Đọc bài “gánh hát dân chủ” của tác giả Rooney đăng trên http://vietnamconghoa2012.blogspot.com/, tôi cảm thấy rất tâm đắc về bài viết này, đúng là hiện nay chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy “
Gánh hát dân chủ”
mà Mỹ đã và đang công diễn, rêu rao khắp thế giới về cái gọi là vi phạm “
dân chủ, quyền con người”
nhằm áp đặt, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước chứng minh một điều: không có chuẩn mực nhân quyền nào chung cho các quốc gia, trái lại nó còn thể hiện sự ngạo mạn của một sâu diễn đã lỗi thời, không phù hợp với quy luật thời đại.Mấy ngày qua, tôi suy nghĩ băn khoăn không biết nên lột tả cái đám “ăn theo nói leo” mà chúng ta vẫn gọi chung chúng vào một mớ đó là các “nhà dân chủ”. Đã có người từng ví đám dân chủ ở Việt Nam như là một dạng chợ trời thời đại. Cũng bán mua xôm tụ, cũng lắm trò kẻ cắp bà già gặp nhau. Cũng nhộn nhịp kẻ bán người mua. Cũng nhốn nháo sall-off đầu năm cuối năm… Thật thú vị. Dưới góc nhìn của tôi thì lại thấy cái mớ hỗn tạp và hỗn độn ấy dường như giống một gánh xiếc rong hơn là một cái chợ. Chợ thì có phiên có lề. Đến hẹn lại lên. Thực chất thì chợ dân chủ Việt Nam đâu có được họp thường xuyên, dăm thì mời họa, chủ yếu phụ thuộc vào hứng của các "nhà dân chủ". Còn đám xiếc rong thì nay đây mai đó, nay chợ huyện này mai phố thị nọ, chẳng cần phiên lệ chi hết, cứ còn khách là còn diễn, hết khách lại đi. Đấy, dưới đường lại có tiếng kèn của đám xiếc rong, lúc réo rắt như nước chảy, lúc sầm sập như cháy nhà và tiếng la ó của lũ trẻ. Chao ôi là lũ trẻ. Chúng nó hiếu kỳ thì phải biết. Cả lũ trẻ con lốc nhốc lớn nhỏ kéo theo thành một đoàn dài, thỉnh thoảng lại ré lên cười cho thoả thích, vì bị kích động bởi đám khỉ già cau có, hay con vẹt láu lỉnh, lại còn đám chó nhắng nhít chạy quanh quẩn xung quanh đám khỉ nữa, chỉ chờ có con khỉ nào lỡ tay là ăn đòn với chúng. Thằng bé con, chắc là chuyên lo việc quảng cáo, tiếp thị và thu tiền, vừa dứt tiếng kèn của cụ già râu bạc là the thé: “Gánh xiếc Rân trủ sin hân hạnh kính chào quý khán giả. Đến với trúng tôi hôm lay, quý vị xẽ được thưởng thức những tiết mục có một không có hai chên thế dan nầy”.
Cụ già kiêm trưởng đoàn xiếc đang ngồi sau con ngựa già kẽo kà kẽo kẹt, già chẳng kém gì chủ. Con ngựa cúi đầu, oằn trên vai nó là cả cái xe loang lổ xanh đỏ, loang lổ những dải cờ bay lất phất trong gió, cứ nằng nặng, cứ tồi tội làm sao. Cụ già thỉnh thoảng nghỉ kéo kèn để đập lên lưng con ngựa già vài cái, ý bảo đi đi, đừng tưởng bở đã được nghỉ, tao đi cả đời mà chưa được nghỉ ngơi đây. Đám xiếc hạ sân khấu ở ngã ba đường. Mà có gì đâu. Vẫn con ngựa ấy. Vẫn cái xe ấy. Chỉ bỏ mái che ra là thành sân khấu thôi mà. Mấy con khỉ nhe răng doạ nạt đám trẻ con làm chúng ré lên thích thú. Con vẹt thét lên the thé “Gánh xiếc Rân chủ sin kính chào quý khách”, “kính chào quý khách” thỉnh thoảng bị đám chó doạ nạt thì cau có “đồ mạt hạng”, “đồ ngu dốt”… Đám chó thì sủa nhặng lên, lúc thì sủa thằng bé con, lúc thì quay sang nhau gầm gừ. Cụ già chán ngán và lơ đãng nhìn cái đám ô hợp ấy, co người lại vì rét. Ôi giá mà có cái chăn lông to ở đây thì tốt, tha hồ ấm. Lại có thêm được cái bánh mì nóng nữa thì… Trời mỗi ngày một lạnh, cái rét nàng Bân, bà già còn chết cóng, huống chi… Giá mà có cái chăn lông to. Ngủ hay mơ đều thú. Đời xiếc rong ta mấy mươi năm rồi, ước mong chi được tới thiên đường lần nữa, cho đám chó khỉ này đi lần nữa. à mà không. Cái lũ này, lên được thiên đường thì lại vênh váo, chúng hoá thành tinh chó, tinh vẹt, tinh khỉ hết. Ôi, thiên đường! ấy! Trông cụ những lúc ấy ngây thơ, tội nghiệp lắm! Đời cụ đã được lên thiên đường một lần, đã được tận mắt nhìn thấy cái thiên đường ấy để mà cụ lúc nào cũng mong được đi lần nữa, xem lần nữa, sờ tận tay, trăm nghe không bằng mắt thấy mà. Ôi cái thiên đường ấy, sao mà thơ mộng và đẹp đẽ đến vậy. Sao mà hào nhoáng, sáng chói đến thế. Nó làm cụ mê mẩn, ước gì, ước gì... Nó vừa giống như cái bánh, lại vừa giống như cái chăn lông. Cụ khao khát lắm, cụ khao khát đến nỗi cụ muốn tung hê tất cả cái lũ người ngợm ngu dốt kia đi. Các người cười mới nhạt nhẽo làm sao. Các người cười vì cái đám khỉ chó kia ư? Sao các người không chịu hiểu, đứng trước các người không phải chỉ là một tên diễn viên xiếc, không chỉ là một tên hề đâu nhé. Và lũ chó kia, lũ vẹt kia, lũ khỉ hỗn láo kia cũng không phải là vẹt là chó là khỉ bình thường đâu nhé. Chúng đều là các “nhà dân chủ” đấy. Các ngươi cười à?! Vỗ tay à?! Cứ cười đi, cứ vỗ tay đi, rồi các ngươi sẽ biết tay ta. Lũ người xấu xí, ngu dốt và mạt hạng kia đã không thể biết được ta đã lấy trộm được vũ khí bí mật từ thiên đường mang về hạ giới, thứ vũ khí có thể làm câm miệng các ngươi ngay lập tức. Các ngươi rồi sẽ biết tay ta. Các nhà dân chủ đâu, hãy cho thế giới này biết tay ta. ối chao, khiếp quá, lũ trẻ con láo nháo chạy ra, lũ khỉ nhe răng, hoà với tiếng sủa của mấy con chó, lại có tiếng vẹt loé xoé “Biết tay ta”, “Biết tay ta”, “Biết tay ta”, “đồ ngu dốt”, “đồ mạt hạng”… Dàn đồng ca hỗn độn ấy làm cho đám đông sửng sốt, lũ trẻ trố mắt, dán vào từng cử động của cụ già. Cụ múa hai tay như đảo gió, hai chân cụ quay như lên đồng, mặt ngước lên trang trọng như đang trong lễ tế trời. Cụ múa, cụ quay chậm dần, chậm dần, chậm dần… Khán đài im phăng phắc. Bỗng trống đánh liên thanh Uỳnh uỳnh uỳnh oàng! Choang choang choang… choang! Thùng thùng thùng cắc! Trống cái, trống con. Chiêng cái, chiêng con. Cả cái nồi nhôm thủng đít cũng choe choé. Chát chát chát chít. Nó đây! Nó đây! “Cây đũa thần”
đa nguyên đa đảng! Chòm râu cụ rung giần giật, hay tay cụ nâng hai cây đũa bên xanh, bên đỏ, đuôi có gắn tua rua vàng tím đen, trông mỏng manh vậy mà như nâng cả bầu trời trên vai. Cả đám đông lặng đi. Lũ trẻ tròn xoe mắt. Bỗng cái con Tí xoăn bé loắt choắt, len được vào sát chân đài xiếc, trỏ vào cây đũa thần trên tay cụ già, bảo, sao nó giống đôi chuyền của con ở nhà, con cho búp bê chơi. Đũa của con, đũa của con, trả đũa cho con. Đám đông bừng tỉnh vì tiếng con bé con nheo nhéo. Ôi dào ôi. Cứ tưởng “cây đũa thần” nào, có mà đũa mốc. Thế mà bảo kinh thiên động địa. Phí tiền quá. Tưởng gì, biết thế này chẳng thèm bỏ thời giờ mà đến đây. Chúng mày về mau, về đi học. Tiền đâu để chúng mày ngồi đây hả. Đám đông mất hứng, cứ tản mát dần, tản mát dần… Rồi đến lũ trẻ cũng chán. Lũ khỉ có nhăn mặt xấu hơn nữa cũng chẳng có thêm gì mới. Con vẹt có nói láo toét hơn nữa cũng chẳng làm chúng để tâm. Chúng đã háo hức chờ là chờ cái vũ khí bí mật kia cơ. Cái thứ vũ khí kinh hồn mà cụ già hứa hẹn cơ. Thế mà lại là cái đôi đũa mốc vứt ở bờ giếng, là trò chơi của mấy đứa con gái, đúng là định lừa trẻ con đấy mà. May mà có cái con Tí xoăn nó phát hiện ra.
Một lát sau, thì cái đám người quây quanh gánh xiếc đã vắng tanh, vắng ngắt. Cụ già và đám chó, khỉ, vẹt vẫn đang còn say choáng trước cây đũa thần, vẫn chưa định thần lại được. Khi tỉnh lại nhìn quanh đã chẳng còn ai, trời nhá nhem rồi. Thằng bé láu cá vội xem lại cái mũ trong tay nó, ỉu xìu đưa ra vài đồng bạc lẻ, quay đít lầm bầm chẳng hơn gì hôm qua. Cụ già lại thở dài. Đời người mới bạc bẽo làm sao. Kiếp hề xiếc rong thật là buồn. Bày trò vui thì người xem, người vỗ tay cười, có trò tội gì không xem. Hết trò, ai lại về nhà ấy. Đám trẻ ranh thì xem mãi cũng chán. Thời buổi bây giờ có khối thứ để chúng quên mất đám hề, đám chó khỉ quê mùa, rẻ mạt. Thế là gánh xiếc rong lại lủi thủi xếp đồ, lếch thếch kéo nhau đi phiên chợ khác. Chợ lại buồn tênh.
Người nhặt nắng
chính quyền mỹ lúc nào cũng hô hào dân chủ nhưng thực tế nước họ luôn gặp vấn đề về quyền con người!
Trả lờiXóaChính phủ Mỹ luôn luôn xem vào nội bộ công việc của đât nước liệu đây có được coi có quyền tự do nhân dân chủ một đât nước luốn áp đặt quyền tự do dân chủ trên đât nước khác thì đấy có được coi là tự do dân chủ
Trả lờiXóa