Ba Sáu
Chém lợn – lễ hội truyền thống Lễ hội này bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai. Lễ hội tổ chức vào ngày 6 tháng giêng âm lịch hằng năm thu hút hàng nghìn người dân xung quanh đến tham dự và chứng kiến cảnh chém lợn hiến tế, sau đó lấy tiền quết máu heo với hy vọng mang đến nhiều may mắn trong năm mới. Ông Trần Văn Đức (Trưởng thôn Ném Thượng, Khắc Niệm Bắc Ninh) cho hay: “Từ năm 1999 đến nay mọi công việc trong lễ hội an toàn, tiết kiệm, nhân dân phấn khởi. Chưa có trường hợp nào xảy ra tai nạn hoặc mất an toàn. Từ đời cụ kỵ xa xưa đã có theo sự tích này, không ai bịa ra nên dân người ta cứ làm theo truyền thống”.
[caption id="attachment_6597" align="aligncenter" width="300"]
lễ hội "chém lợn" của dân làng Ném Thượng[/caption]
Lễ hội diễn ra trong hai ngày, sáng mùng 5, gia đình “ông Đám, bà Đám” sẽ mời dân làng đến nhà ăn cỗ. Ông Đám, Bà Đám là gia đình chịu trách nhiệm nuôi lợn tế (ông ỉn). Người dân đến ăn thì mừng tiền như mừng đám cưới. “ông ỉn” trước khi đi được tắm rửa sạch sẽ và không được ăn cơm cháo nữa mà chỉ ăn bánh kẹo của người dân cho đến khi hành lễ. Tầm 15h bắt đầu làm lễ ở nhà, 16 thì bắt đầu rước “ông ỉn” đi. Trong hội có tổ chức nấu xôi thi, gà luộc sẵn. Đội tế nam thì đợi sẵn trong đình, xôi gà được bê vào làm lễ. 4 giờ tổ ba bàn 12 con giáp thuộc khung tuổi quy định từ 38-50 tuổi (tính cả tuổi mụ) sẽ tham gia rước “ông ỉn” từ nhà “ông Đám, bà Đám” về. Sáng mùng 6 “ông ỉn” được rước vòng quanh làng trong một xe cũi có người đẩy. Đi qua nhà dân thì mỗi người mừng “ông” mấy đồng lấy may. “Ông đám, bà đám” đội lễ đi theo. Đúng 12h mới bắt đầu khai đao. Mỗi mùa lễ hội có 2 “ông ỉn” được đem ra tế lễ.
Như đã biết tổ chức Động vật Châu Á ngày 27/1/2015 đã phát động chiến dịch gây ảnh hưởng tới cộng đồng cùng ký tên kêu gọi các cơ quan chức năng ban hành luật chấm dứt Lễ hội chém lợn tại làng Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, hầu hết dân làng lại không đồng tình với lệnh cấm này.
Điều đáng bàn ở đây là: lễ hội của dân làng Ném Thượng có thực sự gây nên những hậu quả nguy hại, và đáng bàn cãi về việc nên hay không nên tiếp tục tổ chức nữa như những gì dư luận trong nước đã đang bàn luận sau những khuyến nghị từ tổ chức Động vật Châu Á hay không?
Theo tác giả câu trả lời chỉ có thể do chính dân làng Ném Thượng đưa ra, bởi nên hay không, có nguy hại hay không chỉ có chính bản thân những dân cư làng truyền thống này mới có thể biết đích xác. Trước hết không thể nói lễ hội là dã man bởi người dân làng Ném Thượng không thực hiện lễ hội “chém lợn” nhằm quảng bá hình ảnh rộng rãi rãi toàn đất nước, toàn thế giới với mục đích câu khách du lịch, tranh thủ làm ăn, hoặc do bị ý chí mê tín dị đoan nào đó chi phối, khống chế v.v. Mà thực chất mục đích chính và phổ thông nhất của lễ hội này là để người dân Ném Thượng tưởng nhớ công ơn cha ông họ, coi như đó là một hình thức để giữ gìn lễ tiết, khí phách anh hùng của dòng tộc, và cao hơn nữa là “cha truyền con nối” niềm tự hào cao độ về giá trị tốt đẹp của quê hương, của đất nước. Vì thế, có thể khẳng định mục đích thực sự của lễ hội “chém lợn” này không thực sự "đáng lo ngại", phải bị lên án như những gì “tổ chức Động vật Châu Á” lên tiếng, mà ngược lại phải được phát huy, bảo vệ để tránh bị mai một?
Tuy nhiên, Suy xét đến tận cùng thì quy tắc, luật lệ là do chính con người đưa ra, do đó để tưởng nhớ công ơn cha ông, và thể hiện niềm tự hào cao độ của dân làng Ném Thượng, tác giả cũng thiết nghĩ dân làng truyền thống này có nên thay đổi hình thức thực thi lễ hội để phong tục tập quán của mình không còn bị xem xét là những hủ tục, mà sẽ trở thành những hình ảnh mang tính đại diện cao về giá trị nhân văn, tốt đẹp của dân tộc trong thời đại ngày nay, góp phần quảng bá rộng rãi thể hiện đúng bản chất của xã hội và con người Việt Nam ra toàn thế giới.
Thực sự thì mình chưa chứng kiến lễ hội chém lợn nó như thế nào nhưng nếu đó là một lễ hội truyền thống thì cũng nên giữ gìn chứ sao có thể nói bỏ là bỏ ngay được. Bình thường người ta vẫn giết thịt hàng triệu con lợn mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu ăn uống của mọi người đấy thôi, sao không kêu ngừng ăn thịt lợn đi
Trả lờiXóaĐây là một lễ hội truyền thống, nó có từ lâu rồi chứ không phải bây giờ mới phát sinh ra, nó là để tưởng nhớ cho công lao của cha ông mà, nên dù nó có hơi dã man thì cũng không thể nói bỏ là bỏ luôn được. Mà hơn nữa nếu nói là dã man với động vật thì sao không cấm luôn việc ăn thịt lợn đi
Trả lờiXóaNên hay không thì đó là do người dân làng quyết định chứ sao có thể nói bỏ là bỏ được. Cái này cũng hơi dã man thật, vì có cảnh máu me nhưng bình thường người ta mổ lợn thì cũng thế mà thôi. Cấm làm sao được người ta không ăn thịt lợn chứ. Thế cho nên nói là không bảo vệ động vật thì cũng không đúng
Trả lờiXóaviệc này không phải nói là có thể giải quyết được,lễ hội chém lợn này đã có từ lâu đời rồi và nó cũng đã được người dân của làng thực hiện từ trước đến nay.nó chẳng ảnh hưởng hay gây nguy hại gì đến ai cả,chính vì thế việc nên hay không nên chém lợn thì chỉ có dân làng họ mới có thể quyết định được,
Trả lờiXóaviệc nên hay không nên chém lợn cũng là vấn đề mang tính lâu dài.làm sao cho kết hợp được văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại một cách giao thoa và hợp lí.chính vì vậy chúng ta cần bảo tồn và phát huy những truyền thống văn hóa lâu đời sao cho phù hợp nhất.
Trả lờiXóatập tục chém lợn đã có từ lâu đời và được người dân làng ném thượng giữ gìn và phát huy,nhưng tại sao bây giờ tập tục này mới được biết tới rộng rãi và phải nhận sự chỉ trích của tổ chức động vật quốc tế như vậy.cái đó chúng ta sẽ bàn sau nhưng việc nên hay không nên tổ chức chém lợn thì chỉ có người dân làng ném thượng mới có câu trả lời đúng nhất,
Trả lờiXóahội chém lợn ở làng ném thượng vẫn đang diễn ra và nó cũng đang vấp phải sự chỉ trích của các tổ chức động vật trên thế giới.chính vì vậy chúng ta cần phải có cái nhìn tổng thể về văn hóa chém lợn,phải nhìn từ nhiều phía để có thể hiểu rõ vấn đề.
Trả lờiXóaTrong khi các nhà văn hóa dân gian cho rằng lễ hội chém lợn với mục đích cao đẹp đã vượt qua hình thức tưởng chừng dã man thì các chuyên gia giáo dục đề nghị nên bỏ vì trẻ em sau khi xem có thể bắt chước và tạo ra nhiều phương thức chém giết tàn bạo. dù sao thì đây cũng là một nét văn hóa đã tồn tại khá lâu đời!
Trả lờiXóaPGS Trần Lâm Biền, Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, bức xúc: "Những người không hiểu về văn hoá lại cho mình quyền phán xét một lễ hội truyền thống là dã man. Nếu chỉ nhìn hình thức mà vội kết luận vấn đề sẽ dễ làm thui chột văn hoá, mất bản sắc địa phương". thế này thì cũng đúng là khó thật, nét văn hóa cũng đã tồn tại từ khá lâu rồi!
Trả lờiXóaNhìn nhận về lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh, Phó chủ tịch Hiệp hội du lịch Vũ Thế Bình cho rằng lễ hội đã có truyền thống mấy trăm năm, là đời sống văn hóa tâm linh của người địa phương và một năm mới tổ chức một lần. có lẽ cũng vì thế mà người dân cũng như những người có thành kiến về lễ hội chém lợn nên có cái nhìn tích cực hơn về tục lệ này!
Trả lờiXóaLễ Hội chém lợn ở Bắc Ninh đã có từ rất lâu rồi từ xa xưa đó là truyền thống của dân tộc ta nên chúng ta không thể bỏ đi một nét văn hóa đẹp như thế được nhưng bên cạnh đó chúng ta phải phát huy những nét đẹp và cải thiện thay đổi lễ hội này sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội để xây dựng nền văn hóa nước ta tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Trả lờiXóanhững người ngoài nhìn vào thì thấy đó là hành động chém lợn dã man , nhưng họ đâu có hiểu được theo cách nghĩ của những người làng Ném Thượng thì "ông lợn bị chém" đó được họ tôn trọng , cung kính hiến tế lên cho tổ tiên của làng , thể hiện sự tri ơn về các bậc tiền nhân , những người ngoài liệu có hiểu được tín ngưỡng của dân làng đâu mà phán xét
Trả lờiXóađúng vậy , đối với những người dân làng Ném thượng thì con lợn bị chém có ý nghĩa rất thiêng liêng , phải chọn ra nhà nuôi "ông ỉn ,bà ỉn" , phải chăm sóc , nuôi sao cho đẹp nhất và đến khi hành lễ chém lợn cũng được cử hành rất trang trọng , con lợn đó là tấm lòng của dân làng dâng lên các bậc tiền nhân , nên khó có thể coi là ngược đãi động vật
Trả lờiXóađã là tín ngưỡng riêng của người dân làng đó thì những người ngoài tất nhiên là không hiểu được , do đó cũng đừng nên phán xét , những gì họ thấy là truyền bá bạo lực phản lại đạo đức , nhưng những gì người dân làng đó muốn thể hiện lại là tấm lòng dâng lên tổ tiên và nhắc lại truyền thống xưa kia của tổ tiên mà thôi
Trả lờiXóaQuả là mỗi vùng đều có một phong tục, tập quán riêng, những phong tục này đã cùng với sự phát triển của con người nơi đó qua rất nhiều năm, việc "nói bỏ là bỏ" có lẽ là không thể được, vì nó cũng là truyền thống của họ. Nếu những ai thấy điều đó là khó chấp nhận thì không cần phải quan tâm đến nữa, vì người dân ở đây họ thực hiện cũng chỉ là duy trì phong tục của mình, chứ không có mục đích mưu lợi gì cả.
Trả lờiXóaQuả đúng như tác giả nói, dù gì thì lễ hội chém lợn cũng là phong tục của người ta, họ thục hiện nó là để duy trì truyền thống bao đời nay và nó không ảnh hưởng gì đến người khác, chính vì thế chúng ta không thể muốn người ta dừng là họ phải dừng cả. Mỗi nơi có một phong tục riêng, có lẽ cần cảm thông cho nhau.
Trả lờiXóaTruyền thống thì vẫn nên duy trì, nhưng có lẽ cần yêu cầu tránh cho trẻ em theo dõi cảnh này, vì đúng là nó ảnh hưởng nhiều đến trẻ em và phần nhiều là ảnh hưởng xấu. Lễ hội vẫn là một nét đẹp nhưng cũng cần suy nghĩ cho thế hệ tương lai, cần có biện pháp sao cho vẹn đôi đường.
Trả lờiXóatôi nghĩ cần phải có sự tiến bộ ở đây, phong tục tập quán thì vẫn giữ nhưng chúng ta phải tìm cách giảm bớt cái gọi là "dã man" ở đây, chúng ta hoàn toàn có thể mổ lợn theo cách thông thường, điều đó sẽ không ảnh hưởng lắm tới lễ hội, và vẫn đảm bảo phong tục ở đây.
Trả lờiXóaBạn nên đọc tiêu đề của bài viết đi đã, suy nghĩ đi đã, chắc hẳn là phải có vấn đề gì đó thì người ta mới phải cân nhắc đến chuyện là nên giữ hay bỏ đi chứ, người ta vẫn bảo là nên giữ những giá trị văn hoá tốt đẹp, bỏ đi hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan mà.
Trả lờiXóaNên hay không nên thì nên hỏi ý kiến của những người trực tiếp tổ chức lễ hội đó, rồi những người trực tiếp chém lợn xem họ nghĩ gì về hành động ấy của mình. Những lễ hội văn hoá từ ngày xưa tốt đẹp thì nên lưu giữ nhưng theo ý kiến riêng của mình thì nên bỏ cái lễ hội này đi, sát sinh mà nhìn rã man quá.
Trả lờiXóaLễ hội chém lợn đã có truyền thống nhiều năm và được mọi người đồng tình tham gia. Lễ hội này bao nhiêu năm nay vẫn được diễn ra vui vẻ, và có thể xem như là sự độc đáo của văn hóa. Vì thế tôi đồng ý để lễ hội này được bảo tồn.
Trả lờiXóaLễ hội này được tổ chức là theo đúng quan niệm văn hóa của người dân, cũng bình thường chứ có gì đâu mà có một số người cứ làm toáng lên. Có gì đâu mà phải kêu là nhẫn tâm, hay tàn bạo, suốt ngày ăn thịt lợn thì không kêu.
Trả lờiXóaGần đây chuyện nên duy trì lễ hội chém lợn hay không nhận được những phản hồi trái chiều từ dư luận trong nước. Một số tổ chức bảo vệ động vật thế giới cũng lên tiếng nên ngưng lễ hội này vì một số lý do nào đó nhưng theo tôi như thế là không hợp lý.
Trả lờiXóaThực tế mà nói, lễ hội chém lợn đã đi vào tiềm thức, đi vào những nét văn hóa lâu đời của người dân nơi đây, là một nét đẹp văn hóa, cũng là một nét đẹp về tinh thần, khó mà dẹp bỏ nó được. Có hay chăng, là thay đổi để phù hợp, để mang tính nhân văn cao hơn mà thôi.
Trả lờiXóaSuy xét đến tận cùng thì quy tắc, luật lệ là do chính con người đưa ra, do đó để tưởng nhớ công ơn cha ông, và thể hiện niềm tự hào cao độ của dân làng Ném Thượng, Đây là đã thành một thông lệ hết sức tốt đẹp, ăn sâu vào tiềm thức của họ, khó có thể mà bỏ được.
Trả lờiXóaChém lợn – lễ hội truyền thống Lễ hội này bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng khi đánh trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Đây không chỉ đơn thuần là một lễ hội của dân làng nơi đây, mà nó còn là những nét đẹp về tinh thần, truyền thống của dân tộc.
Trả lờiXóaTheo quan điểm của tôi thì không nhất thiết phải làm như thế,nếu nói là muốn tưởng niệm vị tướng ấy,thì quan trọng vẫn là ở con người mình,đâu cứ phải chém lợn như thế mới là tưởng niệm đâu?
Trả lờiXóaTôi không biết là chém lợn như thế là tưởng niệm như thế nào,và những người đó có bao nhiêu thành tâm đối với vị tướng đó,nhưng hy vọng khi làm như thế sẽ gây ra những ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với những người xung quanh,nhất là những đứa trẻ mầm non của đất nước?
Trả lờiXóaTưởng nhớ,biết ơn đến những người có công lao đối với đất nước là điều hết sức tốt đẹp,nhưng tôi nghĩ là mọi người nên suy nghĩ lại xem,có cách nào tưởng nhớ khác không mà không làm mất đi truyền thống đó không?
Trả lờiXóatác giả cũng đã phân tích mục đích họ tổ chức lễ hội thì không sai nhưng cách thức thì đã sai rồi. Bạn nói câu sao không ngừng ăn thịt lợn đi, thật sự tôi nghĩ rằng người ta có thể ăn những chưa chắc có thể chịu được đầu rơi máu cháy. Hơn nữa nhìn vào cái lễ hội này, người ta đang hành hạ con lợn. Bạn không cảm thấy rùng rợn sao, không cảm thấy có chút gì bận lòng à. Khi mà phần con nó lớn hơn phần người ấy, người ta sẽ thấy bạo lực mang đến cảm giác rất thoải mái, rất bình thường.
Trả lờiXóa