Đây là một trong những câu hỏi lớn nhất của những người đã và đang tham gia phong trào dân chủ ở trong, ngoài nước. Cho đến nay đã có không biết bao nhiêu người đi tìm câu trả lời đó bằng những suy đoán, phỏng đoán, lý giải và cả tổ chức hoạt động thực tế. Thật đáng tiếc, vẫn chưa có người nào, kể cả chính khách hàng đầu nước Mỹ tìm ra được câu trả lời chính xác. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều người đi tìm câu giải đáp và điều đáng ngạc nhiên có rất nhiều người đã đưa ra nhận định, suy đoán khá lạc quan bằng những cụm từ hết sức cảm tính như “sắp thành công”, “thời cơ đã đến”... Là một người có quá trình dài quen biết những người chủ chốt của phong trào dân chủ ở trong nước, tôi cho rằng những nhận định lạc quan ấy hết sức chủ quan, xuất phát từ những người không hiểu biết, hoặc cố tình không hiểu về lực lượng dân chủ Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng lực lượng dân chủ ở trong nước có vai trò quyết định đến sự thành, bại của phong trào. Vậy lực lượng dân chủ ở trong nước gồm những ai? điểm sơ qua thì hiện nay còn xót lại mấy cụ: Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê, Hà Sỹ Phu, Bùi Minh Quốc,… và trẻ hơn là Nguyễn Khắc Toàn, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang,.. Tôi không bàn vấn đề ít hay nhiều, vì có thể chỉ cần một người lãnh tụ có thể quy tụ được hàng triệu quần chúng. Vấn đề quan trọng nhất là lý tưởng, là cái “chất” của các nhà dân chủ, khả năng thống nhất, đoàn kết giữa họ.
Hệ thống lại các thông tin rải rác thì rõ ràng có rất nhiều nhà dân chủ đã quy hàng cộng sản Việt Nam, nhất là trong thời gian bị bắt, mặc dù sau khi trả tự do họ vẫn tiếp tục hoạt động cho phong trào. Điển hình, ông Nguyễn Thanh Giang chỉ sau chưa đầy hai tháng trong nhà giam đã viết tường trình “rất hối hận vì đã quan hệ với tên phản động Nguyễn Gia Kiểng; ông Phạm Quế Dương, Trần Dũng Tiến khóc vì hối hận làm nhưng việc sai trái trước toà; Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang hứa sẽ không tiếp tục hoạt động nếu được trả tự do... Đỗ Nam Hải còn đưa ra một lý do khá khôi hài để rút tên và xin thôi hoạt động là “chữ hiếu”, nếu cứ như ông Hải thì tất cả mọi người đã và đang hoạt động chống lại thế lực cầm quyền đều không có chữ hiếu, bởi xét cho cùng Nhà nước cầm quyền nào cũng dùng gia đình để tác động làm nhụt ý chí những người chống lại họ. Điều này đã chứng tỏ lòng trung kiên, vượt khó, khả năng chịu đựng, lòng tin vào lý tưởng là rất kém, thậm chí có trường hợp là cơ hội chủ nghĩa. Có người lý giải rằng, những việc này xảy ra là do cộng sản Việt Nam nhiều kế, lắm thủ đoạn nên các nhà dân chủ buộc phải làm thế để cứu lấy mình. Nhưng xin thưa nếu ai đó đến thăm Hoả Lò, Côn Đảo thì sẽ thấy người Pháp, Mỹ đàn áp cộng sản Việt Nam khủng khiếp hơn bội lần. Thế mà tuyệt đại đa số những người cộng sản vẫn cự tuyệt không thoả hiệp với kẻ thù, giữ vững lý tưởng, dù có phải chết, nhưng rất thanh thản. Vì sao họ làm được điều này? hết sức đơn giản, những người cộng sản Việt Nam tin rằng những việc họ đã làm là vì đất nước, Tổ quốc và họ chết cũng vì lợi ích của đất nước, nhân dân, không vướng bận một chút riêng tư nào. Như vậy thẳng thắn mà nói những người cộng sản Việt Nam họ trung kiên, dũng cảm, tính lý tưởng cao hơn các nhà dân chủ rất nhiều. Họ dũng cảm, trung kiên là thế mà cũng mất 45 năm mới thực sự thành công (1930 - 1975), cho nên thế hệ đưa phong trào dân chủ thành công là chưa sinh và bao giờ sinh thì không ai có thể trả lời được.
Một trong những khâu yếu nhất của phong trào dân chủ ở trong nước chính là khâu đoàn kết, thống nhất mà nguyên nhân quan trọng là do bị cuốn vào những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân ở hải ngoại. Họ tranh nhau từng đồng USD để bỏ túi chứ đâu có vì dân chủ. Chính vì thế phong trào dân chủ mãi chẳng đi đến đâu.
Người nhặt nắng
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét