|
"Lời kêu gọi cảnh giác" của nhóm nhân xẫy, trí thức |
Ngày hôm qua trên
mạng xã hội lan truyền cái gọi là “Lời kêu gọi cảnh giác” của một nhóm nhân
xẫy, trí thức, gồm Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu… đề cập đến vấn
đề sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Xin được trích một
số đoạn trong “Lời kêu gọi cảnh giác” của các vị nhân xẫy, trí thức này:
“Trong những ngày
vừa qua, tính từ Giỗ Tổ Hùng Vương đến nay, mọi người Việt Nam vốn nặng lòng
với đất nước đều hết sức lo lắng theo dõi những tin đồn lan rất nhanh, rất rộng
về bệnh tình của người lãnh đạo cao nhất đang đảm đương trọng trách Tổng Bí thư
của Đảng và Chủ tịch Nước. Những tin đồn có khi giống nhau, có khi chọi nhau,
rất khó kiểm chứng. Càng khó hơn khi cả một bộ máy truyền thông từ trung ương
đến địa phương đều giữ một sự im lặng quá khó hiểu, nếu chưa muốn nói là vô
trách nhiệm với dân. Nhưng chính sự im lặng đó lại nói lên những mâu thuẫn gay
gắt giữa các thế lực cầm quyền của Đảng và Nhà nước đang toan tính những nước
cờ sao cho lợi thế thuộc về mình”.
“Càng bưng bít
thông tin, càng gây thêm sự nhiễu loạn trong tâm trạng xã hội, đẩy tới sự mất
lòng tin của mọi tầng lớp nhân dân với đảng cầm quyền và nhà nước vẫn tự xưng
là của dân, do dân và vì dân vốn đã bị khủng hoảng trầm trọng nay càng dày thêm
sự đổ vỡ trong nghi ngờ và phẫn nộ. Chính đây là thời cơ cho các thế lực ngoại
bang sát nách biến những toan tính bẩn thỉu bằng những hành động bất ngờ và
thâm hiểm. Không có gì bí hiểm về những toan tính bẩn thỉu đó. Trong tiến trình
giữ nước suốt mấy nghìn năm, dân tộc ta đã phải thường xuyên đối phó với hiểm
họa xâm lăng, mà chủ yếu là đến từ các thiên triều phương Bắc”.
“Bài học cảnh giác
của ông cha ta từng truyền dạy cho các thế hệ Việt Nam đang trở nên nóng bỏng
vào những ngày này: khi trong nước có biến động thì kẻ thù ở ngoài sẽ động
binh. Trong bối cảnh của khu vực và thế giới, thì “động binh” theo nghĩa đen
nhằm lấn chiếm lãnh hải, lãnh thổ cũng có thể diễn ra, nhưng cũng không kém
phần nguy hiểm là lũng đoạn về kinh tế, về văn hóa, về xã hội. Mà nguy hiểm
nhất, dễ diễn ra nhất, là sự trắng trợn áp đặt về mặt nhân sự nhằm thao túng bộ
phận lãnh đạo cao nhất”...
Đọc mà thấy nực
cười. Từ câu chuyện sức khỏe của lãnh đạo thế mà những người mang danh nhân
xẫy, trí thức này có thể suy diễn thành “mâu thuẫn gay gắt trong giới cầm quyền”,
“toan tính chính trị bẩn thỉu”, “âm mưu Hán hóa, thôn tính của thiên triều
phương Bắc”, “kẻ thù động binh”... Chẳng biết có phải vì họ là nhân xẫy, trí
thức nên họ có tài liên tưởng hơn người, vô địch thiên hạ?
Về vấn đề sức khỏe
của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tôi thấy cần phải nói thế này. Dù truyền thông
chính thống chưa có thông tin chính thức và Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung
ương cũng chưa có thông báo chính thức, nhưng việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng có vấn đề về sức khỏe trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh
Kiên Giang ngày 14/4 vừa qua đã được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội. Tuy
nhiên, sức khỏe của ông không có gì nghiêm trọng, không phải đột quỵ hay bị “âm
mưu đầu độc” như một số tin đồn vô căn cứ mà một số người đã đưa ra. Được biết,
do thời tiết nắng nóng đột ngột (mấy ngày nay nắng nóng tiếp tục xảy ra trên
diện rộng các tỉnh phía Nam với nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 36,5 - 37 độ C)
và di chuyển nhiều, nên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bị chóng
mặt, choáng. Ông cần nghỉ ngơi ít ngày để tiếp tục bắt tay vào công việc của
đất nước. Hoàn toàn không có chuyện ông bị đột quỵ hay xuất huyết não như một
số tin đồn. Cũng hoàn toàn không có chuyện thanh trừng, trừ khử nhau hay ông
Trọng “giả vờ gài bẫy” như một số lời đồn đoán.
Ốm đau bệnh tật là
lẽ thường tình ở đời. Đã là con người thì không thể tránh khỏi. Là lãnh đạo, là
Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước thì cũng là con người và con người thì phải có
lúc ốm đau, khỏe mạnh. Tôi cũng thiết nghĩ rằng, việc Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng ốm không nhất thiết cứ phải thông báo chính thức hay
truyền thông phải đưa tin. Mỗi khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hắt hơi, sổ mũi,
đau đầu, chóng mặt liệu có nhất thiết phải có một thông báo chính thức trên
truyền thông nhà nước? Nếu cứ mỗi khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hắt hơi, sổ
mũi, đau đầu, chóng mặt mà Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương lại ra thông
báo thì có khi lắm kẻ ngứa mồm lại nói là bày đặt, làm màu, thông tin vậy để
cho các đồng chí lãnh đạo khác và người dân đến thăm, nhận quà... Ở đời là thế
mà, miệng lưỡi thế gian làm sao tránh hết.
Bởi vậy, nếu vấn đề
sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước không có gì quá nghiêm trọng thì làm
sao phải thông báo trên truyền thông nhà nước thưa các vị nhân xẫy, trí thức.
Chẳng thế mà có nhất thiết các vị phải suy diễn rồi bày trò ra “lời kêu gọi
cảnh giác” hay không. Nếu các vị là nhân xẫy, trí thức thực sự thì thay vì làm
những điều gàn dở này, các vị nên dành tâm lực, trí lực để đóng góp những điều
tốt đẹp hơn, có ích hơn để xây dựng đất nước này ngày càng phát triển đi lên.
Đừng nên làm những chuyện vô bổ, nực cười này.
Việt Nguyễn
cuộc họp xã đồng tâmhrd
Trả lờiXóa