Cách đây 60 năm, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết. Sau hơn 2 tháng đàm phán, các bên tham gia đồng ý ký vào bản Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, Việt Nam. Theo bản Hiệp định này, các bên tham gia hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước; các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương; các bên tham chiến thực hiện cam kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh…
Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết không chỉ là một trong những mốc son vĩ đại trong lịch sử đấu tranh chống xâm lược, lịch sử ngoại giao Việt Nam mà một trong những nội dung quan trọng của Hiệp định này đó là khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Đó không chỉ là một mốc son trong lịch sử của dân tộc, mà còn cho thấy những chứng cứ vững chắc, khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Cụ thể, các bên tham gia ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thống nhất của Việt Nam nghĩa là bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam thực hiện chủ quyền của mình tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ 17. Năm 1954, Pháp đã hoàn thành xâm chiếm Việt Nam, biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp. Pháp thay mặt Việt Nam thực hiện chủ quyền của Việt Nam, đưa lực lượng đóng quân tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho đến khi rút khỏi Việt Nam năm 1956 và trao lại cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trung Quốc cũng là quốc gia cuối cùng ký tuyên bố Hội nghị. Điều này cho thấy Trung Quốc đặc biệt coi trọng Hội nghị Geneve và những điều khoản được ký kết năm ấy.
Điều đó cho thấy, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Như vậy trong tuyên bố cuối cùng và Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam, Điều 1 và Điều 4 đã xác nhận vấn đề pháp lý chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Vì vậy, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của mình đối với Hoàng sa, Trường sa là điều hoàn toàn phi lý.
60 năm đã trôi qua nhưng những nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ vẫn còn nguyên giá trị, đó là bài học để dân tộc ta vững bước trên con đường phát triển, và cũng là bài học để dân tộc ta tiếp tục vận dụng trên con đường hội nhập với quốc tế, trong quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc. Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam đều bị đáp trả và đánh bại, đó là chân lý không bao giờ thay đổi.
Việt Nguyễn
60 năm đã trôi qua nhưng những nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ vẫn còn nguyên giá trị, đó là bài học để dân tộc ta vững bước trên con đường phát triển, và cũng là bài học để dân tộc ta tiếp tục vận dụng trên con đường hội nhập với quốc tế, trong quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc. Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.Những hành vi mang tính xâm phạm chủ quyền nước ta không bao giờ có thể là một điều dễ dàng chấp nhận đối với Nhà nước và dân tộc ta.
Trả lờiXóaHiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết! đó là một bước tiến trên con đường tìm độp lập tự do cho dân tộc nhỏ bé! giá trị của hiệp định này còn vang mãi cho tới ngày nay! và chúng ta sẽ thấy được giá trị to lớn của nó như thế nào! hiệp định là cái kết cho một cuộc chiến đấu để lấy lại tự do. đó là một hiệp định lịch sử
Trả lờiXóaMột hiệp định được ký kết! với một bước tiến quan trọng trong việc đạt được thỏa thuận ngừng bắn. đó là một bước tiến của ta trong việc giành lại độc lập tự do! hiệp định giơ ne vơ còn là mốc son vĩ đại trong lịch sử đấu tranh chống xâm lược, lịch sử ngoại giao Việt Nam! và đó còn chứng minh giá trị lãnh thổ Việt Nam bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Trả lờiXóakhông chỉ từ hiệp định giơ ne vơ chúng ta mới thấy được vấn đề chủ quyền của hai quần đảo của chúng ta được bàn luận! và còn rất nhiều bằng chứng khác ghi nhận chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này! nói lên được giá trị của Việt Nam trong việc khẳng định chủ quyền lại làm cho những hành động xâm lấn của TQ đã thực hiện trong thời gian qua là phi lí!
Trả lờiXóaThật chơ chêu cho dù thời đó VNCH bị Mỹ khống chế nhưng điều đó lại khiến TQ chẳng làm gì được và việc tuyên bố chủ quyền 2 vùng đảo Hoàng xa Trường xa của Việt Nam được cả thế giới công nhận. Có thể thấy vô vàn bằng chứng lịch sử của nhân dân ta qua bao đời đều có Hoàng Xa trường xa trong đó ! TQ thực sự không có của để thắng !
Trả lờiXóaChủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Xa Trường Xa là không thể chối cãi ! Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng từ xa xưa đến nay để chứng minh chủ quyền của mình ở 2 vùng đảo đó ! TQ có lẽ chẳng có mà có thì là những bằng chứng do chính họ tạo ra hoặc ngộ nhận ! Giơ ne vơ cũng là một bằng chứng trong vô vàn bằng chứng mà VN có được !
Trả lờiXóaTất cả các bằng chứng lịch sử,tất cả những tư liệu đều khẳng định một điều rằng chủ quyền hai quần đảo Hoàng sa và trường sa là của Việt Nam,chính vì thế mà trung quốc cũng như nước khác chẳng có lí do gì mà lại nhận vơ chủ quyền như vậy,và họ cần phải biết rằng đã đến lúc tất cả dừng lại,đừng làm trò hề cho người khác như vậy nữa,
Trả lờiXóaTừ lâu thì chủ quyền trên biển của Việt Nam luôn được khẳng định là hai quần đảo hoàng sa và trường sa,tuy nhiên trung quốc lại đang phủ nhận điều đó và luôn làm mọi cách để xâm chiếm chủ quyền của Việt nam,nhưng dù cho họ làm gì đi chăng nữa cũng chẳng bao giờ đạt được mục đích xấu xa kia cả.
Trả lờiXóatất cả đều đã khẳng định chủ quyền của VIệt Nam là hai quần đảo hoàng sa và trường sa,tuy nhiên trung quốc lại đang phớt lờ điều đó mà đi làm những việc xấu xa để mà thực hiện âm mưu xâm chiếm hai quần đảo đó,nhưng chắc chắn rằng việc làm của trung quốc sẽ chẳng bao giờ đạt được vì Việt Nam và thế giới sẽ ngăn chặn điều đó.
Trả lờiXóachúng ta đều thấy được rằng mọi bằng chứng lịch sử,mọi tài liệu đều khẳng định và VIệt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lí để khẳng định chủ quyền hai quần đảo hoàng sa và trường sa là của Việt Nam.chính vì thế chẳng có nước nào được quyền vi phạm và làm những điều sai trái trên chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam,
Trả lờiXóa