Tôn giáo và chính trị là hai vấn đề khác
nhau, nhưng từ xưa đến nay, giai cấp thống trị luôn tìm mọi cách lợi dụng tôn
giáo nhằm thực hiện mưu đồ chính trị của mình. Và trong giai đoạn hiện nay cũng
vậy, Mỹ và các nước EU luôn coi tôn giáo là ngòi nổ để kích đồng quần chúng tín
đồ tiến hành cách cuộc “cách mạng màu sắc” để làm suy yếu thể chế chính trị tiến
tới lật đổ chế độ các quốc gia mà họ coi là thù địch. Và Việt Nam cũng không
ngoại lệ khi nhiều năm qua, Mỹ và các nước đồng minh luôn lợi dụng vấn đề tôn
giáo kết hợp với các đòi hỏi về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để tạo cớ
can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, bật đèn xanh cho các tổ chực thù địch
với Việt Nam ở nước ngoài hoạt động, là chỗ dựa chính cho số đối tượng trong nước
tự tin trong các hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá.
Hàng năm, các chính khách của Mỹ và đồng minh đưa ra hàng loạt các bằng chứng cáo buộc Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo, không đảm bảo thực hiện dân chủ, nhân quyền, bắt bớ những người mà họ gắn cái mác “bất đồng chính kiến” nhưng lại mang tính phiến diện, quy chụp một chiều. Vì tất cả các chứng cứ để họ soạn thảo thành các bản phúc trình vu cáo Việt Nam đều có nguồn từ số đối tượng chống đối trong và ngoài nước. Điển hình như lá thư ngày 30/7/2020 vừa qua của hai Thượng Nghị Sĩ Cornyn và Rubio gửi Bộ Trưởng Mike Pompeo và yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nêu vấn đề vi phạm nhân quyền trực tiếp với nhà cầm quyền CSVN đã cho thấy rõ sự quy chụp về vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Nói như vậy, hai Thượng Nghị sĩ kia chẳng
khác gì những ông “thầy bói xem voi”.
Mà ở Việt Nam, câu chuyện “thầy bói xem voi”
là câu chuyện giải trí cũng là chuyện ngụ ngôn nổi tiếng khuyên răn con người để
đánh giá đúng bản chất của sự vật, hiện tượng cần
có những quan sát toàn diện, đánh giá trên cơ sở cái tổng thể, không lấy cái bộ
phận, đơn lẻ hay những nhận thức mang tính chủ quan, hạn chế để đánh giá cái
toàn thể. Và cần thận trọng trước những lời
đánh giá, nhận xét để tránh những sai lầm. Để đánh giá sự vật, hiện tượng cần kết
hợp giữa nhiều yếu tố: Nghe, nhìn, cảm nhận tránh những kết luận vội vàng, phiến
diện, chủ quan…
Ngẫm lại ý nghĩa câu chuyện này và xem những
nội dung mà hai Thượng
Nghị Sĩ Cornyn và Rubio đã phán xét bừa bãi, phiến diện một chiều về tình hình
dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo của Việt Nam và không kêu gọi Hoa Kỳ áp dụng
luật Magnitsky đối với những cá nhân có hành vi tàn bạo với dân và đưa Việt Nam
vào danh sách "Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt" về các vi phạm
trong lãnh vực tự do tôn giáo.
Nghe có vẻ cũng rợn cả
tóc gáy khi cho rằng Việt Nam có hành vi “tàn bạo” với dân. Chỉ cần nghe câu từ
của hai vị trên cũng đủ hiểu nguồn gốc của từ “tàn bạo” ở đâu ra và tại sao
chúng ta ví von hai Thương Nghị sỹ đức cao vọng trọng như hai ông thầy bói mù.
Nếu có dịp, xin mời
hai ông Thượng Nghị sỹ kia qua thăm Việt Nam, tới các nhà thờ Công giáo để được
nghe giảng lễ, tham gia các sinh hoạt tôn giáo, trò chuyện và tiếp xúc với
những người Công giáo từ Bề trên đến các con chiên, nhất là với những người Thượng và người H'mông Thiên Chúa Giáo
xem họ có bị “đàn áp” hay không ? và kể cả các ngày lễ trọng của các tôn giáo lớn
như Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, các lễ hội lớn nhỏ từ bắc
chí nam, mời các vị trải nghiệm và có quyền phỏng vấn bất cứ một chức sắc, tín
đồ nào để xem Việt Nam chúng tôi đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tốt tới
chừng nào. Đáng chú ý, hiện nay, các nhà thờ Công giáo, như nhà thờ Bùi Chu
(Nam Đinh) được xây mới, nhà thờ Đức Bà (Tp. Hồ Chí Minh) được tu sửa khang
trang, không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là địa chỉ đỏ để khách du lịch
trong ngoài nước tìm đến… Nếu không có tự do tôn giáo thì liệu rằng các cơ sở
tôn giáo ngày càng khang trang, đẹp đẽ, các lễ hội lớn bé được tổ chức hoành
tráng đáp ứng nhu cầu tinh thần cho đông đảo quần chúng tín đồ và khách du lịch
thập phương.
Về phương diện quốc tế, xin hỏi các ngài có quyền
gì mà can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam chứ. Trong khi đó, bạo loạn,
biểu tình đang diễn ra như cơm bữa ở đất nước đầy tự do hoa lệ như Mỹ hiện nay
để phản đối về nạn phân biệt chung tộc. Tình hình Mỹ đang loạn như vậy, có lẽ
các ngài nên dành thời gian để chăm lo cho việc đảm bảo quyền con người cho những
người da màu, trong đó có cả những người Châu Á đang bị kỳ thị một cách cực
đoan.
Còn riêng về sự dân chủ, thì có lẽ Mỹ và các nước
Phương tây nên học Việt Nam đúng như Ngài Thủ tướng Việt Nam phát biểu “Việt
Nam đảm bảo tự do ngôn luận” chứ không chấp nhập “ngôn luận tự do”. Và sự thực
như chúng ta thấy đó, vì sự tự do, dân chủ quá trớn, dân chủ vô pháp mà hiện
này Hoa Kỳ vẫn đang trong vòng luẩn quẩn không lối thoát của cuộc chiến chống
Covid 19 khi hàng ngày số ca nhiễm và số người chết vẫn không hề giảm chỉ vì
người dân không chịu đeo khẩu trang, thậm chí còn kiện cả tòa án dân sự vì điều
này hay các quy định giãn cách xã hội… Hay như hàng năm, có cả ngìn người dân
chết vì ăn “kẹo đồng” của cảnh sát Mỹ đã cho thấy một nước Mỹ trần trụi vì bạo
lực, chết chóc hơn là một xứ thiên đường nơi trần thế.
Chính vì vậy, đã đến lúc các chính khách Mỹ và
đồng minh thôi ngay trò “phán xử” về nhân quyền, tự do tôn giáo để can thiệp
vào các quốc gia khác. Hãy chăm lo cho công dân của nước mình thật tốt trước
khi có thiện chí tốt lo cho người khác.
Mã Phi Long
Bảo Việt Nam vi phạm nhân quyền nhưng không thấy một căn cứ nào được đưa ra, chưa kể đến việc Mẽo trong thời gian vừa qua từ thiếu quyết đoán trong chống dịch covid, đàn áp biểu tình, giết hại quan chức nước ngoài,... những cái này chứ đủ làm chúng muối mặt hay sao mà còn lên tiếng về hai chứ "nhân quyền". Thật nực cười
Trả lờiXóaVIệt Nam vi phạm nhân quyền mà đánh giá qua những vụ việc do cá nhân làm 2 ông thượng nghị sĩ này chắc là bị mù thông tin trầm trọng rồi, chỉ lấy 1 cá nhân ra mà phán xét cả một đất nước thử hỏi ông có giống thầy bói xem voi ở Việt Nam không
XóaMỹ và các nước EU luôn coi trọng và lấy các vấn đề tôn giáo, tự do, dân chủ, nhân quyền làm cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Điều này quả thật là rất vô lý trong khi bạo loạn, biểu tình ở Mỹ đang diễn ra rất gay gắt
Trả lờiXóaở Mỹ và các nước phương tây thì tôn giáo xuất hiện từ lâu đời, có thời kì tôn giáo còn nắm quyenf điều hành đât nước vậy nên tư duy của họ so với Việt Nam hoàn toàn khác nhau, nhưng về phần phán xét Việt Nam có hành vi tàn bạo với tôn giáo là không có cơ sở
XóaViệt Nam có đảm bảo tự do, dân chủ, nhân quyền hay không thì chỉ có người dân Việt Nam là hiểu rõ nhất điều đó. Những con người còn chưa đặt chân tới Việt Nam bao giờ thì lấy căn cứ gì để đánh giá tình hình ở đây và họ cũng chẳng có tư cách gì cả
Trả lờiXóanếu có dịp xin mời 2 ông nghị sĩ sang Việt Nam chơi một chuyến, ở đất nước tôi hòa bình lắm các ông không cần mang theo xe bọc thép hay kính chống đạn cũng chẳng cần vệ sĩ đi theo mà vẫn an toàn, chỉ có ở đất nước các ông thường xuyên xảy ra bạo loạn thì mới cần phải đè phòng như vậy thôi
Xóacác chính khách Mỹ và đồng minh thôi ngay việc đưa ra những đánh giá, phát xét về nhân quyền, tự do tôn giáo để can thiệp vào các quốc gia khác khi mà chính họ không làm được việc đó. Hãy chăm lo cho công dân của nước mình thật tốt trước khi đi để ý tới việc của nước khác
Trả lờiXóahãy thử nhìn xem nước các ông sống có hạnh phúc không, người dân có được an toàn không rồi hãy đi phán xét Việt Nam, ở nước chúng tôi làm gì có việc cảnh sát ghì chết người hay là việc sử dụng súng để bắn những kẻ chống đôi được như các ông đâu
XóaChả hiểu mẽo có tư cách gì mà nhắc đến nhân quyền. Khi ở chính nước mẽo bạo loạn leo thang, người da màu bị phân biệt đối xử , cảnh sát đè chết người, súng để bắn bằng bằng giết ai là giết. Về lo cho nhân quyền ở nước các ông trước đi. Đúng là cáo già
Trả lờiXóa