Khu vực biển Đông lâu nay là vấn đề
nóng luôn được đề cập tại các hội nghị quốc tế và khu vực. Đặc biệt, những hành
động ngày một ngang ngược, thô bỉ của anh bạn “4 tốt” nhiều lần vi phạm luật pháp quốc tế làm cho
tình hình tại biển Đông thêm nóng. Và mới đây, Việt Nam tiến hành duy tu, bảo
dưỡng các cơ sở vật chất trên 10 đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
(thuộc chủ quyền của Việt Nam) làm xôn xao dư luận.
Hình
chụp vệ tinh đảo Sơn Ca do Việt Nam kiểm soát ở Trường Sa
Trước đó, hôm 10/4, trang tin Sáng kiến
minh bạch hàng hải (AMTI) của Mỹ cho biết Việt Nam đang lặng lẽ mở rộng và gia cố
các công trình tại khu vực quần đảo Trường Sa. AMTI cho biết Việt Nam hiện có
49 tiền đồn nằm rải rác trên 27 thực thể mà Việt Nam kiểm soát ở Trường Sa. Cũng
theo AMTI, Việt Nam đã mở rộng thêm 40 mẫu đất mới qua việc nạo vét quanh đảo
và đổ cát lên đảo.
Từ đây, đã có nhiều ý kiến cho rằng Việt
Nam đã và đang âm thầm nâng cấp việc xây dựng các cơ sở vật chất ở quần đảo Trường
Sa với ý định quân sự hóa trên vùng Biển
Đông như Trung Quốc. Nhiều thông tin cho rằng hành động của Việt Nam sẽ khiến
Trung Quốc tức giận khi Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng về hai quần đảo này là
lãnh thổ “không thể tranh cãi” của họ.
Ngay lập tức, ngày 25/4 vừa qua, người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng tại họp báo cho biết việc
xây dựng này là để “phục vụ nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của con người trên các
cấu trúc mà Việt Nam đang quản lý thực tế ở Trường Sa”. Bà Hằng cũng khẳng định
việc này là “hoàn toàn bình thường và hợp pháp theo luật pháp quốc tế, phù hợp
với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và không làm thay đổi
nguyên trạng, không tổn hại môi trường, không làm phức tạp thêm tình hình”. Bà
Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh thêm Việt Nam
có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam
đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, theo quy định của luật pháp quốc tế.
Trở lại với diễn biến trên biển Đông,
Việt Nam luôn tuân thủ luật pháp, các quy định, công ước quốc tế liên quan tới
vấn đề biển Đông. Việc Việt Nam tạo ra khoảng 16ha đất mới trong quần đảo Trường
Sa bằng việc “sử dụng các thiết bị xây dựng để nạo vét các phần của bãi ngầm
xung quanh đảo Trường Sa và phủ cát lên đó” ít gây hại tới môi trường hơn các
phương pháp của Trung Quốc, trong đó sử dụng việc nạo vét theo quy mô công nghiệp
và vùi chôn trong đất trên các cơ sở của họ trong quần đảo Trường Sa.
Bên cạnh đó, Việt Nam không có ý định
quân sự hóa các thực thể với quy mô lớn và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy
các cơ sở được xây dựng để chứa các máy bay tấn công. Thay vào đó, những việc
làm của Việt Nam hướng đến việc mở rộng khả năng theo dõi và tuần tra của mình
trên vùng biển có tranh chấp và cải thiện các điều kiện cũng như đảm bảo rằng họ
có thể tái cung ứng bằng đường không khi cần thiết.
Trong một diễn biến mới nhất, tờ Hoàn
Cầu Thời báo đưa tin Giàn khoan dầu nước sâu đầu tiên của Trung Quốc trên Biển
Đông do Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) xây dựng vừa bắt
đầu vận hành ở biển sâu với kế hoạch cung cấp khí đốt hóa lỏng (LNG) cho các
thành phố thuộc Đại Loan Khu (tức Vùng Vịnh Lớn bao gồm Quảng Châu, Hong Kong,
Macau) trong tương lai. Cùng với đó tờ Hoàn Cầu Thời báo kêu gọi “Điều khôn
ngoan là các nước này nên bỏ qua các tranh chấp chủ quyền và tìm kiếm sự hợp
tác cùng khai thác thay vì đối đầu. Thành công của Hải Dương Thạch Du 981 có thể
được xem là điểm khởi đầu để thúc đẩy sự khai thác chung nguồn tài nguyên dầu hỏa
và khí đốt ở Biển Đông cho dù điều này không hề dễ dàng”.
Giàn
khoan HD981 của Trung Quốc được đưa vào thềm lục địa Việt Nam hồi năm 2014
Chúng ta hẳn còn nhớ như in hồi năm
2014 giàn khoan HD981 được đưa vào vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam gần
quần đảo Hoàng Sa, có thể vươn tới độ sâu 4.600 mét đã vi phạm nghiêm trọng chủ
quyền Việt Nam và đẩy vấn đề biển Đông leo thang căng thẳng mới. Ấy vậy mà họ lại
tiếp tục mặt dày cho rằng việc hoàn thành giàn khoan này là một bước đột phá của
Trung Quốc và được cho là sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa Trung Quốc với các
nước phương Tây về công nghệ và năng lực khoan dầu. Đúng là Trung Quốc ngày
càng trở nên thô lỗ trước mắt bè bạn năm châu.
Rõ rằng chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã thấy
hành động của Việt Nam là thế nào, nếu đem so sánh với phía Trung Quốc có lẽ họ
sẽ phải cảm thấy xấu hổ. Bởi lẽ, chỉ tính riêng trong năm 2018, Trung Quốc đã
bước vào một “giai đoạn” mới của việc quân sự hóa Biển Đông, trong đó có quần đảo
Trường Sa, với việc ngày càng tăng cường triển khai tàu bè và thiết bị quân sự
tới khu vực biển có tranh chấp. Họ liên tục lắp đặt trái phép nhiều thiết bị
quân sự, tăng cường các hoạt động xây dựng cải tạo các đảo, đặt hệ thống tên lửa
đất đối không…tại các đảo tại Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chắc chắn
thời gian tới, chính quyền Bắc Kinh sẽ ráo riết thực hiện các hành động cải tạo
đảo trên Biển Đông cho đến khi hiện thực hóa được giấc mơ của mình.
Hơn lúc nào hết, chúng ta phải biết
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng
đồng quốc tế để đối phó với hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp của Trung
Quốc. Ngay lúc này, chúng ta cần tuyệt đối tin tưởng vào chủ trương giải quyết
vấn đề biển Đông của Đảng, Nhà nước với những chính sách mềm dẻo, khôn khéo bảo
vệ chủ quyền bằng “một con tim nóng và một cái đầu lạnh”.
Cỏ Úa
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét