Vatican là một quốc gia nhỏ nhất thế
giới và cũng có số lượng dân cư tỉ lệ thuận với diện tích của quốc gia này.
Nhưng cho đến hiện nay, Vatican đã đặt quan hệ ngoại giao với hơn 100 quốc gia
trên thế giới và họ cũng đang nỗ lực đàm phán để thiết lập quan hệ ngoại giao
với Việt Nam.
Tiến trình này đã triển khai từ lâu
và cho đến cuộc họp ngày 19/12/2018, Vatican và Việt Nam đã đồng ý tiến hành
những công việc cụ thể để nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa 2 nước trong thời
gian tới. Theo đó, Vatican sẽ sớm có Đại diện thường trú tại Việt Nam, thay vì
chỉ có Đại diện không thường trú như hiện nay. Còn trước đó, mối quan hệ này đã
có không ít những thăng trầm khó quên.
Cuối thời Pháp thuộc, Vatican đã bổ
nhiệm Khâm sứ ở Việt Nam, và xây Tòa Khâm sứ Đông Dương ở Huế. Năm 1945, dù có
thông tin rằng Vatican mang ác cảm với Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa
thành lập, Giám mục Tiên khởi Nguyễn Bá Tòng đã thuyết phục Vatican ủng hộ
VNDCCH, trong khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mời hai Giám mục làm cố vấn chính phủ.
Sau hiệp định Geneve năm 1954, Vatican hậu thuẫn hàng vạn giáo dân từ miền Bắc
di cư vào Nam, và công nhận chính quyền Ngô Đình Diệm. Do đó, VNDCCH trục xuất
Khâm sứ của Vatican tại miền Bắc vào năm 1959, và trục xuất nốt khâm sứ ở miền
Nam vào năm 1975. Biến cố này khiến quan hệ ngoại giao giữa hai bên bị đóng
băng. Từ năm 1989, khi Việt Nam mở cửa, hai bên bắt đầu gia tăng tiếp xúc trở
lại. Sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Vatican vào năm 2007, một phái đoàn
do Ngoại trưởng Vatican dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại Hà Nội vào năm
2009. Trong chuyến thăm này, hai bên đã quyết định thành lập các "Nhóm
Công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican" để thảo luận vấn đề về quan hệ ngoại
giao. Kể từ đó đến nay, Nhóm Công tác hỗn hợp đã họp 7 phiên, tương ứng với 7
vòng đàm phán.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình gặp gỡ Giáo Hoàng
Trong quá trình nối lại quan hệ, nhìn
chung Vatican muốn bảo vệ quyền lợi của các cộng đồng Công giáo tại Việt Nam,
và được truyền đạo ở Việt Nam một cách thuận lợi hơn. Trong khi đó, Nhà nước
Việt Nam muốn Giáo hội Công giáo "tham gia đầy đủ trong sự phát triển của
dân tộc Việt Nam", đặc biệt là những lĩnh vực mà họ có thế mạnh, như giáo
dục, y tế và từ thiện. Ngoài ra, hai bên cũng có một thỏa thuận 3 điểm: không
công kích nói xấu lẫn nhau, không ủng hộ một nhóm thứ ba nào để chống bên kia,
và khi Vatican muốn bổ nhiệm từ giám mục, giám quản trở lên thì phải được Chính
phủ Việt Nam đồng ý.
Ngày 19/12/2018, phái đoàn của
Vatican, do Thứ trưởng Ngoại giao Antoine Camilleri dẫn đầu, đã tham dự cuộc
họp Vòng 7 của Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican. Sau cuộc họp, hai bên
đã đồng ý tiến hành những công việc cụ thể để nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa
Việt Nam và Vatican, từ cấp "Đại diện không thường trú" lên "Đại
diện thường trú". Bên cạnh đó, Nhà nước Việt Nam cũng đồng ý việc tách một
phần Giáo phận Vinh ra, để lập thành Giáo phận Hà Tĩnh - một phương án chia
tách mà Giáo hội Công giáo đã đề xuất từ cách đây 20 năm. Ông Nguyễn Thái Hợp
rời Vinh, để làm Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh. Ngoài ra, các báo Công giáo cũng
vừa đưa tin rằng Nhà Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Giáo xứ Thủ Thiêm
sẽ không bị di dời.
Như vậy có thể thấy những động thái
tích cực trong tiến trình thiết lập quan hệ giữa Việt Nam và Vatican. Nhưng
thật tiếc, một bộ phận nhỏ chức sắc Công giáo và số giáo dân mê muội, cuồng tín
những năm qua gây ra không ít những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước
cũng như tiến hành nhiều hoạt động gây phương hại đến an ninh chính trị ở Việt
Nam mà nổi lên là ở giáo phận Vinh. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến
trình thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Vatican.
Mã Phi Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét