Vì sao các nhà rân chủ và số linh mục cực đoan rất thích trò “tuyệt thực”

tháng 8 31, 2020 |


Tin đồn về Trịnh Bá Tư tuyệt thực 20 ngày trong trại tạm giam đang khiến các nhà rân chủ giả hiệu, số linh mục cực đoan xôn xao chia sẻ. Qua đây mới thấy rõ bản chất của những con “kền kền nhặt xác thối” chuyên đi hóng chuyện để “đào mỏ”, “té nước theo mưa” cùng với các luận điệu xuyên tạc kệch cỡm nhằm vào chính quyền.

Trong số đó phải kể tới số linh mục cực đoan trong Công giáo đã bị Bề trên “treo chén” (không được hoạt động mục vụ) như linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Ngọc Nam Phong... Do bị cắt mọi chức vụ và không được hoạt động mục vụ, nên số linh mục này đã hoạt động theo xu hướng triệt để lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền chống chính quyền nhân dân.



Bài viết mang tính kích động của Đặng Hữu Nam và Nguyễn Duy Tân

Do đó, chẳng có gì làm lạ khi họ nhận được tin từ “trung tâm mẹ” và lợi dụng danh nghĩa cá nhân thông qua mạng xã hội facebook để phát tán những thông tin xấu độc. Và dường như cũng giống như đám rân chủ giả hiệu, những vị linh mục này cũng đang sống nhờ hơi thở từ những đồng đô la nhơ bẩn. Cho nên, thông tin Trịnh Bá Tư tuyệt thực 20 ngày trong trại giam mới chỉ là tin đồn, nhưng Đặng Hữu Nam, Nguyễn Duy Tân đã tỏ ra rất sốt sắng bằng hành động lo lắng cho đối tượng Trịnh Bá Tư, nhưng thực chất đây chỉ là hành động ngụy quân tử, xuất phát từ tâm can của những con quỷ chứ không bằng trái tim của một thiên thần. Bởi lẽ:

Thông tin Trịnh Bá Tư tuyệt thực 20 ngày qua chỉ là tin đồn một vế từ phía người nhà. Theo Trịnh Thị Thảo, chị gái Tư thì thông tin Tư tuyệt thực là do cô ta nhận được từ tin nhắn của một người mà thị không quen, người này nhắn rằng chính Cấn Thị Thêu nhắn Tư đã tuyệt thực được 20 ngày rồi.

Thật lạ, Bà Thêu sao lại nhắn cho người lạ mà không nhắn cho chồng là ông Trịnh Bá Khiêm hoặc cho con gái là chị Thảo mà phải nhắn cho người lạ. Mà đang trong trại tam giam, bà Thêu lại không được giam giữ cùng mà lại biết đích xác được Tư tuyệt thực những 20 ngày và không lẽ trong trại tam giam có “nội gián” nên ả đã truyền đạt được thông tin này ra ngoài.

Đúng là hết sức phi lý. Chỉ có những kẻ đần độn hoặc thần kinh chính trị mới tin đó là thật.

Hơn nữa, người lạ nhắn cho chị Thảo là ai, khả năng là một nhà rân chủ giả hiệu nào đó và rất dễ là chính người này bịa ra chuyện Tư tuyệt thực.

Đặc biệt, việc Trịnh Bá Tư tuyệt thực 20 ngày, con số quả là ấn tượng, đã bắt đầu vượt giới hạn người bình thường rồi. Nếu như không ăn, không uống trong suốt 20 ngày thì chỉ có những bậc cao niên đắc đạo tu luyện lâu năm mới có thể làm được. Chứ một kẻ phàm phu tục tử như Trịnh Bá Tư thì có “tuyệt thực” bằng niềm tin.

Thế nên, nếu như không có gì that đổi, chỉ mấy ngày nữa, trong phiên tòa xét xử, các vị sẽ thấy anh ta ra trước tòa béo đỏ phây phây và khiến cho sự kỳ vọng của các vị lại sụp đổ.

Cho nên, trong câu chuyện này, nhiều người đang tỏ ra thương xót cho Trịnh Bá Tư, nhưng thực chất là đang “khóc thuê” cho anh này vì chẳng có cái tâm trong sáng như vẻ bên ngoài và lời lẽ từ miệng lưỡi không xương. Độc ác hơn nữa, đó là bản thân họ lại luôn mong muốn tin đồn này là đúng để có cái cớ thêu dệt ra đủ thứ chuyện nhằm tới nói xấu các cơ quan công quyền.

Như trường hợp LS Đặng Đình Minh, người tự nhận bào chữa cho Trịnh Bá Tư đã cho rằng: “Ngày 24/08/2020, gia đình ông Trịnh Bá Tư được thông tin cho biết ông ấy đang tuyệt thực trong trại tạm giam từ khoảng gần 20 ngày qua, ít nhất từ ngay sau ngày 06/08/2020. Nếu tin này là đúng đắn, thì ắt hẳn sự tuyệt thực của ông Tư có nguyên do và đồng thời, cũng sẽ gây tác động không tốt đến với sức khỏe của ông ấy. Với tư cách là luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông Tư, chúng tôi thật sự lo lắng cho sức khỏe của ông ấy, nhất là cùng với nguyên do bất thường nào đã khiến ông ấy phải chọn cách thức phản ứng quyết liệt bằng tuyệt thực”...

Rõ ràng, những người này đang rất mong muốn Tư tuyệt thực để họ lấy đó làm lý do kích động tâm lý tiêu cực để nhằm thực hiện âm mưu đen tối hướng vào công kích chính quyền. Nếu đúng như vậy thì đây là quả là một dã tâm thâm độc khi lợi dụng sức khỏe, tính mạng của người khác để phụ họa cho mưu đồ cá nhân.

Mã Phi Long


Read more…

Vì sao thông tin sức khoẻ của lãnh đạo cao cấp là “Tối mật”?

tháng 8 31, 2020 |

 


Ngày 24/8 mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Quyết định số 1295/QĐ-TTg về danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế. Theo nội dung tại Quyết định số 1295/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quy định: Hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng là bí mật nhà nước độ Tối mật…

 

Cũng theo quyết định này, nguồn gốc, độc lực, khả năng lây lan, đường lây của vi sinh vật mới phát hiện chưa xác định được có liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội cũng nằm trong danh mục "tối mật".

 

Sau khi nội dung này được đăng tải trên một số cơ quan báo chí, trang mạng xã hội, một số người hiểu biết thì đồng tình và ủng hộ, trong khi một số người khác lại “bĩu môi” phản ứng với giọng điệu kiểu như: Sức khoẻ lãnh đạo có gì đâu mà phải mật với mẽo, ở bên Tây sức khoẻ lãnh đạo người ta công bố đầy… hay như có lẽ Việt Nam định che dấu thông tin về sức khoẻ lãnh đạo…

 

Trước những thắc mắc của một số người, một câu hỏi đặt ra là tại sao thông tin về sức khoẻ của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng là bí mật nhà nước độ Tối mật?

 

Câu trả lời có lẽ rất đơn giản rằng. Các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng là lãnh đạo cao cấp của Đảng, những người này có thể là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính trị… là những lành đạo cao nhất của đất nước. Nói một cách đơn rằng là họ là tài sản của Quốc gia. Bởi vậy, họ luôn là mục tiêu để các thế lực nước ngoài, nhất là các cơ quan tình báo, cơ quan đặc biệt tìm hiểu, thu thập mọi thông tin, trong đó có thông tin về sức khoẻ để phục vụ các mục tiêu chính trị.

 

Nếu hồ sơ bệnh án, thông tin về sức khoẻ của các lãnh đạo cao cấp này không quản lý theo chế độ mật thì tức là công khai. Như vậy, từ chân tơ kẽ tóc của lãnh đạo cao cấp đều được công khai trên mặt báo, trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Vậy thì chúng ta có thể dự đoán được điều gì có thể xảy ra, bởi chắc chắn những thông tin này sẽ được các cơ quan chuyên trách của đối phương (tạm gọi như vậy) phân tích cực kỳ kỹ lưỡng.

 

Đơn cử như trường hợp Nhà lãnh đạo Triều Tiên khi sang Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2. Rất nhiều thông tin đồn đoán trên mạng xã hội rằng, những vật dụng cá nhân, những đồ dùng, vật dụng được ông Kim Jong Un sử dụng đều được thu gom để mang về. Tại sao những người bảo vệ ông Kim Jong Un, nhân viên y tế, mật vụ của Triều Tiên phải làm vậy? Có lẽ không cần phải giải thích thì nhiều người chắc đã hiểu.

 

Hay câu chuyện những đồn đoán về tình hình sức khoẻ của bà Thủ tướng Đức, Tổng thống Mỹ xuất hiện trên mạng xã hội sau những bước đi loạng choạng của các vị lãnh đạo này trước truyền hình. Thế nhưng, cuối cùng tất cả cũng chỉ là đồn đoán bởi tình trạng sức khoẻ của các vị lãnh đạo này như thế nào đều không được công bố.

 

Bởi vậy, việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Quyết định số 1295/QĐ-TTg, trong đó quy định: Hồ sơ bệnh án, thông tin, kết quả khám bệnh, chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe của các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng là bí mật nhà nước độ Tối mật… là điều hết sức bình thường, có gì đâu mà một số người phải tự làm ầm ĩ.

 

Việt Nguyễn

Read more…

Xét xử vụ án Đồng Tâm sẽ công tâm và thượng tôn pháp luật?

tháng 8 29, 2020 |

Mới đây, Toà án nhân dân (TAND) thành phố Hà Nội cho biết, phiên toà xét xử sơ thẩm 29 bị can trong vụ án tấn công cảnh sát ở Đồng Tâm khiến ba chiến sĩ công an hy sinh về các tội Giết người và Chống người thi hành công vụ sẽ diễn ra vào ngày 7/9/2020. Ông Trương Việt Toàn, Phó Chánh án TAND Hà Nội là chủ toạ phiên toà. Phiên toà dự kiến diễn ra 10 ngày.

 

Trong số 29 bị can bị đưa ra xét xử, có 25 người bị truy tố về tội Giết người với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; 4 người bị truy tố về tội Chống người thi hành công vụ, khung hình phạt 2-7 năm tù.

 

TAND thành phố Hà Nội cũng cho biết, hơn 30 luật sư sẽ tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo.

 

Ngay sau khi TAND thành phố Hà Nội thông tin về thời gian diễn ra phiên toà xét xử sơ thẩm 29 bị can trong vụ án giết người, chống người thi hành công vụ xảy ra tại xã Đồng Tâm, một số trang mạng xã hội đã có những thông tin, bài viết đặt ra những nghi vấn về sự “công tâm” và “thượng tôn pháp luật” trong quá trình xét xử vụ án này của cơ quan thi hành pháp luật.

 

Đặc biệt, trang mạng của đài BBC tiếng Việt đã có một bài viết với tiêu đề Đồng Tâm: Xét xử vụ án sẽ công tâm và thượng tôn pháp luật? (https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53932996) của tác giả Quốc phương. Trong bài viết này, tác giả đã phỏng vấn một số người được gọi là các “nhà bất đồng chính kiến” như Hà Hoàng Hợp, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Quang A.

 


Trong phần trả lời của mình được tác giả bài viết trích lại, Hà Hoàng Hợp, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Quang A đều trả lời với đại ý lấp lửng và nghi ngờ về sự “công tâm” cũng như tình thần “thượng tôn pháp luật” của phiên toà sắp tới.

 

Nếu như Hà Hoàng Hợp trả lời theo sự suy diễn chủ quan, vô căn cứ “Theo tôi, đây là một vụ án không thể hiện công lý và pháp quyền”, thì Nguyễn Quang A lại trả lời với sự thù hằn thấy rõ là “Với nền "tư pháp" này thì chắc chắn họ sẽ xử như ý của họ, bất chấp ý kiến của những người được cho là bị can (chắc họ sẽ "nhận tội") và của các luật sư thôi. Và báo chí chính thống sẽ hùa theo lên án những người nông dân này và cụ Kình”. Còn Nguyễn Văn Đài - một người đã từng vào tù ra tội thì điềm nhiên mà dự đoán rằng “Tôi dự đoán sẽ có một số người Đồng Tâm nhận bản án nặng nề tới mức chung thân”.

 

Có thể thấy rằng, những ẩn ý trong bài viết của tác giả được thể hiện qua quan điểm cá nhân của những người được gọi là “bất đồng chính kiến” (bản chất là những kẻ chống lại Nhà nước Việt Nam) cho thấy sự định kiến, thiếu khách quan và mang tính hướng lái dư luận rất rõ ràng.

 

Một vụ án được dư luận cả nước đặc biệt quan tâm, được xét xử công khai trước sự theo dõi của các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế và có hơn 30 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho các bị can thì liệu các cơ quan thực thi pháp luật, các vị quan toà có dám tự mình làm thay đổi bản chất của vụ án.

 

Tội trạng của các bị can như thế nào sẽ được định tội theo mức độ hành vi vi phạm pháp luật của họ trên cơ sở tài liệu, chứng cứ các cơ quan tố tụng đã thu thập được. Sự công tâm hay thượng tôn pháp luật trong vụ án này sẽ được thể hiện bằng bản án công minh tương ứng với những gì các đối tượng đã gây ra trên cơ sở sự thật khách quan.

 

BBC tiếng Việt và một số người được gọi là “nhà dân chủ” đừng nên cố tình đưa ra những câu hỏi theo kiểu “lập lờ đánh lận con đen” nhằm hướng lái dư luận, cố tình vẽ ra một sự mờ ám nào đó để làm mất niềm tin của dân chúng vào các cơ quan công quyền. Thủ đoạn có lẽ đã quá cũ rồi BBC tiếng Việt à.

 

Việt Nguyễn

Read more…

Thời báo Hoàn cầu lại lớn tiếng đe doạ Việt Nam

tháng 8 29, 2020 |

 


Hôm 27/8, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã có một bài viết với những lời lẽ, giọng điệu đe doạ Việt Nam chúng ta. Bài viết này đã đưa ra những lời cảnh báo rằng Việt Nam sẽ gánh chịu “những hậu quả về ý thức hệ” nếu cứ tiếp tục dùng địa chính trị, “giao thiệp” với Mỹ, để giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông.

 

Bài viết trên được đăng tải trên Thời báo Hoàn cầu ngay sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc việc tiến hành tập trận quân sự tại khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hôm 26/8.

 

Bài viết có đoạn: “Nếu Việt Nam tiếp tục sử dụng đòn bẩy địa chính trị để giải quyết các tranh chấp trên biển bằng cách gia tăng giao thiệp với Mỹ, chắc chắn sẽ dẫn đến những hệ quả về ý thức hệ” và “Mỹ hy vọng sẽ giật dây ở Việt Nam để khuấy động khu vực ngoại vi của Trung Quốc”.

 

Bài báo trên cũng cho rằng căng thẳng Mỹ-Trung sẽ gián tiếp khiến tạo điều kiện cho các thế lực chống Đảng Cộng sản Việt Nam, và như vậy “làm tăng thêm khó khăn cho đất nước trong việc duy trì ổn định chính trị lâu dài,” nhất là khi “chủ nghĩa dân tộc của người Việt Nam chú tâm vào các tranh chấp trên Biển Đông và nhằm vào Trung Quốc, thậm chí có thể ảnh hưởng đến hệ tư tưởng của Việt Nam.”

 

Trước đó, hôm 16/7, Thời báo Hoàn cầu cũng có bài viết đưa ra những lời cảnh báo kiểu như Việt Nam sẽ “trắng tay” nếu sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Biển Đông tạo thêm căng thẳng hay phá vỡ sự cân bằng của mối quan hệ Trung-Việt-Mỹ.


 

Bài báo có tiêu đề “Hoa Kỳ và Việt Nam thân cỡ nào?” của tác giả Li Jiangang thuộc Viện nghiên cứu Nam và Đông Nam Á và Châu Đại Dương thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, lớn tiếng rằng Washington “không quan tâm đến đạo đức và công lý,” và đã can thiệp vào các vấn đề của các nước Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.

 

Tác giả bài viết cho rằng, “Việt Nam từ lâu đã là một quốc gia mà Hoa Kỳ muốn tận dụng để ngăn chặn địa chính trị Trung Quốc” và “Hà Nội hy vọng sẽ đu dây theo Washington để tăng cường sức mạnh chiến lược ở Biển Đông. Đây là một lựa chọn chiến lược mà Việt Nam đưa ra trước nhu cầu về sức mạnh quốc gia và tình hình khu vực.”

 

Trong bài viết của mình, Li Jiangang cũng không quên đưa ra lời đe doạ rằng “Nhưng nếu sự can dự của Mỹ vào Biển Đông làm gia tăng căng thẳng khu vực hoặc phá vỡ sự cân bằng giữa Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ, thì sự phát triển của Việt Nam sẽ bị gián đoạn. Tổn thất của Việt Nam sẽ lớn hơn những gì nước này có được”.

 

Có thể thấy rằng, trước những phát triển nhanh chóng trong quan hệ Việt - Mỹ, một bộ phận trong giới lãnh đạo Trung Quốc, cũng như những người có quan điểm dân tộc chủ nghĩa ở nước này đang có những lo lắng nhất định. Họ sợ rằng, Việt Nam sẽ ngả theo Mỹ để chống Trung Quốc, hay Việt Nam sẽ ngày càng “giao thiệp” sâu hơn với Mỹ trong các lĩnh vực. Có lẽ vì vậy mà họ đang đưa ra những thông tin nhằm “đánh động” và “nắn gân” Việt Nam chúng ta.

 

Xin khẳng định rằng, trước những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp của Trung Quốc ở biển Đông để nhằm hiện thực hoá giấc mơ chủ quyền phi pháp, không chỉ Việt Nam mà rất nhiều các quốc gia khác đều lên tiếng phản đối. Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam có những lựa chọn riêng để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền hợp pháp của mình.

 

Quan điểm nhất quán của Nhà nước Việt Nam là độc lập, tự chủ, là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả những ai tôn trọng độc lập chủ quyền của chúng tôi. Chúng tôi chẳng kết giao với ai để chống ai. Việt Nam chỉ thực hiện những hành động cần thiết và phù hợp để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của mình. Bởi vậy, Hoàn cầu Thời báo đừng lớn tiếng doạ dẫm. Những lời doạ dẫm trên cũng chỉ làm cho thế giới thấy rõ hơn tham vọng và mưu đồ đen tối của Trung Quốc trên biển Đông mà thôi.

 

Việt Nguyễn

Read more…

Vì sao BTV Ngọc Trinh bị khởi tố?

tháng 8 29, 2020 |


Thông tin biên tập viên của Chuyển động 24h và Bản tin tài chính Ngọc Trinh bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội khởi tố để điều tra về hành vi “Cố ý gây thương tích” thực sự khiến không ít người cảm thấy giật mình.

 

Được biết đến là một trong những gương mặt quen thuộc trên sóng VTV24 với Bản tin tài chính, Chuyển động 24h… Ngọc Trinh được nhiều người nhận xét là có vẻ đẹp vừa thanh lịch vừa sắc sảo, hiện đại. Không những vậy, với sự thông minh, linh hoạt và khả năng chuyên môn vững vàng, cô được đánh giá cao về nghiệp vụ.

 

Tháng 9/2015, bên cạnh những cái tên kỳ cựu như Lại Văn Sâm, Tạ Bích Loan, Hoài Anh, Quang Minh, Diễm Quỳnh… Ngọc Trinh nằm Trong top 5 gương mặt biên tập viên ấn tượng nhất trong lễ trao giải Ấn tượng VTV.

 

Ngày 29/8, một lãnh đạo Công an quận Hai Bà Trưng (TP Hà Nội) xác nhận, Công an quận đã tiếp nhận hồ sơ, thụ lý giải quyết vụ án liên quan đến BTV Ngọc Trinh để điều tra hành vi “Cố ý gây thương tích”.



 

Trước đó, Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số (Đài Truyền hình Việt Nam) đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bà Dương Ngọc Trinh với lý do bà Dương Ngọc Trinh đang trong thời gian bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hai Bà Trưng khởi tố.

 

Hiện nay, rất nhiều câu hỏi được đặt ra là vì sao Ngọc Trinh bị khởi tố và lại bị khởi tố về hành vi cố ý gây thương tích?

 

Một số nguồn tin tin cậy cho biết, hành vi cố ý gây thương tích của BTV Ngọc Trinh có liên quan tới một BTV xinh đẹp, nổi tiếng khác của VTV. Điều đáng nói hơn nữa, BTV này từng là một người bạn thân thiết với BTV Ngọc Trinh ngoài đời.

 

Đúng là cuộc sống không ai có thể nói trước được điều gì. Từ những người bạn thân, thế nhưng do những mâu thuẫn không thể giải quyết, nhất là lại liên quan đến chuyện tiền bạc mà có thể đưa nhau đến vòng lao lý.

 

Lòng người quả đúng là khó đoán định…

 

Việt Nguyễn

Read more…

ĐBQH Phạm Phú Quốc có thêm quốc tịch Síp có vi phạm pháp luật?

tháng 8 27, 2020 |

  


Ngày 23-8, hãng tin Al Jazeera - cơ quan truyền thông có sức ảnh hưởng lớn ở Trung Đông tung loạt bài viết cho biết, chương trình hộ chiếu của Cộng hòa Síp (Cyprus) cho phép những ai đầu tư ít nhất khoảng 2,5 triệu USD sở hữu hộ chiếu nước này; đồng nghĩa cá nhân đó trở thành công dân EU, được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU và có thể nhập cảnh vào 174 quốc gia mà không cần visa.

 

Theo hãng tin Al Jazeera, chỉ trong vòng 3 năm 2017 - 2019, đã có gần 2.500 cá nhân từ 70 quốc gia có được quyền công dân của Síp thông qua hình thức đầu tư định cư. Các nước dẫn đầu về số người mua quốc tịch ở Cộng hoà Síp theo tài liệu của "Hồ sơ đảo Cyprus" là Nga (chiếm gần 50%), Trung Quốc, Ukraine, Lebanon, Jordan, Iran.

 

Việt Nam có 26 cá nhân được hồ sơ này nêu tên, trong đó Al Jazeera nêu đích danh ông Phạm Phú Quốc (Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận, đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM) và vợ là Nguyễn Phan Diệu Phương.

 

Cũng theo hãng tin Al Jazeera, đơn xin quốc tịch của bà Phương và ông Quốc được Bộ Nội vụ Cyprus duyệt ngày 12-12-2018. Nếu chiếu theo quy định của chương trình đầu tư định cư của Cộng hoà Síp, để được phép nộp hồ sơ xin quốc tịch, bà Nguyễn Phan Diệu Phương đã phải bắt đầu đầu tư tại Cyprus từ ít nhất... năm 2015.

 

Thông tin ĐBQH Phạm Phú Quốc có thêm quốc tịch Cộng hoà Síp nhanh chóng nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đáp lại những thông tin này, hôm 25-8, trả lời báo Tuổi trẻ, ông Phạm Phú Quốc thừa nhận ông có quốc tịch Síp từ giữa năm 2018 nhưng "do gia đình bảo lãnh chứ không phải ông "mua" quốc tịch như thông tin từ hãng tin Al Jazeera".

 


Vậy, việc ĐBQH Phạm Phú Quốc có thêm quốc tịch Cộng hoà Síp có vi phạm pháp luật Việt Nam?

 

Luật Tổ chức Quốc hội và Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam hiện hành không quy định cụ thể về quốc tịch của đại biểu Quốc hội, nhưng Điều 2 Luật Bầu cử ĐBQH lại nêu rõ "Công dân nước Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội". Như vậy, có thể hiểu là người ứng cử ĐBQH phải là công dân Việt Nam.

 

Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành quy định, Đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn: Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đại biểu Quốc hội phải có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe, được nhân dân tín nhiệm, có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

 

Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. Cụ thể, các trường hợp ngoại lệ gồm: Người được Chủ tịch nước cho phép; trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi.

 

Đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội 2020 (có hiệu lực thi hành từ 1/1/2021) đã quy định về quốc tịch của Đại biểu Quốc hội. Theo đó, Luật đã bổ sung điểm a vào khoản 1 Điều 22 với yêu cầu Đại biểu Quốc hội có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

 

Như vậy, có thể thấy rằng, dù pháp luật hiện hành không đề cập cụ thể đến quốc tịch của đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội trong pháp luật hiện hành và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội 2020 thì việc một đại biểu Quốc hội mang 2 quốc tịch là điều khó được chấp nhận. Hơn nữa, nếu đúng như ông Phạm Phú Quốc đã trả lời báo chí về việc ông có quốc tịch Síp từ năm 2018 thì ông đã thực sự trung thực chưa khi không báo cáo việc này với Quốc hội?

 

Vấn đề này cụ thể như thế nào sẽ được các cơ quan chức năng của Quốc hội trả lời, nhưng có thể thấy rằng qua câu chuyện này một lần nữa vấn đề về công tác quản lý cán bộ lại đặt ra.

 

Việt Nguyễn

Read more…

Phải chăng các dân biểu Mỹ lại lạc lõng, phi lý?

tháng 8 26, 2020 |

 

 

Hôm qua, 25/8/2020, các dân biểu thuộc lưỡng đảng quốc hội Hoa Kỳ: Harley Rouda, Alan Lowenthal, James P. McGovern, Juan Vargas, Zoe Lofgren, J. Luis Correa và Maxine Waters đã gửi một thư chung đến Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận, báo chí và lập hội, trả tự do cho nhà báo công dân, blogger và các tù nhân lương tâm – những người bị bắt giữ, cầm tù chỉ vì thực thi các quyền tự do căn bản, hiến định.

 

Như thường lệ, trong thư chung đó, các dân biểu ở bên kia bờ Thái Bình Dương lại lo ngại sâu sắc về nhân quyền tại Việt Nam, và sự đàn áp mới đây chống lại các nhà báo, nhà văn, blogger hoàn toàn trái ngược với những cam kết của giới chức Việt Nam trong việc bảo vệ quyền của công dân mình.

 

Đồng thời phải lập tức trả tự do cho những “nhà báo công dân” và blogger Nguyễn Tường Thụy, Trần Đức Thạch, Trịnh Bá Phương, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư. Trả tự do cho những tù nhân lương tâm, đặc biệt những người chịu những bản án quá đáng như Lê Đình Lượng (20 năm), Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm), Hoàng Đức Bình (14 năm), công dân Hoa Kỳ Michael Nguyễn (12 năm), công dân Úc Châu Văn Khảm (12 năm), Nguyễn Bắc Truyển (11 năm), Nguyễn Văn Hóa (7 năm).

 

Nguy hiểm hơn, phải cho phép những nhà báo độc lập báo cáo về sự đàn áp các blogger, những nhà hoạt động trên mạng xã hội, những nhà báo công dân, và chấm dứt sự ngược đãi đối với những cá nhân thực hành quyền tự do ngôn luận của mình. Duy trì những quyền căn bản và quyền tự do như đã công nhận tại Hiến Pháp Việt Nam bao gồm tự do ngôn luận, báo chí và lập hội.

 

Đến đây, thì quý bạn đọc đã biết được ẩn ý sâu xa của những người đại diện cho công dân Hoa Kỳ khi nói về tình hình nhân quyền của Việt Nam rồi chứ. Những luận điệu của các vị dân biểu đáng quý trên thoạt nghe tưởng như tốt đẹp, tiến bộ, vì quyền con người nhưng nếu nhìn thẳng vào bản chất sự việc thì chỉ là những lời lẽ giả dối, vô lương tâm. Nhưng quả thực họ đang cố ý lờ đi những thành tựu về đảm bảo cho mọi người dân được hưởng các quyền của mình và có cơ hội phát triển toàn diện, làm cho cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội…

 


Nguyên văn bức thư tại văn phòng Dân Biểu Harley Rouda

 

Những năm qua, một trong các yếu tố tạo nên uy tín của Việt Nam trong quan hệ quốc tế là việc Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định quan điểm tiến bộ, tích cực về nhân quyền, đồng thời cố gắng tạo điều kiện để mọi người dân được hưởng các quyền của mình và trên thực tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhân quyền không ai có thể phủ nhận. Nhân quyền là giá trị thiêng liêng mà toàn thế giới hướng tới. Thế nhưng đây cũng là chủ đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch và một số tổ chức phi chính phủ được sự bợ đỡ của phương Tây luôn tìm cách lợi dụng nhằm thực hiện những động cơ đen tối, hay thậm chí là các nghị sỹ, dân biểu có thái độ thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam.

 

Việt Nam là một Nhà nước pháp quyền. Việt Nam xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Đồng thời, tại Việt Nam các quyền tự do, dân chủ của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, được quy định rõ trong Hiến pháp và trong các văn bản pháp luật khác, được tôn trọng và  thực thi trên thực tế. Do đó, không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam như mấy vị dân biểu học rộng tài cao kia vừa trình bày trong thư chung.

 

Trong bối cảnh sau 25 năm kể từ ngày bình thường hóa quan hệ, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã có các bước phát triển theo chiều hướng tích cực, nếu thực sự quan tâm đến Việt Nam, dân biểu Harley Rouda, Alan Lowenthal, James P. McGovern, Juan Vargas, Zoe Lofgren, J. Luis Correa và một số dân biểu Mỹ cần góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ để mang lại lợi ích ngày càng tốt đẹp hơn giữa hai đất nước, hai dân tộc cũng như toàn thế giới. Song đáng tiếc, họ lại có hành động, phát ngôn ngược chiều với xu hướng chung, vừa rất thiếu tôn trọng chế độ chính trị và con đường phát triển của Việt Nam, vừa về hùa với những kẻ đang phá hoại, cản trở sự ổn định và phát triển của Việt Nam.

 

Cho nên, những lời kêu gọi "ủng hộ", "đòi công lý", “đòi thả tự do”, " tự do ngôn luận, báo chí và lập hội" cho những đối tượng vi phạm pháp luật là lạc lõng, phi lý.

 

Thiết nghĩ, các chính khách xứ Cờ hoa nên tỉnh táo để xem xét, đánh giá sự việc một cách khách quan, luôn đặt đạo lý và lẽ phải là tiêu chí ứng xử, am hiểu nghiêm túc và sâu sắc về những chuẩn mực lành mạnh giữ vai trò chủ đạo, có nhận thức đúng đắn về vị trí xã hội của bản thân,… Đồng thời, hy vọng dân biểu Mỹ như Harley Rouda, Alan Lowenthal, James P. McGovern, Juan Vargas, Zoe Lofgren, J. Luis Correa và Maxine Waters sẽ xem xét lại hành xử của mình để hướng theo điều tốt đẹp.

 

                                                                                                            Ngọc Lan

Read more…

Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

tháng 8 26, 2020 |

 

 


Theo thông tin báo chí quốc tế đăng tải, Trung Quốc hiện đang tiến hành gần như đồng thời các cuộc tập trận tại 4 vùng biển, gồm Biển Đông, Biển Hoa Đông, Hoàng Hải và Vịnh Bột Hải. Rõ ràng, hành động này sẽ làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông khi tiến hành tập trận quân sự tại vùng biển phía Bắc Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng. Đáng nói hơn, đây đã là lần thứ hai chỉ trong vòng một tháng, Trung Quốc tiến hành tập trận tại quần đảo Hoàng Sa.

 

Hôm nay, 26/8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự tại vùng biển phía Bắc Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

 

Cụ thể, trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: "Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.

 

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, hủy bỏ và không tái diễn vi phạm tương tự".

 

Có thể thấy động thái ngông cuồng này cho thấy Quân đội Trung Quốc (PLA) thể hiện họ có đủ khả năng huy động các lực lượng ở quy mô lớn cho hoạt động huấn luyện trên nhiều vùng biển, và cũng nhằm chứng minh rằng PLA không hề bị ảnh hưởng bởi “dịch bệnh COVID”. Mặt khác, đây là sự thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh trước các căng thẳng và thách thức an ninh trên mọi mặt trận. Thêm nữa, đây cũng là việc thể hiện “quyền lực” của Tập Cận Bình trước các “sai lầm chiến lược” của ông ta, dẫn đến sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung. Thêm vào đó, thêm một lần nữa Trung Quốc chứng minh, “nhắc nhở” cho các nước trên thế giới về tham vọng đối với Biển Đông.

 

Trung Quốc quả thực rất giỏi và lươn lẹo trong quan hệ ngoại giao. Bởi lẽ vừa mới hôm trước, Vương Nghị - Ngoại trưởng Trung Quốc có cuộc gặp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Đông Hưng trên biên giới Việt – Trung ở khu tự trị Choang Quảng Tây, Trung Quốc vào Chủ nhật (23/8) để đánh dấu ngày kỷ niệm phân giới và cắm mốc trên đất liền giữa hai nước. Mặc dù muốn thúc đẩy kinh tế biên giới và du lịch, đồng thời thực hiện các kế hoạch trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường nhưng Trung Quốc lại tiếp tục dở trò mèo.

 

Rõ ràng, động thái này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan.

 

Các cơ quan chức năng Việt Nam cần tiếp tục có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhằm ngăn chặn, chấm dứt hành động ngang ngược của Trung Quốc. Dù có bằng bất cứ giá nào, Việt Nam cũng sẽ bảo vệ vững chắc từng mét đất, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc mà xương máu của biết bao lớp cha ông chúng ta đổ xuống để giành được nó.

 

                                                                                                            Cỏ Úa

Read more…

Trịnh Bá Tư tuyệt thực 20 ngày ?

tháng 8 26, 2020 |


Như đã đưa tin, những năm qua, dưới sự giật dây hỗ trợ của các đối tượng xấu, mé con đối tượng Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư tác yêu tác quái tại các điểm nóng về ANTT tại Hà Nội. Hành vi chống đối với nhiều hoạt động chống Đảng, Nhà nước của Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư và Nguyễn Thị Tâm thể hiện rõ khi là thành viên cầm đầu, cốt cán, tích cực của nhiều hội, nhóm phản động, chống đối, như: “Hội dân oan nông dân 3 miền Bắc - Trung - Nam”, “Nông dân TV”, “Hành động vì Đồng Tâm”... với thành viên chủ yếu là số đối tượng chống đối lợi dụng khiếu kiện tại các địa phương trên cả nước.

Ngoài ra, các đối tượng thường xuyên kích động, tham gia biểu tình, tụ tập đông người gây rối an ninh trật tự tại trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, nhà riêng các đồng chí lãnh đạo. Quá trình gây rối, các đối tượng thường livestream, chia sẻ cho nhiều đối tượng theo dõi với những bình luận xuyên tạc, kích động hoạt động chống đối. Đồng thời, sử dụng Facebook cá nhân để viết, đăng tải, chia sẻ, bình luận các bài viết, video clip có nội dung xuyên tạc thực trạng xã hội, tình hình dân chủ, nhân quyền của Việt Nam; bôi nhọ, hạ uy tín lực lượng chức năng, các đồng chí lãnh đạo các cấp; kích động hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.

Với các hành vi đó, ngày 24-6 vừa qua, Cơ quan ANĐT Công an thành phố Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam đối với Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm; Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố, bắt tạm giam đối với Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 là đúng người, đúng tội, là nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.

Và chỉ sau một thời gian vô trại, ở bên ngoài ông Trịnh Bá Khiêm (chồng bà Thêu) và người con “riêng” của Cấn Thị Thêu đang được các đối tượng xấu xúi dục, kích động, rất tích cực giở trò kêu oan cho mẹ con Cấn Thị Thêu.

Thậm chí, mới đây, đối tượng Hà (con riêng của Cấn Thị Thêu) còn tung tin đồn rằng: Trịnh Bá Tư tuyệt thực 20 ngày ở trong tù và bản thân chị ta cũng chưa được gặp em trai.


Thông tin Trịnh Bá Tư tuyệt thực được số đối tượng xấu chia xuyên tạc

Đúng là vở kịch hớ hênh, giấu đầu hở đuôi. Vì nếu như Trịnh Bá Tư tuyệt thực đến 20 ngày mà không tèo thì quả thật là phi thường. Những trường hợp Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Lê Đình Lượng, Trần Thị Nga..., trước đây họ cũng tuyên bố là tuyệt thực những thực chất là không ăn cơm của trại tạm giam mà sử dụng thực phẩm được người thân gửi vào để sống cho qua ngày đoạn tháng. Đến khi hết đồ thăm nuôi thì lại ngửa tay xin ăn như thường. Còn Trịnh Bá Tư đã tuyệt thực hơn 20 ngày, chị An - chị gái của Tư cũng cho biết là chưa vào thăm nom em trai được có nghĩa là không thể gửi đồ ăn thức uống vào cho tư. Vậy nếu không dùng cơm của trại thì chắc anh ta đạt tới level cao của tuyệt chiêu “tuyệt thực đại pháp”.

Mà lạ lùng thay, chị gái của Trịnh Bá Tư chưa được gặp y mà sao biết anh này tuyệt thực. Chẳng nhẽ chị ta có “chân trong” ở trại tạm giam chăng? Chúng ta hãy chờ xem một vở kịch hay, vì biết đâu Trịnh Bá Tư không những không hom hem gầy yếu mà còn béo đỏ phây phây như Cù Huy Hà Vũ trước đây cũng nên.

Mã Phi Long

Read more…

Nhận diện hoạt động chống phá liên quan Đan viện Thiên An (P2)

tháng 8 26, 2020 |


Phản ứng của số tu sỹ, đan sỹ Đan viện Thiên An

Thật đáng buồn khi chứng kiến những hành động của một số tu sỹ tại Đan viện Thiên An khi họ đã bộc lộ bản chất của những kẻ côn đồ, hung hãn, hành vi như xã hội đen, những kẻ giang hồ chính hiệu được ẩn náu dưới bình phong của Đan viện Thiên An. Bằng chứng là họ sẵn sàng tấn công người dân đang tụ tập phản đối các hành vi trái phép của số tu sỹ này. Ngoài việc sử dụng những kẻ như côn đồn hung hãn, các Đan sĩ Thiên An còn nuôi chó dữ mà việc sử dụng để bảo vệ cho Đan viện thì ít mà mục đích hăm dọa, xuôi chó tấn công người dân ở đây.


Nhiều người dân ở đây đã bày tỏ thái độ không đồng tình với cách hành xử của những người trong Đan viện Thiên An. Nhất là việc lấn chiếm đất của Thiên An và của chính những người dân ở đất Kim Sơn. Đáng buồn là hoạt động này của các tu sỹ Thiên An lại được lén lút thực hiện vào buổi tối, một hành vi không xứng đáng của người tu hành. Người dân còn phản ảnh việc một số tu sỹ ở đây còn ăn nói “rất mất dạy, chửi bới, đánh cả những người dân ở đây”. Đa số ý kiến người dân đều cho rằng trước đây các linh mục bề trên dòng Thiên An đều sống rất tình cảm, từ lúc cha Nguyễn Huyền Đức về quản xứ thì bắt đầu xuất hiện số giang hồ nói năng thô tục, chửi bới, đánh đập đủ thứ. Không thể một nhà dòng đi tu mà chiếm đất của dân như thế này được. Khi người dân phản ứng thì các Đan sĩ đã tiến hành ném đá, sử dụng giang hồ và cả chó dữ để dọa nạt, răn đe người dân. Nếu đi tu như thế này thì cái tâm của những tu sỹ Thiên An để ở đâu ???…

Hoạt động lợi dụng vụ việc để gây rối ANTT

Ngay sau khi phát giác sự việc, các đối tượng xấu trong Công giáo như linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, Đặng Hữu Nam cùng số “chiên ngáo” trong nhóm “Thanh niên Công giáo” liên tục chia sẻ các bài viết với nội dung xuyên tạc, phủ nhận các quyết định của chính quyền về quyền sử dụng đất của người dân, cố tình “lập lờ đánh lận con đen” cho rằng chính quyền hậu thuẫn cho người dân cướp đất của đan viện. Thậm chí, các đối tượng này còn lớn tiếng tuyên bố, khu đất này là đất thánh, đã được làm phép từ thời Ngô Đình Diệm.



Thật là nực cười và cho thấy rõ bản chất phản động, vong nô của các đối tượng này. Họ tuyên bố như vậy chẳng khác nào coi thường pháp luật hiện hành và công khai tôn sùng chế độ cũ, bác bỏ mọi quy định đã được Nhà nước Việt Nam thiết lập trật tự xã hội sau khi chính quyền Diệm sụp đổ.

Bên cạnh đó, một số linh mục cực đoan ở giáo phận Vinh, giáo phận Hà Tĩnh lại bày trò lố bịch, phi nhân đạo khi lôi kéo các cháu thanh, thiếu nhi tham gia lễ hiệp thông, cầu nguyện cho Đan viện Thiên An. Xét dưới góc độ đạo đức xã hội, việc lôi kéo các cháu nhỏ tham gia vào hoạt động mang mục đích chính trị đen tối là trái với đạo đức, lương tâm của một người linh mục giàu lòng thương xót.


Linh mục quản xứ Hà Lời lôi kéo trẻ em tham gia hoạt động mang màu sắc chính trị

Nhìn ánh mắt ngơ ngác và vẻ mặt ngây thơ của lứa tuổi học trò khiến cho chúng ta không khỏi xót xa. Nhưng vì sự cố chấp, bảo thủ nên số linh mục cực đoan đã nhẫn tâm lợi dụng sự thơ dại của trẻ thơ để biến các em thành công cụ cho mục đích chống chính quyền của mình. Những việc làm này với lứa tuổi trẻ thơ là tội ác vì thể hiện ra trong thánh lễ đó sẽ là kết cục của một bộ phận giáo đồ tương lai bị nhồi sọ dưới cách hành đạo theo kiểu giáo phiệt của những linh mục cực đoan, bắt phải quên mình trong vân phục dưới vỏ bọc của viên kẹo tự do tôn giáo.

Mã Phi Long

Read more…