Chủ nghĩa dân tộc là muốn nói đến một hệ tư tưởng được biểu hiện bằng tâm lý, tư tưởng, thế giới quan, chính sách coi trọng dân tộc này hơn dân tộc khác, đề cao dân tộc mình, hạ thấp dân tộc khác. Chủ nghĩa dân tộc thường được biểu hiện bằng hai hình thức: Chủ nghĩa dân tộc sô vanh (tuyệt đối hoá, đề cao vị trí, vai trò của dân tộc mình, coi thường, khinh miệt dân tộc khác; thống trị, hoà tan, đồng hoá dân tộc khác vào dân tộc mình) và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi (là khuynh hướng khép kín, đố kỵ, tự ti dân tộc, nghi ngờ dân tộc khác). Chủ nghĩa dân tộc sô vanh thường xuất hiện ở những nước lớn và ngược lại, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi thường xuất hiện ở những dân tộc nhỏ, yếu.
Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều tai hoạ khi chủ nghĩa dân tộc lên ngôi, đó có thể kể đến sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít khi những người lãnh đạo của một số quốc gia đã quá đề cao dân tộc mình, chà đạp lên dân tộc khác, đồng hoá dân tộc khác. Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai có thể nói là kết quả do sự nổi lên của chủ nghĩa phát xít - một hệ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cấp tiến và độc đoán.
Chứng kiến những gì mà thế giới đã và đang trải qua trong thời gian vừa qua không quá khi nói rằng chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy mạnh mẽ. Trung Quốc với bản chất bành trướng, bá quyền, tư tưởng nước lớn đang muốn biến mình trở thành trung tâm của thế giới. Hàng loạt những hành động gây hấn của Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Việt Nam, Philippin là minh chứng cho tư tưởng Đại hán, bành trướng, bá quyền của Trung Quốc. Nga đang cố gắng lấy lại vị thế của mình kể từ khi Liên bang Xô viết tan rã. Các phong trào ly khai tại miền Đông Ukraine, với việc một số tỉnh miền Đông nước này muốn tách khỏi Ukraine để sáp nhập vào Nga là biểu hiện rõ nét của tư tưởng chủ nghĩa dân tộc. Nhật Bản quyết định thay đổi Hiến pháp khi tăng quyền cho lực lượng quân đội, họ sẽ sẵn sàng tham chiến ở nước ngoài khi quyền lợi của họ và đồng minh bị đe doạ. Cuộc chiến mãi chưa có hồi kết giữa Israel và Palestine… Đó đều là những biểu hiện rõ nét nhất của chủ nghĩa dân tộc.
Khi chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ, hoà bình, ổn định trên thế giới và ở các quốc gia sẽ luôn bị đe doạ. Hạn chế sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, nhất là chủ nghĩa quân phiệt, phát xít, bành trướng, bá quyền là trách nhiệm của cả thế giới, của các nước lớn, Liên hợp quốc và của chính nhân dân các quốc gia để duy trì hoà bình, ổn định trên thế giới và các khu vực.
Nam Phong
Chủ nghĩa dân tộc là muốn nói đến một hệ tư tưởng được biểu hiện bằng tâm lý, tư tưởng, thế giới quan, chính sách coi trọng dân tộc này hơn dân tộc khác, đề cao dân tộc mình, hạ thấp dân tộc khác. Đó là những gì mà chúng ta đang nhận thấy ở đất nước trung quốc, với những chính sách bành trướng, chống phá và xuyên tạc nước ta. Đó là một điều khó có thể mà chấp nhận được.
Trả lờiXóaChủ nghĩa dân tộc là muốn nói đến một hệ tư tưởng được biểu hiện bằng tâm lý, tư tưởng, thế giới quan, chính sách coi trọng dân tộc này hơn dân tộc khác, đề cao dân tộc mình, hạ thấp dân tộc khác. Đó là những gì mà chúng ta đang nhận thấy ở đất nước trung quốc, với những chính sách bành trướng, chống phá và xuyên tạc nước ta. Đó là một điều khó có thể mà chấp nhận được. là một điều mà chúng ta cần lên án một cách mạnh mẽ.
Trả lờiXóaở Trung Quốc có lẽ bây giờ đang có rất nhiều chuyện để nói! đầu tiên là việc bạo loạn liên miên ở khu Tân Cương đã làm cho người dân đang hết sức lo sợ và hơn thế nữa nó đang gây ra một cảm giác bất an cho người dân! rồi còn những hành động ngang ngược của Trung Quốc ngoài Biển Đông mà cụ thể hơn là khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, phải chăng Trung Quốc đang muốn che giấu điều gì!
Trả lờiXóachả biết cái chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc nó đang lớn mạnh như thế nào, nhưng mà có những sự thật đáng buồn ở Trung Quốc hiện nay, đó là việc người dân Trung Quốc đang bị chính những người lãnh đạo của mình dùng những phương tiện truyền thông, những tờ báo mạng, báo giấy lừa gạt một cách trắng trợn! có lẽ trong thời gian tới Trung Quốc sẽ còn phải đối mặt với nhiều chuyện!
Trả lờiXóavới xu hướng chung của thế giới hiện đại, chúng ta không khó để có thể nhận ra rằng, đó là xung hướng hợp tác toàn cầu, mang tính chất cùng phát triển. nhưng mộ đất nước như trung quốc, một đất nước lớn như vậy lại trỗi dậy cái gọi là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đi ngược lại với xu hướng của thế giới, phải chăng trung quốc đang tiếp bước những hành động sai lầm của mình trong quá khứ?
Trả lờiXóamột thế giới hiện đại phải có sự hợp tác, phát triển, hòa bình chứ không phải lúc nào cũng mang nặng suy nghĩ chủ nghĩa dân tộc mà lúc nào cũng khép kín, không liên hệ với các nước khác, hay tự tôn, coi khinh các dân tộc khác mà bất chấp quan hệ, giành bằng được lợi ích cho dân tộc mình. Hiện nay trên thế giới đang chứng kiến một số quốc ta tỏ ra mang nặng chủ nghĩa dân tộc thông qua các hành động, và điều đó đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình thế giới, tương lai tốt đẹp cho nhân loại
Trả lờiXóaở thời buổi bây giờ, trong khi cả thế giới đang hướng tới một môi trường mới phát triển hòa bình, ổn định và hơn cả chính là sự hợp tác chặt chẽ về mọi mặt, mối quan hệ khăng khít giữa các quốc gia, tuy nhiên thì Trung Quốc lại có vẻ như không coi trọng vấn đề này cho lắm, họ đang tự cô lập mình ra khỏi thế giới, những gì mà họ đã và đang làm đang dần chia rẽ, cô lập họ và đầu tiên là họ sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi!
Trả lờiXóacái gọi là chủ nghĩa dân tộc có lẽ không nên tồn tại vào cái thời điểm này của thế giới! Trung Quốc có lẽ cũng hiểu rõ điều này khi mà họ luôn hô hào mấy câu như luôn mong muốn trỗi dậy hòa bình, muốn tăng cường hợp tác với tất cả các nước trên thế giới... tuy nhiên thì những gì mà Trung Quốc thực sự đã và đang làm thì lại trái ngược lại với những điều đó! hậu quả thế nào thì lịch sử có lẽ thứ phản ánh rõ nhất!
Trả lờiXóachính Trung Quốc đang thể hiện ngày càng rõ hơn cái gọi là chủ nghĩa dân tộc này! họ luôn đặt cái tôi cá nhân của họ, lợi ích cá nhân của họ lên trên hết, họ làm bất cứ điều gì cũng đều hướng tới lợi ích cho dân tộc họ, thậm chí là chà đạp lên lợi ích của các nước khác! một hệ tư tưởng như thế có lẽ không còn hợp lí trong cái thời buổi toàn thế giới có xu hướng hợp tác cùng phát triển như thế này nữa!
Trả lờiXóakhi chủ nghĩa dân tộc được đặt lên hàng đầu thì các nước mạnh sẽ tự cho mình đi xâm chiếm nước khác, đó là một chính sách sai lầm vì họ tự coi mình lớn nhưng hành vi của họ không hề lớn mà đó là hành vi quá nhỏ nhoi
Trả lờiXóaCó thể nói Khi chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ, hoà bình, ổn định trên thế giới và ở các quốc gia sẽ luôn bị đe doạ. Nhưng đó là đối với những nước có chủ nghĩa dân tộc một cách cực đoan như những nước lớn chẳng hạn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, và từ xưa đó chính là chế độ phát xít. Chứ nếu nói những chủ nghĩa dân tộc của các nước bình thường luôn yêu chuộng hòa bình thì việc chủ nghĩa dân tộc lớn thì họ cũng chỉ để bảo vệ người dân, đất nước mình thôi
Trả lờiXóaChủ nghĩa dân tộc đặc biệt nguy hiểm đối với những nước từ xưa đến nay luôn có những dã tâm muốn làm bá chủ thế giới như phát xít Đức, chúng ta đã nhận thấy được hậu quả của nó chính là 2 cuộc chiến tranh thế giới được bắt đầu từ chính chủ nghĩa dân tộc của Đức, và gần đây có thể nói về lớn mạnh của Trung Quốc thì với bản tính luôn coi mình là trung tâm của vũ trụ, lúc nào cũng tham vọng làm bá chủ thế giới thì cộng với chủ nghĩa dân tộc luôn cao vút thì Trung Quốc thật sự rất nguy hiểm với nền hòa bình thế giới
Trả lờiXóaChủ nghĩa dân tộc thường biểu hiện dưới hai hình thức là: Chủ nghĩa dân tộc sô vanh thường xuất hiện ở những nước lớn và ngược lại, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi thường xuất hiện ở những dân tộc nhỏ, yếu. Cái chủ nghĩa dân tộc ở những nước lớn đặc biệt nguy hiểm thể hiện ở tính chất của nó là đề cao vị trí, vai trò của dân tộc mình, coi thường, khinh miệt dân tộc khác, chính điều đó làm cho có sự phân biệt trong suy nghĩ của nhân dân và đặc biệt là đối với tầng lớp lãnh đạo dần dân sẽ dễ gây đến chiến tranh xung đột
Trả lờiXóa