Đây có thể là vấn đề quan trọng và khó khăn nhất trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước như nguyên Tổng bí thư Lê Duẩn đã từng nói. Chiến tranh trôi qua, nhưng những nỗi đau nó mang lại vẫn còn âm ỉ và trong đó, vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc được đặt lên hàng đầu.
Trong bài viết trước, tôi đã nói nên suy nghĩ của mình về vấn đề này và thấy rằng việc hòa hợp, hòa giải dân tộc là điều cần thiết để phát triển đất nước; tuy nhiên, nó không thể ngày một ngày hai và đặc biệt giữa những tư tưởng khác nhau thì càng khó khăn.
Đọc bài viết “Dưới suối vàng chắc mẹ Âu Cơ buồn lắm!” trên báo Dân Trí cảm thấy tác giả nói đúng nhưng chưa đủ.
Mở đầu bài viết, tác giả nói: “Chúng ta mất hai mươi năm để thống nhất đất nước và đã mất bốn mươi năm để hòa hợp nhưng vết thương vẫn chưa lành hẳn. Trong lòng những đứa con sinh ra từ một bọc nhiều lúc, nhiều nơi vẫn còn ly tán… Biết có điều này, dưới suối vàng chắc mẹ Âu Cơ buồn lắm! 40 năm đã qua kể từ ngày thống nhất, đất nước ta đã có những bước tiến dài trong nhiều lĩnh vực như phát triển kinh tế, nâng cao vị thế quốc tế và đặc biệt là mở rộng quan hệ bang giao với hầu hết các nước trên thế giới, kể cả các quốc gia từng là “cựu thù” như Pháp, Nhật, Mỹ… Song, có một điều vô cùng quan trọng thì chúng ta lại chưa thành công như mong đợi. Đó là tinh thần hòa hợp của những người con cùng sinh ra từ một bọc “đồng bào”. Và năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, đề tài hòa hợp dân tộc lại được khơi lại như một “ẩn ức” chưa được giải tỏa”.
Điều đó tôi đồng tình với tác giả. Nhưng nếu phân tích những lý do giải thích vì sao chuyện hòa hợp, hòa giải dân tộc tới nay vẫn chưa được như ý muốn thì tác giả mới chỉ nói được lý do từ một phía mà đó là vấn đề về chế độ, chính sách đãi ngộ và không đãi ngộ… mà chưa nói đến lý do chủ quan rất quan trọng đó là sự tự chủ động hòa nhập của cá nhân những người phía bên kia mà trong bài viết trước tôi đã lấy một ví dụ rất điển hình về câu chuyện hai ông thông gia là người hai bên chiến tuyến. Tác giả mới chỉ nói những nguyên nhân chưa phù hợp từ những chính sách của Nhà nước mà quên đi sự xuyên tạc, khoét sâu lịch sự, chia rẽ thù hằn dân tộc Việt Nam của những kẻ cực đoan; thậm chí là sự thô lỗ, quá đáng của một số nước trên thế giới.
Còn với ý kiến mà tác giả nêu: “Ông Nguyễn Phú Bình, (ủy viên Đoàn Chủ tịch TW MTTQ VN, Chủ tịch Hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm UB Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài) cho rằng những người đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ, cả Trường Sa và Hoàng Sa đều xứng đáng để Nhà nước và xã hội tôn vinh. Xây dựng tượng đài hòa bình như sáng kiến của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên, tôn vinh những người đã ngã xuống ở Hoàng Sa như mong muốn của ông Nguyễn Phú Bình chính là “phương thức để đạt tới mục tiêu thống nhất đất nước” như lời ĐB Dương Trung Quốc”.
Điều này đã hẳn hợp lý khi thực tế hiện nay trong số những người ở phía bên kia trước đây thì vẫn còn nhiều những kẻ thù hận quá khứ, lợi dụng vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc để xuyên tạc, đả kích chế độ này. Hơn nữa thấy rằng, nếu là người yêu nước thực sự thì không cần phải xét đến quá khứ, lịch sử, khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm thì những người Việt Nam yêu nước sẽ sát lại cùng nhau bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.
Nhìn chung, bài viết này thể hiện quan điểm tốt của tác giả, về cơ bản là hợp lý nhưng lại được đặt dưới một cái nhìn không tổng quát, cái nhìn phiếm diện.
Nguyễn Nga
tác giả nên chú ý lỗi chính tả, để moi người thán phục hơn!
Trả lờiXóanhìn chung thì vấn đề hòa hợp và hòa giải dân tộc luôn được nhiều người quan tâm và cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự ổn định của một quốc gia,chính vì vậy mà chúng ta cần phải có một cái nhìn tổng thể để có thể hiểu rõ hơn và thực hiện đúng.
Trả lờiXóachiến tranh đã lùi xa chúng ta từ lâu,tuy nhiên vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc không phải nói là có thể làm được.chính vì vậy chúng ta nên có cái nhìn tổng thể về hòa hợp và hòa giải dân tộc để có thể xây dựng và phát triển đất nước bền vững.
Trả lờiXóahòa giải hay hòa hợp dân tộc chính là vấn đề rất quan trọng để có thể xây dựng và phát triển đất nước,chính vì thế mà nó sẽ không phải là ngày một ngày hai là có thể giải quyết được mà cần phải lâu dài và có sự thống nhất giữa các tư tưởng.
Trả lờiXóaHòa hợp và hòa giải dân tọc là vấn đề rất khó khăn nhưng chúng ta hãy luôn nhớ lời bác dậy " không có chuyện gì khó" và chỉ cần cả nước đông lòng là chúng ta sẽ làm được ngày nay nước ta đang phát triển đất nước đổi mới đất nước rất cần phải phát huy sức mạnh của cả dân tộc nên cả nước ta cần chung tay đoàn kết lại xây dựng đất nước tôi nghĩ chỉ cần cả nước ta chung sức đồng lòng thì hòa hợp và hòa giải dân tộc sẽ làm được.
Trả lờiXóaCả đất nước được hòa hợp, được sống trong một môi trường yên bình hạnh phúc luôn là mong muốn của tất cả người dân Việt Nam. Nhưng hiện nay khi tình hình kinh tế đất nước còn chưa phát triển, trình độ nhận thức chưa đồng đều thì chắc phải thêm một thời gian dài nữa mới có tương lai tươi sáng đó.
Trả lờiXóaĐất nước Việt Nam ta hiện nay đang trong thời kỳ phát triển, ước mong cả đất nước được đoàn kết để phát triển vững mạnh luôn được mọi người mong đợi. Nhưng vẫn có một số kẻ xấu như các phần tử chống đối phản động, hay các thế lực thù địch cũ vẫn luôn muốn phá hoại khối đại đoàn kết này.
Trả lờiXóaHòa hợp hòa giải giữa các dân tộc trong nước luôn là điều được mọi người mong đợi. Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Lịch sử đã chứng minh điều này, khi cả đất nước ta đoàn kết thì ta không ngại bất kỳ 1 kẻ địch nào dù chúng mạnh đến đâu.
Trả lờiXóaHòa hợp dân tộc, hòa giải giữa các quốc gia, dân tộc luôn là một vấn đề mang tính chiến lược quan trọng, là chính sách hàng đầu trong việc thực hiện đường lối đối ngoại của một quốc gia nào đó. ĐÓ là một điều hết sức hiển nhiên, nên nó luôn được các quốc gia quan tâm,
Trả lờiXóaĐây có thể là vấn đề quan trọng và khó khăn nhất trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước như nguyên Tổng bí thư Lê Duẩn đã từng nói. Mục đích hướng tới cuối cùng của con người cung chỉ là hòa bình, chung sống một cách bình đẳng, vậy nên đó là một vấn đề luôn được các quốc gia quan tâm.
Trả lờiXóaChiến tranh trôi qua, nhưng những nỗi đau nó mang lại vẫn còn âm ỉ và trong đó, vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc được đặt lên hàng đầu. Đây chính là nền tảng cho việc xây dựng một nền văn hóa , hòa bình lâu dài. Đó là một điều hết sức tốt đẹp, là điều mà chúng ta cần hướng đến và cùng bắt tay nhau xây dựng một cách lâu dài.
Trả lờiXóaChúng ta cần hòa hợp với nhau.những người con trong cùng một đồng bào cần sự quan tâm,giúp đỡ,hơn nữa đó là đoàn kết để dựng xây đất nước,nhưng điều đó hiện nay vẫn chưa thể hoàn thiện,nên chúng ta cần phải cố gắng hơn trong việc này.
Trả lờiXóaChiến tranh qua đi,để lại cho chúng ta bao nhiêu nỗi đau,những vết thương đó đến bây giờ vẫn chưa lành,chúng ta,những người được gọi là "Đồng bào" cần hơn hết nâng cao tinh thần đoàn kết,hòa hợp để dựng xây và bảo vệ đất nước.
Trả lờiXóaChúng ta cần hòa hợp,điều đó luôn luôn đúng,nhưng đừng để cho sự hòa hợp đấy làm cho những thế lực,con người thù địch lợi dụng để gây ảnh hưởng đất nước.Chỉ cần cả nước ta chung sức đồng lòng thì hòa hợp và hòa giải dân tộc sẽ làm được.Sẽ ngày càng phát triển.
Trả lờiXóa