Kể
từ năm 2013, Trung Quốc đã cải tạo phi pháp, mở rộng hơn 1.000 hécta đất tại
các đảo nhân tạo, lắp đặt trên các hòn đảo này hệ thống cảm biến, radar, đường
băng, hải cảng và boong ke. Năm 2015, Trung Quốc khẳng định rằng các hoạt động
cải tạo không nhằm “quân sự hóa”, mà chỉ đảm bảo an toàn hàng hải, phòng chống
thiên tai.
Tất
nhiên, ai cũng hiểu đó chỉ là lời nói ngụy biện cho mưu đồ bánh chướng trên
biển Đông của Trung Quốc. Việc xây dựng trên các đảo này là một việc làm mạo
hiểm, khi sự ổn định của các đảo cũng khó đoán trước do yếu tố thời tiết, sự
thay đổi của địa chất…, những điều này chẳng khác nào như đánh một canh bạc tốn
kém. Báo cáo gần đây cho thấy tình trạng ăn mòn, xuống cấp của các trang bị vũ
khí Trung Quốc trên đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trở nên
nghiêm trọng. Một cơn bão lớn hình thành từ Thái Bình Dương hoàn toàn có thể
quét sạch những gì Trung Quốc mất nhiều năm để xây dựng. Khoảng cách giữa các
đảo nhân tạo phi pháp và Trung Quốc đại lục là rất xa, khiến các hòn đảo này dễ
dàng bị khuất phục nếu có chiến tranh kéo dài.
Đặc
biệt, những thông tin đáng tin cậy cho thấy được tính “hàng mã” của những công
trình xây dựng trên những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông, trong khi TQ
luôn vỗ ngực tuyên bố là “tàu sân bay không thể chìm”. Nhưng báo Economist cho
biết, có thể lớp bê-tông của các “tàu” này đang sập và nền của chúng trở thành
những miếng bọt biển vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Từ năm 2013 đã phá huỷ hàng loạt môi trường và cảnh quan
tự nhiên của các quần thể san hô ở khu vực biển Đông để xây dựng trái phép 7
căn cứ quân sự lớn, có đủ cảng, đường băng cho máy bay cất – hạ cánh và trạm
radar, tên lửa. Chức năng của các đảo nhân tạo có tổng diện tích 3,5 triệu km2
là “tàu sân bay không thể chìm”, nhằm để Bắc Kinh ngang ngược ấn định chủ quyền
vùng biển phong phú tài nguyên và hải sản này.
Tuy
nhiên, một số nguồn tin nội bộ tiết lộ một số chi tiết nền của các thực thể này
bắt đầu có dấu hiệu suy yếu và phần móng bắt đầu “mỏng ra như xốp” dưới tác
động của thời tiết. “Một cơn bão mạnh là đủ để thổi bay các công trình này”,
nguồn tin này khẳng định. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ trả giá nhiều hơn nữa
nếu như hôm nay họ vẫn chưa sám hối thành tâm, vẫn tiếp tục hành vi cải tạo và
bồi lấp trái phép đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Và
Trung Quốc cũng cần sám hối với hành vi áp bức các nước khác trên Biển Đông khi
đưa tàu thăm dò vi phạm chủ quyền của các nước khác (trong đó có Việt Nam), tổ
chức những cuộc tập trận liên tục mang tính chất đe dọa. Nếu các nước mà đều
làm to chuyện ra diễn đàn thế giới, bao gồm LHQ thì sẽ là đòn ngoại giao giáng
mạnh với Trung Quốc, khuôn mặt thành tín của Trung Quốc chẳng còn bao nhiêu
gram khi sự thật được phơi bày, hình ảnh Trung Quốc yêu hòa bình được coi như
sức mạnh mềm đi phát triển làm ăn bên ngoài cũng biến mất. Bởi vậy, Trung Quốc
rất sợ điều đó xảy ra và đang tìm cách tránh để các nước làm to chuyện ra khỏi
biên giới các nước có liên quan. Nhưng cái kim trong bọc thì cũng phải có ngày
lòi ra và tốt nhất Trung Quốc nên sám hối trước khi bị quả báo. Và quan trọng
nhất là sám hối một cách thành tâm chứ không phải nói giọng bồ câu ở Bắc Kinh
nhưng khoe móng diều hâu ở Biển Đông.
Mã Phi
Long
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét