Thông tin nguyên Chủ tịch nước Lê Đức
Anh đã từ trần vào hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22/4/2019 tại nhà Công vụ, số 5A,
phố Hoàng Diệu, thành phố Hà Nội không khỏi làm nhiều người xót xa. Dù đã biết
sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của tạo hóa và sau một thời gian lâm bệnh, do
tuổi cao sức yếu vị tướng tài ba, quả cảm của nhân dân Việt Nam đã từ biệt
chúng ta để về với đất mẹ nhưng cảm giác tiếc thương đang bao trùm lên nhiều cơ
quan, trường học, doanh nghiệp. Tuy nhiên đâu đó trong xã hội vẫn có những kẻ
hoan hỉ, hả hê trước sự mất mát to lớn của nhân dân Việt Nam.
Nguyên
Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh
Trên những trang mạng lề trái, những
kẻ độc miệng xấu xa luôn tìm mọi trò bỉ ổi để hạ bệ, bôi lem các vị lãnh đạo,
chúng lấy đó làm niềm vui, không vui sao được khi đó chính là cần câu cơm của
chúng. Các thông tin mà họ đưa ra hầu hết là bịa đặt, thổi phồng, lập lờ hai mặt
để gây chú ý cho bạn đọc. Sau thông tin nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần, hàng
loạt các bài viết đã được đăng tải với nội dung xuyên tạc về thân thế, sự nghiệp
của ông. Bài viết “Đại tướng không có chỗ trong lòng dân…” được những anh em
nhanh tay nhanh chân share lên khắp các diễn đàn.
Đọc nội dung của
bài viết này, không đọc hết cũng biết rằng những thông tin đưa ra rất nhiều, bịa
đặt, xuyên tạc về những quyết định của Chủ tịch nước trong quá khứ, chúng tập
trung vào sự kiện Gạc Ma 1988, khi đó đồng chí Lê Đức Anh đang là Bộ trưởng Bộ
Quốc Phòng. Họ rêu rao rằng “Một tướng
ngu xuẩn khi mang súng đánh đuổi đồng bào mình ra biển và còn sang Tàu để cầu
vinh. Muôn đời con cháu nguyền rủa loại tướng này.” Sau đó là hàng loạt những lời bình luận phù
phiếm về con người của đồng chí Lê Đức Anh.
Có lẽ những lời
nhăng cuội trên chẳng thể nào xóa nhòa, hay bôi lem được một vị lãnh đạo tài
ba, một nhà quân sự lỗi lạc. Không chỉ có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp
giải phóng dân tộc, nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh còn có nhiều
đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước và mở rộng quan hệ ngoại
giao của Việt Nam.
Cuộc đời ông với
hơn 80 năm hoạt động cách mạng, trải qua 4 cuộc chiến khốc liệt, có mặt tại khắp
các chiến trường từ Nam ra Bắc, có mặt những thời điểm quan trọng nhất, ông là
người bản lĩnh và dám chịu trách nhiệm, và khi đã tin là đúng thì quyết làm đến
cùng cũng như luôn bình tĩnh trước mọi khó khăn, thách thức. Ông không phải là
vị tướng bàn giấy mà là người trực tiếp tham gia những trận đánh, những sự kiện
mang tính bước ngoặt của chiến tranh: Mậu Thân 1968, chống lấn chiếm 1973, Phước
Long 1974, chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), chiến dịch giải phóng Campuchia
(1979); chấm dứt xung đột biên giới với Trung Quốc (1979-1989); bảo vệ vững chắc
chủ quyền biển đảo của Tổ quốc (1979-1988).
Chúng ta hẳn còn
nhớ chính Chủ tịch nước Lê Đức Anh là người người đề nghị và được Bộ Chính trị
chấp nhận việc phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng và đã ký Lệnh số
36L/CTN công bố Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam
anh hùng. Sau này ông nói đây chỉ là một việc làm “nhỏ bé” thôi, tri ân các mẹ
Việt Nam anh hùng, ông cảm thấy mãn nguyện phần nào và hòa niềm vui chung cùng
các mẹ.
Đại tướng, nguyên Chủ tịch
nước Lê Đức Anh trong một lần ra thăm Trường Sa
Còn với sự kiện
Gạc Ma, có lẽ nhiều người nói về nó nhưng không hiểu hết về nó. Trong những thời
khắc mang tính bước ngoặt lịch sử, những mệnh lệnh của ông khiến giới sử học và
các nhà quân sự phải thốt lên: “chỉ có thể là Lê Đức Anh”. Điển hình như ngày
6/11/1987, Đại tướng Lê Đức Anh khi đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra mệnh lệnh
số 1679/ML-QP về việc bảo vệ quần đảo Trường Sa. Và ngày 29/3/1989 Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng ra mệnh lệnh số 167/ML-QP về đóng giữ, bảo vệ khu vực biển thềm lục
địa, bãi đá ngầm (khu DK1). Trước đó là Chiến dịch chủ quyền 1988 (CQ 1988)
giúp Việt Nam giữ được những hòn đảo quan trọng nhất ngoài quần đảo Trường Sa
trước âm mưu thôn tính của ngoại bang.
Ấy vậy mà những
kẻ thối miệng lại xuyên tạc, cho rằng các vị lãnh đạo của Việt Nam thời bấy giờ,
trong đó có Đại tướng Lê Đức Anh nhu nhược, không có tinh thần dân tộc, khi để
cho TQ cướp mất Trường Sa. Thử đặt mình vào vị trí của những vị lãnh đạo trên
thì các vị sẽ làm gì? Xử lý như thế nào trước một nước lớn như TQ? Hàng ngàn
năm nay, chúng ta ở bên cạnh một nước lớn, mà lúc nào cũng mong muốn thôn tính
chúng ta, nếu không có tinh thần dân tộc, quả cảm, cùng sự nhún nhường, mềm mỏng
đúng thời điểm mà vẫn giữ được chủ quyền, lợi ích quốc gia, có lẽ dân tộc ta đã
bị xóa sổ lấy khỏi bản đồ thế giới rồi. Tư tưởng “nhân nghĩa”, truyền thống chí
nhân chí nghĩa của dân tộc, như Nguyễn Trãi từng viết trong “Đại Cáo Bình Ngô”:
“Lấy chính nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”.
Cuộc đời nguyên
Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh gắn liền với những chiến thắng, những bước
ngoặt thăng trầm của lịch sử, của vận mệnh dân tộc, của thời đại Hồ Chí Minh,
ông sẽ mãi trong lòng những người dân Việt Nam yêu chuộng độc lập, hòa bình. Do
đó, mồm mép của những kẻ mất dạy kia chẳng thể nào có thể khuất phục được hình ảnh
đẹp đẽ của nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, quyết liệt và chí công vô tư,
một vị tướng tài ba, quả cảm.
Ngọc
Lan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét