Ngày 02/02/2013 ông Daniel Baer, Phó phụ tá Ngoại trưởng, đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động Hoa Kỳ đã có cuộc gặp và trao đổi với cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Falls Church, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Cuộc găp diễn ra cởi mở, thẳng thắn với nhiều vấn đề quan tâm được đưa ra, cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Falls Church, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ cũng thể hiện sự hài lòng về những vấn đề tự do tín ngưỡng ở trong nước.
Tuy nhiên ngày 03-02-2013 đài VOA việt ngữ đã có bài tường trình về cuộc gặp, vẫn với luận điệu kiểu thường trực “chụp mũ” và phương châm cố hữu “xuyên tạc sự thật”, chúng viết trên báo Ông Daniel Baer nói : Tôi biết đã có nhiều thảo luận giữa Mỹ và việt Nam về nghị định 92 và ý nghĩa của nó là gì đối với tự do tôn giáo… chúng tôi sẽ tiếp tục thúc dục chính phủ Việt Nam cho phép người dân thực hiện các quyền tự do tín ngưỡng của mình”. VOA việt ngữ còn đăng tải những bài viết có những kiểu phán bừa, suy diễn, bóp méo nội dung của nghị định 92 như: “Khi so sánh, chúng ta có thể thấy rằng Nghị định 92/2012 NĐ-CP đã không có những thay đổi tiến bộ so với Nghị định 22/2005 NĐ-CP mà nó còn thụt lùi rất nghiêm trọng trong một số vấn đề…” và “qui định về việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo và đăng ký hoạt động tôn giáo tại chương 3 của Nghị định 92/2012 NĐ-CP là không phù hợp với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được qui định tại điều 70 Hiến pháp và điều 18 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.?... Trên tập san Quê mẹ, đây là cơ sở “phát ngôn” của phòng thông tin phật giáo do Võ văn Ái cầm đầu viết “Nghị định 92 chỉ đơn giản thêm vào khung pháp luật hóa trang hợp pháp cho chính sách đàn áp tôn giáo…” .Theo tôi VOV việt ngữ và quê mẹ đang đưa ra những nhận định giống “kẻ mù sờ voi” như vậy.
Thực hiện quản lý hoạt động tôn giáo, trên cơ sở luật pháp và đặc điểm của hoạt động tôn giáo, Nhà nước tạo ra các khung pháp lý, để theo đó, người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mình, để các tổ chức tôn giáo thực hiện các hoạt động tôn giáo của mình. Và như vậy, quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo không có nghĩa là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo mà chính là tôn trọng và đảm bảo bằng luật pháp quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Thời gian gần đây, cùng với mối quan hệ phát triển nhanh chóng trên nhiều mặt, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành đối thoại thẳng thắn và xây dựng trên nhiều vấn đề, trong đó nhiều vòng đối thoại về vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng . Mọi người đều biết rằng, không chỉ ở Việt Nam mà với mọi quốc gia trên thế giới, tôn giáo không thể đứng trên pháp luật, đứng ngoài pháp luật. Hầu hết các nước trên thế giới đều thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước về tôn giáo nhưng ở những hình thái khác nhau. Có những nước không đưa ra văn bản quy phạm pháp luật chung cho các tôn giáo để hướng dẫn hoạt động tôn giáo nhưng họ lại có các quy định ở các luật khác. Ở Việt Nam và một số nước do đặc thù quản lý của mình thì đưa vào những bộ luật riêng để theo đó, thực hiện luật quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Có một thực tế ,đó là Quyền tự do tôn giáo tại VN được công nhận rất sớm. Quyền này được ghi tại Điều 10, Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1946. Và được phát triển đầy đủ hơn tại Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1992, Điều 70 viết: “Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ . Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”.
Ngày 08-11-2012, chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Nghị định này thay thế Nghị định số 22-2005/NĐ-CP ngày 1-3-2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2013. So với Nghị định số 22/2005 qua tìm hiểu thì tôi được biết ,Nghị định số 92/2012 có nhiều điều, khoản được sửa đổi, bổ sung. Nghị định gồm 5 chương, 46 điều, quy định rõ về hoạt động tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc và tổ chức tôn giáo.Trong đó có 12 điều được quy định mới, làm rõ hơn quan điểm và chính sách của Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo. Nghị định số 92/2012 đã sửa đổi theo hướng rút ngắn đáng kể thời gian thực hiện các thủ tục có liên quan đến nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nhằm giải quyết kịp thời, nhanh chóng các yêu cầu chính đáng của các tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo cũng như các cá nhân có liên quan. Ví dụ: Thời hạn để Thủ tướng Chính phủ xét công nhận tổ chức tôn giáo theo thẩm quyền, nếu Nghị định số 22/2005 quy định 90 ngày thì Nghị định số 92/2012 quy định chỉ còn 45 ngày, hoặc thời hạn để Chủ tịch UBND cấp tỉnh xét công nhận tổ chức tôn giáo theo thẩm quyền, nếu Nghị định số 22/2005 quy định 60 ngày thì Nghị định số 92/2012 quy định chỉ còn 30 ngày…Ngoài ra, Nghị định số 92/2012 còn gộp một số điều, khoản trong Nghị định số 22/2005 thành các điều, khoản mới cho gọn và logic hơn về nội dung. Ví dụ: Điều 3 và Điều 4 của Nghị định số 22/2005 được ghép thành Điều 4 của Nghị định số 92/2012…
Nghị định nêu rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, trong đó nêu rõ: Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Với hơn 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài là một nguồn lực khá đông đảo. Họ ra đi với nhiều hoàn cảnh, nhiều lý do, nhưng hiện nay, chính sách hội nhập, mở cửa của Nhà nước Việt Nam, đông đảo đồng bào về nước, thăm thân, xây dựng đất nước.Chính bà con đã tận mắt thấy được sự phát triển vượt bực về kinh tế cũng như nhu cầu đời sống tâm linh của đồng bào trong nước, cuộc sống sinh động nhiều sắc màu về tín ngưỡng đã là minh chứng cho tự do tín ngưỡng tôn giáo ở việt Nam.
Tuy nhiên, ở hải ngoại hiện nay vẫn còn một bộ phận hiểu không đầy đủ hoặc cố tình bôi nhọ về tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Họ dựa vào những thông tin sai lệch về tình hình tôn giáo Việt Nam của những kẻ chống phá nhà nước Việt Nam tại hải ngoại câu kết với một số phần tử có “vấn đề” trong nước kích động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hòng trục lợi cho bản thân, từ đó họ xuyên tạc trắng trợn , bỉ ổi, thậm chí phản ứng kiểu “dựa hơi” ngoại bang vu khống, bịa đặt về chính sách tôn giáo của Việt Nam.
Hàng năm có trên nửa triệu bà con thường xuyên về tổ quốc, họ sẽ là các kênh để đưa thông tin chính xác nhất về tình hình tôn giáo trong nước ra nước ngoài.Theo số liệu thống kê, trong cả nước, 6 tôn giáo lớn gồm Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa hảo, Hồi giáo có số tín đồ lên tới hơn 20 triệu người, bằng ¼ dân số Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ giáo dân tăng tương đương như tỷ lệ tăng dân số. Điều đó chứng tỏ sự phát triển của các tôn giáo ở Việt Nam là tốt đẹp. Hiện nay cả nước có gần 100.000 chức sắc tôn giáo, trên 22.000 cơ sở thờ tự, trong đó có nhiều công trình được trùng tu, xây mới. Tính riêng hai năm 2010 và 2011 đã có gần 500 công trình tôn giáo được xây mới, hơn 600 cơ sở thờ tự được nâng cấp, sửa chữa khang trang, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân. Các cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo với đủ các cấp học, như: Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúa giáo và các trường cao đẳng, trung cấp của các tôn giáo đã và đang hoạt động với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương. Hoạt động báo chí, in ấn, xuất bản trong lĩnh vực tôn giáo được đẩy mạnh, riêng Nhà xuất bản Tôn giáo đến nay đã xuất bản hơn 4000 đầu sách với số lượng hàng chục triệu bản.
Thực tế này đã thuyết phục không ít chính khách Mỹ, cũng như thế giới. Có thể kể đến đánh giá của Thượng nghị sỹ Mỹ Jim Web sau chuyến thăm Việt Nam năm 2009 rằng: “Cho dù vẫn còn những quan điểm cá nhân về một vài vụ việc cụ thể, song không thể phủ nhận những tiến bộ về tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhất là từ năm 1991 đến nay”. Còn cựu Phó tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Cao Kỳ, khi về thăm Việt Nam, chứng kiến sự thật về tự do tín ngưỡng tôn giáo tại đất nước của mình đã phát biểu: “Không phải riêng tôi, mà cả trăm, nghìn Việt kiều về thăm quê hương đều thấy chùa chiền được xây cất ngày càng nhiều, người đi chùa, đi nhà thờ đông nghìn nghịt, hoàn toàn không có sự cấm đoán. Nếu mà nói về tự do tôn giáo thì thật sự có tự do, không ai có thể chối cãi được”..
Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Va-ti-căng Ba-lê-xtre-rô khi đặt chân tới Việt Nam hồi tháng 2 năm 2011 cũng ghi nhận, “Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện nhất quán và không ngừng hoàn thiện chính sách tôn trọng và đảm bảo tự do tôn giáo của người dân”…Do đó, những ai còn chưa tin vào một đời sống tôn giáo, tín ngưỡng hết sức phong phú, sinh động và được tôn trọng tại Việt Nam, thì có lẽ sẽ phải tới tận nơi để chứng kiến.
Cần nhắc lại cho những cá nhân, tổ chức chuyên “nghề vu vạ” rằng, Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác thực thi pháp luật, nghiêm cấm những hành vi lợi dụng tôn giáo, nhân quyền để gây mất ổn định chính trị- xã hội, làm tổn hại đến an ninh quốc gia, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Những ai vi phạm, bất kể họ thuộc tôn giáo nào thì cũng đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều này không chỉ ở Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào khác cũng đều ứng xử như vậy.
Người nhặt nắng
Cần gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống văn hóa Việt Nam. Việt Nam có rất nhiều nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn và phát huy. Trong đó đã có những nét văn hóa được UNESSCO công nhận là di sản. Tránh để kẻ xấu lợi dụng tuyên truyền chống phá Nhà nước ta.
Trả lờiXóaVẫn có rất rất nhiều về Văn Hóa con người Việt Nam. Hãy có những cái nhìn tích cực để yêu miến hơn đất nước mình.
Trả lờiXóaTín ngưỡng k phải là xấu. Nhưng phải có cái nhìn tích cực để bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa chứ k phải lợi dụng, tuyên truyền chống phá Nhà nước
Trả lờiXóa