|
Một số người dân tập trung cản trở thi công dự án |
Mấy ngày gần đây,
trên địa bàn từ tổ dân phố 17 đến tổ 22 cụm dân cư Bắc Lãm 8, Bắc Lãm 9, phường
Phú Lương, quận Hà Đông một số người dân tự ý đứng ra kêu gọi “đòi đường dân
sinh”, quyên góp tiền và tự ý thi công, san đường trên diện tích đất nằm trong quy
hoạch dự án đã thu hồi, giải phóng mặt bằng (GPMB), trong phạm vi Dự án Khu đô
thị Thanh Hà - Cienco 5 (phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội).
Sáng 19/4, một số
người dân đã dùng xe tải chặn từ ngoài đầu đường vào, thuê máy móc đào bới, san
lấp. Theo tìm hiểu, một nhóm người đang dùng chiêu bài lợi dụng người cao tuổi
để đứng ra kêu gọi ủng hộ tiền làm đường, đồng thời lợi dụng sự thiếu thông tin
của người dân để thu tiền không đúng quy định. Được biết, toàn bộ 800m đường mà
họ chuẩn bị thu tiền của dân để đổ bê tông thuộc quy hoạch dự án, trong đó có
hồ điều hòa, nên không được đền bù. Như vậy, tiền của và công sức của nhân dân
đổ vào đó sẽ trở thành lãng phí, vô ích. Nghiêm trọng hơn, một số đối tượng lôi
kéo trẻ em vào việc này, ép học sinh nghỉ học. Đây cũng là hành vi vi phạm pháp
luật, ảnh hưởng đến quyền được chăm sóc, bảo vệ, giáo dục của các em.
Lý giải về những
việc làm này, một số người dân ở đây cho rằng, đây là tuyến “đường giao thông
từ ngàn đời” nên chúng tôi phải bảo vệ. Vậy có hay không tuyến “đường giao
thông từ ngàn đời” như những người này lập luận?
Về vấn đề này, đại
diện chính quyền quận Hà Đông đã trả lời: Khu vực này trước đây là đường mương
tưới của Trạm bơm Bắc Lãm. Người dân Bắc Lãm thường đi từ làng ra cánh đồng.
Đây là con đường nội đồng, có bề ngang rất nhỏ, chủ yếu phục vụ việc đi lại
đồng áng của người dân Bắc Lãm. Nay con đường này được quy hoạch một phần nằm
trong Khu đô thị Thanh Hà. Đường chia làm 2 đoạn: Đìa trục và đường kênh. Khi
thu hồi để triển khai Dự án Khu đô thị mới Thanh Hà, phần lớn con đường này nằm
trong đất Dự án bao gồm toàn bộ đường kênh và 1 phần đường đìa trục.
Do là đất công nên
kinh phí bồi thường hỗ trợ đất trên đoạn đường này thuộc ngân sách. Tiền bồi
thường, hỗ trợ đối với các công trình, vật kiến trúc như: Cống nổi, bể, trạm
bơm… đã được chuyển về 2 Hợp tác xã Bắc Lãm và Vạn Xuân đúng quy định của Nhà
nước. Như vậy, đoạn đường này đã được bồi thường, hỗ trợ theo quy định, không
phải là trục “đường giao thông từ ngàn đời” như một số người đang kích động
tuyên truyền.
Để tạo điều kiện
cho người dân đi lại thuận tiện, năm 2015, do Khu đô thị Thanh Hà chưa thực
hiện san nền. Nhận thấy nhu cầu đi lại, chở hàng hóa của người dân ra đường
trục phía Nam là rất lớn nên cấp ủy, chính quyền cùng chi hội người cao tuổi
Bắc Lãm 8 và 9 đã vận động người dân thực hiện xã hội hóa đổ đường bê tông rộng
khoảng 1,5m và thống nhất quan điểm là mượn tạm của Dự án Thanh Hà, khi nào Dự
án xây dựng sẽ không đòi bồi thường hỗ trợ.
Năm 2018, chủ đầu
tư Dự án đã tiến hành san nền thực hiện các hạng mục công trình. Chủ đầu tư đã
san gạt tạo thành một con đường rộng để xe tải nhỏ, xe máy của người dân có thể
đi từ làng Bắc Lãm, qua đường đìa trục lên khu đất dịch vụ Xê - Nam Ninh và ra
đường 42m, tạo điều kiện cho người dân đi lại. Tuy nhiên, nhiều người không
hiểu được vấn đề này đã tự ý lôi kéo, tụ tập đông người nhằm gây áp lực với
chính quyền để đòi giữ đường.
Có thể nói, việc
một số người dân trên địa bàn từ tổ dân phố 17 đến tổ 22 cụm dân cư Bắc Lãm 8,
Bắc Lãm 9, phường Phú Lương, quận Hà Đông tự ý đứng ra kêu gọi “đòi đường dân
sinh”, quyên góp tiền và tự ý thi công, san đường trên diện tích đất nằm trong
quy hoạch dự án đã thu hồi, giải phóng mặt bằng (GPMB), trong phạm vi Dự án Khu
đô thị Thanh Hà - Cienco 5 là việc làm vi phạm pháp luật. Việc làm này không
chỉ thể hiện sự coi thường pháp luật mà còn thể hiện rõ lối tư duy, suy nghĩ cũ
“phép vua thua lệ làng”.
Dự án đã được quy
hoạch, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đã được triển khai, nhiều người đã
nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định. Ấy thế nhưng, với lối tư duy cũ kỹ,
“lệ làng” một số người vẫn cho mình cái quyền ngăn cản và gây rối. Việc làm
trên của một số người quá khích tại phường Phú Lương, Hà Đông không chỉ là kích
động lấn chiếm đất không phải của riêng mình mà còn tụ tập đông người, lôi kéo
người già, trẻ em tham gia đang gây mất an ninh trật tự tại địa phương, gây lãng
phí tiền của, sức lao động, vi phạm Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Một xã hội muốn
phát triển, kỷ cương, phép nước phải nghiêm. Không những vậy, trình độ, nhận
thức của người dân phải được nâng cao. Nếu chúng ta cứ giữ lối tư duy cũ, đi
theo kiểu “lối mòn” “đường mòn” thì thử hỏi bao giờ xã hội mới phát triển, đất
nước mới đi lên. Đất đai là thuộc sở hữu Nhà nước, khi đất đai được quy hoạch
phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, những người dân phải có nghĩa
vụ chấp hành và Nhà nước sẽ có chính sách bồi thường, hỗ trợ theo quy định. Ấy
thế nhưng, trong khi hầu hết các hộ dân đều đã đồng thuận, bàn giao và nhận
tiền đền bù, thì chỉ còn vài hộ dân không đồng ý. Những hộ này muốn nhận mức
đền bù cao hơn, mặc dù việc đền bù giải phóng mặt bằng đều được thực hiện theo
đúng quy định của Nhà nước và của UBND TP Hà Nội.
Việt Nguyễn
cái gì mà gọi là “đường giao thông từ ngàn đời” chứ, trước khi giải phòng mặt bằng thì những hộ dân này đã được nhận tiền đền bù của chính quyền rồi giờ lại quay lại đòi tiền điền bù, nói thật chứ tham vừa thôi các ông à.tham thì thâm thôi,chính quyền sẽ không bao giờ chấp nhận cho những thứ vô lý như này đâu.
Trả lờiXóa