Câu chuyện Ukraina vẫn đang ngày càng trở nên phức tạp và chiều hướng khó đoán. Quân đội Ukraina và phe ly khai vẫn giành nhau từng mảnh đất ở vùng tranh chấp. Các cường quốc cũng can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến ở đây. Hiện tại, cuộc khủng hoảng Ukraina đang tạm thời được tạm hoãn vì thỏa thuận Minsk 2 và người ta đang hy vọng thỏa thuận này có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng kéo dài gần một năm qua ở quốc gia Đông Âu.
Nói tới cuộc khủng hoảng Ukraina thì người ta nói nhiều tới cuộc đua giữa Nga và Mỹ, đồng minh. Đây là hai phe có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc khủng hoảng này. Đối với Mỹ, đồng minh là việc vươn tầm ảnh hưởng tiến sát tới biên giới Nga; ngược lại, nước Nga đang đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình trước những đe dọa đó.
Nói tới cuộc chiến này người ta còn nói tới một tổng thống Putin cứng rắn, quyết đoán nhưng khôn khéo trước sức ép rất lớn từ đối phương với việc sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga như một điều tất yếu của lịch sử; đồng thời là việc vẫn duy trì được nền kinh tế và sự phát triển tốt trước những sự cấm vận của Mỹ, đồng minh với hơn 80% người dân Nga ủng hộ ông.
Nói tới cuộc chiến này người ta cũng nói tới một Nato đang rạn nứt và một thế giới đa cực đang hiện hữu. Thế giớ đa cực như tổng thống Putin đã phát biểu: “Thế giới đơn cực đã chính thức chấm dứt từ thời điểm này, và Mỹ không còn có thể chi phối được các quốc gia khác, kể cả đồng minh của họ. Sự đa cực thực sự đang được hình thành." Ngay trong lòng Mỹ và các nước đồng minh đã xảy ra những rạn nứt. Khi mà những nước như Mỹ, Anh thì theo đuổi trường phái cứng rắn đối với Nga về vấn đề khủng hoảng Ukraina thì Pháp, Đức (những nước đồng minh thân cận của Mỹ lại đang tích cực trong việc hòa giải cuộc khủng hoảng này. Thực tế thấy rằng, Đức rất cần cùng Nga giải quyết vấn đề vì nền kinh tế hai bên gắn bó chặt chẽ với nhau; giao dịch thương mại với Nga tạo ra khoảng 300.000 việc làm cho người Đức. Nếu Đức cũng cứng rắn như Mỹ và Anh thì có nguy cơ làm tổn thương tăng trưởng kinh tế của chính mình. Nền kinh tế của Đức dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và thị trường tiêu thụ khổng lồ của Nga. Năm 2014, thương mại hai nước vượt qua mức 100 tỷ USD; Đức phải nhập khẩu một phần ba lượng dầu và khí đốt cần dùng từ Nga. Ngược lại, 14% sản phẩm mà người Nga nhập khẩu được sản xuất tại Đức.
Đối với Pháp, Tổng thống Pháp cũng là một trong những thành viên tích cực cùng Đức tìm cách hòa giải cuộc khủng hoảng Ukraina và là một trong 4 thành viên sáng lập Minsk. Tuy là đồng minh thân cận của Mỹ nhưng Pháp cũng là đối tác kinh tế, quân sự lớn của Nga về các khoản đầu tư, mua sắm vũ khí… Trong bài phát biểu của mình sau cuộc họp, ông Hollande cho rằng: "Pháp muốn cuộc khủng hoảng này kết thúc vì nó đang gây ra đau khổ cho người dân Ukraine và cản trở các nước xúc tiến quan hệ với Nga do các lệnh trừng phạt". Khi tổng thống Anh tuyên bố họ nắm đầy đủ bằng chứng về việc vũ khí Nga đã tham chiến ở miền Đông, thì Pháp thẳng thừng phản đối. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã cho rằng Paris không có bằng chứng nào trong tay để chứng minh Moscow đã viện trợ vũ khí cho ly khai Donbass.
Hai quốc gia Đức, Pháp có những hành động như vậy vì lợi ích cốt lõi. Trong vấn đề này, Ukraine là lợi ích cốt lõi của Nga. Và khi cách mạng màu xảy ra ở Kiev, Moscow buộc phải đấu đến cùng để bảo vệ quyền lợi địa chính trị, kinh tế, vị thế của mình. Trong khi đó, Đức, Pháp không có lợi ích cốt lõi nào ở Ukraine. Trong cuộc chiến tại Iraq, Afghanistan, Libya...
Lợi ích cốt lõi của Pháp, Đức bị xâm phạm, trong khi lợi ích của Mỹ tại đây không hề bị động chạm, đó là lý giải cho việc hai cường quốc, hai đồng minh thân cận không còn muốn theo chân Mỹ trong cuộc chính biến lần này.
Nói tóm lại, cuộc khủng hoảng Ukraina có bóng dáng rất lớn của Mỹ, Nga; tuy nhiên đối với Mỹ, họ đã mất nhiều hơn được. Chủ đích của Mỹ là không chỉ gây ảnh hưởng và vươn tầm của mình tới sát biên giới Nga, mà các lệnh cấm vận của Mỹ còn là con dao 02 lưới nhắm vào Châu Âu vì Châu Âu cũng có mối quan hệ kinh tế đặc biệt quan trọng với Nga. Thực tế là ngay sau các lệnh trừng phạt để kiềm chế Nga của Mỹ thì đồng tiền chung Châu Âu đã giảng so với đồng Đô la… Đó là minh chứng rõ nét nhất tại sao những nước như Pháp, Đức họ có những cách riêng của mình trong cuộc khủng hoảng Ukraina. Điều đó báo hiệu những mối đe dọa sắp tới đối với Mỹ giống như thế giới đơn cực đã chính thức khép lại cho một thế giới đa cực mở ra.
Quang Thuận
Tôi thấy nước Mỹ không nên can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác nữa mà hãy nên tôn trọng quyền tự quyết của các quốc gia nước Mỹ can thiệp vào cồn việc nội bộ của các quốc gia khác sẽ khiến các quốc gia khác sẽ không tôn trọng nước Mỹ và nước Mỹ sẽ thiệt hại hơn rất nhiều khi nhúng tay vào công việc nội bộ các quốc gia.
Trả lờiXóaNói chung là bất cứ cuộc khủng hoảng nào rồi cũng có bóng dáng của nước Mỹ,chính vì vậy chúng ta dễ dàng nhận thấy được sức ảnh hưởng của nước mỹ đối với cuộc khủng hoảng ở UCraina.nhưng với những gì đang diễn ra thì nước mỹ mất nhiều hơn là được
Trả lờiXóaTất cả các cuộc khủng hoảng hay tranh chấp đều có dấu chân của nước mỹ,họ tự cho mình cái quyền can thiệp vào nước khác cũng như quyền tự quyết.thật là vô lí,Một cường quốc như mỹ có lẽ sẽ chẳng hề quan tâm đến lợi ích của người dân mà thay vào đó là việc họ luôn thích là bá chủ thiên hạ
Trả lờiXóanói ra thì nhiều người không biết chuyện lại thấy lạ, nhắc tới tình hình khủng hoảng ở nhiều nước hay là những suy thoái ở các nước lại ảnh hưởng rất lớn tới Mỹ, đơn giản là do Mỹ rất thích tham gia vào chuyện nội bộ của các nước rồi chả biết các ông có được gì nhiều không nhưng thiệt hại thì cũng thấy đáng kể rồi!
Trả lờiXóađộc có vụ ở Ukraina có lẽ đã tiêu tốn của Mỹ không biết bao nhiêu tiền của rồi, còn chưa kể tới thiệt hại về người, cả lĩnh cả dân thường nữa! cũng chả phải là độc có vụ Ukraina gây ảnh hưởng tới Mỹ đâu, cũng còn nhiều nước khác nữa cũng vậy, nhưng cái chứng chết không chừa, cứ tham gia vào chuyện nội bộ người ta rồi sẽ lại có kết cục như nhau thôi!
Trả lờiXóaUkraina đang đứng trước những cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trước đến nay và nó cũng chưa có một hướng giải quyết nào cụ thể,người dân đang phải sống trong những ngày tháng khó khăn cũng như lo sợ,Nga và Mỹ đang chạy đua trên tất cả các mặt để thể hiện sức mạnh và sự hiện diện của mình trên Ukraina.
Trả lờiXóacuộc khủng hoảng ở Ukraina đang diễn ra hết sức phức tạp,nó kéo dài và vẫn chưa có hồi kết,chính vì vậy mà người dân ở đây vẫn đang phải sống cuộc sống khó khăn và đối mặt với nhiều hiểm nguy,mong rằng cuộc khủng hoảng ở đây sẽ sớm có hồi kết để nhân dân được sống trong hòa bình và ổn định.
Trả lờiXóaChúng ta thấy nước như Mỹ, Anh thì theo đuổi trường phái cứng rắn đối với Nga về vấn đề khủng hoảng Ukraina. Nhưng cái mà họ được là những gì, kinh tế của họ vì thế mà cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, trong khi đó vấn đề khủng hoảng tại Ukraine đối với họ vẫn bế tắc trong khi họ phải gửi biết bao nhiêu vũ khí, cố vấn quân sự vào đấy
Trả lờiXóađúng là tình hình chính trị không đơn giản một chút nào cả, luôn phức tạp, đằng sau nó là cả một toan tính, khó lường, chỉ một cuộc chiến tranh như những cuộc chiến tranh khác, nhưng đằng sau nó là những mưu toan, sự tính toán rất thận trọng của các bên liên quan.
Trả lờiXóacó thể nói, tình hình Ucraina càng ngày càng căng thẳng, nó không chỉ là một cuộc chiến tranh bình thường, nó gần như một cuộc chiến tranh lạnh, sự chiến đấu thầm lặng của các nước, không chỉ riêng Nga và Ucraina, nó có tầm ảnh hưởng đến Mỹ, châu Âu, và lớn hơn là toàn thế giới.
Trả lờiXóaMỹ luôn là nước rất khôn ngoan, tầm ảnh hưởng của Mỹ có thể nói là rất lớn, hầu như cuộc chiến tranh nào thì Mỹ cũng có ảnh hưởng không hề nhỏ, không chỉ là vấn đề chính trị mà nó còn liên quan đến tất cả lĩnh vực khác, đầu tiên là kinh tế sau đó là các lĩnh vực khác như ngoại giao, quốc phòng, an ninh,....
Trả lờiXóaMình thấy dù ở đâu thì Mỹ cũng sẽ luôn nhận lấy thất bại thôi, chẳng bao giờ là được cả, kẻ gieo gió thì sẽ gặp bão, đó là điều tất yếu. Chuyện nhà mình còn lo chưa xong mà lại cứ thích đi xía vào chuyện của người khác thì phải tự gánh chịu hậu quả thôi.
Trả lờiXóaHi vọng rằng các bên sớm có một giải pháp ổn thảo để đem lại hòa bình cho người dân tại đây. Suy đi, xét lại thì chỉ có dân thường là phải chịu hậu quả trực tiếp và đầu tiên.
Trả lờiXóaNước Mỹ cứ luôn nghĩ rằng mình sẽ được nhiều hơn mất, sẽ gây được ảnh hưởng rộng khắp nhưng thực tế lại ngược lại. Người tính không bằng trời tính.
Trả lờiXóaCuộc khủng hoảng của Ukraina đang là một vấn đề được các nước phương tây khuấy đảo và tận dụng hiện nay,đơn giản là để khẳng định được sức mạnh và vị thế của mình,Đặc biệt là như Mỹ và Nga,nhưng song hành với nó là những thiệt hại không đáng có.
Trả lờiXóaCuộc khủng hoảng này là cuộc khủng hoảng do các bàn tay của các nước Mạnh như Mỹ,pháp,.... nhằm gây khó khăn cho nga,nhưng vô tình họ cũng đang làm khó họ vì theo kèm những điều đó là mất nhiều hơn được.
Trả lờiXóaViệc toan tính của Mỹ và các nước phương tây trong việc Ucraina là rất rõ ràng,và tôi nghĩ,Mỹ sẽ nhận lại được những gì mà họ đã làm thôi,để khẳng định được vai trò của mình mà làm những việc như thế thì điều đó có phù hợp không?
Trả lờiXóaMỹ hay các nước phương Tây luôn muốn can dự vào nội tình của các nước và một khi họ đã theo thì có lẽ họ sẽ theo tới cùng với tất cả những gì có thể làm! tuy nhiên thì không phải cứ đầu tư, cứ can dự là sẽ đem lại lợi ích thiết thực mà thậm chí còn đem lại những điều bất lợi cho chính Mỹ và các nước đồng minh nữa!
Trả lờiXóađã có rất nhiều những thỏa thuận ngừng bắn giữa rất nhiều bên trong mặt trận Ukraine này! còn nói về cái được và mất của Mỹ trên mặt trận này thì rõ ràng mọi người sẽ thấy rằng Mỹ sẽ chả được bao nhiêu ở nơi này! khi mà Mỹ đang đầu tư quá lớn, có cả vũ khí, người và tiền bạc nhưng rồi hãy xem Mỹ thu về được cái gì!
Trả lờiXóaMỹ vẫn đưa dự luật viện trợ vũ khí Ukraine trị giá tới 1 tỷ USD lên Quốc hội, bất chấp đồng minh miệt mài thực hiện thỏa thuận Minsk? và như thế cho chúng ta biết Mỹ vẫn đang cố gắng theo tới cùng vụ Ukraine này, tuy nhiên những gì mà họ có được sau khi trận chiến kết thúc có lẽ sẽ là vô cùng nhỏ bé so với những gì họ bỏ ra!
Trả lờiXóaTrong cuộc khủng hoảng ở Ukraina diễn ra trong hơn một năm qua thì chúng ta nên đưa ra và so sánh giữa hai việc là được và mất của người Mỹ trong cuộc khủng hoảng ở quốc gia Đông Âu này. Đây sẽ là thiệt hại lớn cho người Mỹ bởi trong cuộc khủng hoảng này, Mỹ đã mất đi ưu thế đối trong lãnh đạo các nước đồng minh, cũng như sự rạn nứt của Nato.
Trả lờiXóaĐổi lại với những mục đích chính trị của Mỹ đối với Nga đó là sự dạn nứt về quan hệ của Mỹ và đồng minh của họ. Cũng như những thứ mà Mỹ đổ vào trong cuộc khủng hoảng Ukraina này là quá lớn đối với những dự tính của Mỹ khi nó mới diễn ra được hơn một năm. Đây chính là hậu quả của những cuộc chiến phi nghĩa.
Trả lờiXóaTrong cuộc khủng hoảng Ukraina nước Mỹ đã có một vai trò quan trọng trong việc làm nên điều này. Tất cả đều xuất phát từ những mâu thuẫn của Nga và Mỹ dẫn đến sự suy sụp của một đất nước. Có thể Mỹ đang dần tìm cách hạ gục những đồng minh thân cận của Nga.
Trả lờiXóaNước Mỹ đã chi viện cho Ukraina để chống lại phe ly khai thân Nga. Những nhà lãnh đạo Ukraina đã thực sự sai lầm khi thân thiết với Mỹ và phương tây. Họ chỉ xem Ukraina như một công cụ để chống lại Nga mà thôi.
Trả lờiXóaĐất nước Ukraina rơi vào tình trạng khủng hoảng như hiện nay bởi vì họ đã có những quyết định sai lầm và rơi vào âm mưu của Mỹ và phương Tây, họ đã bị các thế lực phản động kích động chống lại Nga nước đồng minh thân cận của họ.
Trả lờiXóa