Thời điểm này, có lẽ vấn đề được đám rận chủ quốc
nội và những đối tượng lưu vong ở Mỹ đang rất quan tâm liên quan chính sách trục
xuất của chính quyền Trump, trong đó nhiều người đã cho rằng chính quyền của
Trump đã phản bội những người đến Mỹ tị nạn sau chiến tranh.
Trước đó, đã có ít nhất 22 nghị sĩ Dân chủ ở Hạ viện Mỹ đã ký vào một lá
thư gửi đến Nhà Trắng, Bộ An ninh Nội địa và Bộ Ngoại giao để bày tỏ "sự
quan ngại sâu sắc" về việc chính quyền nỗ lực diễn giải lại một hiệp định
đã ký kết vào năm 2008 với Việt Nam.
"Chúng tôi phản đối mạnh mẽ bất kỳ cuộc
tái đàm phán nào về hiệp định này nhằm tước bỏ sự bảo hộ hiện nay đối với người
nhập cư gốc Việt", lá thư viết.
Cựu ngoại trưởng
John Kerry, một cựu binh Việt Nam, có chung quan điểm trên và gọi động thái của
chính quyền Trump là "hèn hạ". Trong một bài viết trên Twitter, ông đặt
câu hỏi về những lợi ích mà Mỹ đạt được khi trục xuất người gốc Việt và nhắc đến
những nỗ lực suốt nhiều năm của các lãnh đạo và giới chức Mỹ, như George H.W.
Bush, John McCain và Bill Clinton, nhằm "hàn gắn vết thương hở này"
và "gác lại cuộc chiến phía sau chúng ta".
Còn cộng đồng người Việt thì sao. Với họ thì
đây quả thực đúng là một mối đe dọa lớn đến sinh mệnh của họ. Dẫn lời Minh
Nguyên, lãnh đạo tổ chức VAYLA chuyên hỗ trợ thanh niên và các gia đình ở
New Orleans: "Những người này đã đền tội. Thật không công bằng khi dựa vào
quá khứ để o ép họ". Cộng đồng người Việt ở thành phố New Orleans khá lớn,
bao gồm nhiều người đến Mỹ tị nạn sau chiến tranh và con cái của họ. "Họ
có mọi quyền được sống ở đây. Họ được bảo vệ. Họ là thường trú nhân trên đất
Mỹ. Họ chưa bao giờ phải lo lắng về việc bị trục xuất và giờ bỗng nhiên họ đối
mặt với nguy cơ đó".
Bộ
Ngoại giao Mỹ cũng xác nhận cuộc họp đã diễn ra vào ngày 10 và 11/12 nhưng từ
chối bình luận về nội dung gặp gỡ. Brendan Raedy, người phát ngôn của Cơ quan
Di trú và Nhập cư Mỹ, cũng từ chối bình luận về chi tiết của cuộc thương lượng.
Theo quan chức này, kể từ tháng 7/2017, 11 người Việt đến Mỹ trước năm 1995 đã
bị trục xuất về nước và có thể có thêm hàng nghìn người nữa. Những người này
chủ yếu là những người đã có tiền án, tiền sự trên đất Mỹ.
Tuy
nhiên, cho đến nay cộng đồng những rận chủ ở hải ngoại vẫn chưa lên tiếng,
trong đó có Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và gia đình mới được Mỹ bảo kê cho xuất
ngoại. Còn những kẻ trong nước có lẽ cũng đang rất tâm tự, thậm chí nhụt hẳn ý
chí chiến đấu vì giấc mộng sang thiên đường trời Âu của họ càng ngày càng hẹp dần
và cơ hội gần như là con số “0” tròn chĩnh.
Mã
Phi Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét