Nực cười chuyện HRW kêu gọi trả tự do cho Lê Trọng Hùng

tháng 12 30, 2021 |

 

Ngày 29/12, VOA tiếng Việt đưa tin, tổ chức “Theo dõi Nhân quyền quốc tế” (HRW) vừa kêu gọi chính quyền Việt Nam “trả tự do cho nhà hoạt động Lê Trọng Hùng” (SN 1979, HKTT, nơi ở: số 9A ngách 325/59 Kim Ngưu, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, bị bắt tạm giam về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Lê Trọng Hùng

VOA tiếng Việt dẫn lời ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Á châu của HRW lớn tiếng cho rằng: “Nhà cầm quyền Việt Nam nên phóng thích ông Hùng ngay lập tức và vô điều kiện thay vì truy tố ông ấy”.

Thật nực cười khi HRW luôn lớn tiếng can thiệp vào công việc nội bộ, tìm cách ủng hộ, kêu gọi trả tự do cho các đối tượng phạm tội ở Việt Nam. Chẳng biết, HRW tự cho mình cái quyền đó từ khi nào?

Nực cười hơn, họ còn cho rằng, Lê Trọng Hùng bị khởi tố, bắt giam vì là ứng cử viên độc lập” trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa 15 vào tháng 5/2021.

Để biết Lê Trọng Hùng là ai, là một kẻ phạm tội hay là “ứng cử viên độc lập”. Để thấy những lời kêu gọi trả tự do cho Lê Trọng Hùng là có căn cứ hay phi lý và nực cười chúng ta hãy điểm qua chút ít về con người này.

Lê Trọng Hùng sinh ngày 19/3/1979; từng là giáo viên, tuy nhiên do có nhiều dấu hiệu bất thường về thần kinh nên được người nhà đưa đi chữa bệnh tại bệnh viện Tâm thần Trung ương Trâu Quỳ.

Trong thời gian này, Hùng luôn hoang tưởng, tự phong là “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động dân chủ”. Lê Trọng Hùng là thành viên “Phong trào Chấn hưng nước Việt” do Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển sáng lập và điều hành với công cụ là kênh “Chấn hưng TV” hay “CHTV” chuyên để livestream nói chuyện xuyên tạc, đả kích chính quyền.

Từ năm 2017, khi tham gia nhóm “Phong trào Chấn hưng nước Việt”, Hùng đảm nhận vai trò phụ trách đưa tin xuyên tạc lên mạng xã hội liên quan tới những vấn đề “dân oan, xã hội, giáo dục” mà chủ yếu là clip có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Việt Nam. Hùng cũng từng bị Cơ quan an ninh điều tra triệu tập để điều tra về hành vi tuyên truyền, chống phá Nhà nước.

Hùng cùng với Lê Dũng Vova (hiện đã bị bắt) làm hàng nghìn video, clip xuyên tạc các vấn đề nhạy cảm của xã hội đăng trên mạng xã hội như “Le Dung VoVa”, “Chấn hưng TV Viet Nam”, “Viet Nguyen”… Để đối phó với Cơ quan An ninh, khi đăng tải các video, clip các đối tượng đã không lấy biểu tương logo “Phong trào chấn hưng nước Việt” mà chuyển thành “CHTV”. Không ít lần, kẻ này đã công khai đòi “đa nguyên”, “đa đảng”, đòi “Đảng cộng sản từ bỏ quyền lực”, đòi “thay đổi thể chế”, công kích hoạt động của Quốc hội Việt Nam, kích động tư tưởng hoài nghi, mất đoàn kết dân tộc… Đặc biệt, thông qua mạng xã hội, các thông tin xấu, độc, hại được các “ứng viên độc lập” như Lê Trọng Hùng đưa ra đã tác động đến nhiều người, gây bức xúc dư luận.

Ngoài ra, Hùng còn sử dụng tên facebook “Hùng Gàn Lê” cũng với mục đích tương tự. Năm 2017, Thuận và Điển lần lượt bị bắt với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Sau khi Thuận và Điển bị bắt, Lê Trọng Hùng cùng với Trần Thị Mỹ Linh (“Cô Bé Cát Linh”, cũng là thành viên nhóm “CHTV Việt Nam”) tiếp tục điều hành các hoạt động của “CHTV”, liên tục tổ chức phát trực tiếp và lên sóng các lời nói và phát ngôn hoàn toàn sai lệch thực tế, xuyên tạc Việt Nam.

Khi xảy ra vụ việc phức tạp xảy ra tại xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội, Lê Trọng Hùng đã gặp gỡ, tiếp xúc, kích động số chống đối tại đây như Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Nguyễn Văn Tuyển để kích động, cổ súy cho số này không chịu hợp tác với chính quyền, đồng thời lợi dụng vụ việc phức tạp này để tuyên truyền các thông tin, luận điệu xuyên tạc, sai sự thật nhằm chống phá chính quyền…

Với một “bảng thành tích” chống phá Nhà nước, vi phạm pháp luật như trên thì việc Lê Trọng Hùng bị bắt, bị xử lý trước pháp luật là không còn điều gì phải bàn cãi. Việc kêu gọi trả tự do cho Lê Trọng Hùng của HRW thực chất chỉ là một trò lố nhằm cố tình cổ vũ, cổ súy cho những hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng này mà thôi.

Việt Nguyễn

Read more…

Việt Nam phủ xong mũi 2 vắc xin phòng COVID-19: Sự nỗ lực của Chính phủ và sự đồng lòng từ người dân

tháng 12 29, 2021 |

 

Tại lễ phát động kỷ niệm Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh, do Bộ Y tế phối hợp Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 27-12, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, tính đến 27-12, Việt Nam đã tiêm hơn 144 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 và trở thành 1 trong 63 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới đã bao phủ 2 mũi tiêm chủng vắc xin cho 66% dân số.

Việt Nam nằm ở vị trí 52 trong tổng số 63 quốc gia/vùng lãnh thổ đã thực hiện được mục tiêu tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho 66% dân số. Tỉ lệ này đã vượt mức mục tiêu mà Tổ chức Y tế thế giới - WHO đề ra đến hết năm 2021: 40% dân số của mỗi quốc gia được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Một điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Hà Nội

Tính về số liều vắc xin đã được tiêm thì Việt Nam xếp thứ 10 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Mexico, Pakistan, Đức. Trong số những nước này mới chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Việt Nam đạt được mục tiêu bao phủ 2 mũi vắc xin cho gần 70% dân số.

Việt Nam cũng nằm trong nhóm các nước có tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhanh nhất thế giới. Có những ngày cao điểm, Việt Nam đạt 1,5 triệu liều/ngày. Đặc biệt là tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, có những ngày tiêm đạt hơn 600.000 liều.

Hiện nay, Việt Nam cũng đã tiêm hơn 2 triệu mũi 3 vắc xin COVID-19 cho nhóm những người có nguy cơ cao, lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch.

Có thể thấy rằng, việc sớm bao phủ mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 cho người trưởng thành, cũng như triển khai chiến dịch tiêm dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em có ý nghĩa rất lớn trong phòng, chống dịch bệnh COVD-19, giúp chúng ta chung sống an toàn với đại dịch và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo một nghiên cứu trên quy mô lớn tại Pháp với 22 triệu người trên 50 tuổi, việc tiêm phòng có hiệu quả cao trong việc ngăn bệnh nhân COVID-19 trở nặng, kể cả khi bệnh nhân nhiễm biến thể nguy hiểm Delta. Kết quả cho thấy nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong ở những người đã được tiêm phòng giảm 90%.

Để có được kết quả bao phủ vắc xin phòng COVID-19 như lúc này là một sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Với chiến lược ngoại giao vắc xin linh hoạt, chúng ta đã có được một lượng vắc xin lớn trong bối cảnh cả thế giới vẫn đang khan hiếm vắc xin.

Không ít lần, những người đứng đầu Đảng, Nhà nước ta đã nhấn mạnh rằng, chúng ta đã phải tìm mọi cách từ vay, nhượng lại, đề nghị viện trợ vắc xin của các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế, mua từ nhà sản xuất, mua lại từ các nước khác… để làm sao chúng ta có được nhiều vắc xin nhất để tiêm miễn phí cho người dân.

Tôi vẫn còn nhớ rằng, Chính phủ ta chỉ dám đặt mục tiêu là đến cuối quý 1 năm 2022 Việt Nam sẽ phủ xong mũi 2 vắc xin cho người trưởng thành. Thế nhưng đến giờ phút này, khi năm 2021 chưa kết thúc, chúng ta đã hoàn thành mục tiêu này. Đây thực sự là một nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước, của những người đứng đầu Đảng, Nhà nước và của ngoại giao vắc xin Việt Nam.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến công tác lập kế hoạch triển khai tiêm vắc xin, sự tận tụy, cố gắng làm việc ngày đêm của các y bác sĩ, những người tham gia vào chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất cả nước từ trước tới này.

Đặc biệt, quan trọng nhất có lẽ chính là sự đồng lòng, ủng hộ của người dân. Chúng ta có quyền tự hào rằng, người dân chúng ta đã rất đồng lòng trong việc chủ động tiêm vắc xin. Với thông điệp “5k + vắc xin” và chủ trương “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, vận động người dân tiêm vắc xin phòng COVID-19, người dân đã rất tích cực ủng hộ, đồng lòng.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp ở Việt Nam thì việc chúng ta hoàn thành tiêm mũi 2 vắc xin cho người trưởng thành, triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em có ý nghĩa rất tích cực trong phòng, chống đại dịch. Việc tiêm đủ liều vắc xin cơ bản phòng COVID-9 đang giúp tỉ lệ tử vong do COVID-19 tại Việt Nam ở mức thấp, chiếm 1,9% ca bệnh.

Việt Nguyễn

Read more…

Hà Nội chủ động ứng phó với biến thể Omicron

tháng 12 28, 2021 |

 

Tối muộn 27-12, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng ký ban hành Kế hoạch số 310/KH-UBND về việc ứng phó với biến thể mới của SARS-CoV-2 (chủng Omicron) trên địa bàn thành phố.

Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu tăng cường giám sát kiểm dịch tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Thực hiện nghiêm các quy định về kiểm dịch y tế quốc tế, đặc biệt yêu cầu hành khách nhập cảnh phải có xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ khi nhập cảnh vào Việt Nam; tăng cường việc kiểm soát giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính, việc khai báo y tế của hành khách nhập cảnh.

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể Omicron

Đồng thời, tăng cường rà soát các hành khách nhập cảnh có tiền sử đến/về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận và lây lan biến thể mới như khu vực Nam châu Phi (Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswwatini, Lesotho, Mozambique...).

Thành phố Hà Nội yêu cầu, đối với các chuyến bay xuất phát hoặc có hành khách đến từ các quốc gia đang có sự xuất hiện của biến thể Omicron thì bắt buộc thực hiện cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ các quốc gia này bất kể tiền sử đã tiêm vắc xin hoặc đã mắc COVID-19 trước đó.

Để phát hiện sớm sự xuất hiện của biến thể mới, TP Hà Nội yêu cầu lựa chọn ngẫu nhiên hoặc có chủ đích dựa vào kết quả điều tra dịch tễ các mẫu xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 để làm xét nghiệm giải trình tự gene đối với ca COVID-19 trong các nhóm sau:

- Người nhập cảnh trong vòng 28 ngày, đặc biệt là người đi đến/về từ các nước đã ghi nhận biến thể Omicron.

- Người tái nhiễm COVID-19 (có xét nghiệm RT-PCR dương tính sau 2 tháng khỏi bệnh).

- Bệnh nhân trong các ổ dịch phức tạp có số mắc cao.

Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị triển khai vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại ngay từ tháng 12-2021 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ưu tiên các đối tượng nguy cơ; tiếp tục rà soát trên địa bàn dân cư để vận động và tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 cho những người chưa tiêm đầy đủ, nhất là những người lớn tuổi, có bệnh lý nền.

Trong trường hợp phát hiện các trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại Thành phố phải tập trung điều tra truy vết tìm nguồn lây ban đầu và người tiếp xúc gần để khẩn trương xử lý dập dịch, cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Tùy theo mức độ nguy hiểm về khả năng lây lan và gây bệnh nặng của biến thể Omicron được cập nhật, kịp thời triển khai các biện pháp kiểm soát dịch tương ứng như truy vết, cách ly tập trung nghiêm ngặt đối với F1.

Hà Nội cũng yêu cầu các địa phương củng cố năng lực điều trị tại các tuyến y tế cơ sở, giảm tới mức thấp nhất tỉ lệ chuyển tầng, tỉ lệ tử vong do COVID-19.

Các đơn vị triển khai ngay các hoạt động nhằm chăm sóc và hỗ trợ cho F0 đang cách ly điều trị tại nhà trong tình hình dịch bệnh hiện nay và tiếp tục đáp ứng hiệu quả nếu biến thể Omicron xuất hiện tại Việt Nam.

Hà Nội giao Công an thành phố phối hợp với Bộ Công an và Công an các tỉnh giáp ranh thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú và hoạt động tại thành phố.

Có thể thấy rằng, trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp tại thành phố Hà Nội cũng như nguy cơ biến thể Omicron xuất hiện tại Hà Nội, việc UBND thành phố Hà Nội chủ động ban hành kế hoạch ứng phó với biến thể Omicron là rất cần thiết.

Những nhiệm vụ, giải pháp được nêu ra trong kế hoạch sẽ là cơ sở để các cơ quan, đơn vị, địa phương của thành phố Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, ngăn chặn sự xuất hiện của biến thể mới Omicron.

Hơn lúc nào hết, dịch bệnh ở Hà Nội đang hết sức phức tạp, bởi vậy mọi người dân Hà Nội cần chủ động nêu cao ý thức cảnh giác, tinh thần tự giác trong phòng, chống dịch. Tuân thủ nghiêm 5K và tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch.

Việt Nguyễn

Read more…

Hà Nội chống dịch COVID-19: Cần lắm những liều “vác xin ý thức”

tháng 12 26, 2021 |

 

Hơn một tuần nay Hà Nội luôn đứng đầu cả nước về số ca mắc COVID-19, với số ca mắc dao động trên 1000 ca mỗi ngày. Trong đó, 3 ngày gần nhất, số ca mắc đều ở ngưỡng 1.700 - 1.800 ca/ngày. Riêng ngày hôm nay (26/12), Hà Nội ghi nhận 1.887 trường hợp mắc COVID-19, với 794 ca cộng đồng, 1.321 ca ở khu cách ly và 122 F0 ở khu phong tỏa. Đây là kỷ lục mới về số mắc và số F0 cộng đồng trong ngày tại Thủ đô.

Cùng với việc gia tăng các ca F0, số ca F0 chuyển nặng ở Hà Nội cũng đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng. Đến sáng 26-12, số chuyển nặng tại Hà Nội trên 330 ca, tăng hơn ngày 25-12 trên 40 ca, số ca tử vong cũng đang trong xu hướng tăng, cao điểm nhất là ngày 20-12 ghi nhận tới 8 ca tử vong, trong khi trước đây nhiều ngày Hà Nội không có ca tử vong.

Nhiều bạn trẻ vô tư bỏ qua 5K trong đêm Noel tại Hà Nội

Theo số liệu của Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia, Hà Nội ghi nhận 108 ca tử vong từ đầu mùa dịch, chiếm tỉ lệ 0,3% trên số mắc, thấp hơn nhiều tỉnh thành, trong khi Hà Nội đang ở trong nhóm 10 tỉnh thành có số mắc mới, số đang điều trị, số ca chuyển nặng cao nhất cả nước.

Giải thích nguyên nhân số ca COVID-19 liên tục tăng cao ở Hà Nội trong những ngày qua, bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, nguyên nhân là do mầm bệnh đã ở trong cộng đồng, các hoạt động giao thương, sản xuất kinh doanh trở lại sau giai đoạn giãn cách. Ngoài ra, khí hậu mùa đông - xuân cũng là điều kiện thuận lợi để virus phát triển. Đặc biệt, theo bà Hà một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là do tâm lý chủ quan, lơ là phòng dịch của người dân khi đã tiêm vắc xin.

Trước diễn biến dịch bệnh COVID-19 phức tạp ở Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 851/TB-UBND về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dù Hà Nội vẫn ở cấp độ 2, nhưng số quận và xã, phường ở cấp độ 3 trong phòng, chống dịch đã gấp hơn 2,5 lần so với tuần trước đó; số quận ở cấp độ 3 đã gấp 4 lần.

Cụ thể, theo kết quả đánh giá cấp độ dịch mới nhất được cập nhật tới 10h ngày 24-12, Hà Nội có điều chỉnh cấp độ dịch thuộc cấp quận, huyện, thị xã và cấp xã, phường so với báo cáo đánh giá 7 ngày trước.

Hà Nội vẫn ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng) trong phòng, chống dịch Covid-19 như cách đây một tuần. Tuy nhiên, trong 30 quận, huyện, thị xã, chỉ có 1 huyện ở cấp độ 1 (nguy cơ thấp, tương ứng với màu xanh), giảm 3 địa bàn so với công bố vào ngày 18-12; có 21 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2 (giảm 3 quận, huyện) và 8 quận ở cấp độ 3 (nguy cơ cao, tương ứng với màu cam), tăng 6 quận.

Về cấp xã, phường, có 396 địa phương ở cấp độ 1 (giảm 43 xã, phường); 116 địa phương ở cấp độ 2 (giảm 16 xã, phường); 67 xã, phường ở cấp độ 3 (tăng 42 xã, phường) và không có địa bàn nào ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao, tương ứng với màu đỏ).

Nói vậy để thấy rằng, tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Hà Nội đang diễn biến rất phức tạp. Thế nhưng, ở đâu đó một bộ phận người dân Hà Nội, nhất là giới trẻ đang tỏ ra chủ quan và lơ là trong phòng dịch. Nhiều người vẫn vô tư ăn uống, tập trung đông người, không tuân thủ 5K tại nơi công cộng. Thậm chí, một số người vẫn còn lén lút hát karaoke cũng như tham gia một số dịch vụ chưa được phép hoạt động.

Đặc biệt, vào đêm Noel vừa qua, nhiều người không chỉ tập trung đông người ở các khu vực trung tâm, mà những nguyên tắc về "khoảng cách", "khẩu trang" đều bị họ bỏ qua. Nhiều người sẵn sàng bỏ luôn khẩu trang để chụp ảnh “check-in” như không hề có dịch.

Nếu cứ chủ quan, lơ là thế này thì nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng là rất lớn bởi Hà Nội là nơi có mật độ dân cư đông, mức độ giao lưu, tiếp xúc lớn. Khi  dịch bùng phát trên diện rộng, số ca mắc sẽ tăng cao, số ca chuyển nặng cũng ngày một nhiều lúc đó hệ thống y tế sẽ bị quá tải.

Hơn lúc nào hết, mỗi người dân thủ đô cần nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm các quy định về phòng dịch. Đặc biệt, cần tuân thủ nghiêm quy tắc “5K +  vắc xin, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân”.

Một người lơ là cả xã hội sẽ vất vả. Mỗi người tự ý thức, có trách nhiệm vì cộng đồng thì dịch bệnh mới sớm được đẩy lùi, chúng ta mới có thể chung sống an toàn với đại dịch.

Việt Nguyễn

Read more…

30 năm Liên Xô sụp đổ và những bài học cho Việt Nam

tháng 12 26, 2021 |

Cách đây đúng 30 năm, ngày 25/12/1991, Mikhail Gorbachev tuyên bố từ chức Tổng thống Liên Xô và ngày 26/12, Xô Viết Tối cao chính thức công nhận sự độc lập của 15 nước cộng hòa, kết thúc sự tồn tại của Liên bang Xô Viết sau 69 năm (1922 - 1991).

Các nhân vật đã làm cho Liên Xô sụp đổ

Sự kiện Liên Xô sụp đổ thực sự đã khiến cả thế giới bàng hoàng. Có lẽ ngay cả những người giàu trí tưởng tượng nhất cũng không nghĩ rằng Liên Xô lại sụp đổ. Đây thực sự là một sự kiện gây chấn động thế giới trong thế kỷ XX.

Cho đến nay, dù đã 30 năm sự kiện này xảy ra nhưng vẫn còn đó rất nhiều nghiên cứu, câu hỏi vì sao Liên Xô - thành trì của cách mạng thế giới lại sụp đổ? Tại sao một Liên bang Xô viết quyền lực, hùng mạnh như vậy lại sụp đổ nhanh chóng đến thế?

Đã có rất nhiều nghiên cứu và câu trả lời cho câu hỏi này. Rất nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra. Trong bài viết này, tác giả xin không được đề cập lại mà chỉ xin được đưa ra một số bài học đối với Việt Nam ta từ sự kiện lịch sử này.

Thứ nhất, phải luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên định con đường cách mạng vô sản mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.

Thứ hai, phải bảo đảm tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Giữ vững nguyên tắc, Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện về mọi mặt. Kiên quyết không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, bảo đảm đoàn kết thống nhất, chống biến chất, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Thứ ba, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng và của chế độ. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ, giữ gìn và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong tình hình mới. Xây dựng và bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Kiên quyết đấu tranh chống lại các âm mưu, hoạt động chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch.


Thứ tư, xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, bền vững, bảm đảm kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, ngăn chặn kịp thời suy thoái, khủng hoảng kinh tế.

Thứ năm, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với văn hóa Việt Nam.

Thứ sáu, duy trì và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, kích động, chia rẽ vùng miền, chia rẽ người Kinh với đồng bào các dân tộc thiểu số, giữa các đồng bào dân tộc thiểu số với nhau.

Thứ bảy, giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp với lực lượng vũ trang. Kiên quyết chống âm mưu phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, dân sự hóa lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch, phản động. Duy trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ.

Thứ tám, bảo đảm quyền con người. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Thứ chín, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước, nhất là âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ vững chắc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ XHCN Việt Nam.

Việt Nguyễn


Read more…

Này thì “đả đảo”

tháng 12 25, 2021 |

 

Một số website, tài khoản mạng xã hội đang lan truyền, chia sẻ những thông tin về phiên tòa phúc thẩm xét xử hai mẹ con Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư ngày 24/12 vừa qua. Theo đó, một số tài khoản này đã lan truyền thông tin cho rằng, hai “nhà đấu tranh” Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Phương đã hô “đả đảo Đảng Cộng sản” tại phiên tòa phúc thẩm.

Hai bị cáo Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư tại phiên tòa phúc thẩm

Các trang mạng như VOA, RFA, Việt Tân… đã trích lại lời của một người được cho là luật sư Đặng Đình Mạnh - một trong những luật sư bào chữa cho Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư tại phiên phúc thẩm.

Theo những gì các trang mạng này dẫn lời Đặng Đình Mạnh thì “không khí phiên tòa là căng thẳng”, Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư đã có những phát biểu “mạnh mẽ”, “thẳng thắn” với những từ ngữ “trực diện”.

Cũng theo tường thuật, Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư khi nghe tuyên án đã liên lục hô vang những câu “đả đảo” đối với Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam.

Đúng là nghe những gì được tường thuật thì thấy có vẻ rất hoành tráng. Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư xứng đáng được xem như những “anh hùng”, họ có “thân phận nhỏ bé” nhưng dám “hiên ngang” đứng lên chống lại “bạo quyền”. Mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư xứng đáng được phong là “thủ lĩnh” của “phong trào dân chủ”.

Nhưng không biết “thủ lĩnh” hay anh hùng, mạnh mẽ hay thẳng thắn, trực diện nhưng một sự thật không thể thay đổi đó là mẹ con Cấn Thị Thêu đã bị tuyên y án sơ thẩm. Mẹ con họ sẽ phải đối mặt với những ngày dài trước mắt trong 4 bức tường giam để trả giá cho những gì mình đã gây ra.

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được làm rõ về hành vi phạm tội của hai mẹ con Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư, kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân cấp cao đã bác đơn kháng cáo của hai mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, quyết định giữ nguyên mức hình phạt 8 năm tù dành cho mỗi bị cáo như phiên tòa sơ thẩm đã tuyên phạt (trước đó, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư đã bị Hội đồng xét xử TAND tỉnh Hòa Bình tuyên phạt mỗi người 8 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, được quy định tại Khoản 1, Điều 117, Bộ luật Hình sự).

Ở đời, một số người khi được một ai đó tung hô nên đôi khi ngộ nhận nghĩ rằng mình là “anh hùng”, là “thủ lĩnh”, một tay có thể che được bầu trời để có những việc làm sai trái, những phát ngôn hàm hồ, lộng ngôn.

Chẳng biết “đả đảo” có giải quyết được gì hay không nhưng một sự thật đó là mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư đã phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của luật pháp.

Biết mình đã làm những việc sai trái, vi phạm pháp luật nhưng lại không ăn năn, hối cải lại còn “mạnh miệng”, lộng ngôn. Những loại người này cần phải nghiêm trị thật thích đáng.

Này thì “đả đảo”.

Việt Nguyễn

Read more…

Phương Tây đang nương nhẹ với Việt Nam về nhân quyền?

tháng 12 24, 2021 |

 

Đó là tiêu đề của một bài viết được đăng tải trên website của VOA tiếng Việt  ngày 23/12. Bài viết này đã cố tình đưa ra những luận điệu xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Theo đó, tác giả bài viết này xuyên tạc rằng, với ba phiên toà xét xử những “người bảo vệ nhân quyền” và “quyền đất đai” nổi danh nhất của Việt Nam trong những ngày qua cùng với một chiến dịch trấn áp các tiếng nói bất đồng chính kiến của chính quyền Hà Nội trong năm vừa qua đã làm cho hồ sơ nhân quyền của Việt Nam được xem là “trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết”.

Phiên tòa xét xử Trịnh Bá Tư và Cấn Thị Thêu

Bài viết cũng cố tình xuyên tạc rằng, “chỉ trong ba ngày liên tiếp từ 14 - 16/12, các toà án của Việt Nam đã tuyên phạt tổng cộng 35 năm tù giam cho nhà báo bất đồng chính kiến nổi danh nhất của Việt Nam, Phạm Đoan Trang, cùng hai nhà tranh đấu vì quyền đất đai Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm, cũng như nhà hoạt động nhân quyền chống Trung Quốc, Đỗ Nam Trung”.

Cũng theo bài viết này, mặc dù nhiều nhà bình luận và một số tổ chức quốc tế đã lên tiếng phản đối các bản án nói trên, thế nhưng dường như các chính phủ phương Tây không thấy lên tiếng vì họ không muốn “đối đầu với Việt Nam”, bởi “Việt Nam hiện là đối tác thân cận của phương Tây”.

Không những vậy, tác giả bài viết còn cố tình hướng lái dư luận rằng, “Việt Nam được xem là luôn “đu dây” giữa Mỹ và Trung Quốc khi không ngả hẳn về bên nào và Washington không thể mạo hiểm đẩy mạnh nhân quyền để rồi sẽ “đánh mất” Hà Nội vào tay Bắc Kinh”.

Có thể thấy rằng, đây là những luận điệu xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam của VOA tiếng Việt.

Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm hay Đỗ Nam Trung thực chất đều là những người có hành vi vi phạm pháp luật. Họ đã có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Việt Nam. Những hành vi vi phạm pháp luật của họ đều đã được các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng chứng minh, làm rõ thông qua các tài liệu, chứng cứ.

Những người này thực chất chỉ là lợi dụng danh nghĩa “hoạt động nhân quyền”, núp bóng “nhà dân chủ” để chống phá Đảng, Nhà nước. Ấy thế nhưng, để cổ súy cho các hoạt động sai trái của những con người này, một số cá nhân, tổ chức bên ngoài luôn cố tình xuyên tạc, tự phong cho họ là “người hoạt động nhân quyền”, “nhà hoạt động dân chủ” nhằm hướng lái, kích động dư luận, hạ thấp uy tín, làm mất hình ảnh của Việt Nam đối với thế giới.

Còn việc họ cho rằng, chính phủ các nước phương Tây không lên tiếng phản đối các bản án đối với các nhà hoạt động nói trên cho thấy phương Tây đang nương nhẹ với Việt Nam, “Việt Nam hiện là đối tác thân cận của phương Tây”, “Washington không muốn mạo hiểm “đánh mất” Hà Nội vào tay Bắc Kinh”…

Xin trả lời rằng, việc Tòa án Việt Nam xét xử các đối tượng vi phạm pháp luật như Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Nam Trung đó là công việc nội bộ của Việt Nam. Ở Việt Nam cũng như bất kỳ quốc gia nào, những người có hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị pháp luật nghiêm trị. Bởi vậy, không có ly do gì để họ lại can thiệp, bảo vệ cho những kẻ vi phạm pháp luật của một nước sở tại.

Đây không phải là “nương nhẹ về nhân quyền” mà là họ đang chấp nhận và tôn trọng sự thật, tôn trọng các bản án mà các tòa án của Việt Nam đã tuyên với những Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Nam Trung.

Việt Nguyễn

Read more…

Những tín hiệu báo hiệu ngày tàn của “giới rận chủ”

tháng 12 23, 2021 |


Mã Phi Long

Năm 2021 sắp qua đi và đối với đám rận chủ quốc nội thì đây đúng là một năm đầy “ác mộng” khi hàng loạt số đối tượng cầm đầu, cốt cán trong làng rận chủ quốc nội được “nhập kho”. Nhưng có lẽ kẻ xót xa nhất chính là các tổ chức thù địch chống phá Việt Nam ở nước ngoài, họ lần lượt chứng kiến đám “con cưng” đã dày công “gây dựng”, đào tạo xa vào vòng lao lý mà “bất lực” không thể làm gì để thay đổi tình thế ngoài việc giở chiêu trò cũ rích, đeo bám phía quốc mẫu để cầu xin sự can thiệp, gây sức ép với Việt Nam để đòi thả tự do cho số đối tượng đã bị bắt, xử lý bằng hình sự.

Nhưng chung quy lại, tất cả những điều đó chẳng qua là ý trí chủ quan của đám rận chủ quốc nội và ở hải ngoại, vì đại đa số người dân Việt Nam đều ủng hộ chính quyền xử lý mạnh tay số đối tượng chuyên gây rối an ninh chính trị, làm nhiễu loạn xã hội. Do đó, mới đây khi tòa tuyên 4 bản án dành cho các đối tượng Đỗ Nam Trung, Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm, dư luận tỏ ra rất phấn khởi khi những con sâu mọt đã nhận những án bán thích đáng.


Đám rận chủ "nổi bật" trong năm 2021

Thế nhưng, một thức tế mà chúng ta thấy, đối với đám rận chủ và số kền kền ở hải ngoại, thì việc một đối tượng bị xử lý hình sự không chỉ là nỗi đau xót xa mà còn mở ra một cơ hội cho họ thỏa sức chống phá khi liên tiếp gào thét, xuyên tạc về các bản án dành cho các đối tượng và không quên tô vẽ hình ảnh để tẩy trắng tội danh cho số đồng đàng. Nhưng càng như vậy càng cho thấy ngày tàn của những kẻ hành nghề “dân chủ” cũng sắp đến.

Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan, mất cảnh giác, vì thủ đoạn của đám kền kền rất tinh vi và xảo trá để phủ nhận sạch trơn mọi tội lỗi của đám đồng đảng. Trong khi căn cứ vào kết luận và bằng chứng của các cơ quan chức năng, thì tội trạng của các đối tượng là rất rõ ràng, thế nhưng, để bẻ lái vụ án, đám kền kền lại không ngần ngại thể hiện sự “mặt dày” của mình mà vu vạ mọi tội lỗi cho chính quyền.

Chẳng hạn, mới đây, sau khi toàn tuyên án cho các đối tượng trên, những tổ chức chống phá và “đồng đảng” lại ca ngợi Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Nam Trung như những “anh hùng dân chủ”. Nực cười hơn khi họ rêu rao “nếu Việt Nam có dân chủ thì những người như Trang, Phương, Tâm, Trung đã có vị thế khác”?! Một cách mưu mô hơn, họ móc nối thông tin một cách khập khiễng, làm nóng lại vấn đề Đồng Tâm bằng luận điệu “nhà cầm quyền muốn xóa mọi ký ức về tội ác của họ ở Đồng Tâm”, “bản án nặng nề đã dành cho họ thật sự khiến dân Đồng Tâm cảm thấy đau đớn tận cùng, y hệt như những gì chúng tôi phải chịu đựng khi xét xử vụ án Đồng Tâm bất công”… Ngoài ra, họ còn đưa ra cái gọi là các bản báo cáo, bản phúc trình, thông cáo. Thậm chí, là tung ra yêu sách đòi Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho các đối tượng phạm tội. Và dĩ nhiên, đi liền với đó là việc kêu gọi các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Nhưng nói đi thì cũng nói lại, đây chẳng qua là sự cứu cánh, những động thái cuối cùng mà đám kền kền ở bên ngoài thể hiện để vớt vát chút danh dự cho các đối tượng cũng như để “lợi dụng” họ nhằm tiếp diễn các hoạt động chống phá trên lĩnh vực “dân chủ, nhân quyền” mà thôi. Và hơn nữa, họ làm vậy chẳng qua cũng để nuôi hy vọng sẽ tiếp tục lợi dụng được các đối tượng trên sau khi mãn hạn tù. Vì chúng ta đều thấy rõ một thực tế ở Việt Nam có khoảng 98 triệu dân thì giới “dân chủ” thì chỉ lác đác vài người. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có một vài “gương mặt thân quen” và suy cho cùng, những kẻ này cũng chỉ là thiểu số trong xã hội. Cho nên, sau khi số đối tượng như Phạm Đoan Trang, mẹ con Cấn Thị Thêu bị kết án, giới “dân chủ” suy yếu rất nhiều, trong khi đó, số đối tượng cốt cán khác thì đã được “xuất khẩu” ra nước ngoài, và tất nhiên khi ở nơi trời Âu thì họ cũng chẳng thể hiện được vai trò gì và cũng dần bị quên lãng. Chính vì vậy, các đối tượng rân chủ ra sức bám víu ở lại Việt Nam, thậm chí, trước khi vào tù, chúng cũng cố tình biến phiên xét xử trở thành một “sàn diễn” về cái gọi là “lý tưởng dân chủ, nhân quyền”. Đây như một cách “kéo dài hơi tàn” nhằm tranh thủ sự chú ý từ các thế lực bên ngoài.

 

Read more…

Hậu phiên tòa xét xử Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm

tháng 12 21, 2021 |


Mã Phi Long

Dư âm từ phiên tòa xét xử các đối tượng Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm vẫn đang được đám kền kền Việt Tân và đồng đảng của các đối tượng lan truyền trên mạng xã hội với mục đích nhằm tẩy trắng tội danh, kêu oan cho các đối tượng. Chiêu trò này chẳng có gì làm lạ, chỉ có thêm điểm mới chính là “những câu nói bất hủ” của các bị cáo nói được nói lời sau cùng tại phiên tòa. Với một kẻ “văn hay chữ tốt” như Phạm Đoan Trang thì có thể tạm tin được nhưng với Trịnh Bá Phương, một kẻ bán cua “chân đất mắt toét” đúng nghĩa mà thốt ra những lời đậm chất học thức với lý tưởng cao đẹp thì quả thực là quá hoang đường.

Đặc biệt, đám kền kền Việt Tân và số chống đối chính trị còn ca tụng, tung hô các đối tượng lên tận may xanh, tô vẽ thành hình mẫu đẹp để mọi người noi gương theo. Thế nhưng, tất cả những điều đó chẳng qua để chúng “tự sướng” với nhau chứ bản chất, con người thực của các đối tượng trên hoàn toàn ngược lại với những gì mà chúng ca ngợi.


Đám kền kền lại giở trò kêu oan cho các đối tượng

Điển hình như Nguyễn Thị Tâm, y cũng không phải là một người hiền lành, từng có một tiền án về tội “chống người thi hành công vụ”. Tâm thường xuyên xuất hiện trên mạng xã hội, lợi dụng các vấn đề nóng bỏng để livestreams xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước. Tâm cũng từng cấu kết với một số đối tượng như Nguyễn Thúy Hạnh tổ chức gây rối trong một số sự kiện như kỷ niệm chiến tranh biên giới. Ngay cả việc mà Nguyễn Thị Tâm luôn rêu rao là “đấu tranh vì quyền lợi người dân Dương Nội” cũng dần bị lộ mặt. Được biết, sau khi Nguyễn Thị Tâm bị cơ quan công an bắt giữ về hành vi tuyên truyền chống nhà nước, thì người dân Dương Nội đã phát giác Tâm bắt tay với một số đối tượng chính trị trong và ngoài nước.

Sau vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm ngày 09/1, Nguyễn Thị Tâm cùng mẹ con Trịnh Bá Phương đóng vai trò đầu mối, thu thập, tán phát thông tin. Đây là những đối tượng đầu tiên đăng tải nhiều hình ảnh, video từ Đồng Tâm, thường xuyên cập nhật diễn biến, đồng thời kêu gọi số đối tượng chống đối trong và ngoài nước gia tăng tán phát trên không gian mạng gây phức tạp tình hình. Các livestreams của Tâm xuyên tạc bản chất sự việc tại Đồng Tâm, bịa đặt, vu cáo chính quyền chỉ đạo lực lượng công an sử dụng vũ khí để đàn áp người dân Đồng Tâm nhằm “cướp đất” phục vụ “lợi ích nhóm”. Khi ra tòa và trả lời câu hỏi của Tòa án về vụ việc này, bà Tâm trả lời rằng không biết và không hiểu, không thèm kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải.

Còn Trịnh Bá Phương thì khỏi bàn, suốt bao năm lẽo đẽo cày cuộc làm ăn lương thiện bỗng dưng muốn đổi đời bằng nghề rân chủ, việc nhẹ lương cao... Vậy nhưng, qua ngòi bít của đám kền kền Việt Tân thì Phương lại trở thành người anh hùng bảo vệ cho những lý tưởng công bằng về quyền con người. Thế nhưng, những lời biện hộ này hoàn toàn là bịa đặt và vô căn cứ. Không có bất cứ ai hoạt động vì lợi ích của dân tộc mà lại nhận sự chu cấp từ các thế lực thù địch bên ngoài. Không có ai yêu nước mà lại bịa đặt, bôi nhọ, nói xấu đất nước mình công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Lòng tự tôn dân tộc đâu mà lại làm như vậy? Hành vi mà các “tù nhân lương tâm” gọi là “dũng cảm lên tiếng trước bất công” thực ra chính là bất chấp mọi luân thường đạo lí để phục vụ mục đích cá nhân. Điều đó chẳng có gì đáng tự hào và tốt đẹp để được vinh danh. Việt

Đối tượng Trịnh Bá Phương còn có hành vi tàng trữ một tài liệu dạng sách gồm 278 trang, trong đó trang bìa có in các dòng chữ “Phạm Đoan Trang”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Luật Khoa tạp chí.” Kết quả giám định, các tài liệu này có nội dung tuyên truyền thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Trước phiên tòa, Phương còn công khai thể hiện bản chất thông qua bài viết trên trang facebook cá nhân của vợ đối tượng. Một bài viết không dài, chỉ có 7 câu nhưng có tới 5 từ “đấu tranh”, và 2 câu còn lại để chửi bới, vu vạ cho chính quyền. “Nông dân hiền lành” nào mà hung hăng đến vậy?

Thế cho nên, đã dám làm thì dám chịu, họ biết sự trừng phạt của pháp luật sớm muộn cũng sẽ đến, thế nhưng một khi đã leo lên lưng hổ, nhận tiền từ các thế lực phản động ở bên ngoài thì khó có thể dứt ra dễ dàng. Mới đây, vợ con của Trịnh Bá Phương cũng trương áp phích đòi thả tự do Phương, nhìn cảnh tượng đó cũng thật đáng thương cho người vợ và 2 đưa con vô phúc khi có một người chồng, người cha như Trịnh Bá Phương. Vì nếu biết thương vợ, thương con thì Phương đã sớm biết dừng lại, quay đầu là bờ để còn lo cho tương lai của những đứa con nhỏ và người vợ thơ dại. Vậy nên, một lần nữa chúng ta thấy một sự thật phũ phàng cho những ai tham lam, trở thành con rối trong tay các thế lực phản động chống phá Việt Nam.

Read more…

Mang danh bảo vệ ký giả, CPJ lại phớt lờ lẽ phải

tháng 12 20, 2021 |


Đã trở thành quy luật, mỗi khi các cấp tòa án ở Việt Nam mở phiên tòa xét xử các đối tượng phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Nhà nước thì một số cá nhân, tổ chức, đài báo ở nước ngoài có quan điểm, tư tưởng thù địch Việt Nam như Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF), tổ chức Bảo vệ ký giả (CPJ)... lại xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí”.

Mới đây, CPJ lại ra thông cáo báo chí vu cáo Nhà nước Việt Nam là một trong ba nước giam giữ nhiều nhà báo nhất trên thế giới. Thông cáo cho rằng, Việt Nam vi phạm tự do báo chí nghiêm trọng và nêu yêu sách đòi Việt Nam phải “trả tự do cho các nhà báo”! Những cái tên được CPJ xướng lên làm “ví dụ điển hình” cho các nhà báo bị giam giữ gồm Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thị Đoan Trang, Trương Duy Nhất… Thực ra đây là một luận điệu không mới của CPJ khi tổ chức này luôn có những quy kết không đúng về tình hình nhân quyền của Việt Nam nói chung cũng như tự do báo chí nói riêng. Chỉ cần nhìn vào những cái tên trên đủ để thấy rằng CPJ xuyên tạc, bóp méo vấn đề quyền con người ở nước ta như thế nào. Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thị Đoan Trang… dù trước đây từng có giai đoạn hoạt động tại một số cơ quan báo chí, song do vi phạm pháp luật, họ đã bị kỷ luật, thay đổi công việc, ở thời điểm bắt giữ thì họ không còn là những nhà báo hay phóng viên như CPJ công bố. Trái lại, đó đều là những đối tượng vi phạm pháp luật, bị bắt giữ và xét xử theo các quy định của pháp luật.

Đơn cử, ngày 5/1/2021, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Phạm Chí Dũng 15 năm tù, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn, mỗi bị cáo 11 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam".


Bản án nghiêm minh, đúng pháp luật này được đưa ra dựa trên những tài liệu, chứng cứ rõ ràng, không thể bác bỏ về hành vi phạm tội của ba bị cáo này, trong đó riêng Phạm Chí Dũng đã sử dụng nhiều bút danh khác nhau để viết, đăng tải 1.530 tin, bài viết trên trang “Việt Nam Thời báo” của tổ chức bất hợp pháp “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” với nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam và chống Nhà nước XHCN Việt Nam.

Hoặc gần đây, phiên tòa xét xử Phạm Thị Đoan Trang ngày 14/12/2021. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, từ ngày 16/11/2017 đến 5/12/2018, Đoan Trang có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Cáo trạng xác định, Đoan Trang đã trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính quyền nhân dân. Cụ thể, Đoan Trang có hành vi tàng trữ các tài liệu: "Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam"; "Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam"; "Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam". Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, các tài liệu trên có nội dung tuyên truyền "luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam". Như vậy, Phạm Thị Đoan Trang vừa viết bài, vừa trả lời phỏng vấn với các nội dung tuyên truyền chống Nhà nước. Đồng thời, vẫn còn nhiều đầu mục ấn phẩm khác có nội dung sai trái như việc xuất bản, tán phát tài liệu “Báo cáo Đồng Tâm”, “Chính trị bình dân”…

Tiêu chuẩn để trở thành một nhà báo theo quy định của Pháp luật Việt Nam là gì?

Tại Điều 25, Luật Báo chí năm 2016 quy định, nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo. Nhà báo có các quyền như: Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp; được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật; được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí…

Đồng thời, nhà báo có các nghĩa vụ như: Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm; không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật… Vì vậy, để trở thành một nhà báo tại Việt Nam cần phải đáp ứng các yêu cầu rõ ràng, cụ thể nêu trên và yêu cầu hiển nhiên là phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam. Trong khi đó, các đối tượng nêu trên không có thẻ nhà báo, không tác nghiệp tại cơ quan báo chí nào, có đối tượng như Phạm Thị Đoan Trang dù trước đây có làm phóng viên tại một số cơ quan báo chí nhưng do vi phạm kỷ luật, đã bị sa thải. Vì vậy, không thể gọi đó là những nhà báo, lại càng không thể nói “nhà báo đấu tranh vì công lý, vì nhân quyền”! Thực tế, đây là những đối tượng lợi dụng quyền biểu đạt, thông tin để “tự phong nhà báo”, viết bài xuyên tạc, chống phá đất nước, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được Liên hợp quốc và pháp luật của nhiều quốc gia phát triển như Pháp, Anh, Mỹ quy định cụ thể. Trong bản“Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền Pháp năm 1789”, vấn đề tự do báo chí được trình bày như là một trong những quyền cơ bản: “Bất kỳ công dân nào cũng có thể nói, viết và công bố tự do; tuy nhiên, họ sẽ chịu trách nhiệm nếu lạm dụng quyền tự do này theo quy định của pháp luật” (Điều 11). Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, tại khoản 1, Điều 19 quy định rõ: “Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp”. Khoản 2, Điều 22 quy định: “Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, và để bảo vệ sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hay các quyền và tự do của người khác”.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện tại Việt Nam có khoảng 41.000 nhân sự đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực báo chí, 779 cơ quan báo chí (trong đó có 142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập), 72 cơ quan được cấp phép hoạt động phát thanh-truyền hình với tổng số 87 kênh phát thanh và 193 kênh truyền hình. Trong khi đó, sóng của các cơ quan truyền thông quốc tế lớn như CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg… đều được tiếp cận dễ dàng tại Việt Nam. Những năm qua, báo chí ở Việt Nam đã thể hiện được quyền tự do ngôn luận và đều được quyền thông tin. Báo chí đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc; luôn tích cực đấu tranh với các biểu hiện sai trái, tiêu cực trong xã hội, góp tiếng nói quan trọng vào việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố, hoàn thiện nền dân chủ XHCN, đồng thời là cầu nối quan trọng với bạn bè quốc tế. Thông qua báo chí, nhân dân cũng có diễn đàn để trình bày những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng đối với Đảng, Nhà nước, đồng thời phản biện, đề xuất những ý kiến tâm huyết với Đảng, Nhà nước.

Nhà nước Việt Nam luôn đảm bảo các quyền tự do báo chí vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Đi liền với đó, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi lợi dụng tự do báo chí, tự do Internet, tự do ngôn luận để vi phạm pháp luật, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, xâm phạm lợi ích của công dân, kích động gây mất ổn định, chống lại Tổ quốc và sự thật thì những cá nhân và tổ chức trên không được công nhận là “nhà báo”.

Nguồn: ĐT Media

 

Read more…

Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương và cái giá phải trả cho một gia đình sống bằng “nghề chống chế độ”

tháng 12 16, 2021 |

 

Ngày 15/12, TAND TP.Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Trịnh Bá Phương (Sinh năm 1985, trú quận Hà Đông, Hà Nội) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Điều 117-Bộ luật Hình sự năm 2015. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Trịnh Bá Phương 10 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư

Trước đó, ngày 5/5/2021, TAND tỉnh Hòa Bình đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo Cấn Thị Thêu (sinh năm 1962) và con trai là Trịnh Bá Tư (sinh năm 1989), cùng trú tại xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, theo Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tại phiên tòa này, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư mỗi người 8 năm tù giam cùng về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” và 03 năm quản chế tại địa phương sau khi chấp hành xong hình phạt tù.

Vậy là điều gì đến cũng đã đến. 3 mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương đã phải ngậm ngùi “bóc lịch” cho chặng đường tiếp theo. Đúng là cái giá rất đắt phải trả cho một gia đình bao năm qua chỉ sống bằng một nghề duy nhất đó là “nghề chống chế độ”.

Nổi lên từ thân phận của những “dân oan Dương Nội”, mẹ con Cấn Thị Thêu bao năm qua đã sống và “cống hiến” cho cái nghề này bằng tất cả “tâm huyết” và “công sức” của mình. Có lẽ cũng chính bởi cái nghề ấy mà mẹ con họ đã bất chấp tất cả, từ tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chế độ, Đảng, Nhà nước cho đến hô hào, kích động các hoạt động chống phá, gây mất an ninh, trật tự dưới cái mác “bảo trợ dân oan”.

Chính bởi vậy, trước khi bị TAND tỉnh Hòa Bình tuyên phạt 8 năm tù, Cấn Thị Thêu đã có 2 tiền án. Cụ thể, ngày 25/4/2014, Cấn Thị Thêu bị TAND thành phố Hà Nội xử phạt 15 tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ” và ngày 30/11/2016, tiếp tục bị TAND thành phố Hà Nội xử phạt 1 năm 8 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”, đến nay chưa được xóa án tích. Ngoài ra, Cấn Thị Thêu còn có 1 tiền sự về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Có lẽ với Cấn Thị Thêu không có từ nào để mô tả cho đúng hơn về con người này ngoài từ “bất hảo”. Một một bảng vàng “chiến tích” bất hảo của mình, Cấn Thị Thêu nổi lên như một “thủ lĩnh” của “phong trào dân oan”, được biết đến như một “chị đại dân oan”.

Còn với Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, hai anh em họ bao năm qua cùng theo mẹ chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Thành tích nổi bật nhất của 2 con người này là phụ họa cho mẹ tuyên truyền xuyên tạc chống phá chính quyền, phỉ báng Đảng, Nhà nước, kích động gây rối an ninh, trật tự thông qua các trang cá nhân của mình.

Đặc biệt, với Trịnh Bá Phương, vào các ngày 9, 10, 11 tháng 1-2020, khi lực lượng quân đội thực hiện xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn và Công an Hà Nội thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Trịnh Bá Phương đã sử dụng mạng xã hội Facebook phát trực tiếp các video, đăng tải các bài viết, trạng thái có nội dung xuyên tạc, bịa đặt tình hình đang diễn ra ở Đồng Tâm; phỉ báng chính quyền nhân dân, kích động nhân dân chống đối chính quyền, thóa mạ, hạ uy tín lực lượng chức năng, xúc phạm uy tín danh dự của người khác..., nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các thông tin trên đã gây ra dư luận rất tiêu cực và bị nhiều người lên án.

Có thể thấy rằng, với một gia đình cả đời chỉ sống bằng một nghề duy nhất đó là “nghề chống chế độ” như gia đình Cấn Thị Thêu thì những bản án vừa được các tòa án tuyên đối với họ âu cũng là chuyện rất cần phải làm. Cái gì cũng có giá của nó. Khi họ từ bỏ đi cuộc sống chân chính, lương thiện, thực hiện những hành vi phạm pháp thì họ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật và sự lên án của những người xung quanh.

Cái kết buồn cho Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư.

Việt Nguyễn

Read more…