Nghề là khái niệm dùng để chỉ một công việc của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Do sự phân công lao động, Nghề càng ngày được chuyên môn hóa theo hướng chuyên nghiệp, đặc thù của mỗi lĩnh vực. Dân gian ta vẫn thường nói: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”.
Đã là Nghề trước hết phải tạo ra sản phẩm (vật chất, tinh thần, yếu tố khác…) để nuôi sống bản thân và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Nghề đã gắn bó với con người trong quá trình sống sinh ra Nghiệp mà ta vẫn thường hay gọi là Nghề Nghiệp: thầy giáo thì theo nghiệp giảng dạy, nghề thầy thuốc theo nghiệp chữa bệnh… Trong một xã hội, nghề nào cũng phải chịu sự quản lý của pháp luật nơi mà cá nhân, tổ chức là một thành viên. Vậy mà, trong thời gian qua bản thân tôi có nghe đến một Nghề hết sức mới lạ trong xã hội, và chắc chỉ có ở Việt Nam: “Nghề dân chủ”. Dân chủ là gì thì có nhiều loại, khó cho người nghe một cách hiểu rõ ràng: dân chủ tư sản, dân chủ XHCN, dân chủ nửa vời… còn nhắc đến “Nghề dân chủ” thì chắc không ai có thể tưởng tượng ra đó là nghề gì? công việc đó có tạo ra sản phẩm để nuôi sống cá nhân, tổ chức nào đó theo nghề này không? có chịu sự quản của xã hội không?
Xin phép bỏ qua sự mạo phạm bởi vì sự thẳng thắn trong cách suy nghĩ có thể làm cho ai đó giật mình, nhưng có thể chỉ ra một số đặc điểm của cái gọi là “Nghề dân chủ” – thương hiệu đã gắn liền với một số cá nhân:
- Xã hội mà chung ta đang sống được đặc ân của bao thế hệ trên nền dân chủ XHCN. Không cần phân tích vì tính ưu việt của chế độ này đã được khẳng định: dân chủ nước ta gấp vạn lần dân chủ ở các nước tư sản. Ấy vậy mà một số cá nhân vẫn không ngừng hàng ngày, hàng giờ dương các khẩu hiệu “dân chủ” “quyền con người”, “đòi đa đảng” mà thực chất là tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá đảng nhà nước. Nhiều đối tượng chống phá không xuất phát từ hận thù giai cấp mà đơn giản chỉ vì những đồng tiền “bố thí” của các thế lực bên ngoài: Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Tiến Trung, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Anh… Và dĩ nhiên là tên tuổi của họ được biết đến nhiều hơn. Lợi dụng quá trình góp ý để sửa đổi Hiến pháp, các “Nhà dân chủ” kiểu này mọc lên như nấm, đi kèm với đó là các luận điệu chống phá chế độ được ngụy trang kín đáo: Đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang… điển hình cho nghề dân chủ kiểu này là: Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện… và cũng như cha ông ta đã nói Nghề này đã gắn với Nghiệp. Cụ thể họ sống chết bằng Nghề, bằng những vốn liếng chính trị thấp kém, đơn giản chỉ vì: không chống phá lấy gì mà ăn - một số đối tượng sau khi bị ra tù vì bị kết án chống chính quyền nhân dân vẫn ngoan cố các hoạt động chống phá, bất chấp luật pháp, điển hình: Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý…
- Một nguyên tắc rõ ràng, Dân bầu ra Đảng, Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới đi kèm với đó là mở rộng dân chủ thông qua hệ thống hành pháp của Nhà nước. Những cá nhân được lĩnh trách nhiệm đưa đất nước này đến mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” phải là những người đủ đức, đủ tài, do nhân dân bầu lên, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân nhân, được sự kiểm chứng của thực tiễn. Dân chủ là cả một quá trình phấn đấu của tất cả các giai tầng trong xã hội, ngay cả những nước tư bản phát triển cũng không có dân chủ đích thực. Không phải những kẻ ăn không ngồi rồi, chỉ chăm chăm lợi dụng những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện đường lối, chính sách để vu cáo Đảng, Nhà nước, quy kết bản chất của chế độ; những kẻ mà chỉ đám đối thoại trên Internet chứ không dám lộ diện vì bị chê là ấu trĩ về chính trị; họ chí có danh “nhà dân chủ’ mà không xuất phát từ lòng yêu nước chân chính, vì sự phát triển chung của xã hội. Nhiều đối tượng được học hành, xuất phát điểm từ những Nghề được xã hội tôn vinh (luật sư, bác sỹ, linh mục…) nhưng lại cố theo cái “Nghề dân chủ này” để cố gắng khẳng định bản thân để rồi nhìn lại câu tục ngữ của dân gian vẫn thường nói lại thấy nuối tiếc: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
- Liệu rằng Nghề này có bị quản lý? Một nguyên tắc rõ ràng nếu vi phạm pháp luật thì bất kỳ ai cũng có thể bị xử lý. Chỉ có điều, xu thế dân chủ hóa đời sống xã hội đang được Nhà nước mở rộng. Thủ đoạn các “Nhà dân chủ” này thường núp dưới danh nghĩa góp ý, phản biện, thư ngỏ để thể hiện cái danh hão của mình và tiếp tay cho các hoạt động chống phá từ bên ngoài. Và khi bị chế tài của pháp luật trừng trị thì không ngừng kêu gọi sự can thiệp từ bên ngoài, vu cáo Nhà nước ta đàn áp các “Nhà Dân chủ” và được mang danh có một không hai: tù nhân chính trị.
- Nghề này chỉ tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của riêng cá nhân nào đó, đi kèm với đó là những ảnh hưởng của nó làm đầu độc tư tưởng nhân dân ta, tiếp tay cho kẻ địch chống phá… Và Nhà nước có phải trả lương cho những người làm Nghề dân chủ? Có đấy, đó là tiền của của nhân dân, Nhà nước để nuôi những giá trị “dân chủ ảo tưởng” trong nhà lao vì thành tích bất hảo chống đối chính quyền của mình.
Thiết nghĩ, phải lên án những cái gọi là “Nghề dân chủ” để thấy được bản chất của những cá nhân kiếm sống bằng Nghề chống phá Đảng, Nhà nước, thấy được những ảo tưởng chính trị hão huyền trong “giấc mộng” khẳng định bản thân bị pháp luật trừng trị, và hơn tất cả, thấy được giá trị của những Nghề chân chính trong xã hội.
Hoa đất
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét