Năm 2019 sắp qua đi, một năm
mới chuẩn bị được chào đón trên khắp mọi miền Tổ quốc. Đây cũng là dịp để chúng
ta nhìn nhận, đánh giá những cái được và chưa được trên nhiều lĩnh vực, trong
đó đáng chú ý là lĩnh vực kinh tế. Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta có thể
tự hào khi Việt Nam đã hoàn thành 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội đã
đề ra. Trong đó, có 5 chỉ tiêu vượt và 7 chỉ tiêu đạt kế hoạch đề ra và quan
trọng là năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam đã được tăng 10 bậc. Năm
2019, tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, năng suất lao động và chất lượng tăng
trưởng tiếp tục được cải thiện, kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn. Cụ thể là
tăng trưởng GDP đạt mức khá cao, ước đạt 6,8%, trong khi tốc độ tăng chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm được kiểm soát ở mức thấp (2,7-3%). Quy mô
kinh tế mở rộng, đạt khoảng 266,5 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 2.786 USD
(năm 2018 là 2.590 USD).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Bên cạnh đó, chất lượng tăng
trưởng duy trì đà cải thiện; tốc độ tăng năng suất lao động đạt khá (gần 5,9%),
giúp duy trì mức tăng năng suất lao động toàn xã hội bình quân giai đoạn
2016-2019 đạt 5,8%/năm, vượt mục tiêu kế hoạch 5 năm (5,5%/năm). “Tăng trưởng
giảm dần phụ thuộc vào khai thác khoáng sản và tăng trưởng tín dụng, từng bước
chuyển sang dựa vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đóng góp của năng
suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khá (42,7%)”. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
khi thẩm tra báo cáo kinh tế cũng cho rằng, dù đối diện với nhiều khó khăn,
thách thức từ diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế và
thương mại toàn cầu giảm thấp hơn năm 2018..., nhưng kinh tế Việt Nam năm 2019
đã đạt được những chuyển biến tích cực, toàn diện trên nhiều khía cạnh. Đây là
năm thứ hai, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, đạt tương đối đồng bộ các
mục tiêu tổng quát được Quốc hội đề ra. Kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng
trưởng GDP ước đạt 6,8%, lạm phát đạt dưới 3% và bội chi ngân sách đạt 3,4% GDP
trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, khó dự báo
được đầy đủ từ trước.
Ngay trước thềm Kỳ họp thứ 8,
Quốc hội Khóa XIV, khi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội 2019, các thành
viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi khi năm thứ
hai liên tiếp, kinh tế - xã hội Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng.
Theo đó, nếu cố gắng, tăng trưởng kinh tế có thể đạt gần 7%, quy mô nền kinh tế
và thu nhập bình quân đầu người đều tăng. Kinh tế vĩ mô xét trên cả 4 mặt là
lạm phát, cán cân xuất nhập khẩu, bội chi và nợ công, lao động và việc làm đều
ổn định và có bước tiến triển tốt. Thành tựu kinh tế - xã hội 2019 chính là “bệ
phóng” để nền kinh tế tiếp tục về đích kế hoạch năm 2020.
Với những thành tựu đã đạt được
trong năm 2019, mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội năm 2020 tiếp tục được đặt
ra rất rõ ràng, đó là sẽ tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát,
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền
kinh tế. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thể chế, khơi thông nguồn lực; tạo môi
trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi; thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại
nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng...Theo đó, Chính phủ cần quan
tâm bảo đảm tiến độ xây dựng và chất lượng các dự án luật; tổ chức thực hiện
có hiệu quả các luật đã ban hành. Tăng cường kiểm tra, phát hiện các văn bản
sai nội dung, trái thẩm quyền, mâu thuẫn, chồng chéo, việc chậm triển khai
luật, pháp lệnh và xử lý sai phạm. Hướng dẫn và triển khai các chính sách về
đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Triển khai xây dựng,
phê duyệt hệ thống quy hoạch giai đoạn tới. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ
tiêu kinh tế-xã hội cho giai đoạn 2021-2025 để đánh giá đầy đủ, thực chất về
tăng trưởng kinh tế và chất lượng cuộc sống của Nhân dân.
Bên cạnh đó, Chính phủ thực
hiện quyết liệt việc cắt giảm thủ tục hành chính một cách thực chất; minh bạch
và xử lý nghiêm sai phạm trong thực thi công vụ. Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.
Rà soát, cơ cấu lại hợp lý một số khoản chi; kiên quyết điều chỉnh
vốn của các dự án không triển khai được cho các dự án khác; hạn chế
chuyển nguồn quá lớn cho năm sau. Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tiến
độ các công trình trọng điểm quốc gia; thúc đẩy, tạo thuận lợi triển khai các
dự án điện và dự án giao thông quan trọng; hoàn thiện khung pháp lý về giá điện
hạ thế; chống tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản. Điều hành linh
hoạt, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để phấn đấu
kiểm soát lạm phát năm 2020 theo mục tiêu Quốc hội đề ra. Tăng cường giám sát
chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tiếp tục tăng cường
phối hợp giữa Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ quản lý
ngành; khẩn trương kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt
động của Ủy ban. Đẩy nhanh cơ cấu lại DNNN; tháo gỡ vướng mắc trong cổ phần hóa.
Phát triển đồng bộ thị trường khoa học, công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực. Phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân; chuyển hộ kinh doanh cá thể trở
thành doanh nghiệp; thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
Khuyến khích sự tham gia của kinh tế tư nhân trong đầu tư, xây dựng dự án quan
trọng quốc gia. Quyết liệt trong kiểm soát dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, ổn
định sản xuất; đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng cường dự
báo, cảnh báo sớm. Đa dạng hóa sản phẩm, tránh lệ thuộc vào một vài thị trường,
phát triển thị trường trong nước; thực hiện hiệu quả các giải pháp
phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long. Ưu tiên nguồn lực cho vùng
miền núi, dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.
Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ
tăng trưởng tín dụng với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; chú trọng phát triển
nền tài chính toàn diện. Chấn chỉnh, xử lý nghiêm sai phạm trong quản lý đất
đai; quản lý cháy, nổ; quản lý y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch; bảo
vệ môi trường; quản lý và bảo vệ rừng. Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch
bệnh. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, nhất là tội
phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm về ma túy; ngăn chặn, xử lý nghiêm các
đường dây tín dụng đen. Chủ động phòng ngừa những bất ổn về an ninh, chính trị,
trật tự an toàn xã hội. Xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các
thành phố, đô thị. Tiếp tục rà soát nội dung cam kết trong các hiệp định thương
mại tự do (FTA); điều chỉnh chính sách đầu tư phù hợp để tận dụng cơ hội từ các
FTA. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, quốc phòng, kiên quyết,
kiên trì bảo vệ chủ quyền; chủ động phân tích dự báo tình hình, có chủ trương,
đối sách phù hợp, nhất là vấn đề biên giới, chủ quyền biển đảo, an ninh nông
thôn... Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh từ cơ sở, chuẩn bị
cho đại hội Đảng các cấp và bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND. Tăng cường
quản lý nhà nước về báo chí.
TS Đỗ Thiên Anh Tuấn
Như
vậy, chúng ta có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Việt Nam năm
2020, có được thành quả đó chính là nhơ sự lãnh đạo, định hướng đúng đắn trong
chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là người
thủ lĩnh tài ba – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Theo đó, xin được trích lại lời
nói của TS Đỗ Thiên
Anh Tuấn, giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam khi bày tỏ sự thán phục về ngài Thủ tướng khi xây dựng được một đất nước Việt Nam hùng cường: “Có một Việt Nam hùng cường chứ không chỉ
hướng tới một Việt Nam hùng cường vào năm 2045. Tôi không nói mà ngài Thủ tướng
đặt ra tầm nhìn đó cho đất nước. Tôi học được từ ngài Thủ tướng tinh thần làm
việc, tận tâm, tận lực, truyền cảm hứng. Với sự tận tâm, tận lực, với
thành quả kinh tế, với khát khao, kỳ vọng, tôi tin Chính phủ, đặc biệt là cá
nhân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xứng đáng được trao tấm huy chương vàng thứ 100”.
Mã Phi
Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét