Ý nghĩa vĩ đại
nhất của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sau gần một thế kỷ bị nước ngoài đô hộ,
dưới sự lãnh đạo của Việt Minh và Ðảng Cộng sản, dân tộc Việt Nam đã giành lại
nền độc lập, người Việt Nam được làm chủ vận mệnh của mình, đưa đất nước bước
vào kỷ nguyên mới. Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám (1945 – 2020), từ nước
Mỹ, Luật sư Hoàng Duy Hùng đã gửi tới Báo Nhân Dân bài viết chia sẻ những cảm
nhận của ông về sự kiện quan trọng này. Dẫu còn một số nhìn nhận, đánh giá thể
hiện quan điểm cá nhân, nhưng trên tinh thần tôn trọng tác giả, xin giới thiệu
với bạn đọc toàn bộ bài viết này.
Luật sư Hoàng Duy Hùng, tác giả bài viết.
Hồi còn nhỏ, cha mẹ tôi kể
gốc gác của cha tôi ở Ðồng Vông, quê mẹ tôi ở Cửa Lò (đều thuộc tỉnh Nghệ An).
Sau Hiệp định Geneve năm 1954, gia đình tôi di cư vào nam, tôi sinh ra ở Phan
Rang. Năm 1964, cha tôi tham gia “quân lực Việt Nam cộng hòa”, bởi vậy gia đình
tôi theo Trung đoàn 45 (Sư đoàn 23) lên Buôn Ma Thuột, ở đó tới năm 1975. Vì là
con của “sĩ quan quân lực Việt Nam cộng hòa” lớn lên ở miền nam trước năm 1975,
từ nhỏ tôi chưa bao giờ được nghe về Cách mạng Tháng Tám, hay những điều tích
cực về phía “bên kia chiến tuyến”. Chuyện cha mẹ tôi kể nhiều nhất là “cái đói”
và “cái rét” ở miền bắc, nhất là nạn đói năm Ất Dậu – 1945. Ông bà kể với tôi,
năm 1945 trong nhà không có gì ăn, củ khoai cũng khan hiếm, người chỉ còn da
bọc xương nằm la liệt khắp nơi. Ông bà bảo sống sót qua thời đó là may mắn
“trời cho”, đã sống qua thời đó thì phải biết quý từng hạt gạo, hạt cơm, không
được phung phí. Vì thế cha mẹ tôi lúc nào cũng rất cần cù, siêng năng, chắt
chiu từng ly từng tí, dù sau này qua Mỹ đồ ăn thoải mái, ông bà cũng không bao
giờ vứt đồ ăn thừa. Ðiều này đã in vào huyết quản của ông bà. Trong khi đó, tôi
và con của tôi, sợ để đồ ăn lâu không tốt, dư thừa là đổ đi. Mỗi lần thấy vậy,
cha mẹ tôi không hài lòng, lại nói: “Trời phải để các con trải qua cái đói năm
Ất Dậu thì mới biết thức ăn quý tới mức nào”.
Cha mẹ kể về cái đói, cái rét
của năm Ất Dậu nhưng không kể cho tôi biết sau đó đất nước làm thế nào để giành
được độc lập, để người dân không còn bị đói, bị rét nữa. Và tôi đã phải tự tìm
hiểu. Lần đầu tiên tôi biết cụm từ “Cách mạng Tháng Tám” là năm 1990, khi về
Việt Nam, tôi để ý thấy ở TP Hồ Chí Minh có đường Cách mạng Tháng Tám, đường
Nam Kỳ khởi nghĩa, cho nên muốn biết vì sao có các tên gọi này. Dần dà tôi hiểu
nạn đói năm Ất Dậu mà cha mẹ tôi trải qua là một trong các động lực để toàn dân
phải quyết tâm giành độc lập từ bàn tay chế độ bù nhìn “Ðế quốc Việt Nam” do
Nhật điều khiển qua hai người là Bảo Ðại, Trần Trọng Kim. Nạn đói bắt đầu từ
tháng 10-1944 đến tháng 6-1945. Trong lịch sử dân tộc mấy nghìn năm, chưa bao
giờ có cảnh trong 8 tháng nhà cầm quyền lại để 2 triệu người dân chết đói, sao
có thể dung thứ cho quân phiệt Nhật, thực dân Pháp và tay sai trước tội ác lớn
đến như vậy? Cách mạng Tháng Tám thành công trong hoàn cảnh bi thương đó, để rồi
từng bước đưa dân tộc, đưa đất nước Việt Nam đến vị trí nhiều thành công trên
chính trường quốc tế như hiện nay.
Qua tìm hiểu tôi được biết,
nhằm kìm chân người Pháp, năm 1940 Nhật vào Ðông Dương, trong đó có Việt Nam.
Và khi ấy dân Việt Nam bị “một cổ hai tròng”, vừa bị thực dân Pháp đô hộ, vừa
bị quân phiệt Nhật đè nén. Ðầu năm 1945, người Nhật đã quyết định không dùng
Cường Ðể, Ngô Ðình Diệm, mà sử dụng Bảo Ðại, Trần Trọng Kim. Tháng 3-1945, họ
đảo chính Pháp lập nên “Ðế quốc Việt Nam”, dựng Bảo Ðại làm hoàng đế, Trần
Trọng Kim làm thủ tướng. Chính phủ Trần Trọng Kim hoàn toàn không phải là một
chính phủ độc lập, và không thể tự tồn tại, không có các bộ ngoại giao, quốc
phòng, tài chính, hầu như mọi việc đều phải bẩm báo quan toàn quyền Nhật Minoda
(Mi-nô-đa) để nhận chỉ thị. Tình trạng này phản ánh rất rõ qua phát biểu của
Toàn quyền Nhật Bản Minoda vào ngày 30-3-1945 tại một cuộc họp tại Long Xuyên
rằng: “Có một sự hiểu lầm lớn về sự độc lập ở Ðông Dương. Sự độc lập này là
hoàn toàn ở dưới sự kiểm soát quân sự của Nhật Bản. Sự độc lập của đế chế Trung
kỳ và cũng như của Cam-pu-chia đã được tuyên bố. Nam kỳ chẳng những ở dưới sự
kiểm soát quân sự mà còn dưới cả sự cai trị quân sự của Nhật Bản. Vậy thì không
có sự độc lập của Nam kỳ”!
Ðể có nguyên vật liệu phục vụ
chiến tranh cũng như nhiều mục tiêu khác, quân phiệt Nhật không chỉ vơ vét của
cải của Việt Nam mà năm 1944 họ buộc nhân dân miền bắc và phía bắc miền trung
không trồng lúa, thay vào đó là trồng cây đay (hessian) lấy nguyên liệu làm vải
sợi. Ðể rồi năm 1945, nhân dân miền bắc và bắc miền trung không có gạo ăn. Tàn
bạo hơn, quân phiệt Nhật còn nhất định không cho vận chuyển gạo từ nam ra bắc,
trong khi đó ở miền nam thì gạo dư thừa. Chúng sử dụng gạo dư thừa làm nguyên
liệu đốt cho tàu hỏa chạy. Ðó là nguyên nhân để xảy ra nạn đói Ất Dậu, khiến
khoảng 2 triệu người Việt chết vì đói. Nhưng ngoài dự liệu của quân phiệt Nhật,
cũng là điều bất ngờ với chính phủ Trần Trọng Kim, trước sức tấn công dữ dội
của phe Ðồng minh, ngày 15-8-1945 Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ở
Việt Nam, trong khi các đảng phái quốc gia loay hoay chưa biết ứng xử thế nào
thì Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ, do chuẩn bị lực lượng từ trước và
xác định thời cơ đã đến, nên lập tức phát động toàn dân đấu tranh giành lại độc
lập. Ðây là viễn kiến chính trị, không những chứng tỏ lòng yêu nước, mà còn cho
thấy tầm nhìn xa, chính xác của Bác Hồ và những người lãnh đạo Việt Minh.
Sáng 19-8-1945, Việt Minh lãnh
đạo và dẫn đầu dân chúng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, tiến về Nhà hát Lớn ở Hà
Nội hô to đòi độc lập. Trên lễ đài, thanh niên tự vệ bồng súng, cầm gươm đứng
gác nghiêm chỉnh. Khoảng 10 giờ 30 phút sáng, sau nghi thức mặc niệm cho các
chiến sĩ đấu tranh hy sinh cho nền độc lập, đúng lúc có ba phát súng bắn lên
trời để chào cờ thì từ trên nóc Nhà hát Lớn một lá cờ đỏ sao vàng khổng lồ phủ
xuống giữa tiếng reo hò như sấm dậy của người dân. Trước đó, các cán bộ Việt
Minh đã phát cho nhân dân các lá cờ đỏ sao vàng nhỏ cầm tay để họ phất lên như
biểu thị cho sự trỗi dậy của một dân tộc, người dân ứa lệ vui mừng sung sướng
vì nhìn thấy được tương lai rạng sáng của nước Việt. Gần trưa, biển người với
khí thế cách mạng sôi sục đã chia thành hai hướng, một hướng tiến về Phủ Khâm
sai, Tòa thị chính, Kho bạc… Ðoàn người tiến đến đâu là binh lính Nhật cùng tay
sai bỏ chạy hỗn loạn. Cách mạng đã thành công. Chiều hôm đó, Ðại sứ Nhật ở Hà
Nội đánh điện về Tokyo như sau: “Chiều ngày 19, Ðại sứ đã “được mời” đến dự
cuộc gặp với các lãnh đạo Etsumei (Việt Minh) và đã tham gia bàn bạc với những
người đó, được coi như là các nhà chức trách chính thức”. Công điện lịch sử này
là chứng tích hùng hồn về thắng lợi của cuộc cách mạng giành độc lập cho nước
nhà, với công lao của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Việt Minh dưới ngọn cờ đỏ
sao vàng. Trước khí thế của phong trào quần chúng dưới sự lãnh đạo của Việt
Minh, ngày 25-8-1945, trước Ngọ Môn (Huế), hoàng đế Bảo Ðại đã đọc lời thoái
vị. Trước hàng ngàn người dân chứng kiến, hoàng đế Bảo Ðại trao quyền lại cho
đại diện của Việt Minh để trở thành công dân Vĩnh Thụy với lời phát biểu: “muốn
được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị”.
Cách mạng Tháng Tám thành
công thì mới có “hoa trái” là Quốc khánh 2-9-1945, ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn
độc lập để khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính thức đánh dấu chấm
dứt thời kỳ thực dân, phong kiến, mở ra chân trời mới cho toàn dân Việt Nam là
Ðộc lập – Tự do – Hạnh phúc. Lúc đó, tham gia Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng
hòa lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ, có các đảng phái như “Việt Nam Quốc dân đảng”
(thường gọi là Quốc dân đảng) của ông Vũ Hồng Khanh, “Ðại Việt Quốc dân đảng”
(thường gọi là Ðại Việt) của ông Trương Tử Anh, “Việt Nam cách mệnh đồng minh
hội” (thường gọi là Việt cách) của ông Nguyễn Hải Thần… Một thời lãnh đạo những
đảng phái này đã nghiêm trang chào quốc kỳ nền đỏ sao vàng, và tiền bối thì như
vậy nhưng nay hậu duệ của họ ở hải ngoại lại chống đối! Ðương nhiên quá trình
xây dựng nào cũng gặp sự gập ghềnh, sai sót, nhưng vấn đề là người thực tâm
thấy sai thì sửa, điều chỉnh để ngày một tốt hơn, hoàn thiện hơn. Dù thế nào
thì chính nhờ có vai trò lãnh đạo của Việt Minh mà dân tộc Việt Nam đã giành
được độc lập, tự do, mở ra trang sử mới đầy hy vọng cho tương lai. Từ trải
nghiệm bản thân tôi nghĩ, khi tiến hành bất cứ hành động nào mà thấy còn chưa
hoàn hảo, thì biết nhận thức đúng đắn có thể điều chỉnh để hoàn hảo hơn, phù
hợp hơn. Xét từ Cách mạng Tháng Tám đến nay, vì lợi ích của đất nước, Việt
Minh, Ðảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần tự nhận thức, tự
điều chỉnh, từng bước đưa đất nước trở thành một quốc gia có vị thế đáng tự
hào, được thế giới công nhận.
Lời kết:
Hôm nay, hoa trái sau 75 năm
Cách mạng Tháng Tám được thể hiện rất rõ qua việc Việt Nam phòng, chống đại
dịch Covid-19. Trong lúc thế giới lao đao, khốn khó thì giữa mùa dịch, kinh tế
Việt Nam vẫn phát triển, điều mà nhiều quốc gia không dễ có được. Dù thời điểm
này, đại dịch Covid-19 xuất hiện trở lại, Ðảng Cộng sản, Nhà nước, Chính phủ và
toàn dân Việt Nam vẫn tỉnh táo, bình tĩnh, tập trung xử lý hiệu quả để bảo vệ
tính mạng của mọi người, trong đó có công dân Việt Nam đang học tập, làm việc,
lao động,… ở nước ngoài. Dù lo lắng cho tính mạng đồng bào trong nước, dù lo
lắng hệ lụy của đại dịch có thể khiến cuộc sống khó khăn hơn, kinh tế có thể sẽ
phát triển chậm hơn so với các năm trước, nhưng tiếp xúc với tin tức, đọc và
nghe các phát biểu chỉ đạo, xem hình ảnh các lực lượng, ngành chuyên môn nỗ lực
cứu chữa và lo toan cho nhân dân, đồng bào mọi miền tìm mọi cách để tương trợ,
ủng hộ, động viên lẫn nhau, nhìn ảnh bà con tiểu thương các chợ ở Ðà Nẵng mặc
áo cờ đỏ sao vàng có dòng chữ “Ðà Nẵng ơi cố lên!”,… tôi thấy ấm lòng, và tôi
tin tưởng đất nước sẽ vượt qua khó khăn. Có niềm tin như vậy vì tôi cảm nhận
được ý nghĩa to lớn từ Cách mạng Tháng Tám, từ những bậc tiền nhân đã dấn thân
đấu tranh và hy sinh vì độc lập, thống nhất nước nhà, và từ những người Việt
Nam đang nỗ lực xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Khải Hoàn
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của ý chí độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam và là thắng lợi vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trả lờiXóanạn đói năm 1945 quả là một khoảng thời gian không thể quên được đặc biệt là đối với những ông bà ta đã sống vào thời kì đó, trươc đây có bài thơ mô tả về nạn đói đó là một quan g cảnh hoang vu tiêu điều, ghê rợn thây chất đầy đồng ngọn cỏ cũng không mọc nổi
XóaViệt Nam của chúng ta ngày nay đã rất khác xưa, đã là một đất nước độc lập, tự do, thống nhất, hòa bình, hạnh phúc và đang ngày càng phát triển. Với vị thế quốc gia của mình, Việt Nam có tiếng nói ngày càng có trọng lượng trên trường quốc tế, được bạn bè quốc tế lắng nghe, tin tưởng và nể trọng. Tất cả thực tế đó đã chứng minh những luận điệu xuyên tạc về CMT8 là hoàn toàn sai trái, không thể có chỗ đứng trong lòng những người Việt Nam chân chính và nhân loại có lương tri
Trả lờiXóanhờ có sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm vượt lên khó khăn giành lại độc lập chủ quyền trươc những tên đế QUốc tàn bạo, cách mạng tháng 8 đã thành công vang dội khi mà chấm dứt nạn đói năm 1945, đòi lại được chủ quyền đất nước
XóaThắng lợi của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám đã đã chứng minh một chân lý: Một dân tộc dù nhỏ bé nhưng biết đoàn kết một lòng, kiên cường, buất khuất và có đường lối đúng đắn, sáng tạo của một Đảng chân chính sẽ giành thắng lợi trước bất kỳ kẻ thù xâm lược nào, cho dù chúng lớn mạnh đến đâu
Trả lờiXóaThắng lợi này đã chính thức chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp đối với nước ta, mở ra kỷ nguyên độc lập, lần đầu tiên tên nước Việt Nam có trên bản đồ thế giới, với tư cách và vị thế của một quốc gia-dân tộc độc lập, có chủ quyền.
Xóathắng lợi của cách mạng tháng 8 đã mở đầu cho cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm của dân tộc ta, nó được coi như chiến thẳng mở đầu, thúc đẩy tinh thần của người dân khi mà nhìn thấy được con đường chính nghĩa mà có thể đi được, có thể từ đó mà đòi được công bằng
XóaCách mạng Tháng Tám năm 1945 là một điển hình về nghệ thuật quy tụ sức mạnh toàn dân tộc rất sắc sảo và nhạy bén của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh; phát huy cao độ tinh thần, trí tuệ và truyền thống văn hoá Việt Nam. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn với những người con Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước
Trả lờiXóaNhớ về Cách mạng Tháng 8 là nghĩ ngay đến ý chí quật cường, tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam. Thật đáng tự hào. sau 75 năm và lâu hơn nữa chúng ta - mỗi người dân Việt Nam vẫn cảm thấy tự hào về những năm tháng hào hùng của dân tộc
Xóangười viết bức thư này là một VIệt Kiều đang sống ở Mỹ, trước đây ông không biết gì nhiều về Việt Nam về lịch sử Việt Nam bởi vì ông đã theo cha mẹ sang Mỹ từ nhỏ, nhưng nhờ có những nhân chứng sống nhưu ông bà cha mẹ của ông thì ông mới hiểu đưuọc người VIệt Nam anh hùng như thế nào
XóaThực tế là Việt Nam giành chính quyền từ tay phát xít Nhật chứ không phải từ thực dân Pháp. Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc nêu rõ rằng, thực dân Pháp “đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.
Trả lờiXóaẤy thế mà ngày nay, vẫn có những kẻ muốn lừa bịp giới trẻ, vẽ ra ảo tưởng thực dân, đế quốc tốt bụng, sẽ trao trả độc lập, tự do cho dân tộc ta, đem lại sung sướng, hạnh phúc cho nhân dân ta và chúng ta chẳng cần phải làm gì, chỉ trông chờ vào sự tốt bụng đó.
XóaViệt Nam giành được độc lập nhờ vào sự đoàn kết, lòng yêu nước, ý chí quyết tâm của quần chúng nhân dân chứ không phải do phát xít Nhật hay thực dân Pháp.
Xóathực dân Pháp và phát xít Nhật đều là bọn xấu xa xâm lược, chúng nhìn thấy đất nước Việt Nam nhiều tài nguyên thiên nhiên nhiều khoáng sản nên chúng xâm lược để cướp của chúng ta. nhưng chúng đâu nào ngờ rằng con người Việt Nam lại quật cường đến như vậy
Xóanhững lời tâm sự rất thật. Cách mạng Tháng Tám thành công thì mới có “hoa trái” là Quốc khánh 2-9-1945, ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập để khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính thức đánh dấu chấm dứt thời kỳ thực dân, phong kiến, mở ra chân trời mới cho toàn dân Việt Nam là Ðộc lập – Tự do – Hạnh phúc.
Trả lờiXóanhững lời tâm sự này được có là nhờ bởi những người cha anh của vị luật sư này, đây được coi như là một nhân chứng sống của lịch sử khi trải qua thời kì khó khăn năm 1945, cũng nhờ có sự kiện như vậy thì những con người chưa từng được học lịch sử VIệt Nam mới biết được truyền thống của mình
Xóaphát huy tinh thần đoàn kết từ ngàn xưa, sau 75 năm Cách mạng Tháng Tám, khi đất nước đang phải đối mặt với đại dịch covid 19, những người dân Việt Nam lại cùng nhau đoàn kết chống dịch. từ những bậc tiền nhân đã dấn thân đấu tranh và hy sinh vì độc lập, thống nhất nước nhà, và ngày nay những người Việt Nam đang nỗ lực xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Trả lờiXóakhi đất nước đối đầu với kẻ thù mạnh, hay đối mặt với dịch bệnh thiên tai thì người dân Việt Nam vẫn luôn thể hiện tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn, đó là truyền thống quý báu của cha ông ta từ ngàn đời nay
XóaThắng lợi của Cách mạng tháng Tám là niềm tự hào của không chỉ người dân Việt Nam mà tinh thần đó còn lan rộng ra cả trái tim của những người bạn quốc tế luôn ủng hộ cách mạng Việt Nam
Trả lờiXóacách mạng tháng 8 không chỉ là một sự kiện thắng lợi to lớn đối với nhân dân VIệt Nam mà nó mang ý nghĩa sâu sắc về cả trong thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa về sau cho tới lịch sử sau này mà chúng ta đang được cha ông ta nhắc tới đến ngày nay
XóaThắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một bước ngoặt lớn của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
Trả lờiXóasau khi thắng lợi của cách mạng tháng 8, Bác Hồ chính thức đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đây là dấu mốc lịch sử quan trọng để thể hiện chủ quyền lãnh thổ của người dân Việt Nam trên trường quốc tế
XóaThắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
Trả lờiXóaCHỉ những con người Việt Nam thật sự mới cảm nhận được ý nghĩa to lớn từ Cách mạng Tháng Tám, từ những bậc tiền nhân đã dấn thân đấu tranh và hy sinh vì độc lập, thống nhất nước nhà, và từ những người Việt Nam đang nỗ lực xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
Trả lờiXóaVới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp trong gần một thế kỉ tại Việt Nam, đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngàn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trả lờiXóa