CÓ MỘT NGUY CƠ TỪ SỰ THỊNH VƯỢNG
Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014
EU, ai cũng biết là một tổ chức liên hiệp lớn nhất thể giới của khối nhiều nước ở châu Âu; từ khi ra đời, nó đã thực sự trở thành một nền kinh tế phát triển bậc nhất trên thế giới; cạnh tranh với Mỹ. Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu cũng được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu. Liên minh này được thành lập bởi Hiệp ước Masstricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Với hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm 30% (18,4 nghìn tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15,2 nghìn tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP sức mua tương đương của thế giới.
EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. 17 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo nên khu vực đồng Euro. Liên minh châu Âu đã phát triển một vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại thế giới, G8, G20 nền kinh tế lớn và Liên hợp quốc. Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 4 quốc gia không phải là thành viên Liên minh châu Âu và thực sự từ khi được thành lập, EU đã cho thấy những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, trong quãng thời gian vừa qua, EU nền kinh tế EU đã gánh chịu những cuộc khủng hoảng nặng nề; những khó khăn nhất định để rồi một số quốc gia đã đưa ra những ý định rời khỏi EU. Nổi bật nhất là nước Anh.
Nước Anh gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) – tiền thân của Liên minh châu Âu (EU) – vào năm 1973. Năm 1975, một cuộc trưng cầu dân ý về việc rút khỏi EEC đã được tổ chức ở Anh, và 67,2% người bỏ phiếu đã không ủng hộ việc rút lui này. Nhưng nay sau bốn thập niên gắn bó với EU, một bộ phận người dân Anh nay lại thấy rằng mối quan hệ giữa nước Anh và EU không mang lại lợi ích cho quốc gia của họ, mà thậm chí còn có nguy cơ phải chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính của khối.
Năm 2013, thủ tướng Anh David Cameron đã có bài diễn văn quan trọng về Liên hiệp châu Âu, trong đó ông hứa hẹn từ nay đến năm 2017 sẽ cho tổ chức trưng cầu dân ý cho quyết định ra đi hay ở lại Liên hiệp châu Âu. Lời hứa trên sẽ được thực hiện nếu như ông David Cameron được tiếp tục tái cử thủ tướng nhiệm kỳ tới.Diễn văn về châu Âu của thủ tướng Anh trong đoạn nói về quan hệ của nước Anh với Liên Hiệp Châu Âu viết : « Chúng tôi dành cho người dân Anh cuộc trưng cầu dân ý với một lựa chọn đơn giản là : Ở lại trong Liên hiệp trên cơ sở mới hay ra khỏi đó hoàn toàn. Đây sẽ là một cuộc trưng cầu dân ý về việc ở lại hay không trong Liên Âu ».
Gần đây nhất những người đứng đầu nước Anh lại tiếp tục cân nhắc khả năng này. Từ cựu bộ trưởng Quốc phòng Anh, ông Liam Fox, tới cựu bộ trưởng Nội các Anh, ông John Redwood đều đang có nhiều lo ngại về sự bền vững của đồng euro, khối EU, và đang ủng hộ chủ trương rằng nước Anh nên rời khỏi khối EU. Và một lần nữa người Anh có thể cần một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc về sự ràng buộc của nước này với châu Âu nhưng tách ra trong một sự hài hòa. Điều đó có thể cho thấy những nguy cơ đối với EU trước mắt; những nguy cơ rất dễ dẫn đến một tương lai không mấy sáng sủa cho khối này; và nếu điều đó xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thế giới.
Nguyễn Nga
Tags:
Bộ sưu tập,
Thế Giới
có thể EU đã qua cái thời huy hoàng của nó, hay nói cách khác nó đã trải qua quá trình cực thịnh và bước vào thoái trào theo đúng quy luật vốn có của chủ nghĩa tư bản, sự thật là vậy những cũng mong rằng EU rẽ sớm trải qua thời kì khó khăn này để phát triển, vì dù sao sự khủng hoảng của EU cũng ảnh hưởng nhiều tới chúng ta.
Trả lờiXóaNước anh nổi tiếng với nhưng cái gọi là bảo thủ ! mọi thứ ở anh đều có một hơi hướng nào đó cũ kĩ tiêu cực mà nói là bảo thủ tuy vậy việc bảo thủ đó không làm nước anh trì trệ mà nó đi đến một nước anh cổ kính hơn mà thôi. Dĩ nhiên trong kinh tế thì việc luôn tiên tiến là điều hiển nhiên. Anh và EU có lẽ có những suy nghĩ khác nhau. EU mà không có anh và anh mà không có EU thực sự mong chờ xem sao !
Trả lờiXóavị thế của EU bây giờ đã không còn như xưa nữa rồi, thế nên việc nó tan rã thì cũng là điều dễ hiểu mà thôi. Các nước trong khối gia nhập vào EU chủ yếu là để tạo nên một cộng đồng mạnh và phát triển kinh tế, nhưng hiện nay cộng đồng này lại không đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu của nhiều nước, và kinh tế thì lại đang khủng hoảng một cách nghiêm trọng. Nguy cơ về một cuộc tan rã đã đang hiện ra trước mắt
Trả lờiXóaNói thật là mình cũng chẳng quân tâm lắm đến tình hình của EU làm gì, bởi họ cũng chẳng ảnh hưởng đến Việt Nam lắm. Nhưng mình thấy rằng các nước trong khối này tham gia chẳng phải vì lợi ích của nhóm mà chỉ vì lợi ích của từng quốc gia đó thôi, đến khi khối có chuyện thì chưa gì đã có nước tìm cách rút lui rồi. Các nước EU chỉ có vậy thôi sao?
Trả lờiXóaNếu EU mà tan rã thật thì thế giới sẽ như thế nào nhỉ? Mỹ sẽ không còn đồng minh là khối EU này nữa, và người Trung Quốc sẽ trở nên thống trị thế giới. Nhưng Trung Quốc không có đồng minh thì sẽ tồn tại được bao lâu đây? Đây là những vấn đề khó có thể giải đáp được, phải chờ thời gian thì mới có thể biết được câu trả lời
Trả lờiXóaEU tan rã thì tình hình thế giới sẽ có những biến động vô cùng lớn. bởi EU là một cộng đồng lớn với nền kinh tế phát triển và có nhiều mối quan hệ với các nước cũng như các khối lớn trên thế giới khác. Bởi vậy nếu nó tan rã thì sẽ tác động lên rất nhiều nước. Không chỉ về kinh tế mà còn về nhiều lĩnh vực khác nữa
Trả lờiXóaAi cũng biết cộng đồng châu âu EU là một cộng đồng lớn và có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới. Bởi vậy, nếu cộng đồng này tan rã như những gì mà tác giả phân tích thì nó sẽ là một bước ngoặt đối với thế giới. Trật tự thế giới sẽ có sự thay đổi. Mỹ không có đồng minh này thì liệu họ sẽ làm được những gì? Còn Trung Quốc họ sẽ được hưởng lợi ra sao, hay cả Nga nữa. Nói chung là sẽ rất khó đoán định
Trả lờiXóađúng vậy EU là một cộng đồng bao gồm các cường quốc lơn trên thế giớ nêu như khôi này mà bị tan rax thì không biêt thê giới sẽ như thê nào nữa. Mỹ sẽ mất đòng minh và đó là cơ hội của Trung Quốc và Nga lên tiếng.không chỉ vậy nền kinh tế của thế giới cũng bị ảnh hưởng rất nhiều
Trả lờiXóaEu một công đồng phát triển kinh tế mạnh nhất thê giớ mà bị tan rã thì quả thật là không biết nó ảnh hưởng như thế nào đối với toàn bộ nền kinh tê thế giớ đây. rất nhiều cường quốc trên thế giới đặc biệt là Mỹ sẽ phải chịu ảnh hưởng rất lớn nêu như khối này tan rã,Mỹ sẽ mất hết đồng minh điều đó khiến Mỹ phải e ngại.
Trả lờiXóaNếu như liên minh EU có điều gì đó bất ổn thì nó không chỉ làm ảnh hưởng đến nguyên EU mà đó còn là ảnh hưởng đến nền kinh tế của toàn thế giới, chúng ta đã thấy năm 2008 khi nền kinh tế thế giới bị suy thoái nó đã gây ra biết bao hậu quả rồi, giờ đây chúng ta mong rằng nền kinh tế của EU tiếp tục phát triển mà không có biết cố gì để không bị ảnh hưởng đến thế giới
Trả lờiXóaXã hội đang phát triển và cũng có những lợi thế nhưng bênh cạnh đó có những mặt hạn chế hoặc là làm cho chúng ta bị ảnh hưởng. Điều chúng ta có thể thấy trong xã hội này có những kiên minh, khố kinh tế lớn mạnh nhưng cũng có những khối bị suy yếu, chính vì thế điều mà chúng ta quan tâm hơn lúc nào hết là những điều mà có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới chúng ta
Trả lờiXóaDù biết trong thời đại kinh tế thị trường, những khối kinh tế mạnh và có những tính toán tốt thì sẽ phát triển còn không sẽ bị tụt lùi để khối liên minh kinh tế khác vươn nên nhưng nếu EU có sáo trộn gì thì đó là một điều đáng buồn và sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới, chính vì thế chúng ta không ai muốn một nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nữa
Trả lờiXóaỞ Anh họ đang muốn tách khỏi khối thương mại EU .Cũng như đảng Bảo thủ, đảng Lao động có ý định sẽ đưa việc tổ chức trưng cầu dân ý vào cương lĩnh vận động trong cuộc tranh cử thủ tướng sẽ được tổ chức vào năm 2015. Đảng Dân chủ tự do – thành viên trong liên minh cầm quyền hiện nay – vẫn trung thành với việc giữ nguyên các mối quan hệ của nước Anh với EU.
Trả lờiXóa