- Lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Đã
khởi tố 33 vụ, 89 bị can liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Ngoài các vi phạm liên
quan đến lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, vi
phạm các quy định về cho vay... phát hiện một số phương thức, thủ đoạn hoạt
động mới, như: Giả mạo chữ ký trên sổ tiết kiệm để chiếm đoạt tài sản ngân
hàng; giả mạo thông tin khách hàng để làm thẻ tín dụng, làm giả phôi thẻ tín
dụng để rút tiền chiếm đoạt; một số doanh nghiệp nước ngoài và trong nước cấu
kết với nhau xin cấp hạ tầng, lập dự án, thông đồng với cán bộ ngân hàng để vay
vốn, hợp thức hóa việc sử dụng vốn vay bằng các hợp đồng nâng khống giá trị máy
móc, thiết bị với các đối tác nước ngoài để chuyển tiền ra nước ngoài...
- Lĩnh vực thuế,
hải quan: Đã phát hiện, bắt giữ 12.760 vụ
vi phạm liên quan đến lĩnh vực hải quan, trong đó có 12.085 vụ vi phạm hành
chính, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính trên 1.682 tỷ đồng (tăng 50% so với cùng kỳ năm trước). Các vi phạm trong
lĩnh vực thuế, hải quan chủ yếu là mua bán hóa đơn và trốn thuế; tình trạng
thất thu thuế qua hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI còn tiềm ẩn phức
tạp; công tác quản lý nhà nước trong hoạt
động thương mại điện tử còn lỏng lẻo, gây thất thu thuế rất lớn, làm phát sinh
hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, lừa đảo, chiếm đoạt
tài sản, rửa tiền, chuyển tiền trái phép ra nước ngoài...; lợi dụng các quy
định thông thoáng về hải quan để hoạt động buôn lậu, vận chuyển ma túy...
- Lĩnh vực đầu tư, xây dựng: Hành vi vi phạm chủ yếu là điều
chỉnh tổng mức đầu tư (đội vốn) gây thất thoát ngân sách. Các vi phạm về sản
xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh
doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý, sử dụng Nhà ở, nhất là nhà chung
cư vẫn diễn ra phổ biến. Tình trạng lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong
việc triển khai thực hiện dự án đầu tư các công trình xây dựng để trục lợi diễn
ra phức tạp. Riêng Thanh tra Bộ xây dựng đã thanh tra, kiểm tra, kiến nghị xử
phạt hành chính 83 tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm với số tiền 739,2 tỷ
đồng.
- Lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai:
Vi phạm pháp luật trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai diễn ra phổ
biến ở nhiều nơi gây bức xúc dư luận, là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, khiếu
kiện kéo dài và phát sinh “điểm nóng”
về an ninh trật tự tại một số địa phương. Tình trạng lừa đảo bán nhà, đất tại
các dự án không có thật diễn ra phức tạp; vi phạm trong việc giao đất để thực
hiện dự án, bán các cơ sở nhà đất không qua đấu giá, cổ phần hóa doanh nghiệp
liên quan đến đất đai gây thất thu lớn ngân sách nhà nước; Các vi phạm liên
quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, áp giá tính tiền sử dụng đất,
giao đất thực hiện dự án không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất diễn ra ở
nhiều địa phương. Tình trạng tung tin thất thiệt, giả mạo giấy tờ của cơ quan Nhà nước để
thổi giá đất lên cao, gây “bong bóng” bất động sản, đầu cơ, tiềm ẩn rủi ro cho
cả nhà đầu tư và người mua ở các thành phố lớn, các khu đô thị đang quy hoạch
(Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu...)...
- Lĩnh vực công thương: Các vi phạm về vận chuyển, tàng trữ, buôn bán
hàng cấm, hàng nhập lậu; gian lận thương mại; sản xuất, kinh doanh hàng giả,
hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; vi phạm liên quan đến bán hàng kinh doanh đa cấp
diễn ra phức tạp. Đáng lưu ý, lợi dụng tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến
động (chiến tranh thương mại Mỹ - Trung), một số đối tượng trong nước đã nhập
khẩu, đặt gia công nhiều loại hàng hóa như hàng may mặc, đồ điện tử, hàng tiêu
dùng... có xuất xứ từ nước ngoài giả mạo xuất xứ hàng Việt Nam đưa về Việt Nam
tiêu thụ. Các lực lượng chức năng của Bộ Công thương đã tiến hành nhiều cuộc
thanh tra, kiểm tra phát hiện, xử lý trên 6.500 vụ vi phạm hành chính (giảm
23,5% so với cùng kỳ năm 2018), nộp ngân sách Nhà nước gần 350 tỷ đồng.
- Lĩnh vực y tế: Công tác quản lý, cấp phép chưa chặt chẽ, chính
sách pháp luật còn bất cập, tạo kẽ hở cho doanh nghiệp vi phạm; xuất hiện nhiều
sai phạm của các cơ sở sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng trong việc sử dụng
nguyên liệu không rõ nguồn gốc; sản xuất, mua bán hàng giả thuộc lĩnh vực y tế,
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Tình
trạng trốn đóng, cố ý nợ đọng, trục lợi tiền bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế xảy ra ở nhiều địa phương. Kiểm toán Nhà nước đã công bố quyết
định sai phạm trong quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế tại 40 tỉnh, thành phố
và chuyển hồ sơ sang cơ
quan điều tra tiến hành theo quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực y tế, đã thanh tra, kiểm tra, xử
phạt vi phạm hành chính số tiền trên 436 tỷ đồng.
- Lĩnh vực giáo dục: Qua việc điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc liên
quan đến sai phạm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018 tại Hòa Bình, Sơn La,
Hà Giang đã có tác dụng cảnh báo, răn đe các vi phạm. Bộ giáo dục và đào tạo đã
chỉ đạo rà soát, đánh giá lại toàn bộ các khâu, quy trình tổ chức kỳ thi THPT
Quốc gia và áp dụng các giải pháp điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, bất cập,
ngăn chặn tiêu cực phát sinh, qua đó đã tổ chức Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019
an toàn, nghiêm túc, đáp ứng yêu cầu Nghị quyết Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, các
vi phạm trong lĩnh vực giáo dục vẫn gây nhiều bức xúc trong xã hội (bạo lực học
đường, xâm phạm tình dục, quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm, các trường
quốc tế...).
Cả Ban GĐ Sở GD&ĐT Sơn La nhúng chàm
- Lĩnh vực văn hóa, thể thao, du
lịch: Vi phạm chủ yếu là sao chép trái phép tác phẩm
chương trình phần mềm máy tính; vi phạm trong bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đồng ý; thêm, làm sai nội dung phim đã được kiểm duyệt, phổ biến; không
thực hiện đúng chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, không có hợp đồng lữ hành
với khách du lịch... Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xử phạt hành chính 63
tổ chức, 01 cá nhân với số tiền 1.74 tỷ đồng.
- Lĩnh vực nông nghiệp: Nổi lên là sản xuất kinh doanh thuốc thú y,
thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, không đảm bảo chất
lượng; buôn bán phân bón không phù hợp tiêu chuẩn công bố, sản xuất phân bón
giả, vi phạm về tem nhãn, không thực hiện kiểm tra chất lượng trước khi đưa ra
thị trường; không đảm bảo yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng thức ăn thủy
sản, chất xử lý môi trường thủy sản; sử dụng hóa chất, kháng sinh không có
nguồn gốc, xuất xứ trong nuôi trồng thủy sản;… Đã phát hiện, xử phạt vi phạm
hành chính số tiền trên 3,4 tỷ đồng.
Mã Phi Long tổng hợp
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét