NGƯỜI VIỆT NAM VĂN MINH HƠN NHIỀU

tháng 2 28, 2013 |
TT - Sau bài báo “Nhà hàng Bắc Kinh kỳ thị người Nhật, Philippines và VN”, bạn đọc Tu Lâm, một trí thức trẻ Trung Quốc có sáu năm sinh sống tại VN đã lên tiếng. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.










Người biểu tình Trung Quốc đập phá cửa hàng Seibu của Nhật ở Thâm Quyến ngày 16-9-2012 - Ảnh: Weibo.com


Những câu như “Không phục vụ người Nhật Bản, người Philippines, người VN và chó” không phải là sự sáng tạo của người Trung Quốc, mà đã có từ hơn 100 năm trước. Đó là tấm biển với dòng chữ “Người Hoa và chó không được vào” treo trước cổng một công viên tại Thượng Hải, nơi mà vào lúc đó đã trở thành thuộc địa của nhiều nước phương Tây.


Đó là một lịch sử nhục nhã đối với người Trung Quốc. Và tấm biển đó cũng được các thế hệ nhà giáo Trung Quốc dùng để dạy học trò. Nhưng bây giờ tấm biển đã sỉ nhục mình lại được một số người Trung Quốc dùng để sỉ nhục người khác.


Thật ra, những hành động như vậy ở Trung Quốc không phải mới. Nếu bạn biết sơ tiếng Hoa và đến Bắc Kinh hoặc một số thành phố lớn của Trung Quốc, thì ở ngoài đường bạn sẽ phát hiện nhiều biểu ngữ mang tính sỉ nhục như cái biển được treo ở nhà hàng đó. Những tấm tem với câu như “Đảo Điếu Ngư là của Trung Quốc, người Nhật cút đi”, hay “Giết hết người Nhật” được không ít người sở hữu xe hơi yêu thích và dán lên kính xe của mình. Một ví dụ gần đây nhất là dịp tết vừa qua, một trong những mẫu hàng pháo hoa bán chạy nhất ở Bắc Kinh có tên là “Vụ nổ lớn ở Tokyo”!


Vì việc tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, mấy năm gần đây ở Trung Quốc đã nhiều lần xảy ra biểu tình chống Nhật. Vào tháng 8-2012, tại nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc, “biểu tình yêu nước” đã biến thành cuộc tấn công bạo lực nhằm vào những cửa hàng Nhật Bản và những người sử dụng sản phẩm Nhật, nhất là những xe hơi hiệu Nhật. Mặc dù chủ của các cửa hàng hay nhà hàng Nhật và những người sở hữu xe hơi Nhật đều là người Trung Quốc.


Tôi không muốn phán xét “yêu nước” là đúng hay sai, hay là cái đảo mà tôi còn không biết nằm ở đâu, thuộc về nước nào, nhưng kiểu “yêu nước” như vậy đã gây phản cảm cho đa số người Trung Quốc. Ở đây tôi dùng từ “đa số” vì thật ra ở Trung Quốc, những người cực đoan như người đã treo biển trước nhà hàng mình luôn luôn là thiểu số.


Tất cả những người tôi gặp ở Bắc Kinh đều bày tỏ sự phản cảm đối với kiểu biểu tình chống Nhật như thế. Khi tôi ngồi trong xe hơi của em họ tôi và thấy một chiếc xe khác dán biểu ngữ chống Nhật, em họ tôi chỉ nói một câu “bị khùng”. Chàng thanh niên bán hàng tại cửa hàng Apple biết tôi sống ở VN, bèn hỏi ở VN người ta có chống Trung Quốc như người Trung Quốc chống Nhật Bản không, và bắt đầu chê những người tham gia biểu tình chống Nhật là người “vô não”. Tôi chỉ trả lời “người VN văn minh hơn nhiều”.


Dù những người cực đoan ở Trung Quốc chỉ là thiểu số, nhưng người cực đoan thường là người thích thể hiện và “lớn tiếng”, còn người ôn hòa thường im lặng, cho nên những người cực đoan dễ được người bên ngoài nhìn thấy hơn là người ôn hòa. Vậy là họ đã tạo nên ngộ nhận người Trung Quốc đều như vậy.


Nhưng tôi có thể chắc chắn rằng đa số người Trung Quốc không quan tâm mấy đến mấy cái đảo đang có tranh chấp với Nhật Bản, với Philippines hay với VN cuối cùng là của nước nào, vì hầu hết người Trung Quốc cả đời cũng sẽ không đặt chân tới mấy hòn đảo đó. Và còn nhiều việc trong cuộc sống đáng để quan tâm hơn như nhà ở, việc làm, con cái...


Thật ra tấm biển này chẳng gây ra tổn hại cho người Nhật, người Philippines hay người VN, người bị thiệt hại chính là người Trung Quốc, hay nói chính xác hơn là những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Bây giờ cả thế giới đều biết họ là những người như thế nào.


_________________________


"Nhận thức mù lòa về những dân tộc láng giềng xung quanh mình"


"Phải chăng việc giáo dục thanh niên Trung Quốc ngày nay không thành công và họ không rút được kinh nghiệm gì từ lịch sử với tấm biển “Cấm chó và người Trung Quốc” mà người Anh đã từng cắm tại vườn hoa Thượng Hải 100 năm trước kia? Việc phát ngôn và hành động trên ở ngay tại Bắc Kinh - thủ đô của Trung Quốc - như vậy khiến người ta không khỏi suy nghĩ. Chỉ có văn hóa lùn mới nói như vậy. Vì vậy những phát ngôn và hành động từ thủ đô của bất kỳ nước nào cũng cần hết sức thận trọng"


Dịch giả Trần Đình Hiến

(người rất am hiểu văn hóa Trung Quốc và nổi tiếng với các tác phẩm dịch của Mạc Ngôn) 



"Đối với một người VN, điều này là quá xúc phạm, quá vô văn hóa. Hành động không biết có phải là bột phát này của ông chủ nhà hàng Bách Niên Lỗ Chử sẽ khơi thêm những bất đồng, thù hằn giữa các dân tộc đang có mâu thuẫn với Trung Quốc hiện nay. Tôi thật sự rất buồn và hi vọng sẽ có sự can thiệp sớm từ phía chính quyền Bắc Kinh để chấm dứt tình trạng này ngay lập tức".


Dịch giả Trần Trung Hỷ 

(một dịch giả quen thuộc qua các tác phẩm sau này của Mạc Ngôn) 



"Tư duy của người chủ nhà hàng Bách Niên Lỗ Chử cũng là tư duy của kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Nó hoàn toàn không phù hợp và không có chỗ đứng trong thế kỷ 21, đáng lên án bởi thế giới ngày nay phải dựa vào nhau để cùng tồn tại và phát triển. Không một cá nhân nào, quốc gia nào tự cho mình cái quyền coi thường và đứng trên các dân tộc khác"


Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến 

(tác giả chuyên viết sách về Hà Nội) 



"Ở đây, chỉ xin nói đến chủ nhà hàng có cái biển cấm này. Thứ nhất, vô văn hóa. Thứ hai, ngu ngốc. Thứ ba, cực đoan vô lối. Vô văn hóa vì chỉ có những kẻ có phông văn hóa rách nát mới cho mình cái quyền ví người với chó. Ngu ngốc vì một kẻ làm kinh doanh không bao giờ lại đi kỳ thị khách hàng của mình như thế. Cực đoan vô lối vì cho rằng như thế sẽ thỏa mãn được lòng tự tôn dân tộc, có quyền thể hiện sự tức tối một cách ti tiện với những dân tộc khác. Ngoài ra, chủ nhà hàng này còn thể hiện một ý thức chính trị suy đồi bởi nhận thức mù lòa về những dân tộc láng giềng xung quanh mình"


Nhà văn Nguyễn Đình Tú
Read more…

LÍNH TRUNG QUỐC HIỆN NGUYÊN HÌNH NGOÀI TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM

tháng 2 28, 2013 |
(GDVN) - Từ ngày 18/2/2013 lính Trung Quốc đồn trú (trái phép) trên Đá Vành Khăn (trong cụm Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) "suốt 20 năm nay" vẫn khoác áo "Ngư chính" đã chính thức thay quân phục quân đội Trung Quốc.










Lính hải quân Trung Quốc trá hình dưới vỏ bọc "nhân viên Ngư chính" chiếm đóng trái phép Đá Vành Khăn


Tờ Tin tức Tham khảo, Thời báo Hoàn Cầu và nhiều trang mạng Trung Quốc hôm qua 27/2 đưa tin, bắt đầu từ ngày 18/2/2013 lính Trung Quốc đồn trú (trái phép) trên Đá Vành Khăn (trong cụm Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) "suốt 20 năm nay" vẫn khoác áo "Ngư chính" đã chính thức thay quân phục quân đội Trung Quốc.


Cũng trong ngày 18/2, lực lượng quân Trung Quốc đồn trú trái phép trên Đá Vành Khăn thay đổi lại phiên hiệu tàu thuyền, đơn vị theo hệ thống phiên hiệu đơn vị của hải quân Trung Quốc. Tờ Tin tức Tham khảo cho hay, đây là "thái độ cứng rắn và bước đột phá quan trọng" của cái gọi là "bảo vệ chủ quyền" của Trung Quốc kể từ sau vụ Scarborough, thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" đến nay.










Nhà nổi quân sự bê tông kiên cố Trung Quốc xây dựng trái phép tại Đá Vành Khăn từ 1998 đến nay


Đá Vành Khăn nằm trong cụm Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, tuy nhiên Trung Quốc, Philippines và Đài Loan cũng tuyên bố "chủ quyền" đối với khu vực này. Năm 1983, Trung Quốc tự đặt tên cho Đá Vành Khăn là hòn Mỹ Tế trong khi Philippines gọi là bãi đá Panganiban, tên quốc tế bằng tiếng Anh của Đá Vành Khăn là Mischief.


Tháng 2/1995 Trung Quốc điều 7 tàu đến Đá Vành Khăn bắt giữ và trục xuất các ngư dân Philippines đang đánh bắt cá tại đây, sau đó Bắc Kinh liên tục xây dựng (trái phép) những cấu kiện hình đa giác trên những cọc thép tại Đá Vành Khăn và cắm cờ Trung Quốc.



Từ tháng 11/1998 Trung Quốc tiếp tục phái 7 tàu chở theo rất nhiều thợ và vật liệu xây dựng ra Đá Vành Khăn xây dựng trái phép nhà nổi bê tông mà Bắc Kinh gọi là "lấy chỗ cho ngư dân Trung Quốc tránh bão". Philippines phản đối dữ dội, Bắc Kinh mời Manila "dùng chung" những cấu kiện này, nhưng Manila đã từ chối.


Từ đó tới nay, Trung Quốc liên tục xây dựng và gia cố nhà nổi bê tông tại Đá Vành Khăn, lắp đặt hệ thống radar vệ tinh và phái lực lượng chốt giữ với vỏ bọc là "nhân viên lực lượng Ngư chính", nhưng thực chất là lính hải quân.
Read more…

Sáng kiến ngày mới

tháng 2 27, 2013 |
 

 

Trong những ngày qua, giới trẻ cả nước khá xôn xao về thông tư liên tịch số 13 sửa đổi, bổ sung một số điều về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình vừa được Bộ Quốc phòng và Bộ GD&ĐT ban hành, công dân nhận được lệnh gọi nhập ngũ và giấy báo nhập học cùng một thời điểm thì phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, kể cả trường hợp lệnh gọi nhập ngũ quy định thời gian có mặt sau thời gian nhập học. Riêng công dân sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập học mới nhận được lệnh gọi nhập ngũ thì được tạm hoãn nhưng phải có xác nhận của hiệu trưởng và cơ quan quân sự địa phương.

Xung quanh vấn đề này có rất nhiều ý kiến khác nhau, có những bạn rất ủng hộ nhưng có những bạn cũng kêu trời vì sợ mình phải sợ phải đi nhập ngũ. Điều mà làm tôi thực sự bất ngờ đó là việc một số trang dân chủ, trang tuổi trẻ yêu nước liên tục kêu gào, phản đối thông tư liên tịch trên.

Bất ngờ vì hầu hết các bạn trẻ tự nhận mình trong nhóm “tuổi trẻ yêu nước”, “sơn hà nguy biến”, đội bóng đá No-U … là những bạn đang hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây luôn mồm nói chúng tôi là những người yêu nước, vì Hoàng Sa – Trường Sa, luôn sẵn sang xả thân vì tổ quốc, vì biển đảo…. Ấy vậy mà, khi nghe đến nhập ngũ là “co vòi” hết cả lại, rồi ra sức kêu gào phản đối nhập ngũ, vậy thử hỏi các bạn có xứng đáng với hai từ “yêu nước” hay không?

Tôi có sáng kiến là cho hết mấy anh bạn trẻ của nhóm “tuổi trẻ yêu nước”, “sơn hà nguy biến”, đội bóng đá No-U lên đường nhập ngũ, mà tạo điều kiện cho các bạn ấy được làm nghĩa vụ ở những địa bàn vùng xâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo để thể hiện lòng yêu nước, thay vì các bạn ấy toàn nói mồm mà chẳng chịu có hành động thiết thực nào.

Ủng hộ sáng kiến của tôi thì xin like ủng hộ và hát vang bài hát nhé!

 

 

“Hôm nay em đi bộ đội, màu xanh áo mới tinh khôi,màu xanh của tuổi đôi mươi, giữ muôn trùng cờ sao phấp phới.

Trong tiếng hát vang oai hùng, chân đều chân vai vác súng. Nhìn em như khói thép đã được nung ý chí diệt thù.

Lá thư, gửi về thôn xóm,viết thăm bà con xa gần, đất nước ta đang dựng xây, đế quốc manh tâm tàn phá hỡi những thanh niên mau đi cùng em.
Ngày về thăm, lối xóm thân yêu vây quanh nhìn em mừng em, bé gái hôm nao là cô chiến binh. Ngồi nghe em kể nay em đã chiến đấu với anh trai thành đã đi tòng quân hôm xưa.

Hôm nay em đi bộ đội, giờ đây em lớn khôn thôi, rừng xanh biên giới xa xôi có nơi nào là em không tới. Bên những chiến binh kiên cường em lập công em quyết thắng. Đồng sâu hay núi lớn súng cầm tay em đếm xác thù.
Áo em bạc màu sương gió, chiến công nở như hoa rừng. Đất nước quê hương cần em, những đứa con yêu tổ quốc, tiến bước đi lên quyết dành toàn thắng.”

Người nhặt nắng
Read more…

Đám xiếc rong

tháng 2 27, 2013 |


Đọc bài “gánh hát dân chủ” của tác giả Rooney đăng trên http://vietnamconghoa2012.blogspot.com/, tôi cảm thấy rất tâm đắc về bài viết này, đúng là hiện nay chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy “Gánh hát dân chủ mà Mỹ đã và đang công diễn, rêu rao khắp thế giới về cái gọi là vi phạm dân chủ, quyền con người nhằm áp đặt, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước chứng minh một điều: không có chuẩn mực nhân quyền nào chung cho các quốc gia, trái lại nó còn thể hiện sự ngạo mạn của một sâu diễn đã lỗi thời, không phù hợp với quy luật thời đại.

Mấy ngày qua, tôi suy nghĩ băn khoăn không biết nên lột tả cái đám “ăn theo nói leo” mà chúng ta vẫn gọi chung chúng vào một mớ đó là các “nhà dân chủ”. Đã có người từng ví đám dân chủ ở Việt Nam như là một dạng chợ trời thời đại. Cũng bán mua xôm tụ, cũng lắm trò kẻ cắp bà già gặp nhau. Cũng nhộn nhịp kẻ bán ngư­ời mua. Cũng nhốn nháo sall-off đầu năm cuối năm… Thật thú vị. Dưới góc nhìn của tôi thì lại thấy cái mớ hỗn tạp và hỗn độn ấy dường như­ giống một gánh xiếc rong hơn là một cái chợ. Chợ thì có phiên có lề. Đến hẹn lại lên. Thực chất thì chợ dân chủ Việt Nam đâu có đ­ược họp th­ường xuyên, dăm thì m­ời họa, chủ yếu phụ thuộc vào hứng của các "nhà dân chủ". Còn đám xiếc rong thì nay đây mai đó, nay chợ huyện này mai phố thị nọ, chẳng cần phiên lệ chi hết, cứ còn khách là còn diễn, hết khách lại đi. Đấy, dưới đường lại có tiếng kèn của đám xiếc rong, lúc réo rắt như nước chảy, lúc sầm sập như cháy nhà và tiếng la ó của lũ trẻ. Chao ôi là lũ trẻ. Chúng nó hiếu kỳ thì phải biết. Cả lũ trẻ con lốc nhốc lớn nhỏ kéo theo thành một đoàn dài, thỉnh thoảng lại ré lên c­ười cho thoả thích, vì bị kích động bởi đám khỉ già cau có, hay con vẹt láu lỉnh, lại còn đám chó nhắng nhít chạy quanh quẩn xung quanh đám khỉ nữa, chỉ chờ có con khỉ nào lỡ tay là ăn đòn với chúng. Thằng bé con, chắc là chuyên lo việc quảng cáo, tiếp thị và thu tiền, vừa dứt tiếng kèn của cụ già râu bạc là the thé: “Gánh xiếc Rân trủ sin hân hạnh kính chào quý khán giả. Đến với trúng tôi hôm lay, quý vị xẽ được thưởng thức những tiết mục có một không có hai chên thế dan nầy”.

Cụ già kiêm tr­ưởng đoàn xiếc đang ngồi sau con ngựa già kẽo kà kẽo kẹt, già chẳng kém gì chủ. Con ngựa cúi đầu, oằn trên vai nó là cả cái xe loang lổ xanh đỏ, loang lổ những dải cờ bay lất phất trong gió, cứ nằng nặng, cứ tồi tội làm sao. Cụ già thỉnh thoảng nghỉ kéo kèn để đập lên l­ưng con ngựa già vài cái, ý bảo đi đi, đừng t­ưởng bở đã đ­ược nghỉ, tao đi cả đời mà chưa đ­ược nghỉ ngơi đây. Đám xiếc hạ sân khấu ở ngã ba đường. Mà có gì đâu. Vẫn con ngựa ấy. Vẫn cái xe ấy. Chỉ bỏ mái che ra là thành sân khấu thôi mà. Mấy con khỉ nhe răng doạ nạt đám trẻ con làm chúng ré lên thích thú. Con vẹt thét lên the thé “Gánh xiếc Rân chủ sin kính chào quý khách”, “kính chào quý khách” thỉnh thoảng bị đám chó doạ nạt thì cau có “đồ mạt hạng”, “đồ ngu dốt”… Đám chó thì sủa nhặng lên, lúc thì sủa thằng bé con, lúc thì quay sang nhau gầm gừ. Cụ già chán ngán và lơ đãng nhìn cái đám ô hợp ấy, co người lại vì rét. Ôi giá mà có cái chăn lông to ở đây thì tốt, tha hồ ấm. Lại có thêm được cái bánh mì nóng nữa thì… Trời mỗi ngày một lạnh, cái rét nàng Bân, bà già còn chết cóng, huống chi… Giá mà có cái chăn lông to. Ngủ hay mơ đều thú. Đời xiếc rong ta mấy mươi năm rồi, ước mong chi được tới thiên đường lần nữa, cho đám chó khỉ này đi lần nữa. à mà không. Cái lũ này, lên được thiên đường thì lại vênh váo, chúng hoá thành tinh chó, tinh vẹt, tinh khỉ hết. Ôi, thiên đường! ấy! Trông cụ những lúc ấy ngây thơ, tội nghiệp lắm! Đời cụ đã đ­ược lên thiên đường một lần, đã đ­ược tận mắt nhìn thấy cái thiên đ­ường ấy để mà cụ lúc nào cũng mong đ­ược đi lần nữa, xem lần nữa, sờ tận tay, trăm nghe không bằng mắt thấy mà. Ôi cái thiên đường ấy, sao mà thơ mộng và đẹp đẽ đến vậy. Sao mà hào nhoáng, sáng chói đến thế. Nó làm cụ mê mẩn, ước gì, ước gì... Nó vừa giống như cái bánh, lại vừa giống như cái chăn lông. Cụ khao khát lắm, cụ khao khát đến nỗi cụ muốn tung hê tất cả cái lũ người ngợm ngu dốt kia đi. Các người cười mới nhạt nhẽo làm sao. Các người cười vì cái đám khỉ chó kia ư? Sao các người không chịu hiểu, đứng trước các người không phải chỉ là một tên diễn viên xiếc, không chỉ là một tên hề đâu nhé. Và lũ chó kia, lũ vẹt kia, lũ khỉ hỗn láo kia cũng không phải là vẹt là chó là khỉ bình thường đâu nhé. Chúng đều là các “nhà dân chủ” đấy. Các ngươi cười à?! Vỗ tay à?! Cứ cười đi, cứ vỗ tay đi, rồi các ngươi sẽ biết tay ta. Lũ người xấu xí, ngu dốt và mạt hạng kia đã không thể biết được ta đã lấy trộm được vũ khí bí mật từ thiên đường mang về hạ giới, thứ vũ khí có thể làm câm miệng các ngươi ngay lập tức. Các ngươi rồi sẽ biết tay ta. Các nhà dân chủ đâu, hãy cho thế giới này biết tay ta. ối chao, khiếp quá, lũ trẻ con láo nháo chạy ra, lũ khỉ nhe răng, hoà với tiếng sủa của mấy con chó, lại có tiếng vẹt loé xoé “Biết tay ta”, “Biết tay ta”, “Biết tay ta”, “đồ ngu dốt”, “đồ mạt hạng”… Dàn đồng ca hỗn độn ấy làm cho đám đông sửng sốt, lũ trẻ trố mắt, dán vào từng cử động của cụ già. Cụ múa hai tay như đảo gió, hai chân cụ quay như lên đồng, mặt ngước lên trang trọng như đang trong lễ tế trời. Cụ múa, cụ quay chậm dần, chậm dần, chậm dần… Khán đài im phăng phắc. Bỗng trống đánh liên thanh Uỳnh uỳnh uỳnh oàng! Choang choang choang… choang! Thùng thùng thùng cắc! Trống cái, trống con. Chiêng cái, chiêng con. Cả cái nồi nhôm thủng đít cũng choe choé. Chát chát chát chít. Nó đây! Nó đây! “Cây đũa thần” đa nguyên đa đảng! Chòm râu cụ rung giần giật, hay tay cụ nâng hai cây đũa bên xanh, bên đỏ, đuôi có gắn tua rua vàng tím đen, trông mỏng manh vậy mà như nâng cả bầu trời trên vai. Cả đám đông lặng đi. Lũ trẻ tròn xoe mắt. Bỗng cái con Tí xoăn bé loắt choắt, len được vào sát chân đài xiếc, trỏ vào cây đũa thần trên tay cụ già, bảo, sao nó giống đôi chuyền của con ở nhà, con cho búp bê chơi. Đũa của con, đũa của con, trả đũa cho con. Đám đông bừng tỉnh vì tiếng con bé con nheo nhéo. Ôi dào ôi. Cứ tưởng “cây đũa thần” nào, có mà đũa mốc. Thế mà bảo kinh thiên động địa. Phí tiền quá. Tưởng gì, biết thế này chẳng thèm bỏ thời giờ mà đến đây. Chúng mày về mau, về đi học. Tiền đâu để chúng mày ngồi đây hả. Đám đông mất hứng, cứ tản mát dần, tản mát dần… Rồi đến lũ trẻ cũng chán. Lũ khỉ có nhăn mặt xấu hơn nữa cũng chẳng có thêm gì mới. Con vẹt có nói láo toét hơn nữa cũng chẳng làm chúng để tâm. Chúng đã háo hức chờ là chờ cái vũ khí bí mật kia cơ. Cái thứ vũ khí kinh hồn mà cụ già hứa hẹn cơ. Thế mà lại là cái đôi đũa mốc vứt ở bờ giếng, là trò chơi của mấy đứa con gái, đúng là định lừa trẻ con đấy mà. May mà có cái con Tí xoăn nó phát hiện ra.

Một lát sau, thì cái đám người quây quanh gánh xiếc đã vắng tanh, vắng ngắt. Cụ già và đám chó, khỉ, vẹt vẫn đang còn say choáng trước cây đũa thần, vẫn chưa định thần lại được. Khi tỉnh lại nhìn quanh đã chẳng còn ai, trời nhá nhem rồi. Thằng bé láu cá vội xem lại cái mũ trong tay nó, ỉu xìu đưa ra vài đồng bạc lẻ, quay đít lầm bầm chẳng hơn gì hôm qua. Cụ già lại thở dài. Đời người mới bạc bẽo làm sao. Kiếp hề xiếc rong thật là buồn. Bày trò vui thì người xem, người vỗ tay cư­ời, có trò tội gì không xem. Hết trò, ai lại về nhà ấy. Đám trẻ ranh thì xem mãi cũng chán. Thời buổi bây giờ có khối thứ để chúng quên mất đám hề, đám chó khỉ quê mùa, rẻ mạt. Thế là gánh xiếc rong lại lủi thủi xếp đồ, lếch thếch kéo nhau đi phiên chợ khác. Chợ lại buồn tênh.

Người nhặt nắng


 
Read more…

Nguyễn Trung Lĩnh – anh là ai?

tháng 2 27, 2013 |


Nói đến Nguyễn Trung Lĩnh, hẳn nhiều nhà dân chủ trong nước, nhất là những người đã từng vào tù ra tội và một số người Việt hải ngoại đã không còn lạ lẫm gì với những chiến tích ngấm ngầm phá hoại phong trào dân chủ, những trò bịp bợm, gian manh đã được phanh phui, lật tẩy qua nhiều vụ việc mà tên này gây ra trong suốt quá trình hoạt động từ đất nước CHLB Đức cho đến khi về Việt Nam đến nay, rất nhiều tổ chức, đảng phái mà Lĩnh đã tuyên bố thành lập, như “nhóm những người yêu nước Việt Nam” (tại Đức năm 1991), “đảng thống nhất dân chủ Việt Nam”, “ nhóm người Việt Nam yêu nước”, “lực lượng chính trị đối lập Việt Nam”, chúng ta đều chưa thấy có đóng góp nào  cho phong trào dân chủ trong nước, rất nhiều điều tiếng xung quanh con người này. Vậy con người thật của Lĩnh là như thế nào, sao lại thành lập nhiều tổ chức, đảng phái và tại sao những tổ chức này lại sớm chết yểu đến vậy.

Trước hết, đứng ở khía cạnh tích cực thực tâm muốn đóng góp cho phong trào dân chủ trong nước có thể thấy Lĩnh là một người mặc dù trình độ, uy tín hạn chế, nhưng lại thích khoe trương, thích “nổ”, cao ngạo luôn tự cho mình có trí tuệ, đầu óc đứng trên thiên hạ, chẳng vậy mà trước đây Lĩnh đã viết bài “trí thông minh và danh dự của người Việt Nam”, nội dung đánh giá người dân Việt Nam không những có trí tuệ thấp kém mà còn có đặc điểm tính cách rất xấu như bảo thủ, hay kèn cựa đấu đá lẫn nhau nên khó phát triển được. Việc Lĩnh tuyên bố thành lập tổ chức, đảng phái này nọ chắc không thể quy tụ liên minh với những người Việt Nam có trí tuệ thấp kém bởi sẽ chẳng làm nên việc lớn, nếu vậy Lĩnh sẽ tự mình làm chăng hay tìm chọn con người cho tổ chức của mình là đồng bào hải ngoại và dựa dẫm vào ngoại bang lắm tiền nhiều của và cũng lắm trí thông minh trợ giúp cho Lĩnh. Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, trong các cuộc cách mạng chống ngoại xâm và kể cả những cuộc lật đổ chế độ độc tài trong nước đều cho thấy thắng lợi chỉ đến bằng sức mạnh của nội lực, nhưng Lĩnh lại hoàn toàn trái ngược với nguyên lý căn bản này, phải chăng  Lĩnh lại có phát kiến khác người, không hiểu trước khi làm việc lớn, Lĩnh có tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của các bậc tiền bối hay lại coi thường họ nốt.

Xét về khía cạnh kinh tế, chúng ta thấy hầu hết những lần mà Lĩnh kêu gọi lập các tổ chức đều kêu gọi tài trợ, quyên góp bằng nhiều hình thức khác nhau và để thuận lợi cho việc này Lĩnh đã viết với những lời tuyên bố, kế hoạch hành động rất hoành tráng, nhưng kết quả thì lại kiểu “đầu voi đuôi chuột”. Tuy vậy, Lĩnh là người có khả năng nhanh nhạy nắm bắt, biết cách phát huy tác dụng, không biết với nhiều tổ chức mà Lĩnh từng tuyên bố thành lập đã mang lại nguồn thu bao nhiêu tiền cho Lĩnh và liệu đã đủ để Lĩnh nuôi sống  gia đình và bản thân được thoả mãn mọi thú chơi cao sang chưa, liệu Lĩnh đã được xếp hạng có số má đại gia dân chủ như Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Khắc Toàn hay Lê Thị Công Nhân chưa; thật xót thương cho những tấm lòng hảo tâm, những người vì chính nghĩa đã bị lừa gạt  bởi trò chính trị ma giáo, bịp bợm của Lĩnh. Đúng là lòng tham con người vô đáy, với sức hút mãnh liệt của đồng tiền và danh vọng nó khiến con người ta sẵn sàng bán mình cho quỷ dữ.

Từ các khía cạnh nêu trên, chúng ta đã thấy rõ bản chất thật con người của Lĩnh là như thế nào, dù là “chim mồi” của công an hay con buôn chính trị siêu hạng thì đều là những kẻ vặt lông lẫn đồng loại, đáng phải chịu sự lên án mạnh mẽ của công luận và sớm loại bỏ ngay ra khỏi cuộc đấu tranh cho dân chủ trong nước. Nếu Lĩnh không còn chút tự trọng, vẫn tiếp diễn các âm mưu đen tối với những chiêu bài kiểu “dự án chính trị” thì mong mọi người cần cảnh giác, không tiếp tay cho kẻ làm chính trị ma giáo, bịp bợm và lưu manh này.

Anh em dân chủ

 

 

 
Read more…

Tuổi trẻ vững niềm tin với Đảng

tháng 2 27, 2013 |


Năm 2013 khép lại với nhiều khó khăn và thách thức. Nền kinh tế toàn cầu lâm vào tình trạng suy thoái, tình trạng nợ công, thất nghiệp làm cho nền kinh tế các nước trên thế giới lao đao. Trên thế giới sự nghèo đói, chiến tranh, xung đột sắc tộc, khủng bố vũ trang… vẫn diễn ra cướp đi mạng sống của nhiều dân thường vô tội.

Trong nước, cùng với sự ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế thế giới, nền kinh tế cũng bộc lộ nhiều yếu kém hạn chế và sự yếu kém trong quản lý điều hành của các ngành các cấp. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên trở thành mối quan tâm, lo lắng của toàn Đảng, toàn dân.

Trong bối cảnh ấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng chúng ta đã từng bước vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả đáng tự hào: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; lạm phát được kiềm chế thành công ở mức một con số (6,81% so với 18,13% năm 2011); tăng trưởng GDP đạt trên 5%. Lần đầu tiên Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục - gần 115 tỷ USD; vươn lên đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, với gần 8 triệu tấn. Dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước tới nay, tỷ giá cơ bản ổn định, niềm tin vào đồng Việt Nam được nâng lên, an sinh xã hội được bảo đảm, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1500 USD/người/năm. Trong bối cảnh khó khăn chung, Việt Nam vẫn huy động trên 13 tỷ USD vốn FDI, gần 6,5 tỷ vốn ODA, cho thấy niềm tin và sự ủng hộ của các nhà đầu tư, các đối tác đối với tiến trình phát triển của Việt Nam. Du lịch được coi là một điểm sáng, đã đón hơn 6,8 triệu lượt khách quốc tế, 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu đạt khoảng 160.000 tỷ đồng; Công tác xây dựng Đảng được tăng cường. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng được triển khai sâu rộng với tinh thần nghiêm túc, cầu thị và xây dựng, đã mang lại những kết quả bước đầu quan trọng. Không khí dân chủ trong Đảng, trong xã hội tiếp tục được phát huy. Bên cạnh đó, công tác đối ngoại được triển khai sâu rộng, với tinh thần chủ động, tích cực và hiệu quả, cả trên bình diện song phương và đa phương; cả đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân, qua đó tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi giữa Việt Nam với các nước, củng cố và nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, tạo môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mặc dù hiện nay, đất nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách đặc biệt là nạn tham nhũng, suy thoái đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên, kinh tế đất nước bộc lộ nhiều yếu kém…  Nói như chủ tịch nước Trương Tấn Sang “Niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ đang bị suy giảm do tệ tham nhũng, lãng phí, suy thoái đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên”. Nhưng nhìn vào những kết quả trong năm qua và những việc mà Đảng đang làm thì tuổi trẻ chúng tôi có một niềm tin sâu sắc với Đảng. Thế hệ trẻ tin rằng có sự lãnh đạo của Đảng, có sự đồng tâm hiệp lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị thì không có khó khăn, thách thức nào chúng ta không vượt qua. Thế hệ trẻ ngày nay luôn vững tin vào Đảng và nguyện sẽ tiếp bước dưới là cờ vinh quang của Đảng.

Người nhặt nắng
Read more…

Bộ mặt thật của Nguyễn Quốc Quân

tháng 2 27, 2013 |
Thời gian gần đây, trên các trang web phản động, các diễn đàn, facebook, blog của bọn phản động trong và ngoài nước ra sức “kêu gào” đòi thả tự do cho Nguyễn Quốc Quân – thành viên của tổ chức phản động Việt Tân bị CQAN Việt Nam bắt ngày 17/4/2012 về tội khủng bố. Cá biệt có những tổ chức về nhân quyền như “Đài Quan sát bảo vệ các nhà hoạt động nhân quyền” - một tổ chức kết hợp giữa Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn (OMCT) cũng lớn tiếng kêu gọi có hành động khẩn cấp can thiệp cho trường hợp Nguyễn Quốc Quân – người sẽ bị đưa ra xét xử tới đây. Vậy Nguyễn Quốc Quân là ai? Vì sao Quân bị bắt? Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu về tên phản động, tên khủng bố đất nước này.

images
1. Nguyễn Quốc Quân – “tên phản động bán nước”
Sinh ngày 20/11/1953 tại Hà Nội. Năm 1954, Nguyễn Quốc Quân cùng gia đình di cư vào Nam. Từ 1965 đến 1975, Quân học tiểu học, rồi trung học và đại học tại Sài Gòn. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nguyễn Quốc Quân là giáo viên tại thị trấn Rạch Sỏi, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Tháng 8/1981, Quân ta vượt biên trái phép sang định cư tại bang California, Mỹ. Trước đó, năm 1980, tại California, Mỹ, Hoàng Cơ Minh, nguyên là phó đề đốc Hải quân Sài Gòn đã thành lập tổ chức phản động mang tên "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam", quy tụ một số thành phần là sĩ quan, binh lính chế độ cũ với mục đích hoạt động vũ trang phá hoại, tiến tới lật đổ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tháng 6/1981, Hoàng Cơ Minh lập "căn cứ kháng chiến" tại Udon để thu nạp số thanh niên vượt biên đang ở các trại tị nạn Thái Lan, Indonesia… rồi tiến hành huấn luyện vũ trang để đưa về Việt Nam thực hiện các hành vi khủng bố như đánh bom vào tượng Bác, quảng trường….
Ngày 10/9/1982, tại căn cứ Udon, Hoàng Cơ Minh đã tổ chức đại hội rồi lập ra cơ quan trung ương đầu não, chỉ huy mọi hoạt động của Mặt trận, gọi là "Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng", viết tắt là "Việt Tân". Tháng 6/1986, Nguyễn Quốc Quân gia nhập tổ chức phản động "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam". Do có học vị là tiến sĩ Toán, bọn cầm đầu "mặt trận" giao cho Nguyễn Quốc Quân lập trình phần mềm tin học quản trị thành viên, cùng thiết lập hệ thống quản lý hồ sơ nhân sự cho "mặt trận".
Sau khi cái gọi là "chiến dịch Đông tiến 1, 2, 3" thất bại, Hoàng Cơ Minh bị dân quân, bộ đội cách mạng Lào bắn chết trên đường xâm nhập qua đất Lào để vào Việt Nam tổ chức vũ trang bạo loạn, bọn chóp bu "mặt trận" như rắn mất đầu nhưng chúng vẫn không từ mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá Nhà nước Việt Nam.
Tháng 9/1990, nhằm tạo vỏ bọc quy tụ những đối tượng người Việt cực đoan, phản động, cùng những trí thức không am hiểu tình hình đất nước để thực hiện âm mưu khủng bố, lật đổ chính quyền, bọn cầm đầu Việt Tân chỉ đạo Nguyễn Quốc Quân thành lập cái gọi là "hội chuyên gia Việt Nam" do Vũ Quý Kỳ làm chủ tịch, Nguyễn Quốc Quân là tổng thư ký, trong đó Nguyễn Quốc Quân được phân công soạn thảo các tài liệu tuyển lựa nhân sự, tài liệu an ninh nội bộ, viết phần mềm mã hóa thông tin dưới hình thức ngụy trang, có tên gọi "bói Kiều", hướng dẫn các thành viên trong tổ chức học tập các bài về an ninh, các phương pháp khủng bố. Bên cạnh đó, Việt Tân còn thành lập các tổ chức ngoại vi như "Liên minh Việt Nam tự do", "Ủy ban vận động chính trị người Mỹ gốc Việt", "Mạng lưới tuổi trẻ Việt Nam lên đường"...
2. Vì sao Quân bị bắt ở Việt Nam
Năm 2012 không phải là lần đầu tiên tên Việt tân bán nước này bị bắt giữ. Trước đó đầu năm 2007, Việt Tân thực hiện "Kế hoạch sang sông" với hình thức thăm thân nhân, du lịch hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư rồi thông qua đó, chụp ảnh, vẽ sơ đồ, tìm hiểu quy luật làm việc của những cơ quan trọng yếu của Nhà nước Việt Nam (mà nhóm Mai Hữu Bảo, Nguyễn Thị Xuân Trang, Nguyễn Tấn Anh đã bị bắt quả tang khi đang chụp ảnh Cơ quan Bộ Công an phía Nam vào ngày 3/4/2008 là một điển hình), đồng thời cử người xâm nhập trái phép qua ngả biên giới Việt Nam - Campuchia, tổ chức các trạm giao liên, các chỗ trú chân để hình thành một đường dây đưa người, vũ khí, chất nổ vào Việt Nam tiến hành khủng bố.
Một trong những thành viên được bọn cầm đầu Việt Tân điều sang thực hiện "Kế hoạch sang sông" chính là Nguyễn Quốc Quân. Tháng 10/2007, sau khi trực tiếp soạn thảo truyền đơn để đưa về Việt Nam tán phát, Nguyễn Quốc Quân đã xâm nhập Việt Nam trái phép theo lối mòn của dân buôn thuốc lá lậu ở khu vực cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, rồi tìm hiểu đường đi lối lại, từ Mộc Bài về TP HCM. Đầu tháng 11/2007, Nguyễn Quốc Quân quay về Mỹ, báo cáo cho bọn cầm đầu Việt Tân biết kết quả của chuyến xâm nhập. Ngày 9/11/2007, Quân từ Mỹ sang Thái Lan, gặp Nguyễn Hải (tức Khunmi Somsak, Nguyễn Quang Phục) rồi cùng Hải đi Campuchia. Tại đây, Quân được Nguyễn Ngọc Đức, là "trung ương ủy viên Việt Tân" giao cho 2 điện thoại di động số Campuchia, 3 simcard số Việt Nam cùng một chứng minh nhân dân Campuchia giả mạo, mang tên Ly Seng.
Sáng 17/11/2007, Ly Seng (Quân) xâm nhập vào biên giới Việt Nam – Campuchia với mục đích mang thư, truyền đơn phản động. Nhưng khi vừa vượt qua biên giới thì bị cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh bắt giữ với lý do xuất nhập cảnh trái phép. Kiểm tra trong người ông ta, chỉ duy nhất có một thẻ căn cước Campuchia với tên Ly Seng. Thoạt đầu, Nguyễn Quốc Quân vẫn cứ khăng khăng cho rằng mình là người… Campuchia, và nếu có tội thì chỉ là tội nhập cảnh trái phép! Tuy nhiên, trước những chứng cứ cụ thể, Nguyễn Quốc Quân đã thú nhận căn cước Campuchia là căn cước giả, Ly Seng là tên giả, còn bản thân ông ta là “trung ương ủy viên Việt Tân”.
Sau khi bị bắt, Nguyễn Quốc Quân đã thành khẩn khai báo về tổ chức khủng bố Việt Tân và kế hoạch xâm nhập Việt Nam là để kiểm tra đường dây bất hợp pháp làm cơ sở cho những lực lượng về sau này. Bên cạnh đó, ông ta còn khai rõ về "kế hoạch Đông tiến 07", "ban phát triển quốc nội", "nhóm công tác C21", cũng như tên tuổi, chức vụ của từng đồng bọn trong tổ chức Việt Tân. Ngày ra tòa, căn cứ theo luật pháp Việt Nam, tòa đã tuyên phạt Nguyễn Quốc Quân 6 tháng tù giam, trục xuất về Mỹ sau khi hết hạn tù, Nguyễn Hải 9 tháng từ giam, quản chế 3 năm tại địa phương (tỉnh Khánh Hòa) sau khi hết hạn tù, và Nguyễn Thế Vũ 5 tháng 26 ngày tù giam, 1 năm quản chế...
Nguyễn Quốc Quân – ngựa quen đường cũ.
Sau lần bị bắt thứ nhất, và mặc dù đã viết đơn nhìn nhận tội lỗi đồng thời xin được khoan hồng nhưng khi trở về Mỹ, Nguyễn Quốc Quân vẫn không từ bỏ ý định chống phá, lật đổ Nhà nước Việt Nam. Trên trang web của tổ chức khủng bố Việt Tân, Nguyễn Quốc Quân qua nhiều bài viết, đã công khai bộc lộ ý đồ này.
Từ cuối năm 2008 đến 2011, Nguyễn Quốc Quân thường xuyên sang Malaysia, Thái Lan để huấn luyện cho các thành viên "Việt Tân" về kỹ năng bảo mật thông tin và phương pháp đấu tranh bất bạo động tại Việt Nam.
Ngày 17/4/2012, thực hiện ý đồ của tổ chức khủng bố "Việt Tân", Nguyễn Quốc Quân đã xâm nhập về Việt Nam bằng cái tên Richard Nguyen nhằm thực hiện kế hoạch kích động biểu tình, khủng bố, phá hoại lễ kỷ niệm 30-4 và 1-5 năm 2012 tại TP HCM và một số tỉnh, thành phố khác.
Hành vi nêu trên của Nguyễn Quốc Quân đã phạm vào tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân" quy định tại Điều 84 Bộ luật Hình sự như vậy việc bắt Nguyễn Quốc Quân là đúng pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam. Tới đây việc đem Quân ra xét xử thể hiện sự nghiêm minh của nhà nước đối với những kẻ đi ngược lại với quyền và lợi ích của nhân dân.
Người nhặt nắng
Read more…

Vì bình yên Tây Bắc

tháng 2 22, 2013 |

images


Nói đến Tây Bắc, chắc hẳn mọi người đều biết đến điệu múa xòe hoa của dân tộc Thái, điệu khèn, chợ tình của người Mông, với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu… Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới của đất nước.

Cuộc sống vốn yên bình của người Mông ở Tây Bắc bị xáo trộn sau sự kiện các thế lực thù địch tiếp tay cho bọn phản động trong nước lừa bịp người Mông tụ tập tại Mường Nhé, Điện Biên “xưng đón Vua” mà thực chất là kích động bạo loạn tiến tới lập “Vương Quốc Mông” tự trị, đòi tách khỏi lãnh thổ Việt Nam. Sự thật thì vấn đề Vương quốc Mông có như các thế lực thù địch xuyên tạc? Và ảnh hưởng của nó như thế nào đến đời sống của người Mông?

Trở lại lịch sử, người Mông có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau 3 đợt thiên di lớn, hiện nay người Mông ở Việt Nam có khoảng hơn một triệu người sống tập trung chủ yếu tại Tây Bắc. Quá trình di cư muộn vào Việt Nam nên người Mông thường sống ở vùng núi cao, đi lại khó khăn. Là dân tộc thiểu số trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, dân tộc Mông đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn 1954-1975, được sự hậu thuẫn của Mỹ đã hình thành cái gọi là lực lượng Vàng Pao có quân đội riêng (có căn cứ ở Lào) với ý đồ tập hợp lực lượng đối trọng với cách mạng, tiến tới lập quốc gia riêng cho người Mông ở Đông Dương. Sau ngày giải phóng, các thế lực thù địch vẫn không ngừng tiếp tay cho bọn phản động trong nước, kích động tư tưởng ly khai, âm mưu quốc tế hóa vấn đề Vương quốc Mông nhằm thực hiện chiến lược Diễn biến hòa bình đối với Việt Nam.

Nghiên cứu lịch sử quốc gia dân tộc trên thế giới, đối chiếu với các quy định của quốc tế, điều kiện cho sự ra đời một quốc-gia dân tộc cần: Một khu vực địa lý đủ lớn, ổn định lâu dài làm nơi định cư của đồng bào; Một thị trường kinh tế tương đối phát triển làm cơ sở cho đời sống của cư dân; Một trình độ phát triển tương đối cao về văn hóa, trước hết là về ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết riêng)… Và đương nhiên về mặt pháp lý nếu là một dân tộc muốn tách khỏi một quốc gia - dân tộc mà họ đang sinh sống, thì phải được Nhà nước đó chấp thuận. Vì vậy, không thể có cái gọi là Vương quốc Mông trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam thống nhất. Lợi dụng trình độ dân trí còn thấp của người dân, lợi dụng niềm tin tôn giáo cuồng tín, tâm lý ảo vọng về một Vương quốc riêng, các thế lực thù địch đã kích động người Mông tụ tập đông người tại Mường Nhé (Điện Biên) để phục vụ mưu đồ chính trị cho một số thế lực bên ngoài, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và công cuộc đổi mới của Việt Nam.

Và những ảnh hưởng của vấn đề Vương quốc Mông vẫn còn hiện hữu:

- Các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề này để xuyên tạc chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta với các luận điệu: Việt Nam không quan tâm người DTTS, đàn áp người DTTS… cổ vũ cho chủ nghĩa ly khai dân tộc, kích động hận thù dân tộc. Vấn đề Vương quốc Mông không chỉ liên quan người Mông ở một quốc gia, nó còn ảnh hưởng đến an ninh các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Lào, Myanma.

- Ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Cần phải khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Việc giữ vững ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết để thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với người Mông nói riêng, đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung. Sau sự kiện Mường Nhé, bà con người Mông vì bị lừa bịp nên đã bán hết tài sản, bỏ nhà cửa đi theo những niềm tin mù quáng - cuộc sống ngày càng khó khăn hơn.

- Khi bị kích động, tình cảm dân tộc kết hợp với niềm tin tôn giáo mù quáng sẽ là điều kiện cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan nổi dậy, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại công cuộc đổi mới. Bên cạnh đó, là địa bàn giáp biên giới, việc kích động lập Vương quốc Mông còn gia tăng các loại tội phạm nguy hiểm khác như: Buôn bán vũ khí, buôn lậu ma túy, mua bán người…

Thay cho lời kết, Giàng Dao một trí thức người Mông có uy tín tại Mỹ đã phát biểu sau sự kiện “xưng Vua” ở Mường Nhé, Điện Biên (2011): “Các bạn là người Mông nhưng cũng là người dân nước Việt. Mà đã là người dân nước nào thì phải tuân thủ pháp luật nước đó. Các bạn dù có những đòi hỏi nhưng cũng không được làm quá. Tôi chỉ nghe tin, cũng không biết là thật hay giả nữa, rằng các bạn đòi chính phủ Việt Nam cấp đất để các bạn lập vương quốc riêng. Điều này là không thể được đâu các bạn. Trên thế giới chưa có tiền lệ như thế. Đất đai nay đã có chủ, bà con người Mông ta dù ở nước nào cũng cần tuân thủ vào pháp luật của nước đó. Người Mông ở Việt Nam cũng phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng là chính phủ của người Mông. Do vậy, mong bà con người Mông ở Việt Nam, cụ thể là ở tỉnh Điện Biên, nếu nghe được lời nhắn của tôi, các bạn hãy nhớ tôi cũng là một người Mông như các bạn. Mong các bạn dù làm gì đi nữa thì cũng đừng làm như một vài người đã làm. Muốn làm gì, mong muốn điều gì, hãy trình bày với chính quyền, nói với chính phủ, đừng làm như những gì tôi nghe được. Thế giới này đã phân chia, có chủ cả rồi, mình ở đâu thì phụ thuộc đó. Tuân thủ pháp luật nơi đó thì mình mới là một công dân tốt. Xin kêu gọi bà con người Mông ở Điện Biên hãy bình tĩnh, không làm bừa bởi làm vậy sẽ không ai, không nước nào ủng hộ các bạn đâu. Càng làm, các bạn chỉ càng chuốc thêm đau khổ mà thôi”.

                                                                              Hoa đất

 

 
Read more…

NGHỀ DÂN CHỦ

tháng 2 20, 2013 |


Nghề là khái niệm dùng để chỉ một công việc của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Do sự phân công lao động, Nghề càng ngày được chuyên môn hóa theo hướng chuyên nghiệp, đặc thù của mỗi lĩnh vực. Dân gian ta vẫn thường nói: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”.

Đã là Nghề trước hết phải tạo ra sản phẩm (vật chất, tinh thần, yếu tố khác…) để nuôi sống bản thân và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Nghề đã gắn bó với con người trong quá trình sống sinh ra Nghiệp mà ta vẫn thường hay gọi là Nghề Nghiệp: thầy giáo thì theo nghiệp giảng dạy, nghề thầy thuốc theo nghiệp chữa bệnh… Trong một xã hội, nghề nào cũng phải chịu sự quản lý của pháp luật nơi mà cá nhân, tổ chức là một thành viên. Vậy mà, trong thời gian qua bản thân tôi có nghe đến một Nghề hết sức mới lạ trong xã hội, và chắc chỉ có ở Việt Nam: “Nghề dân chủ”. Dân chủ là gì thì có nhiều loại, khó cho người nghe một cách hiểu rõ ràng: dân chủ tư sản, dân chủ XHCN, dân chủ nửa vời… còn nhắc đến “Nghề dân chủ” thì chắc không ai có thể tưởng tượng ra đó là nghề gì? công việc đó có tạo ra sản phẩm để nuôi sống cá nhân, tổ chức nào đó theo nghề này không? có chịu sự quản của xã hội không?

Xin phép bỏ qua sự mạo phạm bởi vì sự thẳng thắn trong cách suy nghĩ có thể làm cho ai đó giật mình, nhưng có thể chỉ ra một số đặc điểm của cái gọi là “Nghề dân chủ” – thương hiệu đã gắn liền với một số cá nhân:

- Xã hội mà chung ta đang sống được đặc ân của bao thế hệ trên nền dân chủ XHCN. Không cần phân tích vì tính ưu việt của chế độ này đã được khẳng định: dân chủ nước ta gấp vạn lần dân chủ ở các nước tư sản. Ấy vậy mà một số cá nhân vẫn không ngừng hàng ngày, hàng giờ dương các khẩu hiệu “dân chủ” “quyền con người”, “đòi đa đảng” mà thực chất là tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá đảng nhà nước. Nhiều đối tượng chống phá không xuất phát từ hận thù giai cấp mà đơn giản chỉ vì những đồng tiền “bố thí” của các thế lực bên ngoài: Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Tiến Trung, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Anh… Và dĩ nhiên là tên tuổi của họ được biết đến nhiều hơn. Lợi dụng quá trình góp ý để  sửa đổi Hiến pháp, các “Nhà dân chủ” kiểu này mọc lên như nấm, đi kèm với đó là các luận điệu chống phá chế độ được ngụy trang kín đáo: Đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang… điển hình cho nghề dân chủ kiểu này là: Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện… và cũng như cha ông ta đã nói Nghề này đã gắn với Nghiệp. Cụ thể họ sống chết bằng Nghề, bằng những vốn liếng chính trị thấp kém, đơn giản chỉ vì: không chống phá lấy gì mà ăn - một số đối tượng sau khi bị ra tù vì bị kết án chống chính quyền nhân dân vẫn ngoan cố các hoạt động chống phá, bất chấp luật pháp, điển hình: Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý…

- Một nguyên tắc rõ ràng, Dân bầu ra Đảng, Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới đi kèm với đó là mở rộng dân chủ thông qua hệ thống hành pháp của Nhà nước. Những cá nhân được lĩnh trách nhiệm đưa đất nước này đến mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” phải là những người đủ đức, đủ tài, do nhân dân bầu lên, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân nhân, được sự kiểm chứng của thực tiễn. Dân chủ là cả một quá trình phấn đấu của tất cả các giai tầng trong xã hội, ngay cả những nước tư bản phát triển cũng không có dân chủ đích thực. Không phải những kẻ ăn không ngồi rồi, chỉ chăm chăm lợi dụng những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện đường lối, chính sách để vu cáo Đảng, Nhà nước, quy kết bản chất của chế độ; những kẻ mà chỉ đám đối thoại trên Internet chứ không dám lộ diện vì bị chê là ấu trĩ về chính trị; họ chí có danh “nhà dân chủ’ mà không xuất phát từ lòng yêu nước chân chính, vì sự phát triển chung của xã hội. Nhiều đối tượng được học hành, xuất phát điểm từ những Nghề được xã hội tôn vinh (luật sư, bác sỹ, linh mục…) nhưng lại cố theo cái “Nghề dân chủ này” để cố gắng khẳng định bản thân để rồi nhìn lại câu tục ngữ của dân gian vẫn thường nói lại thấy nuối tiếc: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

- Liệu rằng Nghề này có bị quản lý? Một nguyên tắc rõ ràng nếu vi phạm pháp luật thì bất kỳ ai cũng có thể bị xử lý. Chỉ có điều, xu thế dân chủ hóa đời sống xã hội đang được Nhà nước mở rộng. Thủ đoạn các “Nhà dân chủ” này thường núp dưới danh nghĩa góp ý, phản biện, thư ngỏ để thể hiện cái danh hão của mình và tiếp tay cho các hoạt động chống phá từ bên ngoài. Và khi bị chế tài của pháp luật trừng trị thì không ngừng kêu gọi sự can thiệp từ bên ngoài, vu cáo Nhà nước ta đàn áp các “Nhà Dân chủ” và được mang danh có một không hai: tù nhân chính trị.

- Nghề này chỉ tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của riêng cá nhân nào đó, đi kèm với đó là những ảnh hưởng của nó làm đầu độc tư tưởng nhân dân ta, tiếp tay cho kẻ địch chống phá… Và Nhà nước có phải trả lương cho những người làm Nghề dân chủ? Có đấy, đó là tiền của của nhân dân, Nhà nước để nuôi những giá trị “dân chủ ảo tưởng” trong nhà lao vì thành tích bất hảo chống đối chính quyền của mình.

Thiết nghĩ, phải lên án những cái gọi là “Nghề dân chủ” để thấy được bản chất của những cá nhân kiếm sống bằng Nghề chống phá Đảng, Nhà nước, thấy được những ảo tưởng chính trị hão huyền trong “giấc mộng” khẳng định bản thân bị pháp luật trừng trị, và hơn tất cả, thấy được giá trị của những Nghề chân chính trong xã hội.

                                                                            Hoa đất

 
Read more…

TÌNH BẠN

tháng 2 20, 2013 |
Yêu thương tưởng như đã qua thật ra vẫn vẹn nguyên như vẻ ban đầu của nó.

Có những thói quen ngỡ như đã trôi vào quên lãng nhưng lại đến vào một buổi chiều

bất ngờ đầy nắng gió. Kỉ niệm chúng ta sẽ luôn bên cạnh, mỉm cười cùng ta và tiếp

thêm cho ta nghị lực sống.

Thật hạnh phúc và may mắn khi xung quanh có những người bạn thật sự

để sẻ chia, bên nhau những lúc vui buồn...nhưng cuộc sống đâu phải khi nào cũng

được bên nhau, ai rồi cũng phải có cuộc sống riêng, những lối đi riêng, khoảng lặng

riêng...làm sao để chung bước cùng nhau mãi đây? Đã đến lúc phải học cách tự chăm

sóc cho bản thân rồi, không thể chui vào vỏ bọc che chở thêm lần nào nữa.

Không có ai bên cạnh không có nghĩa là mất hết sự sẻ chia, đồng cảm của

những người bạn. Bằng cách nào đi nữa những người bạn thực sự sẽ luôn cố gắng hết

sức để bên cạnh bằng cả tấm lòng, họ sẽ truyền niềm tin, nghị lực qua những dòng

tin nhắn chân thành, chan chứa yêu thương. Họ sẵn sàng vứt bỏ công việc để lắng

nghe bạn hàng giờ khi bạn không thể che giấu những dòng cảm xúc đang vỡ òa kia...

Đơn giản chỉ là những cái ôm xiết chặt, cái nắm tay, hay là cái giọng bla blo đáng

yêu đủ thứ trên đời...những thứ bình dị ấy đều có thể khiến trái tim bạn đứng lặng vì

sung sướng. Bạn là thế đó, có bao giờ bị bỏ rơi đâu, hãy tin là bên cạnh luôn luôn còn

những người quan tâm, dõi theo bạn trên từng bước đi. Bạn đừng bao giờ nghĩ mình

kém may mắn khi chưa tìm thấy tình yêu, dù không có một người cho riêng mình,

dù cho yêu thương chưa mỉm cười...nhưng bù lại trái tim bạn luôn được lấp đầy bởi

những người bạn thực sự. Có lẽ thế là đủ, còn cần gì hơn thế đây?

“ Bạn hãy nhìn những hạt cát dưới chân và nắm một nắm cát đầy đi. Bạn

biết không nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy.

Những hạt cát quá xa lòng bàn tay của bạn sẽ theo kẽ hở giữa những ngón tay bạn mà

rơi ra ngoài. Bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng sẽ càng rơi xuống nhiều hơn. Chỉ có

những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay, được bạn giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi.

Đó chính là những người bạn thân thiết - những người luôn bên cạnh ta dù cho có bất

cứ chuyện gì xảy ra. Hãy giữ gìn và nâng niu những hạt cát bé nhỏ ấy. Chúng sẽ ở

bên và lắng nghe bạn...mãi mãi”.

Câu chuyện về hạt cát đã cho ta thấy thế nào là một người bạn thực sự. Tình

bạn đem lại cho ta những trải nghiệm đầu tiên về cuộc sống, tình bạn đẹp và cao

thượng sẽ luôn còn mãi trong trái tim mỗi người như một miền kí ức tràn ngập nắng

ấm. Một buổi chiều ngược gió và lang thang về miền kí ức ấy...bạn sẽ mỉm cười thật

tươi khi nhận ra hình ảnh những người bạn...đơn giản mà thật ngọt ngào!
Read more…

Việt Weekly – mang tin tức Việt đến với Kiều bào ở vùng Little Saigon, Hoa Kỳ

tháng 2 19, 2013 |

tải xuống


Thành lập từ tháng 10 năm 2003, tuần báo Việt Weekly đã mở ra một khuynh hướng báo chí mới cho vùng Little Saigon, Hoa Kỳ, đi tiên phong trong cách đưa tin khách quan, tạo diễn đàn đa chiều cho nhiều khuynh hướng xã hội, chính trị khác nhau trên diễn đàn của Việt Weekly.

Năm 2006, nhân dịp sự kiện APEC diễn ra tại Việt Nam, Việt Weekly đã cử đoàn phóng viên về trong nước để đưa tin trung thực, khách quan. Trong dịp này, Việt Weekly đã phỏng vấn nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt và đưa hình ảnh ông Kiệt lên bìa báo. Nhân sự kiện chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2007, nhóm người chống cộng cực đoan tại Little Saigon đã phản đối, biểu tình nhằm triệt hạ tiếng nói của Việt Weekly.

Mặc dù bị biểu tình, bị "cấm phát hành" tại các khu chợ người Việt Nam, thân chủ quảng cáo bị đe dọa... Việt Weekly bị thiệt hại nặng nề về mặt tài chính, nhưng con đường truyền thông tự do, độc lập vẫn không làm nhóm chủ trương Việt Weekly chùn chân.

Liên tục trọng 6 năm trời, từ 2006 tới 2013, Việt Weekly đã nhiều lần cử đoàn phóng viên về nước để tham dự nhiều lễ hội, sự kiện ngoại giao được tổ chức tại Việt Nam, đưa nhiều tin tức mới mẻ về hiện tình đất nước cho người dân ở hải ngoại được tường tận. Sự kiện đáng ghi nhận nhất trong năm 2012 là chuyến đi tác nghiệp báo chí, ra đảo Trường Sa, do Bộ Ngoại Giao Việt Nam phối hợp cùng nhiều ban ngành, đưa đoàn kiều bào ra thăm và động viên các chiến sĩ Việt Nam đang canh giữ vùng biển đảo chủ quyền của Việt Nam.

Đầu năm 2013, với xu thế mới của luồng thông tin mạng cập nhật nhanh nhạy, Việt Weekly đã thực hiện trang mạng mới vietweekly.com và mở rộng thông tin hai chiều từ Việt Nam tới Hoa Kỳ. Cùng với việc mở trang mạng, Việt Weekly cũng thăm dò, tìm hiểu thông tin về việc mở văn phòng hoạt động báo chí công khai, chính thức tại Việt Nam. Gặp tôi trong dịp về dự Xuân quê hương 2013, Ông Etcetera Nguyen – tổng thư ký Việt Weekly cho biết: “Việc mở văn phòng hoạt động chính thức tại Việt Nam, sẽ giúp cho Việt Weekly có điều kiện tốt hơn để tiếp cận với tình hình thực tế tại Việt Nam, phản ảnh chính xác xã hội Việt Nam hơn. Chúng tôi sẽ tổ chức một mạng lưới phóng viên, cộng tác viên chính thức hoạt động báo chí tại Việt Nam, và tôn trọng những quy định, điều luật của nước sở tại về phương diện báo chí."

Người nhặt nắng

 
Read more…

KHÔNG BAO GIỜ QUÊN

tháng 2 17, 2013 |


Có thể là từ giờ cho đến sau này đi nữa em sẽ không quên anh - người đã khiến trái tim em lỡ nhịp, nhưng mãi mãi không bao giờ chung nhịp đập cùng em.

Hè năm ấy, anh bước vào cuộc đời em thật nhẹ nhàng, nắng, gió, và yêu thương... Cho dù biết anh nhắn tin và nói chuyện cùng em để tiếp cận cô ấy anh đã thực sự không hề biết trái tim em đã xốn xang biết bao vì anh. Sự xuất hiện của anh khiến em tin vào những điều chân thành và đơn giản. Anh yêu cô ấy nhưng không dám thổ lộ, lúc nào cũng chỉ đứng lặng nhìn và quan tâm cô ấy từ phía sau. Anh thật ngốc!

Mỗi lần anh ngốc như thế không hiểu sao em đều im lặng...Ngày nào anh cũng nhắn tin cho em, đi về cùng em, thân thiết với em... chỉ vì cô ấy. Và từ khi nào không biết em trở thành “quân sư tình yêu” trong mắt anh. Anh chưa bao giờ nhắn tin hỏi em dạo này thế nào, có khỏe không, có chuyện gì vui không? Những tin nhắn của anh mang lại cho em những nỗi buồn thầm lặng. Ngày nào anh cũng nhắc đến cô ấy khi đi cùng em, đã có lúc em thật sự không muốn hiểu anh nữa, em thấy mệt mỏi, muốn buông xuôi để quên anh. Nhưng em không làm được, vì anh đã trở thành “thói quen” của em không biết từ bao giờ, được nói chuyện cùng anh em thấy lòng mình được sưởi ấm... Cứ như thế, anh bước vào cuộc sống của em, tự nhiên và đơn giản vậy. Trên con đường dài quen thuộc, tiếng hai đứa đùa nhau cười náo loạn, rồi rượt đuổi nhau để cuối cùng nhìn nhau cười khó hiểu. Lúc ấy, dù mệt nhưng em thật sự thích anh như thế!


Và rồi cái ngày mà anh nói yêu cô ấy cũng đến, em dường như chết lặng vì điều đó, em vẫn bên cạnh anh, nói cười cùng anh nhưng giữa hai chúng ta luôn có một rào ngăn cách tình cảm. Và con đường quen thuộc ngày nào của hai đứa cũng xuất hiện hình bóng của một người... thứ ba. Từ đó em ít gặp anh hơn, và em cũng không còn nhận được những tin nhắn của anh nữa. Nhiều khi đến trường, ánh mắt của em luôn kiếm tìm một hình bóng quen thuộc giờ đây đã xa vời. Gió thổi làm ướt mắt em nhưng sao em lại thấy mát lạnh và dễ chịu như vậy? Anh là làn gió ấy phải không?

Giờ đây khi em không còn thấy anh nữa, em vẫn muốn mình là đám mây kia, được gió cuốn trôi trên bầu trời xanh thẳm. Em đã ngủ với giấc mơ thật ngốc phải không anh?
Read more…

TÌNH YÊU NGỌT NGÀO

tháng 2 14, 2013 |


 

Hạt giống tình yêu trong tim em vẫn đang nảy mầm từng giờ, từng phút là nhờ có

anh đấy, anh yêu! Được yêu anh và bên anh là em cảm thấy mãn nguyện lắm rồi, em

tưởng chừng như mình có tất cả vậy, cuộc sống chẳng còn những lo toan, khó khăn

nữa. Anh đã từng nói với em, tình yêu anh dành cho em nhiều hơn cả những vì sao

trên trời, và giờ đây khi ngắm nhìn những vì sao ấy... trong ánh sáng lung linh huyền

diệu, em nhận ra anh - tình yêu của em.


Một năm có 365 ngày, em đã sống trong hạnh phúc khi được nhìn thấy anh, khi có

anh bên cạnh. Năm nay, cái ngày mà em sợ nhất cũng đến, Tết và Valentine rủ nhau

trôi qua khi không có anh, em cảm thấy cô đơn, trống vắng lạ lùng. Kể từ khi yêu

anh, em bắt đầu cảm thấy sợ không khí những ngày Tết, không phải vì em sợ mình sẽ

già đi mà em sợ...em sợ phải sống những ngày ấy trong nỗi nhớ về anh.

Thượng đế đã ban tặng anh cho em, đã cho em biết thế nào là nhịp loạn của trái tim,

nhịp điệu yêu thương và hạnh phúc. Em cũng biết thế nào là hờn, giận...đã có khi em

nghĩ “giá như mình chưa từng yêu anh, giá như mình chưa gặp nhau, thì em sẽ làm

lại từ đầu, em sẽ không chọn cách yêu anh và bên anh nữa”. Nhưng định mệnh em

yêu anh đã không cho em làm điều đó!

Anh tặng em cây xương rồng - món quà đối với anh là minh chứng tình yêu của

chúng ta. Em đã cố gắng chăm sóc nó, ngắm nhìn nó mỗi ngày, em không dám cho

chậu cây ra ngoài trời chỉ vì sợ sẽ có người vô tình làm vỡ nó. Mỗi khi ngắm nhìn

chậu xương rồng, em đều nghĩ là anh đang bên cạnh cổ vũ, yêu thương em...Nhưng

chính vì sự ngốc nghếch ấy mà chậu cây không thể lớn thêm nữa, chỉ vài tháng sau

nó cũng tàn lụi. Em thật sự không muốn anh nhìn thấy tình yêu của mình héo úa, em

đã khóc rất nhiều anh ạ...sự chăm sóc của em đã khiến chậu cây không thể tắm mình

trong ánh nắng, không thể ngắm nhìn vạn vật quanh nó. Dẫu biết rằng anh đã tha thứ

cho em nhưng mỗi khi thấy anh, em vẫn có cảm giác hối hận...thật sự em rất muốn

nói với anh “em xin lỗi, xin lỗi vì tất cả”.

Tình yêu của chúng ta đã có lúc tưởng sẽ tàn như cây xương rồng kia, trái tim em

đã bao lần rỉ máu, em đã cãi nhau với anh bao lần anh còn nhớ không? Chắc là anh

không nhớ đâu nhỉ, lúc nào trong mắt anh em cũng ngốc như thế, em toàn là người

gây sự, là người luôn khiến anh phải lo lắng, phải đau lòng. Nhưng anh không vì thế

mà rời xa em, em đã rất hạnh phúc khi biết được anh vẫn yêu em. Trước đây em có

thể buông tay anh dễ dàng với ý nghĩ “mong sao anh được hạnh phúc” còn giờ đây

em sẽ không cao thượng như thế, em sẽ nắm giữ tình yêu này, dù có xảy ra chuyện gì

đi nữa, em vẫn sẽ luôn bên anh - người mà em yêu thương.

VDQ
Read more…

YÊU THƯƠNG KHÔNG CÓ KHÁI NIỆM

tháng 2 13, 2013 |


Trong Toán học, chúng ta vẫn thường thay số để giải các phương trình, hệ phương trình...

Khi một nhân viên nghỉ việc, người quản lý chỉ việc chọn một người khác có năng lực để thay thế là được, dù có thể hiệu quả công việc của người thay thế không cao bằng người cũ.

Một chi tiết máy gặp sự cố hư hỏng, ta cũng có thể ngay lập tức thay bằng chi tiết khác tương đương. Những chuyện thay thế như vậy trong cuộc sống vốn rất nhiều và chúng giúp cho xã hội tiếp tục vận động trong tiến trình phát triển.

Song, trong tình cảm nói chung, cụ thể là chuyện tình yêu, thì khái niệm thay thế lại là cái gì đó gần như cấm kỵ mà trong mọi hoàn cảnh ta đều không nên áp dụng dù với lý do nào.

Chuyện hợp tan trong tình yêu từ ngàn vạn năm xưa đến muôn triệu năm sau vẫn thế - không thể cưỡng cầu. Nếu có một lúc nào đó phải nói tiếng chia tay thì dẫu vui, dẫu buồn ta vẫn phải thừa nhận rằng đó là một phần tất yếu của cuộc sống và ta chẳng thể làm gì hơn là chấp nhận sự thật ấy để rồi cố gắng đi tiếp quãng đường đời còn lại của mình. Cố gắng níu kéo, cầm giữ một tình yêu, trong một chừng mực nào đó, cũng tốt thôi, miễn là cái cách mà người ta dùng để giữ nhau không "nhuốm màu... tà đạo" - không bạo lực hay phải vận dụng kỳ mưu.

Nếu không thể giữ được nhau, một sự "giải thoát" cho cả hai là điều cần thiết để cả hai bên đối tác có thể thảnh thơi kiếm tìm hạnh phúc mới cho riêng mình.

Thế nhưng kiếm tìm hạnh phúc mới trong trường hợp nầy lại không đồng nghĩa với việc ta ngay lập tức có một người yêu mới. Trái tim con người không giống bộ nhớ của một chiếc máy vi tính nơi ta có thể tha hồ sử dụng các lệnh sao chép, điều chỉnh, xoá... đơn giản như vài động tác nhấn chuột. Thậm chí cả đối với chiếc máy vi tính không có linh hồn thì sau khi đã xóa một tập tin, nội dung tập tin vẫn còn nằm trong Recycle Bin kia mà, để lúc nào đó tình cờ lục lại, bạn sẽ bắt gặp "ngày xưa" vẹn nguyên như mới, bất cứ lúc nào cũng có thể quay về chỉ với một lệnh restore.

Đã có không ít bạn trẻ mang theo mình cái ý nghĩ kỳ lạ ấy - có ngay một người yêu mới để trêu tức, để trả thù người cũ, để người ấy biết rằng ta cũng "đắt giá" như ai.

Bạn mong muốn người ấy phải hối hận vì đã bỏ rơi bạn mà quay lai van xin một chút tình để bạn có cơ hội trút cơn hờn dỗi? Thế bạn có chắc rằng người ấy sẽ "tức", sẽ hối hận như bạn mong đợi không?

Khi không còn yêu nhau thì dù bạn có yêu 100 hay 1000 người đi nữa, với người ta phỏng có khác biệt gì đâu. Thậm chí biết đâu người ấy sẽ chẳng cảm thấy vui vì đã "thoát" khỏi bạn. Ngược lại, nếu như người ta vẫn còn yêu bạn thì nào có hay chi trong việc làm tổn thương người?

Chắc bạn chưa quên rằng người ấy, mới đây, vẫn còn là người bạn hết lòng yêu. Và cũng xin bạn đừng quên rằng trong trường hợp nầy bạn cũng đã đồng thời làm tổn thương luôn cả cái người đang ở ngay bên cạnh bạn.

Làm sao ai có thể không buồn khi biết mình chỉ là một "diễn viên" đóng thế vai, một casscadeur trong vở kịch tình yêu của người khác. Nên chăng?

Lại nói, đến với một người mà trong tim lúc nào cũng là hình ảnh của một người khác thì liệu bạn có thể nào toàn tâm toàn ý với cái mà lúc nầy bạn đang gọi là tình yêu? Mà một khi đã không thể sống trọn vẹn cho tình yêu, bạn làm sao lấp được những khoảng trống, những chông chênh luôn có giữa hai người để giúp tình yêu ấy đơm hoa kết trái? Hạnh phúc làm sao có thể tạo dựng chỉ bằng sự cố gắng của chỉ một người?

Kết cục đổ vỡ của những chuyện tình thay thế rồi cũng sẽ đến. Nghĩ mà xem! Theo đuổi một tình cảm mà bạn biết chắc là không có đoạn kết phải chăng là sự phí phạm thời gian, công sức, và xa hơn là làm chai lì đi cảm xúc của chính mình? Có đáng không, hỡi bạn tôi?

Hẳn nhiên, khi chia tay một mối tình, cái khoảng trống mà người ra đi để lại trong bạn là rất lớn và cảm giác hụt hẫng, chới với ấy sẽ ném bạn vào những khoảng tối mênh mông. Buồn, đau, và biết bao nhiêu trạng thái tiêu cực khác sẽ đến với bạn. Khó chịu lắm và cũng quá xót xa, nhưng ngoài duy nhất cách chịu đựng và chống lại chúng mong một ngày chúng tự giác rời khỏi bạn, bạn không còn giải pháp nào tốt hơn.

Mang một người khác lấp đầy những khoảng trống kia có thể tạm giúp bạn xoa dịu được những cơn đau nhưng tiếc thay đấy chỉ như một liều thuốc giảm đau tức thời chứ không trường cửu. Một ngày nào đó, khi thuốc mất tác dụng, bạn sẽ lại tiếp tục đau, và lần nầy sẽ còn đau hơn nữa bởi lúc nầy bạn phải gánh thêm cả những "tác dụng phụ" của liều thuốc mà chính bạn đã uống vào. Mọi thứ đều có cái giá của nó cả nên nếu không muốn trả giá, đừng đa mang để mà chi.

Chuyện tình yêu muôn đời vẫn thế: đến, không ai cản được; đi, chẳng thể cưỡng cầu. Hãy cứ thuận theo tự nhiên, với những gì mà cuộc sống mang đến. Hãy cho mình một khoảng lặng để có thể nhìn lại những ngày tháng đã đi qua và chuẩn bị cho mình một ngày mai khác. Không ai có thể xây dựng một lâu đài tình ái trên đống hoang tàn, đổ nát của một mối tình, thì bạn ơi đừng cố gắng thay thế tức thời một tình yêu, một người yêu. Cái giá phải trả sẽ lớn hơn nhiều đấy!

 
Read more…

VỤ THỬ VŨ KHÍ HẠT NHÂN CỦA TRIỂU TIÊN

tháng 2 12, 2013 |


 


Ngày 12/02/2013, Triều Tiên tuyên bố thử hạt nhân lần thứ ba thành công, tại một cơ sở ngầm trong lòng đất ở miền Bắc nước này.

Cuộc thử hạt nhân lần này là mạnh nhất từ trước đến nay, sử dụng bom hạt nhân thu nhỏ và nhẹ hơn, đây là một hành động chứng tỏ sức mạnh đối của Triều Tiên với các thế lực lớn trên thế giới.

Việc Triều Tiên sử dụng bom hạt nhân thu nhỏ là một bước tiến quan trọng trong việc lắp đặt được một đầu đạn và tên lửa đạn đạo. Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho hay quả bom thử lần này mạnh từ 6 đến 7 kiloton.


Vụ thử hạt nhân này diễn ra vài giờ trước khi Tổng thống Mỹ Obama đọc thông điệp liên bang được truyền trực tiếp trên cả nước Mỹ. Hôm nay cũng chỉ cách kỉ niệm sinh nhật của ông Kim Jong - il, người kiên quyết với chủ trương Triều Tiên cần phải phát triển hạt nhân.

Hàn Quốc ngay lập tức đã lên án vụ thử hạt nhân:

“Đây là mối đe dọa không thể chấp nhận được đối với an ninh của bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á, là thách thức đối với toàn bộ cộng đồng quốc tế”. Giám đốc cơ quan cố vấn an ninh của Hàn Quốc Chun Young - Woo nói “Triều Tiên sẽ phải chịu trách nhiệm nặng nề cho hành động khiêu khích này”.

Nhật Bản cũng nhanh chóng tuyên bố lên án về việc Triều Tiên thử hạt nhân và cho rằng việc này sẽ đẩy lùi mọi nỗ lực ngoại giao nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Các thành viên của Hội đồng Bảo an kịch liệt chỉ trích vụ thử này, nó vi phạm nghiêm trọng nghị quyết 1718 (năm 2006), nghị quyết 1875 (năm 2009), nghị quyết 2087 (năm 2013) của Hội đồng Bảo an, đe dọa tới hòa bình và an ninh thế giới.

Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố hành động của Triều Tiên là “khiêu khích” và sẽ không giúp cho Triều Tiên an toàn. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động “nhanh chóng” và “đáng tin cậy” để đáp trả lại việc thử vũ khí hạt nhân của bán đảo Triều Tiên.

Trước những hành động đáng quan ngại trên, chính phủ Mỹ đã gửi văn bản cam kết với các nước đồng  minh châu Á. Việc thử hạt nhân của Triều Tiên đã để lại dư chấn với toàn thế giới trong những ngày đầu năm 2013.

 
Read more…

Bao giờ phong trào dân chủ thành công?

tháng 2 10, 2013 |


 

Đây là một trong những câu hỏi lớn nhất của những người đã và đang tham gia phong trào dân chủ ở trong, ngoài nước. Cho đến nay đã có không biết bao nhiêu người đi tìm câu trả lời đó bằng những suy đoán, phỏng đoán, lý giải và cả tổ chức hoạt động thực tế. Thật đáng tiếc, vẫn chưa có người nào, kể cả chính khách hàng đầu nước Mỹ tìm ra được câu trả lời chính xác. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều người đi tìm câu giải đáp và điều đáng ngạc nhiên có rất nhiều người đã đưa ra nhận định, suy đoán khá lạc quan bằng những cụm từ hết sức cảm tính như “sắp thành công”, “thời cơ đã đến”... Là một người có quá trình dài quen biết những người chủ chốt của phong trào dân chủ ở trong nước, tôi cho rằng những nhận định lạc quan ấy hết sức chủ quan, xuất phát từ những người không hiểu biết, hoặc cố tình không hiểu về lực lượng dân chủ Việt Nam.

Có thể khẳng định rằng lực lượng dân chủ ở trong nước có vai trò quyết định đến sự thành, bại của phong trào. Vậy lực lượng dân chủ ở trong nước gồm những ai? điểm sơ qua thì hiện nay còn xót lại mấy cụ: Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê, Hà Sỹ Phu, Bùi Minh Quốc,… và trẻ hơn là Nguyễn Khắc Toàn, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang,.. Tôi không bàn vấn đề ít hay nhiều, vì có thể chỉ cần một người lãnh tụ có thể quy tụ được hàng triệu quần chúng. Vấn đề quan trọng nhất là lý tưởng, là cái “chất” của các nhà dân chủ, khả năng thống nhất, đoàn kết giữa họ.

Hệ thống lại các thông tin rải rác thì rõ ràng có rất nhiều nhà dân chủ đã quy hàng cộng sản Việt Nam, nhất là trong thời gian bị bắt, mặc dù sau khi trả tự do họ vẫn tiếp tục hoạt động cho phong trào. Điển hình, ông Nguyễn Thanh Giang chỉ sau chưa đầy hai tháng trong nhà giam đã viết tường trình “rất hối hận vì đã quan hệ với tên phản động Nguyễn Gia Kiểng; ông Phạm Quế Dương, Trần Dũng Tiến khóc vì hối hận làm nhưng việc sai trái trước toà; Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang hứa sẽ không tiếp tục hoạt động nếu được trả tự do... Đỗ Nam Hải còn đưa ra một lý do khá khôi hài để rút tên và xin thôi hoạt động là “chữ hiếu”, nếu cứ như ông Hải thì tất cả mọi người đã và đang hoạt động chống lại thế lực cầm quyền đều không có chữ hiếu, bởi xét cho cùng Nhà nước cầm quyền nào cũng dùng gia đình để tác động làm nhụt ý chí những người chống lại họ. Điều này đã chứng tỏ lòng trung kiên, vượt khó, khả năng chịu đựng, lòng tin vào lý tưởng là rất kém, thậm chí có trường hợp là cơ hội chủ nghĩa. Có người lý giải rằng, những việc này xảy ra là do cộng sản Việt Nam nhiều kế, lắm thủ đoạn nên các nhà dân chủ buộc phải làm thế để cứu lấy mình. Nhưng xin thưa nếu ai đó đến thăm Hoả Lò, Côn Đảo thì sẽ thấy người Pháp, Mỹ đàn áp cộng sản Việt Nam khủng khiếp hơn bội lần. Thế mà tuyệt đại đa số những người cộng sản vẫn cự tuyệt không thoả hiệp với kẻ thù, giữ vững lý tưởng, dù có phải chết, nhưng rất thanh thản. Vì sao họ làm được điều này? hết sức đơn giản, những người cộng sản Việt Nam tin rằng những việc họ đã làm là vì đất nước, Tổ quốc và họ chết cũng vì lợi ích của đất nước, nhân dân, không vướng bận một chút riêng tư nào. Như vậy thẳng thắn mà nói những người cộng sản Việt Nam họ trung kiên, dũng cảm, tính lý tưởng cao hơn các nhà dân chủ rất nhiều. Họ dũng cảm, trung kiên là thế mà cũng mất 45 năm mới thực sự thành công (1930 - 1975), cho nên thế hệ đưa phong trào dân chủ thành công là chưa sinh và bao giờ sinh thì không ai có thể trả lời được.

Một trong những khâu yếu nhất của phong trào dân chủ ở trong nước chính là khâu đoàn kết, thống nhất mà nguyên nhân quan trọng là do bị cuốn vào những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân ở hải ngoại. Họ tranh nhau từng đồng USD để bỏ túi chứ đâu có vì dân chủ. Chính vì thế phong trào dân chủ mãi chẳng đi đến đâu.

Người nhặt nắng

 
Read more…

hoàng sa ơi!đảo hoàng sa ơi!

tháng 2 10, 2013 |
hoàng sa ơi!đảo hoàng sa ơi!

 

Hoàng Sa ơi! Đảo Hoàng Sa ơi!

Một mảnh giang sơn đã mất rồi

Ta như mất cả phần da thịt

Tổ Quốc còn đau một góc trời

 

Vẫn nhớ Hoàng Sa! Ôi Hoàng Sa!

Trận chiến năm xưa máu lệ nhoà?

Sao không giăng trận cầu phao cũ

Chôn xác quân thù, trận Đống Đa

 

Hoàng Sa! Hoàng Sa! Ta vẫn đau

Biển như còn đỏ máu loang mầu

Máu ai thấm giữa lòng hải đảo

Xương trắng ai chìm giữa biển sâu?

 

Hoàng Sa! Hoàng Sa! Đã mấy trăng?

Sao không là sóng dậy Bạch Đằng!

Sao không báu kiếm, lời Sát Đát!

Sao sóng muôn trùng không thét vang?

 

 

Một mảnh cơ đồ giữa biển khơi

Ta con chim lạc cuối chân trời

Còn mơ Vạn Kiếp chôn thây giặc

Hoàng Sa đâu rồi, Hoàng Sa ơi

 

Hoàng Sa dưới bóng cờ Bắc phương

Giang sơn oan uất giữa bạo cường

Sóng nước ầm vang lời tủi hận

Hào kiệt đâu rồi? Hay khói sương

 

Huyền sử oai hùng, hay bãi hoang?

Hoàng Sa từng lớp sóng oai hùng

Hồn oan tử sĩ Nam quân vẫn

Theo dấu quân thù, theo dấu trăng!

 

Tổ Quốc còn đau mỗi mùa xuân

Âm ba hải chiến dậy sóng hờn

Xung phong! Hải kích bên bờ nước

Từng rặng san hô loang máu vương.

 

Hoàng Sa! Hoàng Sa! Mảnh trăng rơi

Một mảnh giang sơn, một mảnh đời

Một mái tóc xanh sầu điểm bạc

Tổ Quốc kêu gào! Hoàng Sa ơi!

VDQ
Read more…

Cần có cái nhìn khách quan, chân thực về tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

tháng 2 05, 2013 |
download

Ngày 02/02/2013 ông Daniel Baer, Phó phụ tá Ngoại trưởng, đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động Hoa Kỳ đã có cuộc gặp và trao đổi với cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Falls Church, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Cuộc găp diễn ra cởi mở, thẳng thắn với nhiều vấn đề quan tâm được đưa ra, cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Falls Church, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ cũng thể hiện sự hài lòng về những vấn đề tự do tín ngưỡng ở trong nước.

Tuy nhiên ngày 03-02-2013 đài VOA việt ngữ đã có bài tường trình về cuộc gặp, vẫn với luận điệu kiểu thường trực “chụp mũ” và phương châm cố hữu “xuyên tạc sự thật”, chúng viết trên báo Ông Daniel Baer nói : Tôi biết đã có nhiều thảo luận giữa Mỹ và việt Nam về nghị định 92 và ý nghĩa của nó là gì đối với tự do tôn giáo… chúng tôi sẽ tiếp tục thúc dục chính phủ Việt Nam cho phép người dân thực hiện các quyền tự do tín ngưỡng của mình”. VOA việt ngữ còn đăng tải những bài viết có những kiểu phán bừa, suy diễn, bóp méo nội dung của nghị định 92 như: “Khi so sánh, chúng ta có thể thấy rằng Nghị định 92/2012 NĐ-CP đã không có những thay đổi tiến bộ so với Nghị định 22/2005 NĐ-CP mà nó còn thụt lùi rất nghiêm trọng trong một số vấn đề…” và “qui định về việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo và đăng ký hoạt động tôn giáo tại chương 3 của Nghị định 92/2012 NĐ-CP là không phù hợp với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được qui định tại điều 70 Hiến pháp và điều 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.?...  Trên tập san Quê mẹ, đây là cơ sở “phát ngôn” của phòng thông tin phật giáo do Võ văn Ái cầm đầu viết  “Nghị định 92 chỉ đơn giản thêm vào khung pháp luật hóa trang hợp pháp cho chính sách đàn áp tôn giáo…” .Theo tôi VOV việt ngữ và quê mẹ đang đưa ra những nhận định giống “kẻ mù sờ voi” như vậy.

Thực hiện quản lý hoạt động tôn giáo, trên cơ sở luật pháp và đặc điểm của hoạt động tôn giáo, Nhà nước tạo ra các khung pháp lý, để theo đó, người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mình, để các tổ chức tôn giáo thực hiện các hoạt động tôn giáo của mình. Và như vậy, quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo không có nghĩa là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo mà chính là tôn trọng và đảm bảo bằng luật pháp quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Thời gian gần đây, cùng với mối quan hệ phát triển nhanh chóng trên nhiều mặt, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành đối thoại thẳng thắn và xây dựng trên nhiều vấn đề, trong đó nhiều vòng đối thoại về vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng . Mọi người đều biết rằng, không chỉ ở Việt Nam mà với mọi quốc gia trên thế giới, tôn giáo không thể đứng trên pháp luật, đứng ngoài pháp luật. Hầu hết các nước trên thế giới đều thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước về tôn giáo nhưng ở những hình thái khác nhau. Có những nước không đưa ra văn bản quy phạm pháp luật chung cho các tôn giáo để hướng dẫn hoạt động tôn giáo nhưng họ lại có các quy định ở các luật khác. Ở Việt Nam và một số nước do đặc thù quản lý của mình thì đưa vào những bộ luật riêng để theo đó, thực hiện luật quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Có một thực tế ,đó là Quyền tự do tôn giáo tại VN được công nhận  rất sớm. Quyền này được ghi tại Điều 10, Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1946. Và được phát triển đầy đủ hơn tại Hiến pháp nước Cộng hòa Xã  hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1992, Điều 70 viết: “Các tôn giáo đều bình đẳng  trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật  bảo hộ . Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín  ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.

Ngày 08-11-2012, chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Nghị định này thay thế Nghị định số 22-2005/NĐ-CP ngày 1-3-2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2013. So với Nghị định số 22/2005 qua tìm hiểu thì tôi được biết ,Nghị định số 92/2012 có nhiều điều, khoản được sửa đổi, bổ sung. Nghị định gồm 5 chương, 46 điều, quy định rõ về hoạt động tín ngưỡng, tổ chức  tôn giáo, hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc và tổ chức tôn  giáo.Trong đó có 12 điều được quy định mới, làm rõ hơn quan điểm và chính sách của Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo. Nghị định số 92/2012 đã sửa đổi theo hướng rút ngắn đáng kể thời gian thực hiện các thủ tục có liên quan đến nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nhằm giải quyết kịp thời, nhanh chóng các yêu cầu chính đáng của các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo cũng như các cá nhân có liên quan. Ví dụ: Thời hạn để Thủ tướng Chính phủ xét công nhận tổ chức tôn giáo theo thẩm quyền, nếu Nghị định số 22/2005 quy định 90 ngày thì Nghị định số 92/2012 quy định chỉ còn 45 ngày, hoặc thời hạn để Chủ tịch UBND cấp tỉnh xét công nhận tổ chức tôn giáo theo thẩm quyền, nếu Nghị định số 22/2005 quy định 60 ngày thì Nghị định số 92/2012 quy định chỉ còn 30 ngày…Ngoài ra, Nghị định số 92/2012 còn gộp một số điều, khoản trong Nghị định số 22/2005 thành các điều, khoản mới cho gọn và logic hơn về nội dung. Ví dụ: Điều 3 và Điều 4 của Nghị định số 22/2005 được ghép thành Điều 4 của Nghị định số 92/2012…

Nghị định nêu rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, trong đó nêu rõ: Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Với hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài là một nguồn lực khá đông đảo. Họ ra đi với nhiều hoàn cảnh, nhiều lý do, nhưng hiện nay, chính sách hội nhập, mở cửa của Nhà nước Việt Nam, đông đảo đồng bào về nước, thăm thân, xây dựng đất nước.Chính bà con đã tận mắt thấy được sự phát triển vượt bực về kinh tế cũng như nhu cầu đời sống tâm linh của đồng bào trong nước, cuộc sống sinh động nhiều sắc màu về tín ngưỡng đã là minh chứng cho tự do tín ngưỡng tôn giáo ở việt Nam.

Tuy nhiên, ở hải ngoại hiện nay vẫn còn một bộ phận hiểu không đầy đủ hoặc cố tình bôi nhọ về tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Họ dựa vào những thông tin sai lệch về tình hình tôn giáo Việt Nam của những kẻ chống phá nhà nước Việt Nam tại hải ngoại câu kết với một số phần tử có “vấn đề” trong nước kích động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hòng trục lợi cho bản thân, từ đó họ xuyên tạc trắng trợn , bỉ ổi, thậm chí phản ứng kiểu “dựa hơi” ngoại bang vu khống, bịa đặt về chính sách tôn giáo của Việt Nam.

Hàng năm có trên nửa triệu bà con thường xuyên về tổ quốc, họ sẽ là các kênh để đưa thông tin chính xác nhất về tình hình tôn giáo trong nước ra nước ngoài.Theo số liệu thống kê, trong cả nước, 6 tôn giáo lớn gồm Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa hảo, Hồi giáo có số tín đồ lên tới hơn 20 triệu người, bằng ¼ dân số Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ giáo dân tăng tương đương như tỷ lệ tăng dân số. Điều đó chứng tỏ sự phát triển của các tôn giáo ở Việt Nam là tốt đẹp. Hiện nay cả nước có gần 100.000 chức sắc tôn giáo, trên 22.000 cơ sở thờ tự, trong đó có nhiều công trình được trùng tu, xây mới. Tính riêng hai năm 2010 và 2011 đã có gần 500 công trình tôn giáo được xây mới, hơn 600 cơ sở thờ tự được nâng cấp, sửa chữa khang trang, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân. Các cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo với đủ các cấp học, như: Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúa giáo và các trường cao đẳng, trung cấp của các tôn giáo đã và đang hoạt động với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương. Hoạt động báo chí, in ấn, xuất bản trong lĩnh vực tôn giáo được đẩy mạnh, riêng Nhà xuất bản Tôn giáo đến nay đã xuất bản hơn 4000 đầu sách với số lượng hàng chục triệu bản.

Thực tế này đã thuyết phục không ít chính khách Mỹ, cũng như thế giới. Có thể kể đến đánh giá của Thượng nghị sỹ Mỹ Jim Web sau chuyến thăm Việt Nam năm 2009 rằng: “Cho dù vẫn còn những quan điểm cá nhân về một vài vụ việc cụ thể, song không thể phủ nhận những tiến bộ về tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhất là từ năm 1991 đến nay”. Còn cựu Phó tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Cao Kỳ, khi về thăm Việt Nam, chứng kiến sự thật về tự do tín ngưỡng tôn giáo tại đất nước của mình đã phát biểu: “Không phải riêng tôi, mà cả trăm, nghìn Việt kiều về thăm quê hương đều thấy chùa chiền được xây cất ngày càng nhiều, người đi chùa, đi nhà thờ đông nghìn nghịt, hoàn toàn không có sự cấm đoán. Nếu mà nói về tự do tôn giáo thì thật sự có tự do, không ai có thể chối cãi được”..

Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Va-ti-căng Ba-lê-xtre-rô khi đặt chân tới Việt Nam hồi tháng 2 năm 2011 cũng ghi nhận, “Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện nhất quán và không ngừng hoàn thiện chính sách tôn trọng và đảm bảo tự do tôn giáo của người dân”…Do đó, những ai còn chưa tin vào một đời sống tôn giáo, tín ngưỡng hết sức phong phú, sinh động và được tôn trọng tại Việt Nam, thì có lẽ sẽ phải tới tận nơi để chứng kiến.

Cần nhắc lại cho những cá nhân, tổ chức chuyên “nghề vu vạ” rằng, Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác thực thi pháp luật, nghiêm cấm những hành vi lợi dụng tôn giáo, nhân quyền để gây mất ổn định chính trị- xã hội, làm tổn hại đến an ninh quốc gia, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Những ai vi phạm, bất kể họ thuộc tôn giáo nào thì cũng đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều này không chỉ ở Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào khác cũng đều ứng xử như vậy.

Người nhặt nắng

 
Read more…

Hãy tin vào cuộc sống

tháng 2 04, 2013 |


Bây giờ khi đã trưởng thành tôi cũng không chắc là mình có bao giờ tin vào những nhân vật như công chúa, hoàng tử, lọ lem...

Tôi lớn lên trong một gia đình mà bố mẹ biết yêu thương và quan tâm con cái... Ngay từ khi tôi chập chững biết đi, mỗi lần tôi vấp ngã, bố mẹ đều nâng tôi đứng lên và cho tôi niềm tin là tôi sẽ luôn có những người thân yêu bên cạnh. Bố mẹ luôn dạy tôi phải có lòng tin trong cuộc sống, bởi lòng tin có một sức mạnh kì lạ - tin vào bản thân, tin tưởng mọi người và tin vào những điều tốt đẹp... những điều mà tôi đã tin vào từ đó đến nay đã cho tôi một nghị lực phi thường để đứng vững trên cuộc đời này.


Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi thường có thói quen quan sát hàng giờ những cái kén. Mẹ tôi nói rằng khi những con sâu chui ra từ đó thì nó sẽ không còn là sâu nữa, nó sẽ bắt đầu với cuộc sống này với một hình dạng khác. Lúc ấy, tôi thực sự không tin vào những điều mẹ nói, tôi cảm thấy điều đó thật vô lí và sẽ không bao giờ xảy ra. Nhưng một ngày kia...tôi đã phải tin vào điều đó.

Đó là một ngày đẹp trời lộng gió, tôi khoan khoái bước xuống vườn tận hưởng không gian dễ chịu của khu vườn. Như thường lệ việc tôi làm đầu tiên là xuống ngắm ngía cái kén kì lạ. Chợt tôi nhận ra là cái kén đã hé ra một lỗ nhỏ và hình như có một con vật đang cố thoát ra trong đó. Cái kén dường như quá chật chội để con vật ấy có thể chui ra. Một giờ, hai giờ rồi ba giờ trôi qua...Thứ mà tôi nhìn thấy không phải là  con sâu xấu xí mà là một chú bướm rất đẹp. Lẽ nào những lời mẹ tôi nói là đúng sao? Tôi đã không dám tin vào mắt mình nữa, chú bướm cất cao mình rồi vút bay lên bầu trời cao rộng tràn ngập hoa và nắng ấm. Một cuộc sống mới sẽ bắt đầu với nó, nó sẽ không phải bò trên mặt đất nữa mà sẽ bay trên bầu trời... thật hạnh phúc biết bao!


Khi tôi tin vào điều kì diệu ấy, tôi đã học được cách tin vào bản thân mình, và tin vào mọi người xung quanh. Một con vật nhỏ bé có thể tin là nó có thể vượt qua cái kén chật hẹp ấy thì tại sao chúng ta lại không tin vào chính mình?

 
Read more…

Nụ hôn lính đảo

tháng 2 03, 2013 |



Anh hôn em đâu phải riêng em

Giữa đồng đội anh không hề che giấu

Cô văn công lần đầu tiên ra thăm đảo

Bỗng ngỡ ngàng lính đảo hồn nhiên.

Em đừng vội hờn trách anh nghe em

Bởi lính đảo thật tình thế đấy

Đã từng quen với bão dông, sóng dậy

Xa bến bờ, bám chốt biển tiền tiêu

Nơi rét run người, nắng đốt như thiêu

Súng vẫn chắc tay canh giữ biển trời Tổ quốc

Nhận một cánh thư, mừng rơi nước mắt

Bỗng thấy gần, hậu phương ở kề bên

Em đứng đây, đâu chỉ của riêng em

Anh gặp qua em, dáng hình của mẹ

Của người chị, người yêu, của đứa em bé nhỏ

Và những gì anh thầm nhắc ngày đêm.

Anh hôn em, đâu phải của riêng em

Anh hôn cả tình quê em mang đến

Để mai ngày em trở lại hậu phương

Cho anh gửi chiếc hôn đầy tình nghĩa

Trong tâm hồn rồi đây em sẽ hiểu

Để thương người lính đảo, phải không em?

( yêu đất nước con người Việt Nam )

VDQ
Read more…

Kêu gọi xuống đường - Chiêu bài của kẻ xấu

tháng 2 02, 2013 |





Thời gian vừa qua, một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội , Sài Gòn đều là hành động tự phát của một nhóm người, nhưng trong số hàng trăm người tham gia xuống đường “vì Hoàng Sa, Trương Sa” ấy thì chúng ta chỉ thấy hình ảnh “hô hào”, “gào thét” trên các trang mạng, blog, diễn đàn một số ít người như Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện, Bùi Thị Hằng, một số nhà trí thức được coi là cấp tiến và một số người tự đặt cho mình cái mác “nhà đấu tranh dân chủ”, số đông những người còn lại hầu như không thấy điểm mặt, chỉ tên trước bàn dân thiên hạ, vậy họ là ai mà lại được nhắc đến nhiều như vậy?

Sau mấy ngày “vật vờ” cùng anh chị em nhà “rận chủ” chúng ta sẽ thấy được thực chất số người tham gia vào các cuộc biểu tình vì mục đích gì? Họ có phải xuất phát từ lòng yêu nước hay không? hay đang bị các thế lực thù địch, kẻ xấu lợi dụng hòng phá hoại khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ nhân dân với chính quyền? Hay chúng lợi dụng biểu tình vì những mục đích xấu?

Trước hết, đối với những người dân thường khi tham gia vào cuộc biểu tình, họ không phân biệt về địa vị, học thức, chỉ đơn thuần xuất phát từ lòng tự tôn dân tộc, bức xúc trước hành động ngang ngược của Trung Quốc nên mong muốn góp tiếng nói ủng hộ Chính phủ của mình trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước và để thế giới thấy được người dân Việt Nam rất yêu tổ quốc, đất nước của mình và sẵn sàng làm tất cả để cùng cả nước bảo vệ chủ quyền của đất nước; và có lẽ chỉ vì ý nghĩ trong sáng như vậy nên họ đã tham gia vào cuộc biểu mà quên đi việc tìm hiểu, thực thi các quy định của pháp luật về việc tụ tập đông người và khi được các cơ quan chính quyền tuyên truyền, giải thích họ đã biết lắng nghe, biết chấp hành nhằm tránh gây ra những đảo lộn xã hội, không làm xấu đi hình ảnh Thủ đô vì hòa mình đã được thế giới tôn vinh.

Ngược lại với số đông những con người trên, thì một nhóm người sau mỗi cuộc biểu tình là họ lại làm rùm beng, tung các clip, hình ảnh, bài viết để quảng bá cho mọi người thấy là họ đã rất tích cực tham gia trong cuộc biểu tình, thậm chí họ còn tự cho mình cái quyền được yêu sách này nọ vô cùng ngang ngược như kiến nghị, kiện tụng tùm lum, quay lại phê phán chính quyền, không chấp hành luật pháp. Vậy họ là ai, làm vậy vì động cơ mục đích gì, thử điểm qua một vài nhân vật có hình ảnh thường xuyên xuất hiện sau mỗi cuộc biểu tình để phần nào thấy được bản chất thật của họ là như thế nào.

ông giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người điều hành trang mạng bauxite Việt Nam thường xuyên đăng tải các bài viết có nội dung tuyên truyền, nói xấu đảng, nhà nước; đồng thời cùng với Nguyễn Quang A thường xuyên liên hệ, cấu kết, nhận sự tài trợ của số đối tượng chống phá Việt Nam ở Mỹ và tổ chức phản động khủng bố “Việt Tân” nhằm xây dựng lực lượng chống đối trong nước hòng thực hiện âm mưu nổi dậy, lật đổ sự lãnh đạo của ĐCSVN để thay thế nắm quyền lãnh đạo đất nước.

Vậy một cuộc biểu tình bên ngoài tỏ vẻ dũng khí sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ đất nước, tổ quốc thiêng liêng của mình, nhưng bản chất thật của họ thì vô cùng hiểm độc, điều dễ nhận thấy nhất là họ đã, đang bị các thế lực thù địch với Việt Nam, các cá nhân, tổ chức có tư tưởng hận thù với Việt Nam chỉ đạo, tài trợ cho các hoạt động nhằm thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam; việc họ thường xuyên xuất hiện, đi đầu trong các cuộc biểu tình không nhằm ngoài mục đích tạo dựng hình ảnh, uy tín, lôi kéo mọi người vào quỹ đạo của họ với âm mưu từng bước biến biểu tình thể hiện lòng yêu nước chống Trung Quốc thành biểu tình chống nhà nước; việc hình ảnh của họ xuất hiện đậm nét sau mỗi cuộc biểu tình cũng là để tìm cách gây quỹ, xin tài trợ tiền bạc từ các cá nhân, tổ chức chống nhà nước Việt Nam ở nước ngoài. Với bản chất quá rõ như vậy thì việc làm của họ có đúng với tính chất là thể hiện lòng yêu nước, đóng góp sức mạnh để dựng xây đất nước không hay đang ngấm ngầm tìm cách phá hoại sự ổn định của đất nước, gây thảm họa cho đất nước chỉ vì những ảo tưởng, tham vọng cá nhân.

Người nhặt nắng

 
Read more…

CÁNH CÒ ĐỒNG XANH

tháng 2 01, 2013 |
 

 

Bàn chân cha từng lún trong bùn

Cánh cò bay trước mặt

Cha của thời mở đất

Ngang tàng cánh tay vung

 

Đêm phương Nam ánh lửa bập bùng

Sự sống giấu dưới bao tầng lá mục

Bình minh là tiếng gà eo óc

Mồ hôi cha hòa cùng sương đêm

 

Đất phương Nam đặc điểm thành tên

Những xẻo Quít, Mương Trâu

Những Bến Đình, Bến Nước

Cánh cò nối rừng tràm, rừng đước

Nối xóm làng đến tận mênh mông

Đường chân trời nối núi và sông

Cuộc nhân thế nối kẻ sơn tràng với người hạ bạc

Cha đứng giữa ruộng đồng bát ngát

Mà nói điều nghĩa nhân

 

Cha của thời bùn ngập ống chân

Đã dạy con “ bạc tiền như phấn thổ …”

Niềm ao ước cho con biết chữ

Lớn hơn sản nghiệp đời mình

 

Am lạnh nhân tình giữa phương Nam xanh

Cha phơi trải tấm lòng

Chén rượu đầy vơi

Chào mời hồn hậu

 

Cánh cò trắng chao tìm chỗ đậu

Đất đồng bằng trải ngút ngàn xa

 

Đã bao mùa nắng gió đi qua

Bao mùa nữa lụt tràn, nước nổi

Đất phương Nam đêm ngày vẫy gọi

Cha đi theo thấp thoáng cánh cò

 

Cả đời người lo chuyện ấm no

Trong giấc ngủ còn vung tay gặt

Cha đã thở bằng hơi thở đất

Đem mùa màng vào cả trong mơ

 

 
Read more…