có sẵn sàng đánh đổi an ninh quốc gia để lấy nhân quyền không? Trong "Chương trình Phòng chống Tình báo" (COINTELPRO), kéo dài từ năm 1956 đến năm 1971, FBI từng điều tra, theo dõi, cài người vào để phá hoại hàng chục tổ chức bảo vệ nhân quyền bị nghi là đe dọa đến an ninh của nước Mỹ. Trong chương trình này, FBI phá hoại các tổ chức bằng đủ loại thủ thuật - từ gửi thư đe dọa, khủng bố, tung tin giả để bôi nhọ đời tư, cho đến ám sát các nhà hoạt động. Chẳng hạn, họ từng cho người hành hung đến chết Viola Gregg Liuzzo, một nhà hoạt động vì quyền của người da màu, rồi tung tin sai sự thật rằng bà này là đảng viên đảng Cộng sản Mỹ. Họ cũng gửi thư nặc danh để kêu gọi Martin Luthor King tự sát, và dọa sẽ công bố các bê bối đời tư của ông nếu ông nhận giải Nobel Hòa bình. Gần đây, trong chương trình PRISM, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã trực tiếp truy cập dữ liệu của người dùng Google, Microsoft, Apple và Skype trên toàn thế giới, ngay trên máy chủ của các công ty đó.

Những hành vi vừa nêu của chính quyền Mỹ có vi phạm nhân quyền hay không? Nếu có, thì phải chăng ta nên xem xét vấn đề an ninh quốc gia bằng cái nhìn đa chiều và công bằng hơn, thay vì dùng luật Mỹ làm thước đo pháp luật của các quốc gia khác?

Vì Anh Là Bão



Read more…

LUẬT AN NINH MẠNG SẼ CÓ HIỆU LỰC TỪ ĐẦU NĂM 2019

tháng 12 30, 2018 |

Quốc có quốc pháp, gia có gia quy, một đất nước có bình yên để phát triển thì điều kiện cần đó là luật pháp phải nghiêm minh để nhằm đưa mọi hành động và ứng xử để phải hướng tới những chuẩn mực trong xã hội. Đặc biệt là trong thời kỳ 4.0 như hiện nay, việc áp dụng những văn bản pháp luật nhằm quản lý tốt về lĩnh vực này là một trong những vấn đề mang tính cấp thiết. Bởi lẽ, ngày nay khi mạng xã hội trở nên quá gần gũi và tiện ích mang đến mọi điều cả về tích cực lẫn tiêu cực, những vấn đề thật thành ảo và ngược lại, không gian mạng là ảo nhưng dần dần nó đã tồn tại như một tất yếu của xã hội. Vì vậy, việc đưa những quy định của pháp luật vào không gian mạng nhằm quản lý hoạt động theo những chuẩn mực xã hội là một việc cần thiết. Vấn đề này Việt Nam đã và đang triển khai, còn trên thế giới, nhiều nước cũng đã áp dụng từ lâu thông qua các hình thức khác nhau.


Do vậy, Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua đạt phiếu ủng hộ cao như vậy cũng đã củng cố vững chắc quan điểm, lập trường đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta về quản lý nhà nước trên lĩnh vực này. Và chỉ vài ngày nữa (1/1/2019), Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều quy định quan trọng, nổi bật. Theo các cơ quan chức năng, Luật này không kiểm soát và làm lộ thông tin của công dân, không cấm người dân sử dụng mạng xã hội.
Theo đó, hang loạt hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
Điều 8 Luật An ninh mạng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm”
Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;
Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;
Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán;
Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;
Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
Hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam;
Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia
Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
Luật An ninh mang được Quốc hội thông qua với lá phiếu đông
Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi....
Không cấm người dân sử dụng mạng xã hội
Như vậy, mặc dù Luật An ninh mạng không cấm việc phát ngôn trên mạng nhưng các chủ thể sẽ phải chịu trách nhiệm về những phát ngôn của mình. Những thông tin, bài viết, hình ảnh, video có nội dung xuyên tạc không đúng sự thật sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.
Trước đó, nhiều người cũng quan ngại về việc tham gia các hoạt động trên không gian mạng như Facebook, Google hay Youtube. Tuy nhiên, theo thông tin chính thức Luật An ninh mạng cũng không kiểm soát và làm lộ thông tin, không cấm người dân truy cập mạng xã hội trên các trang mạng như đã nêu.
Luật quy định, chỉ khi phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng mới yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin cá nhân có liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật đó.
Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng chỉ được phép tiếp cận thông tin cá nhân của người sử dụng có hoạt động vi phạm pháp luật, với trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu những cơ quan này lạm dụng, làm lộ thông tin cá nhân của người dùng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng.
Một nhóm có động cơ đen tối lên tiếng phản đối Luật ANM
Việc áp dụng Luật An ninh mạng được quốc hội, cử tri và đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình, ủng hộ đã cho thấy những quyết sách đúng đắn của Nhà nước về đảm bảo an ninh chiến lược và lâu dài. Chỉ duy có những kẻ có mưu đồ xấu, những kẻ thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các mục đích trục lợi hoặc mục đích chính trị đen tối mới cảm thấy lo lắng và quyết liệt phản đối. Nhưng thật tiếc họ chẳng qua chỉ là một nhóm ô hợp, vì vậy dù có thế nào đi chăng nữa thì những hành đồng nhằm phá hoại một chính sách đúng đắn của Nhà nước sẽ chẳng khác nào như muối bỏ bể.
Mã Phi Long


Read more…

LÊ ĐÌNH CÔNG BÁN ĐẤT TRÁI PHÉP RA SAO

tháng 12 30, 2018 |

Câu chuyện về Đồng Tâm đang dường như lắng xuống, nhưng dư âm của nó vẫn còn gây chú ý ít nhiều với dư luận khi mà bố con ông Kình vẫn ngoan cố, bảo thủ bảo vệ cho cái sai của mình. Nhất là việc ông ta lập ra cái gọi là nhóm “Tổ đồng thuận” nhưng thực chất đây chẳng khác là một nhóm bảo kê, đứng sau xúi giục, chống lưng cho một số người ủng hộ mình như Lê Đình Ba (xóm 4), Lê Thị Loan xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Đặc biệt, qua nắm tình hình từ dư luận còn được biết chính Lê Đình Công là người lợi dụng tình hình tại địa phương để trực tiếp bán đất nông nghiệp tại thôn Hoành.
Bố con ông Lê Đình Kình
Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra, bắt nguồn từ việc Bùi Minh Sửu (xóm 6) nói oang oang tại quán ăn sáng của Lê Thị Hằng (em gái Lê Đình Công) với cái giọng khoe khoang cho rằng Lê Đình Kình đã đồng ý để Lê Đình Công bán 300 m2 đất nông nghiệp mà trước đây bố con Kình tự ý xây dựng trang trại để chăn nuôi lợn tại khu vực thôn Hoành với giá 600 triệu đồng.Người dân thôn Hoành đều biết cuối năm 2016, tuy UBND xã Đồng Tâm không cho phép bố con Lê Đình Kình chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp nhưng bố con Kình vẫn cố ýxây dựng trái phép trên khu vực đất nông nghiệp.
Bây giờ bố con Kình ung dung bán đất nông nghiệp, trong khi miệng thì luôn luôn yêu cầu cán bộ xã Đồng Tâm xủ lý nghiêm với hành vi xây dựng trên đất nông nghiệp, kích động người dân tập trung đông người đòi chia đất xướng mạ, thật là Lê Đình Kình, Lê Đình Công đã tự vả vào mồm mình, lộ rõ bản chất lưu manh gia truyền vốn có trong người bố con Kình.
Lê Đình Kình,Lê Đình Công cùng với một số đối tượng cầm đầu khiếu kiện khác trong “Tổ đồng thuận” luôn miệng to tiếng cho rằngmình là người đi đầu chống tham nhũng, chống lại lợi lợi nhóm của số cán bộ xã, nhưng chính bố con Kình là người bất chấp pháp luật, là những kẻ lưu manh, cố tình kích động người khác gây mất an ninh trật tự tại địa phương để đánh lừa sự chú ý của dư luận vào hoạt động của gia đình mình.
Bên cạnh việc để con trai Lê Đình Uy, Lê Đình Doanh cùng với một số đối tượng quá khích như Nguyễn Quốc Tiến, Bùi Văn Tiến cho vay nặng lãi, tổ chức đánh bạc thì việc bố con Lê Đình Kình, Lê Đình Công tự ý bán trái phép đất nông nghiệp đã gây bức xúc trong nội bọi người dân thôn Hoành.
Người dân xã Đồng Tâm đang chờ đợi chính quyền huyện Mỹ Đức xử lý nghiêm các hành vi xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp của một số hộ gia đình và hành vi bán đất nông nghiệp của Lê Đình Kình, Lê Đình Công để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
Mã Phi Long


Read more…

NHỮNG BƯỚC TIẾN QUAN TRỌNG TRONG MỐI QUAN HỆ NGOẠI GIAO GIỮA VIỆT NAM VÀ VATICAN

tháng 12 29, 2018 |

Vatican là một quốc gia nhỏ nhất thế giới và cũng có số lượng dân cư tỉ lệ thuận với diện tích của quốc gia này. Nhưng cho đến hiện nay, Vatican đã đặt quan hệ ngoại giao với hơn 100 quốc gia trên thế giới và họ cũng đang nỗ lực đàm phán để thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Tiến trình này đã triển khai từ lâu và cho đến cuộc họp ngày 19/12/2018, Vatican và Việt Nam đã đồng ý tiến hành những công việc cụ thể để nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa 2 nước trong thời gian tới. Theo đó, Vatican sẽ sớm có Đại diện thường trú tại Việt Nam, thay vì chỉ có Đại diện không thường trú như hiện nay. Còn trước đó, mối quan hệ này đã có không ít những thăng trầm khó quên.
Cuối thời Pháp thuộc, Vatican đã bổ nhiệm Khâm sứ ở Việt Nam, và xây Tòa Khâm sứ Đông Dương ở Huế. Năm 1945, dù có thông tin rằng Vatican mang ác cảm với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa thành lập, Giám mục Tiên khởi Nguyễn Bá Tòng đã thuyết phục Vatican ủng hộ VNDCCH, trong khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mời hai Giám mục làm cố vấn chính phủ. Sau hiệp định Geneve năm 1954, Vatican hậu thuẫn hàng vạn giáo dân từ miền Bắc di cư vào Nam, và công nhận chính quyền Ngô Đình Diệm. Do đó, VNDCCH trục xuất Khâm sứ của Vatican tại miền Bắc vào năm 1959, và trục xuất nốt khâm sứ ở miền Nam vào năm 1975. Biến cố này khiến quan hệ ngoại giao giữa hai bên bị đóng băng. Từ năm 1989, khi Việt Nam mở cửa, hai bên bắt đầu gia tăng tiếp xúc trở lại. Sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Vatican vào năm 2007, một phái đoàn do Ngoại trưởng Vatican dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại Hà Nội vào năm 2009. Trong chuyến thăm này, hai bên đã quyết định thành lập các "Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican" để thảo luận vấn đề về quan hệ ngoại giao. Kể từ đó đến nay, Nhóm Công tác hỗn hợp đã họp 7 phiên, tương ứng với 7 vòng đàm phán.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình gặp gỡ Giáo Hoàng
Trong quá trình nối lại quan hệ, nhìn chung Vatican muốn bảo vệ quyền lợi của các cộng đồng Công giáo tại Việt Nam, và được truyền đạo ở Việt Nam một cách thuận lợi hơn. Trong khi đó, Nhà nước Việt Nam muốn Giáo hội Công giáo "tham gia đầy đủ trong sự phát triển của dân tộc Việt Nam", đặc biệt là những lĩnh vực mà họ có thế mạnh, như giáo dục, y tế và từ thiện. Ngoài ra, hai bên cũng có một thỏa thuận 3 điểm: không công kích nói xấu lẫn nhau, không ủng hộ một nhóm thứ ba nào để chống bên kia, và khi Vatican muốn bổ nhiệm từ giám mục, giám quản trở lên thì phải được Chính phủ Việt Nam đồng ý.
Ngày 19/12/2018, phái đoàn của Vatican, do Thứ trưởng Ngoại giao Antoine Camilleri dẫn đầu, đã tham dự cuộc họp Vòng 7 của Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican. Sau cuộc họp, hai bên đã đồng ý tiến hành những công việc cụ thể để nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vatican, từ cấp "Đại diện không thường trú" lên "Đại diện thường trú". Bên cạnh đó, Nhà nước Việt Nam cũng đồng ý việc tách một phần Giáo phận Vinh ra, để lập thành Giáo phận Hà Tĩnh - một phương án chia tách mà Giáo hội Công giáo đã đề xuất từ cách đây 20 năm. Ông Nguyễn Thái Hợp rời Vinh, để làm Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh. Ngoài ra, các báo Công giáo cũng vừa đưa tin rằng Nhà Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Giáo xứ Thủ Thiêm sẽ không bị di dời.
Như vậy có thể thấy những động thái tích cực trong tiến trình thiết lập quan hệ giữa Việt Nam và Vatican. Nhưng thật tiếc, một bộ phận nhỏ chức sắc Công giáo và số giáo dân mê muội, cuồng tín những năm qua gây ra không ít những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước cũng như tiến hành nhiều hoạt động gây phương hại đến an ninh chính trị ở Việt Nam mà nổi lên là ở giáo phận Vinh. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Vatican.

Mã Phi Long

Read more…

NHỮNG "THÂY MA" CỦA NGỤY QUÂN SÀI GÒN ĐƯỢC TÁI HIỆN TẠI GIÁO XỨ THỌ HÒA

tháng 12 28, 2018 |

Linh mục phản Chúa Nguyễn Duy Tân càng ngày càng chứng tỏ sự không ổn định về thần kinh khi hết lần này lần nọ ông ta có những hành động mà nhìn vào đó không ai nghĩ là một thầy tu, một chức sắc Công giáo được giáo dân kính mến. Đường đường là một mục tử nhân lành, được giáo xứ mệnh đo loan báo tin mừng, nhưng tiếc thay sự tác động tiêu cực từ những thế lực đen tối cùng những nguồn tiền bất chính đã biến chất, tha hóa một linh mục Công giáo. Sự yêu ghét được linh mục này thể hiện rất rõ ràng, ông ta ôm cờ Mỹ (chứ không phải cờ Vatican), nịnh nọt đám nhân quyền quốc tế, giao du thân thiết với đám cờ vàng ba sọc, thường xuyên ca người người linh VNCH và ngược lại rất nhiều lần linh mục Tân dùng những lời lẽ cay độc để nhạo báng, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh…. Với những dân chứng cơ bản như vậy cũng đã có thể lộ rõ bản chất phản loạn, chống phá của linh mục Tân.

Đặc biệt gần đây, để khởi xướng cho một phong trào mang tinh thác loạn, tại giáo xứ Thọ Hòa vào đêm ngày 26/12/2018, ngay trong khuôn viên nhà thờ giáo xứ linh mục Phản Chúa Nguyễn Duy Tân đã tổ chức bữa tiệc tập trung một nhóm người mặc áo ngụy quân Sài Gòn với nhiều logo binh chủng lực lượng của những binh lính đã gây quá nhiều tội ác với nhân dân Việt Nam. Đồng thời, họ hát hò và không ngừng dùng những lời lẽ thù hằn, khơi gợi sự hận thù thể hiện tính hẹp hòi dân tộc, mỉa mai và thách thức thức chính quyền.
Bài viết với nội dung kích động của Nguyễn Duy Tân
Đây là một hành động vô nhân tính của một kẻ tri thức rởm như Nguyễn Duy Tân. Bởi lẽ, chiến tranh đã rời xa hơn 40 năm, khi mà vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc đã không còn được đề cập bởi lẽ chính những người trong cuộc họ hiểu đâu là phải trái và hướng chung một chiều đó là hãy cùng chung tay xây dựng một đất nước giàu mạnh, một xã hội văn minh của những người cùng máu đỏ da vàng, cùng một Quốc Tổ. Vậy nhưng, cũng giống như đám phản động lưu vong ở hải ngoại, linh mục Tân cũng tìm mọi cách để khơi gợi quá khứ đen tối và lòng hận thù dân tộc trong những người đã từng tham gia đội quân con cưng của Mỹ. 
Một linh mục ngay trong thời bình lại thường xuyên có những lời lẽ nhằm gây tâm lý tiêu cực và kích động lòng hận thù dân tộc nhằm gây mất đoàn kết trong nhân dân. Hành động đó được chính Nguyễn Duy Tân đưa lên facebook những đoạn video cùng những status mang tính kích động. Và khi nhìn hình ảnh những người mặc quần áo của lính ngụy trước đây khiên không khỏi quan ngại và thậm chí nhiều người còn tỏ ra người sởn gai ốc vì những “thây ma” của binh lính ngụy quyền SG được tại hiện ngay trong khuôn viên một nơi linh thiêng như nhà thờ.
Tất cả những điều trên đã càng chứng minh được sự không bình thường trong đầu óc của linh mục Nguyễn Duy Tân. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp mạnh để xử lý linh mục này, không thể bằng giáo dục, thuyết phục với những con người khi mà sự tha hóa, biến chất tiếp tục vấy bẩn vào tư tưởng, nhận thức của một bộ phận tín đồ Công giáo cũng như làm trong sạch xã hội, không thể để những con sâu mọt này quấy nhiễu mãi như vậy.
Mã Phi Long


Read more…

NGÀY NÀY NĂM XƯA

tháng 12 27, 2018 |
Read more…

NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ

tháng 12 27, 2018 |

Ngược dòng thời gian trở về thời điểm cách đây 40 năm, khi mà cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam đang diễn ra quyết liệt, cùng với đó là quân tình nguyện của Việt Nam cùng với quân giải phóng Campuchia đã đánh những đòn chí mạng tiêu diệt tập đoàn Pol Pot giúp cho dân tộc Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng. Và những người dân xứ Chùa Vàng coi ngày 7/1 hàng năm như một sự kiện quan trọng để kỷ niệm sự hồi sinh của dân tộc họ.

Quân tình nguyện của Việt Nam và quân giải phóng của Campuchia
Cách đấy hơn 40 năm, sau mùa Xuân toàn thắng của dân tộc ta năm 1975, tập đoàn Pol Pot vốn là đồng minh chiến lược của ta trong chống Mỹ, sau khi nắm quyền ở Cam-pu-chia do bị các thế lực ở nước ngoài tác động, mua chuộc nên đã bội ước với Việt Nam và bất ngờ phát động cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam nước ta, gây những tội ác dã man khủng khiếp với nhân dân ta.
Với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, cực đoan, Pol Pot bên trong thì thi hành chính sách diệt chủng, thanh trừng nội bộ, giết hại hàng triệu người dân Cam-pu-chia, bên ngoài thì coi Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp. Pol Pot từng nói sẽ đánh Việt Nam lâu dài 10-15-20 năm và ngày 1-8-1978, tuyên bố trên đài phát thanh Phnom Penh: "Trong đời tôi, tôi hy vọng giải phóng Sài Gòn".  Quân và dân ta buộc phải tiến hành cuộc chiến tranh tự vệ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hướng Tây Nam, đồng thời tìm mọi cách cứu vãn hòa bình, giữ gìn tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Tập đoàn Pol Pot cự tuyệt mọi đề nghị hòa bình của ta, ngày càng đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
Trước tình hình đó, ngày 23-12-1978, chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước ta và đáp ứng yêu cầu khẩn thiết của nhân dân và Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân đội ta đã mở cuộc phản công chiến lược đập tan cuộc tiến công của Pol Pot hòng đánh chiếm thị xã Tây Ninh, tiếp đó phối hợp với lực lượng vũ trang yêu nước Cam-pu-chia chuyển sang tiến công. Ngày 7-1-1979 giải phóng Thủ đô Phnom Penh và sau 25 ngày đã đánh tan 23 sư đoàn Pol Pot, giải phóng tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn trên cả nước Cam-pu-chia, cứu nhân dân, cứu dân tộc Cam-pu-chia thoát khỏi thảm họa diệt chủng. Chính nhờ có sự giúp đỡ của nhân dân Cam-pu-chia mới có tốc độ tiến quân nhanh chóng đó.
Quân Pol Pot tan chạy về biên giới phía Tây và một số vùng rừng núi, dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, dần tập hợp lại lực lượng, tổ chức phản kích, khủng bố nhân dân rất tàn tạo. Nhà nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia thể theo nguyện vọng nhân dân, chính thức đề nghị Chính phủ ta để Quân tình nguyện ở lại giúp bạn một thời gian. Lúc này bạn chưa đủ sức giữ mà ta rút về thì Pol Pot sẽ nhanh chóng phản công lập lại ách thống trị của chúng; cuộc diệt chủng sẽ lại khốc liệt, hàng triệu người dân Cam-pu-chia sẽ ồ ạt lánh nạn sang Việt Nam. Pol Pot sẽ lại áp sát biên giới Việt Nam, tiếp tục cuộc chiến tranh tội ác chống Việt Nam, miền Nam sẽ không thể ổn định để xây dựng. Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã nghiêm túc chấp hành quyết định của Đảng và Nhà nước ta ở lại Cam-pu-chia một thời gian, giúp nhân dân Cam-pu-chia, thực hiện hồi sinh dân tộc, xây dựng lại đất nước, xây dựng lực lượng tự bảo vệ thành quả của nhân dân. Mười năm ở lại giúp Bạn, Quân tình nguyện Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế vẻ vang, thể hiện phẩm chất tốt.
Nhân dân Capuchia chia tay quân tình nguyện trong nước mắt lưu luyến
Nhân dân Cam-pu-chia gọi bộ đội Việt Nam là "Bộ đội nhà Phật" giúp nhân dân Cam-pu-chia anh em thực hiện một cuộc hồi sinh dân tộc vĩ đại sau những hậu quả khủng khiếp, những tàn phá đảo lộn mà chế độ Pol Pot đã gây ra cho đất nước, xã hội, môi trường sống và con người.
Cuộc chiến nào đến tới vinh quang đều phải có sự đánh đổi. Để bảo vệ biên giới phía Nam và giúp Campuchia lật đổ tập đoàn Pol Pot, đã có hàng vạn chiến sĩ trong quân đội nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Và mong rằng, các thế hệ người dân Campuchia sẽ mãi mãi ghi nhớ tinh thần quốc tế cao cả và những hy sinh mất mát của Việt Nam trong giai đaonj lịch sử năm 1979.
Mã Phi Long




Read more…

CHÚC MỪNG BÙI TIẾN DŨNG

tháng 12 26, 2018 |

Có thể khẳng định, đội tuyển bóng đá Việt Nam đang có một đội hình tốt nhất trong lịch sử, họ không chỉ đá bóng hay, mà sự chuyên nghiệp đã trở thành một điểm sáng với đội bóng và điều mà khiến người hâm mộ rất yêu mến họ hơn nữa đó chính là việc được đầu tư rất kỹ về việc học văn hóa nên có thể nói đạo đức của lứa cầu thủ này không còn gì đáng chê trách.

Và đặc biệt hơn nữa, vào chiều nay (26/12), trung vệ Bùi Tiến Dũng đã trở về trung tâm thể thao Viettel để làm lễ kết nạp Đảng. Đây quả thực là một thông tin rất thú vị trong thể thao vì từ trước đến nay việc theo đuổi niềm đam mê với bóng đá khiến cho các cầu thủ không có nhiều thời gian quan tâm tới chính trị, nhất là việc được kết nạp vào Đảng. Vậy cho nên, trường hợp của Dũng cũng có thể coi là hiếm hoi nhưng đã đánh dấu một mốc quan trọng của cuộc đời em cũng như sẽ là một hiệu ứng tốt đẹp lan tỏa tới các cầu thủ khác để hy vọng rằng sẽ có nhiều cầu thủ như Tiến Dũng. Một lần nữa xin chúc mừng đồng chí Bùi Tiến Dũng, mong rằng đồng chí không ngừng phấn đấu tu dưỡng đạo đức, rèn luyện ý chí để trở thành người đảng viên ưu tú.
Mã Phi Long


Read more…

NHỮNG BƯỚC TIẾN LỊCH SỬ TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - VATICAN

tháng 12 26, 2018 |

Mặc dù những năm qua, tình hình an ninh trên lĩnh vực tôn giáo nổi lên một số vấn đề phức tạp, trong đó đáng chú ý nhất là hoạt động của số giáo sĩ và giáo dân cực đoan ở giáo phận Vinh khiến cho dư luận bức xúc, ảnh hưởng không nhỏ đến sự bình yên và phát triển tại một số địa phương. Tuy nhiên, xét về tổng thể, thì chỉ có một vào giáo xứ, giáo họ thuộc giáo phận Vinh có hoạt động nhiễu loạn như vậy, còn 25/26 giáo phận khác với đường hướng hành đạo đồng hành cùng dân tộc đã gặt hái nhiều kết quả quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần của bà con giáo dân được nâng cao, giữa chính quyền và giáo hội luôn duy trì mối quan hệ đối thoại cởi mở, chung tay giải quyết mọi khúc mắc, mâu thuẫn, cùng bắt tay xây dựng một lối sống “tốt đời, đẹp đạo” theo phương châm “người Công giáo tốt cũng là người công dân tôt”. Chính vì vậy, quan hệ giữa giáo hội Công giáo và Nhà nước càng ngày càng đơm hoa kết trái, điều đó góp phần chứng minh chủ trương đúng đắn của Đảng ta về vấn đề tôn giáo, các chính sách của Nhà nước mang tính thiết thực đi sâu vào từng giáo xứ, họ giáo và từng gia đình Công giáo. Qua đó thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Vatican bước lên một tầm cao mới, các kỳ họp mang tính ngoại giao giữa Việt Nam và Vatican cũng đã có những thay đổi chiến lược, điều này cũng được chính nhưng người lãnh đạo đất nước công khai trên mọi diễn đàn nhằm giúp cho hàng ngũ giáo sĩ và giáo dân Công giáo có cách nhình đúng đắn về tiến trình kết nối mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vatincan. Cụ thể:
Trong chuyến thăm chúc mừng Lễ Giáng sinh năm 2018 vừa qua tại tỉnh Bình Dương hôm 19-12, Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chia sẻ với chức sắc, giáo dân giáo phận Phú Cường, tỉnh Bình Dương như sau: "Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho biết, thời gian qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican đã có những bước tiến triển nổi bật, nhất là trong các chuyến thăm của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam tới Tòa thánh, gặp gỡ Đức Giáo hoàng và Thủ tướng Tòa thánh.
Đặc biệt, với thành công trong chuyến thăm của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tới Tòa thánh Vatican, hai bên đã thống nhất sẽ nâng cấp Đại diện của Tòa thánh tại Việt Nam từ không thường trú lên Đại diện thường trú.
Tiếp đó, trong chuyến thăm và và chúc mừng Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh; thăm Giám mục phụ tá Đỗ Mạnh Hùng làm Giám quản Tông Tòa Tổng Giáo phận thành phố; thăm Hồng y Phạm Minh Mẫn nhân dịp Noel 2018 của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. "Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ trong năm 2018, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã thăm Tòa thánh Vatican, hội kiến Giáo hoàng Francis và gặp Thủ tướng Tòa thánh Vatican, Hồng y Pietro Parolin. Hai bên đã thảo luận và thống nhất về phương hướng tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh, tiến tới nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican từ mức Đặc phái viên không thường trú lên mức Đặc phái viên thường trú trong thời gian tới".
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân và giám mục Đỗ Mạnh Hùng
Cả hai sự kiện được trích dẫn đều diễn ra trong ngày 19/12/2018. Và thật tình cờ cũng ngày này theo nhiều nguồn tin, cuộc họp của nhóm công tác hỗn hợp giữa Việt Nam và Tòa Thánh lần thứ 7 đã diễn ra và trọng tâm là vấn đề tiến tới thoả thuận thiết lập quan hệ lên mức đặc phái viên thường trú (hay còn gọi là Khâm sứ).
Trước năm 1975, cùng với sự tồn tại của chế độ nguỵ VNCH và tại miền Bắc trước 1954, Toà thánh đã thiết lập Toà khâm sứ ở hai miền với mục tiêu thúc đẩy ngoại giao. SỰ hiện diện của Khâm sứ đóng vai trò giải quyết những vấn đề liên quan giáo hội mà không cần phải đích thân sang Toà thánh.
Từ năm 1975 tới nay, cùng với sự di tản của người Mỹ tại Miền nam, toà khâm sứ của Toà thánh cũng đã rút về. Theo wikipedia "Ngày 20 tháng 5 năm 1925, Tòa thánh lập Tòa Khâm sứ Đông Dương đặt tại Phú Cam - Huế và cử Khâm sứ Tòa thánh đến Việt Nam" và "Tháng 7 năm 1989, Tòa thánh cử Hồng y Roger Etchegaray thực hiện chuyến thăm mục vụ đầu tiên tại Việt Nam kể từ sau 1975".
"Tới năm 1990, Việt Nam và Tòa Thánh bắt đầu có những tiếp xúc đầu tiên, đặt nền móng cho những phát triển sau này. Hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa hai bên được đẩy mạnh từ những năm 2000 và được Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám mục Paul Gallagher đánh giá là đang đi đúng hướng". Và với việc thiết lập được khâm sứ tại VN, quan hệ ngoại giao chính thức giữa toà thánh và nhà nước Việt Nam (cấp Đại sứ) chỉ còn là vấn đề của thời gian.
Với những người Công giáo thì đây là những thông tin đáng mừng cho thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta trên lĩnh vực tôn giáo. Điều này sẽ là động lực để thúc đẩy hơn 7 triệu tín đồ Công giáo có trách nhiệm cao hơn nữa trong sinh hoạt tôn giáo và trong cách mà người Công giáo thể hiện trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều này còn góp phần hữu ích khi đẩy lùi những hoạt động mang tính cực đoan, phản động của một nhóm giáo sĩ, giáo dân đang phá hoại sự bình yên của đất nước, gây méo mó hình ảnh người Công giáo, ảnh hưởng đến tiến trình thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vatican.
Mã Phi Long


Read more…

NHỮNG KẺ “GHEN ĂN, TỨC Ở” TRONG DÒNG CHÚA CỨU THẾ

tháng 12 25, 2018 |


Dòng Chúa cứu thế Việt Nam từ lâu nay đã có nhiều hoạt động trái đời, phá đạo. Những tên tuổi gắn với DCCT đã gây biết bao rối ren cho xã hội Việt Nam khi họ mang danh tôn giáo, lợi dụng các vấn đề nhạy cảm trong xã hội, dùng giáo lý để lừa bịp đức tin, kích động giáo dân gây bất ổn tình hình ANTT, đó là những chức sắc như giám mục Ngô Quang Kiệt (sự kiện 178 Nguyễn Lương Bằng), linh mục Nguyễn Văn Khải (hiện đang lưu vong và điên cuồng chống phá ở hải ngoại), gần đây nổi lên là linh mục cuồng chửi Nguyễn Ngọc Nam Phong, linh mục Ngô Văn Kha, linh mục Trương Hoàng Vũ, linh mục Lê Ngọc Thanh…, giáo dân thì có số thanh niên Công giáo cuồng tín nhóm của anh em Lê Quốc Quân, nhóm băng rôn… hay tên giudas JB Nguyễn Hữu Vinh…
Đó là những cái tên gắn với biết bao chuyện lùm xùm, biết bao scandal khiến dư luận xã hội lên án và tẩy chay. Những với lăng linh cực đoan và lệch lạc cùng não trạng bị đầu độc bởi những quan điểm phản động nên các linh mục này khó có thể thay đổi tâm tính mà ngược lại bất chất mọi quy định của giáo hội, của dòng chúa, của pháp luật mà điên cuồng chống phá núp dưới vỏ bọc tôn giáo.
Chính vì vậy mà bấy lâu nay, mọi động thái tích cực của lãnh đạo TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và chính quyền cơ sở đều không thể khiến cho những cái đầu đen tối được nung đúc bởi ý thức hệ thù ghét chế độ và bợ đít ngoại bang của số linh mục cực đoan ở DCCT thay đổi theo hướng đồng hành cùng dân tộc. Mặc dù, nhà dòng cũng có rất nhiều chức sắc, tu sỹ có tư tưởng tiến bộ, nhưng thật tiếc họ đã không thể đóng vai trò quyết định đến đường hướng hoạt động của DCTT khi mà những con ác quỷ chiếm số đông và ngự trị trong nhà thờ.
Do sự bảo thủ, ngoan cố khi theo đuổi con đường cực đoan đó khiến cho DCCT đang lâm vào con đường riêng biệt khi họ đang tách dần khỏi xã hội. Và rất ít người sẽ nghĩ rằng, với nhừng gì họ gây ra cho xã hội thì chính quyền sẽ tỏ ra thù ghét họ. Nhưng không, những con sâu làm rầu nồi cành và những linh mục kể trên họ không thể đại diện cho nhà dòng được. Hơn nữa, với chính sách kiên trì đối thoại do đó chúng ta sẽ chẳng bất ngờ khi chứng kiến cảnh ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch TP. Hà Nội dẫn đầu đoàn đại diện thành ủy đến chúc mừng lễ Noel tại nhà thờ Thái Hà với sự đón tiếp của linh mục Trịnh Ngọc Hiên – Bề trên Tu viện, chánh xứ giáo xứ Thái Hà. Đây không phải là lần đầu mà ông Chung đến chúc mừng lễ giáng sinh tại giáo xứ Thái Hà. Trước đây, khi còn làm giám đốc Công an Thành phố, chính ông Chung đã chỉ đạo lực lượng công an thành phố giúp giáo xứ trong đảm bảo ANTT và phối hợp mở rộng các điểm trông giữ xe giúp cho bà con giáo dân đến nhà thờ được thuận lợi trong ddeenm Noel.
Chủ tịch Tp. Hà Nội Nguyễn Đức Chung chúc mừng giáng sinh tại giáo xứ Thái Hà
Tuy nhiên, những hình ảnh phản ánh mối quan hệ tốt đẹp giữa chính quyền và giáo hội lại bị chính những linh mục của DCCT suy diễn một cách méo mó qua bài giảng của linh mục phản Chúa Trương Hoàng Vũ. Vị linh mục này có lẽ vì ghen ăn tức ở, do quá cực đoan chăng nên chẳng có ban ngành nào chúc mừng, trong khi đó ông ta chứng kiến hết cơ quan nọ, cơ quan kia, rồi các doanh nghiệp vào chúc mừng Noel mà bản thân mình cũng là linh mục, có vị thế trong nhà Dòng mà chẳng có ai đoái hoài. Rồi cái tinh ghen ghét đã trở thành sự cố hữu trong những người linh mục này đã được bộc lộ trước hàng trăm giáo dân đến nghe lễ. Và nực cười hơn nữa khi y liệt kê một vài ví dụ để minh chứng cho cái mà vị linh mục này rằng các hành đồng thăm hỏi, tặng quà chỉ “đóng kịch” khi nêu tên một vài trường hợp các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến chúc mừng lễ giáng sinh các chức sắc cao cấp, trong đó có đoạn nêu về một nhân vật mà khiến giáo dân nghe cũng phải giật mình - “Bà Chủ tịch nước”. Đã cực đoan còn ấu trĩ về chính trị, ở Việt Nam làm gì có bà nào là chủ tịch nước vậy. Đến việc hiểu biết về chính trị, xã hội còn non kém như vậy mà lúc nào cũng vỗ ngực ta đây là người tri thức.

Có lẽ không chỉ có linh mục Trương Hoàng Vũ mà cả Nguyễn Ngọc Nam Phong chắc cũng ấm ức lắm vì Noel chẳng có ai đoái hoài, chúc mừng và có lẽ họ lại “thẩm du” tinh thần để an ủi nhau mà thôi.
Mã Phi Long


Read more…

LINH MỤC LÊ NGỌC THANH CÓ CÒN XỨNG ĐÁNG LÀ CÔNG DÂN NƯỚC VIỆT NAM ?

tháng 12 24, 2018 |

Thời gian qua chúng ta được chứng kiến sự tụt dốc không phanh của đám rận chủ quốc nội. Phần vì do các thành phần cứng đầu, cốt cán phần vì sức cùng lực kiệt, một số thì đã được bóc lịch và số đông thì do lo sợ mà từ bỏ hoặc đã nhận thức được đúng sai nên chọn nước quay đầu là bờ. Chính vì vậy mà những năm qua các thế lực ngoại bang tập trung hướng tới số chức sắc cực đoan trong tôn giáo mà cụ thể hơn là số chức sắc phản Chúa trong Công giáo.
Thông quan số linh mục này để tiến hành nhiều hoạt động khác nhau nhằm gây bất ổn trong xã hội. Với lợi thế là cha tinh thần với đông đảo quần chúng nên số này đã được hướng dẫ rất kỹ về việc lợi dụng uy tín, ảnh hưởng thông qua vỏ bọc tôn giáo để tuyên truyền nhiều nội dung chống Đảng, nói xấu chế độ và đặc biệt là hạ bệ hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại nhằm gây tâm lý tiêu cực hoặc làm phai nhạt ý thức dân tộc, xóa dần ảnh hưởng của Bác Hồ trong nhận thức, tư tưởng của giáo dân.
Chính vì vậy mà hết Nguyễn Ngọc Nam Phong, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Duy Tân và ở ngoại bang là Nguyễn Văn Khải đã có không ít lần nói xấu, thậm chí là phỉ báng Chủ tịch Hồ Chính Minh trước hàng trăm tín đồ. Gần đây, một trong những cách mà họ thực hiện để nhằm bôi nhọ Hồ Chủ tịch đó là thông qua internet để ghi hình những bài phỏng vấn, phát biểu rồi tán phát trên mạng xã hội.
Chẳng hạn như mới đây nhất, trong buổi hội thoại sáng ngày 24/12/2018, với chương trình café buổi sáng giữa hai con ác quỷ đội lốt thầy tu là linh mục Lê Ngọc Thanh và Trương Hoàng Vũ thuộc Dòng Chúa cứu thế Việt Nam xung quanh một nội dung bàn về một thứ tín ngưỡng mới mà những đối tượng này gọi là “Đạo Bác Hồ” hay “Phật Hồ” đang được một nhóm người dân tin theo trong vài năm gần đây.

Hai Linh mục phản Chúa - Lê Ngọc Thanh và Trương Hoàng Vũ
Trên thực tế thì hiện tượng tín ngưỡng này đang tồn tạo thật, nhưng nó được khởi xướng bởi một số người có vấn đề về thần kinh. Một trong những đặc điểm của thứ tín ngưỡng trên đó là họ đã lợi dụng hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả Đại tướng Võ Nguyễn Giáp núp bóng dưới giáo lý của Phật giáo và một số hoạt động thờ cúng dân gian để tạo dựng nên những hiện tượng tín ngưỡng mới lôi kéo nhiều người dân tham gia với nhiều hình thức mê tín, dị đoan và mang tính trục lợi cá nhân, ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa dân tộc. Những thứ tà đạo này đều không được chấp nhận, rất nhiều nơi chính quyền đã tuyên truyền, vận động để họ thấy được các mặt tiêu cực để tự từ bỏ. Do vậy, không hề có chuyện những người trong Đảng Cộng sản đang cổ xúc hoặc bật đèn xanh cho những tà đạo này tồn tại như lời của “con rắn độc” Lê Ngọc Thanh. Điều này cho thấy trình độ hiểu biết của linh mục Thanh quá hạn hẹp, không xứng tầm của một người trị thức Công giáo.
Đây chẳng khác nào hành động ngậm máu phun người, từ việc đó họ bắt đầu chuyển sang nói xấu cộng sản. Thế nên, bất cứ vấn đề nào trong xã hội, dù to hay bé thì những linh mục cực đoan này cũng đều quy kết cho cộng sản. Mục đích thì ai cũng hiểu là như nào, họ muốn đôt thừa tất cả cho cộng sản, cho Đảng để làm suy yếu niềm tin của nhân dân, dần xóa ảnh hưởng, vai trò của Đảng trong cuộc sống.
Còn xét về mặt tín ngưỡng tôn giáo và truyền thống uống nước nhớ nguồn, việc mọi người dân Việt Nam tôn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh vì Người là niềm tự hào của dân tộc và cũng xuất phát từ chính những công lao to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc, với đất nước. Mặc dù Bác Hồ không phải là nhà tu hành và Người cũng không đặt nặng những việc thờ cúng sau khi qua đời, nhưng đạo lý uống nước nhớ người dân Việt Nam luôn thờ phụng Bác như để thể hiện sự ngưỡng mộ, kính trọng và biết ơn. Hơn nữa, hai vị linh mục trên cũng đều là những người Công giáo với niềm tin sâu sắc với Chúa Kitô, vậy nên là những người có đức tin và hiểu quá rõ về niềm tin tôn giáo có lẽ linh mụcThanh không nên dùng những lời lẽ mỉa mai, châm biếm về hành động của những người cộng sản hay bất cứ người dân Việt Nam nào thể hiện sự tôn kính đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và những lời lẽ trong đoạn phóng sự đó chẳng khác nào là sự xúc phạm đến hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, phỉ báng truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Với những hành động như vậy, liệu rằng các linh mục này có xứng đáng là công dân nước Việt, khi chính họ cũng được hưởng nhờ ơn phúc từ những người Cộng sản trong đó có Bác Hồ vĩ đại. Do vậy, bất cứ lời nói nào nhằm xúc phạm đến Hồ Chủ tịch đều phải lên án mạnh mẽ.
Mã Phi Long

Read more…

THÔNG TIN HÓT NHẤT MÙA NOEL

tháng 12 23, 2018 |

Một thông tin không mấy bất ngờ và dường như được dự báo từ trước về việc Tòa thánh đồng ý thành lập Giáo Phận Hà Tĩnh và bổ nhiệm ông Phaolô Nguyễn Thái Hợp, dòng Đa Minh, cho đến nay là GM giáo phận Vinh, làm GM tiên khởi của Hà Tĩnh, Giáo phận thứ 27 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Cùng với quyết định trên đây, Giáo Hoàng Phanxico bổ nhiệm giám mục Anphongsô Nguyễn Hữu Long, thuộc Tu Đoàn Xuân Bích, cho đến nay là GM Phụ tá giáo phận Hưng Hóa, nay làm tân GM chính tòa giáo phận Vinh.
Giám mục Nguyễn Hữu Long và giám mục Nguyễn Thái hợp
Sau khi Thành lập, Gp Hà Tĩnh là Gp thứ hai 27 trong Giáo hội Công giáo Việt Nam, thuộc GP Hà Tĩnh. Theo đó, trước khi thành lập Giáo phận Vinh là giáo phận có diện tích lớn thứ 2 và có dân số đứng thứ 3 trong 26 GP thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam, trải dài trên địa bàn 3 tỉnh. Với số dân đông, trải dài và gây khó khăn cho công việc mục vụ nên việc tách lập đã được tính đến.
Còn về việc ông Nguyễn Thái Hợp, dòng Đa Minh, cho đến nay là GM giáo phận Vinh, làm GM tiên khởi của Hà Tĩnh, bởi lẽ có nhiều lý do khác nhiều, thậm chí có những lý do khả nhậy cảm khiến, nhưng chính thức thông báo từ Tòa Thánh đó là do ông Hợp đã có hơn 8 năm gắn bó với GP Vinh trên cương vị Giám mục Gp Vinh. Sự hiểu biết về Gp Vinh, trong đó có vùng công giáo tại Hà Tĩnh, Quảng Bình là có cơ bản nắm chắc. Cũng theo nhiều nguồn tin, để phục vụ việc chia tách, thành lập Gp Hà Tĩnh, đã từ khá lâu GP Vinh đã chủ động tái thiết Văn phòng đại diện GP Vinh tại Hà Tĩnh, trụ sở đặt tại GX Văn Hạnh, xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh tầm cỡ trụ sở của TGM GP trong tương lai. Mới đây GP Vinh tiếp tục có đề nghị được cấp thêm 10.000 m2 phục vụ việc mở rộng và xây dựng một số hạng mục liên quan. Ngoài ra, mới đây Gp Vinh cũng đã có đợt thuyên chuyển, bổ nhiệm lớn với 73 vị trí. Các linh mục quê Nghệ An sẽ được chuyển về Nghệ An và các linh mục quê Hà Tĩnh, Quảng Bình sẽ được bố trí mục vụ tại Quảng Bình.
Xin chúc mừng ông Hợp đã được thuyển chuyển sang một giáo phận mới và công việc sắp tới để xây dựng giáo phận Hà Tĩnh sẽ khá vất vả khi mà chỉ 2 năm nữa là ông sẽ về hưu dưỡng. Chính vì thế, mong rằng tâm huyết và tinh thần dân tộc, mong ông Hợp hãy để lại những dấu ấn tốt đẹp với giáo phận mới, để sau này những thế hệ người Công giáo còn biết đến công ơn của ông trong việc xây dựng một giáo phận tốt đẹp hơn là một giáo phận với quá nhiều sự phức tạp như giáo phận Vinh mà 8 năm qua ông phụ trách. Và cũng nhân sự kiện này, chắc chắn  các linh mục phản Chúa như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục… sẽ vô cùng lo lắng bất an và người chống lưng cho họ bấy lâu nay đã được thuyển chuyển. Chúng ta hãy chờ xem tương lai của những linh mục phá hoại sự bình an của xã hội, gây méo mó hình ảnh người Công giáo sẽ ra sao trong thời gian tới. Liệu với giám mục mới thì cuộc đời của họ sẽ “nở hoa hay bế tắc”.
Mã Phi Long


Read more…

ĐÊM NOEL NĂM 1972 ĐÃ VIẾT LÊN BÀN HÙNG CA CỦA DÂN TỘC

tháng 12 22, 2018 |

Tối 21/12 vừa qua, tại tỉnh Thái Nguyên diễn ra Chương trình dâng hương kỷ niệm 60 liệt sỹ TNXP của Đại đội 915 và công bố đưa vào sử dụng công trình tu bổ, tôn tạo Khu Di tích Quốc gia Đại đội thanh niên xung phong 915. Đây là một hoạt động hết sức ý nghĩa khi mà khắp mọi miền đất nước đang tưng bừng, rộn ràng đón chào một mùa Noel ấm áp và an lành để tưởng nhớ và tri ân 60 thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 đã anh dũng hy sinh vào đêm Noel ngày 24/12/1972 tại khu vực ga Lưu Xá, thành phố Thái Nguyên trong bối cảnh khi đó máy bay Mỹ điên cuồng ném bom phá hoại miền Bắc với ý đồ đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá.

Đại biểu dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sỹ
Ngày nay chúng ta đang được hưởng nền hòa bình trọn vẹn, nhưng nhìn về lịch sử hào hùng của dân tộc, đất nước chúng ta cũng đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, hàng triệu người con đã anh dũng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Với những hy sinh, mất mát to lớn đó, chúng ta càng thấm thía hơn giá trị của độc lập, tự do, của hòa bình, thống nhất.
Và trong không khí Noel 2018 này chúng ta cảm sẽ cảm nhận lại một đêm Noel đó thật đáng buồn và đầy sự hy sinh nhất là sự ra đi của 60 thanh niên xung phong vào đêm Noel năm ấy là sự mất mát to lớn nhất về người của lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam trong cùng một khoảnh khắc về thời gian.
Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Quốc hội  Nguyễn Thị Kim Ngân đã xúc động nhấn mạnh rằng: Các chị, các anh đã anh dũng hy sinh, hầu hết ở độ tuổi mười tám, đôi mươi, chưa xây dựng gia đình. Đặc biệt, là những người Công giáo chúng ta hãy tự hào vì trong 60 người thanh niên xung phong ấy có những người là dân tộc thiểu số, có người Công giáo chúng ta. Sự hy sinh đó đã trở thành tấm gương sáng ngời về sự hy sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

Chủ tịch Quốc hội  Nguyễn Thị Kim Ngân
Một trong những liệt sỹ là người Công giáo
Qua phát biểu của bà Chủ tịch Quốc hội có thể thấy được một thông điệp đó chính là tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, ở đó hiện diện cả những đồng bào dân tộc thiểu số, những chức sắc, tín đồ tôn giáo, trong đó cũng có rất nhiều người theo Công giáo. Họ đã chiến đấu và xả thân vì độc lập của dân tộc. Qua đó cũng gửi gắm đến những người theo tôn giáo nói chung và những người Công giáo nói riêng hãy học tập các thế hệ cha anh đã anh hùng chiến đấu để tiếp tục cống hiến xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đúng với đường hướng hành đạo của chúng ta “Người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”. Và cũng qua đây xin gửi gắm những tấm gương người Công giáo yêu nước đến với linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, linh mục Đặng Hữu Nam – những người đã mượn Tòa giảng để bẻ cong lịch sử của dân tộc, phủ nhận công lao ton lớn của những người đã ngã xuống để đánh đổi sự bình yên và hòa bình như ngày hôm nay. Vậy nên, mong các linh mục này hãy noi gương những liệt sĩ là người Công giáo để soi sáng bản thân, thay vì làm những việc làm gây bất ổn về trật tự trị án, gây ảnh hưởng đến sự hòa bình, ổn định của xã hội hãy mau sớm dừng lại và hãy cống hiến xây dựng đất nước Việt Nam.
Mã Phi Long


Read more…