Những ngày qua dư luận cả nước đang nóng lên xung quanh dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia vừa được Bộ Y tế công bố. Về dự thảo này hiện đang có nhiều ý kiến dư luận khác nhau, phần lớn cho rằng khó khả thi. Cụ thể, trong Dự thảo đưa ra một số nội dung như: Cấm bán rượu, bia sau 22 giờ (tức là từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau). Ngoài ra, dự thảo luật cũng quy định người dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người bị bệnh lý, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới khi tham gia giao thông đều bị cấm uống rượu. Cấm bán rượu bia tại các cơ sở y tế, giáo dục, chăm sóc dinh dưỡng, môi trường nuôi dưỡng vui chơi cho trẻ em; nơi làm việc, cấm bán lẻ sản phẩm rượu bằng máy bán hàng tự động; cấm bán rượu qua mạng internet… Điều này đang được dư luận đặt ra câu hỏi liệu dự thảo luật trên có thực tế và có tính khả thi. Đặc biệt, nhiều người cho rằng quy định cấm bán rượu bia sau 22 giờ là khó có tính khả thi và nó chỉ có thể tồn tại trên giấy. Một quy định, một điều luật khi đưa ra đều phải được áp dụng trên thực tế và phải đi vào cuộc sống nhưng một quy định khi đưa ra mà chỉ tồn tại trên lý thuyết, trên giấy, quy định thì cứ quy định còn thực hiện thế nào thì thực hiện thì quả là đáng chê trách.
Việc phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia là hoàn toàn đúng. Đặc biệt, với Việt Nam, một quốc gia mà tỉ lệ tiêu thụ rượu bia vào tốp đầu của thế giới thì nó càng trở nên bức thiết. Rượu bia ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, là căn nguyên của rất nhiều căn bệnh, là nguyên nhân của phần lớn các vụ tai nạn giao thông, bạo lực gia đình… vì vậy, hạn chế tác hại của rượu bia là vấn đề bức thiết với xã hội ta hiện nay. Tuy nhiên, để phòng, chống tác hại của rượu bia đòi hỏi cần phải có giải pháp tổng thể, từ thay đổi thói quen, nhận thức, thay đổi cách sinh hoạt cho đến việc đánh thuế cao vào các mặt hàng rượu bia, cũng như việc áp dụng các chế tài đủ mạnh… Bên cạnh đó, nó cần có sự vào cuộc, tham gia của các cơ quan, đoàn thể, của xã hội. Vì vậy, chúng ta phải tính toán làm sao cho thực tế, tránh việc ban hành các quy định theo kiểm không quản lý được thì “cấm”. “Cấm” thực sự chỉ là biện pháp cuối cùng khi không còn biện pháp nào khác.
Còn nhớ, trong thời gian vừa qua rất nhiều những quy định được đưa ra còn thiếu tính thực tế, sau khi nhận ý kiến phản hồi từ dư luận đành phải bỏ các quy định ấy. Chẳng hạn, năm 2008, Bộ Y Tế đưa ra tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ- BYT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế) quy định về vòng ngực trung bình dưới 72 cm... không được cấp bằng lái xe cho xe máy trên 50cc. Yêu cầu thị lực đảm bảo 7/10 trở lên (kể cả hỗ trợ của kính), chiều cao tối thiểu phải đạt 1,45m trở lên mới được lái xe. Đối với người lái ôtô, chiều cao tối thiểu phải từ 1,50m trở lên. Những người cân nặng dưới 40kg cũng không được lái xe máy dung tính 50cm3. Trước đó, năm 2001, Bộ này cũng ban hành quy định người thừa hay thiếu ngón tay, ngón chân (trừ trường hợp thiếu ngón út) không đủ điều kiện thi lấy giấy phép lái xe. Muốn thi, những người này phải cắt bỏ phần ngón thừa và việc cắt bỏ không được gây ảnh hưởng đến chức năng vận động.
Rồi là quy định trong dự thảo Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học, quy định xử phạt xe không chính chủ… Rõ ràng, những quy định trên là thiếu tính thực tế và không có tính khả thi. Điều đó, cũng cho thấy việc soạn thảo các quy định, các văn bản pháp luật của không ít cơ quan, bộ, ngành đang có vấn đề. Mà vấn đề thấy rõ nhất là thiếu tính thực tế, không khả thi. Điều đó sẽ gây khó khăn rất lớn cho quá trình thực hiện. Vì vậy, với những người được tín nhiệm giao soạn thảo các quy định, các điều luật cần nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng khi đưa ra những quy định làm sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Về tác hại mà rượu bia gây nên cho cuộc sống xã hội là rất lớn và chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy rõ điều đó. Không ai khác, rượu chính là thủ phạm gây nên những căn bệnh về gan, nội tạng hay nó chính là con ma men gây ra biết bao những vụ tai nạn thảm hại cướp đi sinh mạng của bao người, làm tan nát nhiều gia đình. Việc nhà nước ban hành luật về quản lý rượu bia là điều hoàn toàn hợp lý.
Trả lờiXóaNhững điều luật khi sinh ra nó đều mang ý nghĩa tốt đẹp, phục vụ cho sự phát triển của đời sống xã hội một cách tốt nhất. Xong luật cần phải gần gũi, thực tế và đi vào được trong cuộc sống của người dân chứ không phải chỉ hay ho trên lý thuyết, trên giấy được. Cần phải đi vào thực tế và phù hợp với người dân. Luật cấm rượu bia như thế này sẽ còn nhiều bất cập để có thể được áp dụng.
Trả lờiXóacó nhiều điều luật khi áp dụng thực hiện bắt đầu thể hiện sự bất cập của nó! vậy tại sao lại như vậy! có khi nào cơ quan chức năng ban hành "theo hứng"! chúng ta thấy được cần phải có một nghiên cứu toàn diện trước khi đưa ra thực hiện một điều luật nào! để có thể đem lại hiệu quả thực sự cho xã hội chứ không phải là viết luật mà không thực hiện như mong muốn!
Trả lờiXóacòn nhớ những ngày đầu tháng 7 khi một quy định được đưa vào áp dụng đó là xử phạt những người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm đúng quy định! phải chăng điều luật mới này lại rơi vào tình trạng ra dời với thực tế như vậy! điều mà người dân cần đó hơn là một bộ luật phải được sự ủng hộ từ người dân không để làm luật để luật chết ngay từ ngày đầu thực hiện! một thực tế đáng buồn đó không biết có kéo dài thêm
Trả lờiXóatheo quan điểm của cá nhân tôi thì trước khi ban hành ra công chúng một điều luật nào thì trước hết cơ quan chính quyền cần nghiên cứu chính xác tỉ mỉ! một điều luật được đưa ra tốn kém đến công sức tiền bạc nhưng nếu đưa vào áp dụng không đem lại hiệu quả thì nó sẽ là thứ bỏ đi lãng phí! đúng như vậy tôi cần đến một sự nghiên cứu xã hội chính xác để là căn cứ đưa ra các điều luật
Trả lờiXóaLuật ban hành ra là tốt, với mục đích để giúp cho cuộc sống người dân được tốt đẹp hơn và ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Nhưng bên cạnh những mong muốn tốt đẹp ấy thì luật cũng phải thực tế, phải dễ đi vào đời sống của người dân và không làm ảnh hưởng, xáo trộn đời sống thì nó mới phát huy được tác dụng thực sự của nó cho xã hội.
Trả lờiXóaMột văn bản quy phạm pháp luật nói chung được đánh giá cao khi nó đáp ứng được mục đích đưa ra và điều kiện thực tế áp dụng. Thời gian vừa qua có một số văn bản được ban hành nhưng thiếu tính thực tế, có khi còn không khả thi. Văn bản đưa ra không thực hiện được, nó không những làm tốn kém trong khâu soạn thảo, còn làm giảm uy tín của đơn vị phát hành, trở thành trò đàm tếu cho dư luận.
Trả lờiXóaĐồng ý với ý kiến và các dẫn chứng đưa ra của tác giả, tuy nhiên cá nhân tôi không đồng ý với việc tác giả đưa dẫn chứng về việc cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, bởi theo tôi, mọi người cứ nghĩ rằng bà mỈẹ Việt Nam anh hùng phải là nhiều tuổi, khi đó sẽ không đi học đại học.Theo quy định, tiêu chuẩn đạt danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" (kể cả là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam) dành cho những phụ nữ đạt MỘT TRONG NHỮNG TIÊU CHUẨN SAU:
Trả lờiXóa- Có hai con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ;
- Có hai con mà cả hai con là liệt sĩ, hoặc CHỈ CÓ MỘT CON MÀ NGƯỜI ĐÓ LÀ LIỆT SĨ;
- Có ba con trở lên là liệt sĩ;
- Có một con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ.
Thực tế, rong thời bình hiện nay vẫn có rất nhiều chiến sỹ hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, mới ở độ tuổi 19 - 22, khi đó mẹ của chiến sỹ đó cũng mới chỉ hơn 40 tuổi, việc những mẹ này đi thi đại học là hoàn toàn có thể.
Vẫn biết rằng có rất nhiều quy định được xây dựng đúng nhưng khi áp dụng thực tế thì gặp khó khăn, vướng mắc, cá nhân tôi không cầu toàn yêu cầu mọi quy định đều đúng với thực tế, nhưng những nhà soạn thảo văn bản, tham mưu khi soạn thảo hãy có trách nhiệm hơn để những văn bản khi được ban hành có thể áp dụng được chứ không phải hủy bỏ, sửa ngay lập tức hoặc ban hành theo kiểu có,khi thực hiện không thể tiến hành sơ, tổng kết được.
Trả lờiXóaChúng ta có thể thấy rằng, những cố gắng thay đổi trong mọi mặt. thay đổi một cách toàn diện đang được Đảng, nhà nước ta tiến hành một các quyết liệt và tích cực, nhằm đem lại sự phát triển nhanh chóng hơn nữa cho đất nước. ít nhiều chúng ta đã thấy được hiệu quả một cách tích cực. Nhưng điều mà chúng ta cần làm ở đây nữa, đó chính là chúng ta cần phải có những cái nhìn thực tế hơn nữa. Nó sẽ phát huy sức mạnh tổng hợp một cách mạnh mẽ nhất.
Trả lờiXóasuy cho cùng thì mọi người cũng tự thấy một điều là luật pháp nước ta đang dần hoàn thiện qua từng lần sửa đổi, tuy nhiên thì nó cũng chỉ dừng ở mức độ "đang hoàn thiện" thôi! nhiều điều luật được ban hành nhưng thực tế lại không sâu sát với đời sống người dân, khiến cho việc người dân thực hiện những điều luật ấy gặp rất nhiều khó khăn! chính vì thế mà việc lách luật hay thậm chí là trốn luật vẫn thường xuyên xảy ra!
Trả lờiXóaquan trọng bây giờ chả phải là việc nhìn nhận ra được tác hại cũng như những mối hiểm họa của những vấn đề còn tồn tại trong cuộc sống, đơn giản vì những cái ấy có hại thế nào mọi người cũng biết cả rồi! điều quan trọng bây giờ là các cơ quan ban hành luật cần có những thực tế về những vấn đề còn tồn đọng ấy! cần phát sát sao hơn với thực tế, ban hành luật còn là để người dân có khả năng tuân thủ luật ấy nữa!
Trả lờiXóaĐể đưa ra được một quy định, một điều luật thì phải trải qua nhiều quá trình lâu dài khác nhau. đó là cả một quá trình với nhiều bước khác nhau, chúng ta không phải cứ muốn là làm, muốn là được. cần thực sự đi sâu, đi sát hơn vào thực tế để phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của người dân, đó mới thực sự là điều cần thiết.
Trả lờiXóaviệc ban hành luật cấm uống rượu sau 22h nó cũng gần như việc ban hành luật phương tiên tham gia giao thông phải chính chủ vậy, nó có một cái gì đó không khả quan cho lắm! có thể ban hành luật ấy sẽ có thể nhìn thấy trước những tác dụng, tuy nhiên thì liệu rằng cái luật ấy có được thực hiện hay không thì nó lại ở một phương diện khác! có những cái có thể dùng luật nhưng có những cái không thể giải quyết bằng luật được!
Trả lờiXóacó lẽ luật được ban hành là để điều chỉnh những hành vi của xã hội, khiến cho mọi người hoàn thiện hơn, xã hội dần trở nên tốt đẹp hơn! tuy nhiên thì đấy chỉ là những mặt tích cực của việc ban hành luật thôi, chúng ta không thể không kể tới những điều luật không sát với thực tế, không đúng với tâm tư nguyện vọng của người dân khiến cho việc ban hành luật phản tác dụng mà mọi người mong muốn!
Trả lờiXóavấn đề ban hành luật hiện nay có lẽ là một vấn đề khó khi mà có nhiều điều luật được ban hành nhưng chưa sâu sát với đời sống người dân, chưa phải là những điều cần thiết cho xã hội và thậm chí việc ban hành một số điều luật lại làm cho số lượng người vi phạm gia tăng! mong rằng các cơ quan ban hành luật có thể đi sâu đi sát vào đời sống thực tế, và nhất là hợp với tâm tư nguyện vọng của người dân!
Trả lờiXóaViệt Nam là nước tiêu thụ bia cao thứ 3 tại châu Á (sau Nhật Bản và Trung Quốc). Trong 10 năm qua tốc độ tiêu thụ bia của người Việt Nam đã tăng hơn 200%. Có đến đến 90% đàn ông Việt Nam uống rượu, bia; trong đó 1/4 trong số này sử dụng rượu, bia ở mức độ có hại. Có tới 4,4% người dân Việt Nam phải gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu, bia mang lại. Rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của gần 40 loại bệnh, và là nguyên nhân gián tiếp của nhiều loại bệnh khác
Trả lờiXóaTheo thống kê của Viện Chiến lược chính sách y tế, có tới 4,4% người dân Việt Nam phải gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu, bia mang lại. Điều tra về sức khoẻ vị thành niên và thanh niên (14-15 tuổi) cho thấy 69% nam và 28% nữ từng uống bia, rượu. Những con số trên là một căn cứ quan trọng để Bộ Y tế đưa ra dự thảo cấm bán rượu bia sau 22 giờ. Dự thảo quy định này đón nhận nhiều ý kiến đóng góp, chủ yếu là lo ngại về tính khả thi của quy định.
Trả lờiXóaThực ra, quy định cấm bán rượu bia sau 22h (nếu được thông qua) không phải chỉ có ở Việt Nam. Nhiều quốc gia trên thế giới có quy định cấm bán rượu bia sau 22h. Đến nay, trên thế giới đã có 168 quốc gia có quy định thời gian cấm bán rượu bia và đa số thời gian cấm là từ 20 giờ hoặc 22 giờ đến 6 giờ hoặc 8 giờ ngày hôm sau.
Trả lờiXóaDự thảo quy định này đón nhận nhiều ý kiến đóng góp, chủ yếu là lo ngại về tính khả thi của quy định. Một số cơ sở kinh doanh rượu bia, quán ăn có bia ở Thành phố Hồ Chí Minh không đồng tình với dự thảo trên đã ra đường biểu thị phản ứng. Những người này lôi kéo thêm một số du khách nước ngoài cùng tham gia để phản đối.
Trả lờiXóaViệc hạn chế sử dụng rượu bia là hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ ai cũng biết tác hại mà nó gây ra cho sức khỏe của con người. Mặc dù đúng đắn nhưng việc ban hành các quy định cũng cần phải được xem xét kĩ càng phù hợp với điều kiện thực tế để khi được ban hành nó không bị lạc lõng và không khả thi.
Trả lờiXóaChúng ta cần thực tế hơn trong việc ban hành các quy định và đó chính là cơ sở để pháp luật được thực hiện, các quy đinh đó phải các cơ quan ban ngành ban ra nhưng điều quan trọng nhất là việc phản ứng của người dân trước những quy định đó, vì nếu người dân tất cả đều không đồng tình ủng hộ thì cho dù chúng ta có thực hiện đi chăng nữa thì hiệu quả đem lại của quy định đó cũng chẳng tốt, không được lợi ích gì cả
Trả lờiXóaViệc chúng ta đưa ra các biện pháp, quy định để phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia là hoàn toàn đúng. Nhưng phải làm sao để các quy đinh đó đi vòa thực tế một cách được đúng và phù hợp với nhân dân thì lại là một chuyện khác, với quy định cấm bán rượu bia sau 22h là không hợp lý chút nào vì ở đây ai là người đi kiểm tra công việc đó và hình thức xử lý sẽ như thế nào thì triển khai công tác đó rất khó, cũng như cấm được tự ý người dân thì càng khó hơn
Trả lờiXóaGần đây các cơ quan làm luật của ta đưa ra các điều luật, quy đinh hết sức là thiếu thực tế dẫn đến việc thực hiện điều đó hết sức khó khăn và bằng chứng là các quy định như cấm bán rượu bia sau 22h rồi việc cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học, quy định xử phạt xe không chính chủ ... rõ ràng những quy đinh là là không có tính khả thi và khiến cho nhân dân một phần không phục và có thể một số điều còn gây tiếng cười nhẹ cho nhân dân vì tên gọi của nó
Trả lờiXóaPháp luật đưa ra những quy định không nhằm mục đích gì hơn nhằm đảm bảo một xã hội công bằng văn minh. Tuy nhiên ta không thể không thừa nhận rằng một số quy định dường như thiếu tính thực tế và không có khả thi như: quy định về cấm bán bia rượu. Việc cấm bán bia rượu là việc làm cần thiết không những tốt cho gia đình, sức khoẻ và xã hội mà đó còn là một việc làm thể hiện sự văn minh. Nhưng cũng cần nghiên cứu cho kỹ lưỡng hơn để phù hợp với điều kiện thực tế.
Trả lờiXóa