Mặc dù những năm qua,
tình hình an ninh trên lĩnh vực tôn giáo nổi lên một số vấn đề phức tạp, trong
đó đáng chú ý nhất là hoạt động của số giáo sĩ và giáo dân cực đoan ở giáo phận
Vinh khiến cho dư luận bức xúc, ảnh hưởng không nhỏ đến sự bình yên và phát
triển tại một số địa phương. Tuy nhiên, xét về tổng thể, thì chỉ có một vào
giáo xứ, giáo họ thuộc giáo phận Vinh có hoạt động nhiễu loạn như vậy, còn
25/26 giáo phận khác với đường hướng hành đạo đồng hành cùng dân tộc đã gặt hái
nhiều kết quả quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần của bà con giáo dân
được nâng cao, giữa chính quyền và giáo hội luôn duy trì mối quan hệ đối thoại
cởi mở, chung tay giải quyết mọi khúc mắc, mâu thuẫn, cùng bắt tay xây dựng một
lối sống “tốt đời, đẹp đạo” theo phương châm “người Công giáo tốt cũng là người
công dân tôt”. Chính vì vậy, quan hệ giữa giáo hội Công giáo và Nhà nước càng
ngày càng đơm hoa kết trái, điều đó góp phần chứng minh chủ trương đúng đắn của
Đảng ta về vấn đề tôn giáo, các chính sách của Nhà nước mang tính thiết thực đi
sâu vào từng giáo xứ, họ giáo và từng gia đình Công giáo. Qua đó thúc đẩy mối
quan hệ giữa Việt Nam và Vatican bước lên một tầm cao mới, các kỳ họp mang tính
ngoại giao giữa Việt Nam và Vatican cũng đã có những thay đổi chiến lược, điều
này cũng được chính nhưng người lãnh đạo đất nước công khai trên mọi diễn đàn
nhằm giúp cho hàng ngũ giáo sĩ và giáo dân Công giáo có cách nhình đúng đắn về
tiến trình kết nối mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vatincan. Cụ thể:
Trong chuyến thăm chúc
mừng Lễ Giáng sinh năm 2018 vừa qua tại tỉnh Bình Dương hôm 19-12, Ông Trần
Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã
chia sẻ với chức sắc, giáo dân giáo phận Phú Cường, tỉnh Bình Dương như sau:
"Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho biết, thời gian qua, mối quan hệ giữa Việt
Nam và Tòa thánh Vatican đã có những bước tiến triển nổi bật, nhất là trong các
chuyến thăm của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam tới Tòa thánh,
gặp gỡ Đức Giáo hoàng và Thủ tướng Tòa thánh.
Đặc biệt, với thành
công trong chuyến thăm của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tới Tòa
thánh Vatican, hai bên đã thống nhất sẽ nâng cấp Đại diện của Tòa thánh tại
Việt Nam từ không thường trú lên Đại diện thường trú.
Tiếp đó, trong chuyến
thăm và và chúc mừng Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh; thăm Giám mục phụ tá
Đỗ Mạnh Hùng làm Giám quản Tông Tòa Tổng Giáo phận thành phố; thăm Hồng y Phạm
Minh Mẫn nhân dịp Noel 2018 của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Thị Kim Ngân. "Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ trong năm 2018, Phó Thủ
tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã thăm Tòa thánh Vatican, hội kiến Giáo
hoàng Francis và gặp Thủ tướng Tòa thánh Vatican, Hồng y Pietro Parolin. Hai
bên đã thảo luận và thống nhất về phương hướng tăng cường quan hệ giữa Việt Nam
và Tòa thánh, tiến tới nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican từ
mức Đặc phái viên không thường trú lên mức Đặc phái viên thường trú trong thời
gian tới".
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân và giám mục Đỗ Mạnh Hùng
Cả hai sự kiện được
trích dẫn đều diễn ra trong ngày 19/12/2018. Và thật tình cờ cũng ngày này theo
nhiều nguồn tin, cuộc họp của nhóm công tác hỗn hợp giữa Việt Nam và Tòa Thánh
lần thứ 7 đã diễn ra và trọng tâm là vấn đề tiến tới thoả thuận thiết lập quan
hệ lên mức đặc phái viên thường trú (hay còn gọi là Khâm sứ).
Trước năm 1975, cùng
với sự tồn tại của chế độ nguỵ VNCH và tại miền Bắc trước 1954, Toà thánh đã
thiết lập Toà khâm sứ ở hai miền với mục tiêu thúc đẩy ngoại giao. SỰ hiện diện
của Khâm sứ đóng vai trò giải quyết những vấn đề liên quan giáo hội mà không
cần phải đích thân sang Toà thánh.
Từ năm 1975 tới nay,
cùng với sự di tản của người Mỹ tại Miền nam, toà khâm sứ của Toà thánh cũng đã
rút về. Theo wikipedia "Ngày 20 tháng 5 năm 1925, Tòa thánh lập Tòa Khâm
sứ Đông Dương đặt tại Phú Cam - Huế và cử Khâm sứ Tòa thánh đến Việt Nam"
và "Tháng 7 năm 1989, Tòa thánh cử Hồng y Roger Etchegaray thực hiện
chuyến thăm mục vụ đầu tiên tại Việt Nam kể từ sau 1975".
"Tới năm 1990,
Việt Nam và Tòa Thánh bắt đầu có những tiếp xúc đầu tiên, đặt nền móng cho
những phát triển sau này. Hoạt động giao lưu, tiếp xúc giữa hai bên được đẩy
mạnh từ những năm 2000 và được Ngoại trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám mục Paul
Gallagher đánh giá là đang đi đúng hướng". Và với việc thiết lập được khâm
sứ tại VN, quan hệ ngoại giao chính thức giữa toà thánh và nhà nước Việt Nam
(cấp Đại sứ) chỉ còn là vấn đề của thời gian.
Với những người Công
giáo thì đây là những thông tin đáng mừng cho thấy được sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước ta trên lĩnh vực tôn giáo. Điều này sẽ là động lực để thúc đẩy hơn 7
triệu tín đồ Công giáo có trách nhiệm cao hơn nữa trong sinh hoạt tôn giáo và
trong cách mà người Công giáo thể hiện trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Điều này còn góp phần hữu ích khi đẩy lùi những hoạt động mang tính cực
đoan, phản động của một nhóm giáo sĩ, giáo dân đang phá hoại sự bình yên của
đất nước, gây méo mó hình ảnh người Công giáo, ảnh hưởng đến tiến trình thiết
lập mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vatican.
Mã Phi Long
Với những người Công giáo thì đây là những thông tin đáng mừng cho thấy được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta trên lĩnh vực tôn giáo. Điều này sẽ là động lực để thúc đẩy hơn 7 triệu tín đồ Công giáo có trách nhiệm cao hơn nữa trong sinh hoạt tôn giáo và trong cách mà người Công giáo thể hiện trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trả lờiXóa