Bấy lâu
nay khối liên minh giữ Mỹ và các nước đồng minh cũng rơi vào cảnh
“cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” vì những xung đột về quyền lợi cũng như việc
tìm tiếng nói chung giải quyết các vấn đề mà họ đặt lợi ích của mình trong đó. Không
những vậy, kể từ khi ông Trump lên làm Tổng thống, những mâu thuẫn đó càng được
biểu hiện rõ rệt.
Bấy lâu
nay, chúng ta thường thấy một thói quen của các nước lớn, trong đó có Mỹ và các
nước đồng minh, đó là luôn cậy vị thế của mình để phán xử các quóc gia mà họ
coi là thù địch hoặc không thân thiện. Sự can thiệp nội bộ một cách thô bạo đã
khiến cho nhiều nước trên thế giới bức xúc và nhiều lần lên tiếng về việc này.
Trong đó có cả Việt Nam chúng ta.
Thế nhưng,
không ai nghĩ đến một bối cảnh đó là một ngày đẹp trời các “con hổ lớn” lại
quay ra cắn nhau, lên tiếng chỉ trích nhau chính vì việc mà bấy lâu nay họ
thường xuyên hành động với các quốc gia khác. Đó là các vấn đề liên quan đến cuộc biểu tình lớn nhất 5 thập kỷ tại
Pháp nổ ra từ ngày 17/11, khi hàng chục nghìn người mặc áo vàng xuống đường kêu
gọi chính phủ cắt giảm thuế xăng dầu, điều chỉnh chính sách kinh tế và thể hiện
sự phản đối Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Sau cuộc bạo loạn ở Paris hồi cuối
tuần trước, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tuyên bố hoãn kế hoạch tăng thuế
xăng dầu, đồng thời ngừng việc kiểm tra các phương tiện giao thông cũ gây ô
nhiễm nặng.
Trước những biến chính tại Pháp, ông
Trump hôm 8/12 đăng thông điệp trên Twitter, đề cập tới phong trào biểu tình
"áo vàng" phản đối chính phủ đang lan rộng tại Pháp từ hồi giữa tháng
trước và kích động bạo lực ở thủ đô Paris. Cụ thể: "Ngày rất buồn ở Paris.
Có lẽ đã đến lúc chấm dứt Thỏa thuận Paris vô lý, rất tốn kém và trả lại tiền
cho người dân dưới hình thức giảm thuế. Mỹ đã đi tiên phong và là quốc gia lớn
duy nhất có lượng khí thải giảm vào năm ngoái", Tổng thống Mỹ viết.
Tổng Thống Trump
Ngay sau
những chia sẻ đó của ông Trump, Chính phủ Pháp yêu cầu Trump không can thiệp
công việc chính trị của nước này sau khi Tổng thống Mỹ đăng bình luận về cuộc
biểu tình "áo vàng". Ngoại
trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian - Một quan chức của Chính phủ Pháp đã lên tiếng:
"Chúng tôi không quan tâm tới tình hình chính trị nội bộ của Mỹ và chúng
tôi cũng mong muốn điều tương tự từ phía Mỹ", "Tôi truyền thông
điệp này tới Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp cũng vậy: Hãy để yên
cho đất nước tôi".
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian
Đây không phải lần đầu tiên Trump
lợi dụng phong trào biểu tình "áo vàng" ở Pháp để chỉ trích Hiệp định
Khí hậu Paris. Tổng thống Mỹ hồi đầu tuần tuyên bố hiệp định có những thiếu sót
nghiêm trọng, khẳng định việc Pháp phải ngừng tăng thuế nhiên liệu đã cho thấy
quyết định của ông rút Washington khỏi thỏa thuận này là hoàn toàn đúng đắn.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
được gần 200 nước thông qua vào tháng 5/2015, thống nhất cắt giảm lượng CO2 và
khí thải khác từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch nhằm kiềm chế hiện tượng ấm lên
toàn cầu. Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama phê chuẩn hiệp định vào tháng 9/2016,
nhưng tới tháng 6/2017, Trump tuyên bố rút khỏi hiệp định.
Những nhà lãnh đạo của nước Pháp
đang quá đâu đầu về tình hình an ninh chính trị của đất nước. Do đó, những áp
lực từ bên ngoài mà trực tiếp từ các quốc gia như Mỹ thì càng khiến họ khó giữ được
bình tĩnh và có thể còn đẩy lên những căng thẳng khó lường.
Mã Phi Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét